TÓM TẮT
Cổ đông thiểu số hay còn gọi là cổ đông nhỏ, cổ đông vốn ít, là những cổ đông
sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần và không có khả năng chi phối,
kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số đang trở thành vấn đề
mang tính cấp thiết hiện nay. Luận văn quyền của cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ
phần theo pháp luật Việt Nam mà tác giả sẽ trình bày được nghiên cứu dưới góc độ
pháp luật, trong phạm vi các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, các văn bản pháp
luật liên quan và một số bất cập trong thực tiễn về vấn đề này.
Tác giả đã xây dựng cấu trúc của Khoá luận thành hai (02) chương.
Chương 1. Lý luận chung về quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần.
Các vấn đề lý luận về đề tài này đã được các tác giả nghiên cứu trước đây đề cập
và làm rõ. Tại Chương này, tác giả chỉ tiếp cận lại vấn đề theo cách hiểu riêng về các nội
dung cơ bản liên quan đến việc bảo vệ cổ đông thiểu số, bao gồm các khái niệm về cổ
đông, cổ đông thiểu số, bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số và nhóm cổ đông; các mục
tiêu bảo vệ cổ đông thiểu số. Trong đó, tác giả đưa ra định nghĩa về cổ đông thiểu số một
cách tương đối như sau: cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong
công ty cổ phần và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty.
Mục tiêu bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số: bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu
số không chỉ dừng lại ở ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà còn giúp nhà nước đạt
được những mục tiêu quan trọng, như khuyến khích nhà đầu tư bỏ tiền ra kinh doanh, tăng
nguồn vốn cho nền kinh tế, đảm bảo sự tồn tại phát triển của công ty cổ phần và thị trường
chứng khoán, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư.
Chương 2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền của cổ đông thiểu số
trong Công ty Cổ phần và một số kiến nghị
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định hướng đến việc việc bảo vệ
quyền lợi của cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, xuất phát từ sự tương tác của nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan, hạn chế của hệ thống pháp luật, hay sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, đã dẫn đến công tác bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số cả
-iii-
dưới góc độ lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, làm nản lòng nhiều nhà đầu
tư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Trong nội dung Chương này, tác giả đề cập đến bốn nhóm quyền mà tác giả
cho là tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Qua đó tác giả
xin đưa ra thực trạng và hướng hoàn thiện mang tính chất định hướng trong công tác
lập pháp hiện nay về việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.
Những bất cập mà tác giả đề cập trong luận văn này gồm các bất cập trong
quyền yêu cầu triệu tập, tham gia và đưa nội dung vào chương trình nghị sự tại cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông; quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần; quyền tiếp cận,
kiểm soát thông tin của công ty; quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tại huỷ quyết định
của Đại hội đồng cổ đông; áp dụng điều kiện tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông và tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Những bất cập trong các quyền này của cổ đông thiểu số đều xuất phát từ sự
hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành. Mặc dù các quyền của cổ đông theo
quy định của pháp luật nhìn chung ở mức độ khác nhau đã được thực hiện trên thực
tế. Tuy nhiên, những cơ chế pháp lý không rõ ràng, thiếu tính cụ thể, đã dẫn đến thực
trạng cổ đông thiểu số gặp rất nhiều khó khăn khi thực thi quyền cổ đông.
Trên cơ sở phân tích các bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số, tác giả đã đưa
ra một số kiến nghị mang tính định hướng cho công tác xây dựng pháp luật, nhằm mục
đích bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số một cách hiệu quả và phù hợp với những yêu
cầu mới phát sinh từ thực tiễn. Cụ thể là bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các quy định
pháp lý hiện hành, các nhà làm luật cần bổ sung thêm nhiều quy định mới vào luật doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề: Xây dựng được cơ chế thành viên Hội đồng quản
trị và thành viên Ban Kiểm soát độc lập; mở rộng cách thức tiến hành họp Đại hội đồng
cổ đông; giảm tỷ lệ vốn cổ phần chi phối của cổ đông nhà nước; bổ sung cho riêng các cổ
đông thiểu số quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần trong trường hợp số lượng cổ đông
thiểu số trong công ty cổ phần chiếm một tỷ lệ quá thấp, dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ phần do
họ nắm giữ không đạt đủ điều kiện để lập nhóm cổ đông theo quy định của pháp luật hoặc
Điều lệ công ty, hoặc trong trường hợp những người có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng
cổ đông cố tình vi phạm khi cổ đông thiểu số đã thực hiện yêu cầu triệu tập Đại hội đồng
cổ đông một cách hợp lệ. mở rộng thẩm quyền khởi kiện của cổ đông.
-iv-
ABSTRACT
Minority shareholders, or sometimes called small shareholders or low- invested
shareholders, are shareholders who invest less money and have a little share in a
company. They cannot manage or control company’s activities directly or indirectly.
Therefore, the protection of minority shareholders’ rights is a significant and
urgent issue in our society. The law to protect minority shareholders that I’m
mentioning is researched legally, according to The Law on Enterprise 2014, related
legal documents and real problems about this issue.
There are two chapters in my project.
Chapter 1: Some general issues about rights of minority shareholders in
the joint stock company.
These issues were mentioned by previous researchers. In this chapter, I will
re- mention with my own thought about some basic content on minority shareholders’
rights, including the concept of shareholders and minority shareholders; the
protection of rights and shareholder’s group; the protection’s objectives of minority
shareholders. Moreover, I might define minority shareholders like this “Minority
shareholders, or sometimes called small shareholders or low- invested shareholders,
are shareholders who invest less money and have a little share in a company. They
cannot manage or control company’s activities”.
The protection’s objective of minority shareholders’ rights is that it doesn’t
only help to protect investors, it also help the State gain some significant goals. These
include encouraging investment, increasing economic capital, ensuring the
development of Joint Stock Company and stock market and building healthy business
environment to attract an investment.
Chapter 2: Currently Law about rights of minority shareholders in a
Joint Stock Company and some suggestions.
Although there were many laws on the protection of minority shareholders,
there are many problems about this issue because of many subjective and objective
-v-
reasons and the limitations of Vietnamese legal system. This might lead to
disappointment of investors and it might affect significantly to our national economy.
In this chapter, I will mention four groups of right that is important in
protection of minority shareholders’ rights. After that, I will show some realities and
my suggestions in our legislation.
The problems, which are mentioned in this project, are the rights of requesting
convocation and making agenda’s content in General Meeting of Shareholder; the
rights of buying shares; the rights of approaching and monitoring company’s
information; the rights of requesting the Court to cancel the Decision of General
Meeting of Shareholder; and applying conditions and rates of General Meeting of
Shareholder.
These problems have been from the limitation of currently legal regulations.
Although rights of minority shareholders are enforced at different level, the minority
shareholders still deal with many difficulties when enforcing their rights because of
unclear and undetailed legal regulations.
Basing on the problems of minority shareholders’ rights protection, I have
given my suggestions to build and improve our legal system in order to protect the
minority shareholders’ rights effectively and suitably. To be more detailed, besides
completing our current law, law- makers should add more regulations to Vietnamese
legal systems. These regulations may include creating independently rights and
obligations of The Governing Board members and The Control Board members;
expanding the method of General Meeting of Shareholder; decreasing the rate of the
State shares. Moreover, the minority shareholders’ rights of buying the Joint Stock
Company should be added in the cases of the number of minority shareholders is too
small and they cannot make shareholder group by the legal regulations or the Articles
of Association; or in the case of the person who has a right to convoke meeting
violates intentionally when the minority shareholders have a General Meeting of
Shareholder legally. Finally, the minority shareholders’ rights to file a lawsuit should
be expended.
-vi-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài của đề tài ............................................2
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN ..................................................................................................4
1.1 Khái quát về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần .......................................4
1.1.1 Khái niệm – Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần ...............................4
1.1.1.1 Khái niệm cổ đông trong công ty cổ phần ...........................................4
1.1.1.2 Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần. ...........................................5
1.1.2. Định nghĩa cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ..................................8
1.1.3 Nhóm cổ đông ...........................................................................................10
1.1.4 Quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ..................................11
1.2 Ý nghĩa của việc quy định về quyền của cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần ...13
1.2.1 Khuyến khích nhà đầu bỏ tiền ra kinh doanh, tăng nguồn vốn cho nền kinh tế ..13
-vii-
1.2.2 Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần và thị trường
chứng khoán ......................................................................................................14
1.2.3 Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư ...............15
1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền của cổ
đông thiểu số trong công ty cổ phần......................................................................18
1.3.1 Giai đoạn trước khi ban hành Luật Công ty 1990 ....................................18
1.3.2 Giai đoạn từ Luật Công ty 1990 đên Luật Doanh nghiệp 1999 ...............19
1.3.3 Giai đoạn từ Luật Doanh nghiệp 1999 đến Luật Doanh nghiệp 2005 ......20
1.3.4 Giai đoạn từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 đến Luật Doanh
nghiệp 2014.......................................................................................................21
1.3.5 Giai đoạn từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2014 đến nay ..................22
1.4 Pháp luật một số nước tiêu biểu về quyền của cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần...................................................................................................................24
1.4.1 Pháp luật Trung Quốc ...............................................................................24
1.4.2 Pháp luật Hàn Quốc .................................................................................25
1.4.3 Pháp luật Hoa Kỳ, Australia .....................................................................26
1.4.4 Pháp luật của Nhật bản .............................................................................28
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN .............................................................................................31
2.1 Nhóm quyền về tài sản ....................................................................................31
2.1.1 Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành ...........................................31
2.1.1.1 Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán .........................................32
2.1.1.2 Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần ............................................32
2.1.2 Những vấn đề đặt ra và Hướng hoàn thiện. ..............................................33
2.1.2.1 Những vấn đề đặt ra ...........................................................................33
2.1.2.2 Giải pháp hoàn thiện ..........................................................................37
2.2 Nhóm quyền về quản trị công ty .....................................................................39
2.2.1 Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành ...........................................39
-viii-
2.2.1.1 Quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông ...........................39
2.2.1.2 Quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát ...........40
2.2.1.3 Quyền tham dự và kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội
đồng Cổ đông .................................................................................................43
2.2.2 Những vấn đề đặt ra và Hướng hoàn thiện. ..............................................44
2.2.2.1 Những vấn đề đặt ra ...........................................................................44
2.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện ..........................................................................51
2.3 Nhóm quyền về thông tin ................................................................................55
2.3.1 Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành ...................................55
2.3.1.1 Quyền tiếp cận và kiểm soát thông tin của công ty ...........................55
2.3.1.2 Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của CĐTS .....................56
2.3.2 Những vấn đề đặt ra và Hướng hoàn thiện. ..............................................57
2.3.2.1 Những vấn đề đặt ra ...........................................................................57
2.3.2.2 Giải pháp hoàn thiện ..........................................................................60
2.4 Nhóm quyền phục hồi quyền lợi .....................................................................63
2.4.1 Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành ...................................63
2.4.1.1 Quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài huỷ quyết định của Đại hội đồng
cổ đông ...........................................................................................................63
2.4.1.2 Quyền khởi kiện của cổ đông thiểu số ...............................................65
2.4.2 Những vấn đề đặt ra và Hướng hoàn thiện. ..............................................66
2.4.2.1 Những vấn đề đặt ra ...........................................................................66
2.4.2.2 Giải pháp hoàn thiện ..........................................................................68
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
-ix-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ
Ban Giám đốc
BKS
Ban Kiểm soát
BLTTDS
Bộ luật tố tụng Dân sự
CĐTS
Cổ đông thiểu số
CTCP
Công ty cổ phần
HĐQT
Hội đồng quản trị
LCK
Luật Chứng khoán
LDN
Luật Doanh nghiệp
SGDCK
Sở Giao dịch Chứng khoán
TTCK
Thị trường Chứng khoán
TTLKCK
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
UBCKNN
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
WB
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
-x-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Tên bảng
Thứ hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam từ
năm 2011- 2015
-xi-
Trang
16
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Công ty cổ phần đã trở thành loại hình
doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất. Hầu hết các Công ty cổ phần ở Việt Nam đều
có sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước,
đặc biệt là đối với các Công ty Cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng
khoán. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nói chung số lượng cổ
đông thiểu số ngày càng chiếm số lượng đông đảo.
Dưới cả góc độ thực tiễn và pháp lý, cổ đông thiểu số được hiểu là những cổ đông
sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các
hoạt động trong Công ty cổ phần. Thực tế sự lạm quyền của các cổ đông lớn cũng như
những người quản lý điều hành đã đặt ra yêu cầu bảo vệ cổ đông thiểu số và trao cho cổ
đông thiểu số nhiều quyền hơn nữa. Với nguyên tắc pháp lý quan trọng là hướng đến và
duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đảm bảo sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và
lợi ích của cổ đông là vấn đề được các nhà làm luật đặc biệt quan tâm.
Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc,
nhức nhối, làm nản lòng các nhà đầu tư; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh
của môi trường kinh doanh và hiệu quả của việc huy động nguồn vốn cho sự phát triển
của nền kinh tế. Theo tác giả chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu,
rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu với các yêu cầu từ thực tiễn để hoàn
thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.
Tác giả chọn đề tài: “Quyền của cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần theo
pháp luât Viêt Nam” để nghiên cứu cũng với mục đích trên và mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé hoàn thiện chế định về quyền của cổ đông thiểu số để cổ đông thiểu
số thực sự được tôn trọng, được phát huy vai trò của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề lý luận chung về
quyền của cổ đông thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ
-1-
với tình hình thực tiễn, để qua đó đưa ra khái niệm về cổ đông thiểu số, quyền mà pháp
luật dành cho cổ đông thiểu số. Đồng thời, tác giả đi vào phân tích một số bất cập trong
việc thực thi quyền của cổ đông thiểu số hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả
sử dụng nhiều quan điểm của các chuyên gia, cũng như có sự so sánh, đối chiếu với
thực tế và quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, để từ đó có cái nhìn tổng
quan và đưa ra một số giải pháp mang tính pháp lý định hướng cho công tác lập pháp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Sau khi tiến hành khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: vấn
đề về quyền của cổ đông thiểu số là vấn đề đã được rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh
vực khác nhau nghiên cứu và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham
luận, bình luận, chuyên khảo được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông
tin điện tử và cũng có nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề này dưới các góc độ khác
nhau. Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả nhận thấy cần
phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá
trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong
mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt
Nam trong việc thực thi quyền của cổ đông thiểu số dưới cả góc độ lý luận và thực
tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật
từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý
trong việc thực hiện quyền của cổ đông thiểu số tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác giả sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.
Phương pháp suy luận biện chứng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên tinh thần nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh nghiệp về quyền
của cổ đông thiểu số, đồng thời liên hệ với tình hình thực tiễn để làm rõ các bất cập
-2-
hiện nay về vấn đề này, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính chất pháp lý có ý
nghĩa định hướng trong công tác lập pháp, phần nào giúp các nhà làm luật xem xét lại
những bất cập của pháp luật trong việc thực thi quyền của cổ đông thiểu số hiện nay.
Bên cạnh ý nghĩa nêu trên, luận văn còn có ý nghĩa trong việc cung cấp các
kiến thức pháp lý cơ bản về quyền của cổ đông thiểu số, hiện nay đang được rất nhiều
người quan tâm. Do đó, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các
kiến thức pháp lý cho những học giả quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp và cổ đông thiểu số trong việc trang bị kiến thức pháp lý để
tự bảo vệ mình một cách tốt hơn.
6. Kết cấu của luận văn
Nhằm thể hiện nội dung đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học,
tác giả đã xây dựng cấu trúc của luận văn theo trình tự như sau:
Chương 1: Lý luận chung về quyền của cổ đông thiểu số trong Công ty Cổ phần.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền của cổ đông thiểu số trong
Công ty Cổ phần – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
-3-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Châu Quốc An (2006), Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo luật doanh
nghiệp, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp: vốn và quản lý trong công ty cổ
phần, NXB Trẻ, tr. 18.
[3]. C.Mác (1975), Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
[4]. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
[5]. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
[6]. Bùi Xuân Hải (2011), Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn,
Nxb. Chính trị Quốc gia.
[7]. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008), Rủi ro và giải pháp rủi ro trong đầu tư chứng
khoán tại Việt Nam.
[8]. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “So sánh về CTCP theo Luật Công ty Nhật Bản
– LDN Việt Nam”, Tạp chí khoa học, (25), tr. 87-93, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[9]. Ngân hàng Thế giới (2015), Báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh lần
thứ 12 của Ngân hàng Thế giới.
[10]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng
06 năm 2010.
[11]. Quốc hôi (2014), Luật đầu tư 2014, số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
[12]. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán 2006, số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6
năm 2006.
[13]. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại 2010, số 54/2010/QH12 ngày 17
tháng 6 năm 2010.
[14]. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bỗ sung 2009, số 37/2009/QH12
ngày 19 tháng 06 năm 2009.
-75-
[15]. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp 2014, số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng
11 năm 2014.
[16]. Trương Thị Nam Thắng (2008), “Một số điều chỉnh khuôn khổ thể chế về quản
trị công ty tại bốn nước Đông Nam Á sau khủng hoảng”, Tạp chí Những vấn đề
Kinh tế và Chính trị thế giới, (01), tr. 4.
[17]. Đặng Cẩm Thuý (1997), “Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các
nước Tư bản và vận dụng vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học.
[18]. Tòa kinh tế – Tòa án Nhân dân tối cao (2009), Tham luận tại Hội nghị tổng kết
ngành Tòa án năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010.
[19]. Tòa Kinh tế – Tòa án Nhân dân tối cao (2007), Tham luận về tình hình thụ lý
giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại năm 2007.
[20]. Bành Quốc Tuấn (2010), Tài liệu học tập Tư pháp quốc tế, tr. 57.
[21]. Viện Kinh tế Thế giới (1991), Công ty cổ phần? Các nước phát triển – Quá
trình thành lập, tổ chức quản lý, Nxb. Khoa học Xã hội, tr. 5.
Trang mạng
[22]. “Tập hợp cổ đông thiểu số để khoả lấp khiếm khuyết”,
< Ngày truy cập 25/7/2016.
[23]. “Vấn đề ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong pháp luật về Doanh nghiệp,
< />d=1774#>, Ngày truy cập 12/5/2016.
[24]. “Gỡ khó khâu tổ chức đại hội cổ đông”,
< Ngày truy cập 12/4/2016.
[25]. “VN tụt hạng trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2015”,
< Ngày truy cập 19/6/2016.
[26]. “Cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ”,
< Ngày truy cập 19/7/2016.
-76-
[27]. “IPO Vietcombank và những cuộc chiến khốc liệt”,
< Ngày truy cập 22/6/2016.
[28]. “Ai bảo vệ cổ đông nhỏ”,
< />Ngày truy cập 20/6/2016.
[29]. “Quyền dự hợp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay”,
Ngày truy cập 20/7/2016.
-77-