Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của Công an tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20152020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.68 KB, 58 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG AN
TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Người thực hiện:

Ngô Quang Tuấn.

Lớp:

B13.14.

Chức vụ:

Phó trưởng Công an thành phố.

Đơn vị công tác:

Công an thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc

Giang
Người HD khoa học:

Thạc sỹ Chu Thị Nhị - Khoa QHQT

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015




Lời cảm ơn
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, các thầy giáo, cô giáo của
Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban
Quản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm lớp Cao cấp lý luận Chính trị B13.14
đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chương trình học tập. Em xin
chân thành cám ơn cô ThS. Chu Thị Nhị đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em
nghiên cứu và hoàn thiện đề án tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do nhận thức và thời gian có hạn, nên
đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp
ý tận tình của các thầy, các cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 28/5/2015
Tác giả

Ngô Quang Tuấn


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT:

An toàn giao thông

CAND:

Công an nhân dân

CBCS


Cán bộ chiến sỹ

CSGT:

Cảnh sát giao thông

CSĐT về TTXH:

Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội

CSTT

Cảnh sát trật tự

GTĐB:

Giao thông đường bộ

HLATGT:

Hành lang an toàn giao thông

MTTQ:

Mặt trận tổ quốc

PTTH:

Phổ thông trung học


QL

Quốc lộ

TNGT:

Tai nạn giao thông

TTATGT:

Trật tự an toàn giao thông

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TL

Tỉnh lộ

TTCC

Trật tự công cộng

TTKS:

Tuần tra kiểm soát

UBND:


Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


A
1
2
3
3.1
3.2
B
1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1

4.2
4.3
C
1
2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết xây dựng đề án
Giới hạn của đề án
Mục tiêu của đề án
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
Căn cứ xây dựng đề án
Cơ sở khoa học
Cơ sở chính trị, pháp lý
Cơ sở thực tiễn
Nội dung thực hiện của đề án
Bối cảnh thực hiện Đề án
Thực trạng tình hình trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang
Thực trạng công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây
Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự
ATGT của lực lượng Công an tỉnh Bắc Giang
Tổ chức thực hiện đề án
Phân công trách nhiệm thực hiện Đề án
Tiến độ thực hiện Đề án

Kinh phí thực hiện Đề án
Dự kiến hiệu quả của Đề án
Ý nghĩa thực tiễn của Đề án
Đối tượng hưởng lợi của Đề án
Những khó khăn khi thực hiện Đề án
KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
Kiến nghị
Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
4
4
6
6
6
6
7
7
7
9
10
11
11
12
19
27
28
35
35

37
37
38
38
38
39
40
40
41
43



1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết xây dựng đề án
Hoạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia,
đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng
lớp dân cư. Trong đó, giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất,
xét trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Bởi, giao thông vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lưu thông hàng hoá, phương
tiện, đối tượng tham gia giao thông lớn nhất; chi phí cho giao thông đường bộ
cũng là chi phí lớn nhất, lâu dài và ổn định nhất, nhu cầu phát triển giao thông
đường bộ cũng to lớn nhất, giao thông đường bộ có ở trên mọi địa hình, khu
vực… và liên quan đến mọi người tham gia giao thông.
Hoạt động giao thông vận tải đường bộ luôn chứa đựng trong mình
những nguy hiểm lớn như ùn tắc giao thông, TNGT, ô nhiễm môi trường.
Hàng năm trên thế giới có hơn một triệu người bị chết và trên 50 triệu người
bị thương vì TNGT. Cùng với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người,

theo Ngân hàng thế giới, TNGT đã làm cho GDP toàn cầu thiệt hại khoảng 12%. Thống kê của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) có 11 quốc gia
ASEAN đã bị thiệt hại 11 tỷ đô la từ TNGT với 73.000 người chết và 1,8 triệu
người bị thương trong năm 2005. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm
2020 nếu không có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hữu hiệu thì số
người chết và tàn tật do TNGT sẽ tăng đến 60% và nó sẽ trở thành nguyên
nhân thứ 3 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây lên gánh nặng bệnh tật,
thương tích cho con người.
Ở Việt Nam, TNGT cùng với thiệt hại ngày một tăng nhanh. Chỉ tính
trong 5 năm trở lại đây (2009-20014), cả nước đã xảy ra 125.564 vụ TNGT


2

đường bộ, làm chết 65.019 người và bị thương 132.623 người. Theo thống kê
của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), chỉ tính riêng trong năm
2009 việc chi trả chi thiệt hại do TNGT gây ra đã lên tới 3045 tỷ đồng, tương
đương 0,53% GDP.
Trong đề án: Tăng cường bảo đảm TTATGT. Chính phủ đã nhận
định: “TNGT là một vấn đề mang tính xã hội. Các nước trên thế giới đều
phải đối mặt với tình hình TNGT gia tăng (dù ở mức độ khác nhau) như
đối mặt với các vấn đề xã hội khác: HIV, AIDS, ma tuý, mại dâm. Ở Việt
Nam, TNGT đã trở thành một vấn đề bức bách, là mối quan tâm của toàn
xã hội”.
Trong những năm qua, mặc dù công tác đảm bảo trật tự ATGT của
tỉnh Bắc Giang đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, từ
tỉnh đến chính quyền cơ sở, song tình hình trật tự ATGT vẫn còn diễn biến
khá phức tạp: Từ năm 2010 đến năm 2014, toàn tỉnh xảy ra: 1.075 vụ
TNGT, làm chết 1.065 người, làm bị thương 610 người, trong đó trên 98%
số vụ TNGT xảy ra trên đường bộ; thiệt hại về vật chất lên đến hàng chục
tỷ đồng.

Cùng với sự gia tăng nhanh về phương tiện cơ giới đường bộ, tốc độ đô
thị hoá cao, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập. Để có
những giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm trật tự ATGT, kiềm chế, tiến tới làm
giảm TNGT đòi hỏi phải có một hướng tiếp cận toàn diện, tổng thể cùng với
sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội, các tổ chức
khai thác vận tải và người tham gia giao thông từ việc ban hành pháp luật đến
vấn đề kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện, người lái, tuyên
truyền giáo dục và cưỡng chế thi hành luật.


3

Để góp phần đảm bảo trật tự ATGT phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng
của tình trạng TNGT, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả
công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ của Công an tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2015-2020”.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT
đường bộ của Công an tỉnh Bắc Giang nhằm giảm thiểu TNGT và tạo được ý
thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, xây dựng ý thức văn hoá giao
thông đối với người tham gia giao thông và với mọi người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao hiểu biết, chấp hành luật của người tham gia giao thông,
trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông.
- Giải quyết các yếu tố gây mất an toàn trong kết cấu hạ tầng giao thông
đang khai thác; chất lượng công tác tổ chức giao thông.
- Nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự ATGT.
- Kiềm chế TNGT, phấn đấu TNGT năm sau thấp hơn năm trước trong
05 năm 2015-2020 giảm được từ 15-20% số người chết do TNGT so với 05
năm 2010-2014.

3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT
đường bộ của Công an tỉnh Bắc Giang
3.2. Phạm vi thực hiện đề án: tỉnh Bắc Giang.
3.3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2015 đến năm 2020.


4

B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
*Một số khái niệm liên quan
Theo từ điển tiếng Việt: “Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi
khác của người và phương tiện chuyên chở”. “An toàn là yên ổn hẳn, tránh
được tai nạn, tránh được thiệt hại; làm cho an toàn, đảm bảo sự an toàn”.
Như vậy, an toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao
thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia
giao thông. An toàn giao thông còn gọi là sự an toàn đối với người tham gia
lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp
hành tốt các luật lệ về giao thông, cư sử phù hợp khi lưu thông trên các
phương tiện giao thông.
- Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành
và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
công cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an
toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo TTATGT là
một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần
thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã
hội.
- Nội dung công tác đảm bảo TTATGT của lực lượng Cảnh sát giao

thông như sau:
Một là, tăng cường việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW
ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chương trình hành động ban


5

hành kèm theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ triển
khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư. Phải coi đây là vấn đề cốt
lõi để tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT. Đồng thời, tiếp tục
làm tốt công tác tham mưu, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về bảo đảm TTATGT tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động bảo đảm
TTATGT.
Hai là, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế, làm giảm
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành các quy
định về bảo đảm TTATGT; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông;
điều tra, xử lý nghiêm bằng pháp luật hình sự các vụ tai nạn giao thông có dấu
hiệu tội phạm nhằm nâng cao tính răn đe, giáo dục; khảo sát, kiến nghị khắc
phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông...
Ba là, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan
tổ chức triển khai các nhiệm vụ công tác bảo đảm TTATGT, huy động sức
mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị phục vụ sự nghiệp bảo đảm TTATGT.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các Đề án, dự án
Chính phủ đã phê duyệt nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát
giao thông; chú trọng phát triển hệ thống giám sát giao thông bằng hình ảnh;
xã hội hoá công tác bảo đảm TTATGT...

Năm là, Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác bảo đảm
TTATGT đường bộ, đường sắt, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong
các lĩnh vực công tác đăng ký xe, xử lý vi phạm TTATGT và điều tra, giải
quyết tai nạn giao thông.
Sáu là, chú trọng công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông
đường bộ, đường sắt, phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, tiêu cực, xây dựng


6

hình ảnh người Cảnh sát giao thông thân thiện mẫu mực về thái độ, tác phong
ứng xử cũng như việc chấp hành các quy định công tác. Đồng thời đề xuất
khen thưởng, động viên cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT,
quan tâm chính sách, chế độ đặc thù cho cán bộ chiến sỹ trong TTKS, điều tra
TNGT, điều khiển khiển giao thông và dẫn đoàn nhằm từng bước hiện đại lực
lượng CSGT ngang tầm với các nước trên thế giới và khu vực.
Lịch sử 70 năm Công an nhân dân khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt,
đúng đắn của Đảng trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh vào cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực
lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh. Đó là nhân tố quyết định để
các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an xác định rõ phương hướng, mục tiêu
nhiệm vụ, phấn đấu hy sinh giành thắng lợi trong công cuộc giữ gìn ANQG
và trật tự ATXH.
Trong công cuộc Đổi mới, lực lượng Công an nhân dân đã đổi mới tư
duy, quan điểm, biện pháp công tác, làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời
tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Chủ động đấu tranh làm thất bại âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục
tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các hoạt động
của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Việt Nam.

Trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, lực lượng Công an đã chủ
động nắm chắc tình hình, tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ chủ
động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, giữ gìn trật tự
ATGT góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đất nước
Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng
chống cháy, nổ được triển khai thực hiện liên tục, rộng khắp, tạo sự chuyển
biến tích cực, nhất là trong ý thức chấp hành của nhân dân. Phong trào toàn


7

dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được đẩy mạnh, có bước phát triển mới
với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, khơi dậy sức
mạnh, tiềm lực to lớn của nhân dân trong công tác giữ gìn trật tự ATXH, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cấp ủy và lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp luôn đặc biệt coi trọng
công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch,
vững mạnh. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều biện pháp nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong Công an nhân
dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tập trung vào việc bồi
dưỡng lý tưởng cộng sản, trau dồi lý luận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, lấy xây dựng bản lĩnh chính trị, lòng trung thành tuyệt đối với
Đảng, với Tổ quốc làm mục tiêu giáo dục, rèn luyện. Tổ chức triển khai sâu
rộng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” gắn với phong trào
“Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, Cuộc vận động
“Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa
vì nhân dân phục vụ”, các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, xây dựng
lực lượng Công an nhân dân cách mạng, trong sạch, vững mạnh, chính quy,
tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng xây dựng lực lượng CAND
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là thanh gươm sắc bén bảo vệ
Đảng, bảo vệ nhân dân. Quan điểm này được thực hiện xuyên suốt trong hoạt
động cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong quá trình tổ chức và hoạt động, lực lượng CAND luôn thấm nhuần
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong


8

việc đề ra đường lối, sử dung các biện pháp nghiệp vụ nhằm đạt hiệu quả cao
nhất. Trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, đó là vận dung tư tưởng Hồ Chí
Minh vào xây dựng đội ngũ CBCS vừa hồng vừa chuyên. Có thể nói phương
pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng, Nhà nước luôn soi đường cho mọi hoạt động của
lực lượng CAND thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
- Chỉ thị 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trật tự an toàn giao thông;
- Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban chấp hành Trung ương
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cong tác bảo đảm trật tự ATGT và
chống ùn tắc giao thông.
- Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các
giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông;
- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông;
- Nghị quyết số 88- NQ/CP ngày 24/8/2011 về tăng cường các giải
pháp trọng tâm nhằm bảo đảm trật tự ATGT.
- Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 04/3/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Đề án tăng cường bảo đảm TTATGT Quốc gia đến năm 2010;
- Quyết định số 35/2010/QĐ-TTg ngày 08/4/2010 của Thủ Tướng Chính
phủ về việc kiện toàn Uỷ ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Nghị quyết số 201-NQ/TU ngày 30/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bảo đảm TTATGT.


9

- Chỉ thị số 17- CT/TU ngày 23/9/2009 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về
việc tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.
1.3. Cơ sơ thực tiễn
Công tác bảo đảm TTATGT, giảm thiểu TNGT luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh cùng
với các cấp, các ngành, đoàn thể, các lực lượng và đông đảo nhân dân. Tuy
nhiên, tình hình trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn có
diễn biến hết sức phức tạp, số vụ và số người chết do TNGT luôn có xu
hướng tăng cao. Nguyên nhân trực tiếp gây TNGT thuộc về ý thức của
nhiều người tham gia giao thông còn rất kém, vi phạm pháp luật về trật tự
ATGT còn diễn ra nhiều trên các tuyến đường mà không bị xử lý. Lực
lượng Công an tỉnh, nhất là CSGT đã có nhiều cố gắng trong công tác
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp bảo đảm trật
tự ATGT, đồng thời triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ có hiệu
quả nhằm duy trì trật tự pháp luật XHCN. Tuy nhiên, lực lượng trực tiếp
tham gia công tác bảo đảm trật tự ATGT còn thiếu và yếu, trang thiết bị
phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Luật GTĐB còn hạn chế; nhiều
hành vi vi phạm trạt tự ATGT không bị xử lý kiên quyết; một số cán bộ
CSGT có biểu hiện tiêu cực trong quá trình tuần tra kiểm soát giao thông
gây bức xúc trong nhân dân.

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm trật tự ATGT,
nâng cao hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự ATGT của lực lượng
công an là yêu cầu cần thiết nhằm từng bước xây dựng lực lượng CSGT Công
an tỉnh Bắc Giang ngày càng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án


10

2.1.1. Đặc điểm, vị trí, địa lý và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
của tỉnh Bắc Giang
2.1.1.1. Đặc điểm, vị trị địa lý và dân cư
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Về quy hoạch
kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía bắc,
từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang
giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc giápLạng Sơn, phía đông giáp Quảng
Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải
Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 51 km.
Theo điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Bắc Giang có
1.555.720 người, với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số
bình quân của cả nước
2.1.1.2. Tình hình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bao gồm Quốc lộ
(QL), đường tỉnh lộ (TL), và đường giao thông nông thôn (GTNT) có tổng
chiều dài 7.593 km, mật độ đạt gần 2,0km/km2 (cả nước đạt 0,78km/km2).
Trong đó gồm: 4 tuyến QL dài 253 km (chiếm 3,33%) đã được rải nhựa, chất
lượng tương đối khá; 18 tuyến TL dài 412 km (chiếm 5,43%), chất lượng khai
thác không đồng đều, nhiều tuyến xấu, còn gần 50 km đường đất cấp phối; 87
tuyến đường huyện dài 770 km (chiếm 10,14%), mặt đường cứng đạt 42,2

%, gần 50% là đường xấu và rất xấu; 173 tuyến đường xã dài 1.523 km
(chiếm 20,06%), mặt đường cứng đạt 16,5 %), gần 80% đường xấu và rất xấu,
một số tuyến đi lại khó khăn trong mùa mưa; đường thôn bản dài 4.635 km
(chiếm 61,04%) %), mặt đường cứng đạt 54,3%, trên 30% đường xấu và rất
xấu.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiều đoạn tuyến Quốc lộ, đường tỉnh lộ
quan trọng đã được xây mới, nâng cấp đạt chất lượng tốt như đường QL 31,


11

QL 279, TL 398, 242, 292... ; xây dựng được nhiều cầu lớn như cầu Bố Hạ,
cầu Lục Nam, cầu Bến Đám, cầu Mỹ Độ, cầu Bến Tuần, ...
- Hệ thống đường bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ lịch sử, có tiêu
chuẩn và qui mô khác nhau:
+Hệ thống đường Quốc lộ: chưa có đường cao tốc, đường có tiêu
chuẩn kỹ thuật cao (cấp II, cấp III) chiếm tỷ lệ thấp. Còn một số tuyến chưa
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn giữa cầu và đường chưa đồng bộ.
Nhiều cầu, cống, tuyến đường xây dựng trước đây có khẩu độ cầu,
cống, cao độ nền đường không còn phù hợp với chế độ thủy văn hiện nay nên
trong mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở, đặc biệt ở khu vực
Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam đường bộ dễ bị phá hoại sau những đợt mưa
lũ.
Hệ thống nút giao thông giao bằng, kể cả đường ô tô giao với đường
sắt, dễ gây ách tắc và tai nạn, đặc biệt là ở các nút giao lớn trong thành phố,
thị trấn.
+Hệ thống đường tỉnh lộ: thường có tiêu chuẩn cấp IV, cấp V, cấp VI
chưa hoàn chỉnh, mặt đường chủ yếu một làn xe, kết cấu láng nhựa; hệ thống
cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan hoặc lan can sóng chưa đồng bộ. Trên các
tuyến đường tỉnh hiện còn 2 bến phà: Bến Đồng Việt (TL 398- huyện Yên

Dũng) và Bến Đông Xuyên (TL 295, huyện Hiệp Hoà).
+ Hệ thống đường GTNT: chủ yếu là đường loại A, B, một số đạt cấp
VI, mặt đường nhỏ hẹp <4,0m, tỷ lệ cứng hoá mới đạt 48%. Hệ thống cầu
cống còn nhiều cầu tạm, đường tràn, cầu bán vĩnh cửu; nhiều tuyến bị tắc giao
thông trong mùa mưa lũ.
+ Hệ thống đường đô thị: chủ yếu hình thành và đạt tiêu chuẩn đường
đô thị tại thành phố Bắc Giang với 46 tuyến phố, dài 48,5 km; trong đó 1,8
km có lòng đường rộng >21 m (Đường Hùng Vương), 7,5 km rộng 12 m, còn


12

lại chỉ rộng từ 9 m trở xuống. Các thị trấn chưa có đường đô thị đạt tiêu
chuẩn.
- Có 2.375 điểm đấu nối vào QL và đường tỉnh (xem chi tiết tại
phụ lục số 1) hơn 20.000 đường đấu nối vào các đường huyện, đường xã.
- Do Bắc Giang là tỉnh miền núi nên một số tuyến đường có
nhiều đèo dốc, bao gồm 23 đèo có độ dốc từ 5% trở lên với tổng chiều dài
28,9 km, tập trung tại các Quốc lộ 279, 31, 37 và Đường TL: 248, 289, 290,
291, 293, 398. Các đoạn đường đèo dốc thường xuyên phải chịu tác động của
mưa lũ gây xói lở lòng, lề đường, cùng với sự gia tăng phương tiện đặc biệt là
lượng xe quá tải, quá khổ làm cho đường xuống cấp nhanh, trong khi công tác
duy tu bảo dưỡng còn thiếu và không đồng bộ.
- Mặc dù với hệ thống đường bộ khá lớn nhưng hiện nay trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang mới có 01 trạm nghỉ ở trên đường Quốc lộ 1A (Trạm
Song Khê), trên các tuyến đường hầu như không có nhà chờ, trạm dừng nghỉ
dọc đường. Các điểm đỗ, điểm dừng xe còn mang tính tự phát, hầu hết các xe
khi dừng nghỉ đều đỗ trên lòng, lề đường gây cản trở và mất an toàn giao
thông.
2.1.1.3. Đánh giá chung

Tình hình trật tự ATGT ở Bắc Giang cũng nằm trong tình trạng chung
của cả nước, trước tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, sự bùng nổ về phương
tiện cơ giới đường bộ, tốc độ đô thị hoá cao, kết cấu hạ tầng giao thông còn
nhiều bất cập, trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp trong
vài năm gần đây. Công tác triển khai bảo đảm TTATGT thời gian qua đã được
các cấp, các ngành quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định, nhưng kết
quả đó còn chưa vững chắc, nguy cơ tiềm ẩn, số người chết vì TNGT vẫn cao
đang là vấn đề bức xúc, đáng lo ngại của xã hội. Tình hình phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh giai đoạn 2009-2014 có nhiều khởi sắc, các khu cụm công nghiệp,


13

khu dân cư đô thị tiếp tục được mở rộng và hình thành mới (chiếm 15-18% dân
số), lao động phi nông nghiệp chiếm 35-40%, thu nhập bình quân đầu người
tăng ở mức 1300-1350 USD... sự tăng trưởng này là tiền đề để tiếp tục bùng
nổ về phương tiện, tốc độ tăng phương tiện hàng năm đạt từ 12-14% (trong đó
ô tô từ 10-12%, mô tô từ 13-15%), nhu cầu vận tải hàng hóa tăng từ 6-8%, vận
tải hành khách tăng 6-7%; kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đường
bộ có sự đầu tư tập trung, hình thành một số tuyến trục mới như: đường nối
tỉnh lộ 398 với QL18 (Yên Dũng - Quế Võ), tỉnh lộ 293 (Bắc Giang - Sơn
Động), nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 398 (Yên Dũng - Cầu Gồ), tỉnh lộ 295 (Lục
Nam - Hiệp Hoà), cầu Đông Xuyên (Hiệp Hoà - Yên Phong); hạ tầng giao
thông thành phố Bắc Giang và một số thị trấn được nâng cấp mở rộng, hình
thành thêm nhiều tuyến phố mới; giao thông nông thôn được đầu tư bê tông
hóa mặt đường đi lại thuận tiện trong cả mùa mưa... Tuy nhiên, sự phát triển
của kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa theo kịp với đòi hỏi của xã hội. Mật độ
giao thông trên tuyến QL1, QL37, một số tuyến đường tỉnh lộ trọng yếu, đường
nội thị thành phố Bắc Giang sẽ tăng cao, một số nút giao thông có thể xảy ra ùn
tắc, thiếu bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ; do tình trạng gia tăng về phương tiện và

tải trọng vận tải một số tuyến đường tỉnh được đầu tư giai đoạn 2000-2009 bị
xuống cấp nhanh chóng; hành lang ATGT đường bộ, đường sắt tiếp tục bị xâm
lấn, phát sinh thêm nhiều điểm đen TNGT... Trong khi đó ý thức chấp hành
pháp luật về TTATGT tuy có được nâng lên nhưng do chưa hình thành được
thói quen, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông nên tình trạng vi phạm
các quy tắc giao thông về đội mũ bảo hiểm, hạn chế tốc độ, đi không đúng làn
đường, sử dụng rượu bia, đậu đỗ sai quy định... vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình
hình trên là nguy cơ tiềm ẩn gia tăng TNGT, đặc biệt về TNGT đường bộ, trong
đó các tuyến đường QL1, 37, 31, tỉnh lộ: 398, 295, 296, 298, 292, địa bàn các


14

huyện Lạng Giang, Việt Yên, thành phố Bắc Giang, Lục Nam, Yên Dũng, Lục
Ngạn vẫn là trọng điểm.
2.2. Thực trạng tình hình trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang
2.2.1. Tình hình trật tự ATGT đường bộ
2.2.1.1. Tình hình tai nạn giao thông
Trong giai đoạn 2010-2014, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, Chính phủ về lĩnh vực bảo đảm TTATGT được các huyện, thành phố
và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh quan tâm, có nhiều biện pháp chỉ
đạo, nên tình hình có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, TNGT vẫn
diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, đặc biệt năm 2010 tỉnh Bắc
Giang nằm trong nhóm tỉnh có tai nạn giao thông tăng cao của cả nước.
Trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tổng cộng 1.033 vụ TNGT,
làm chết 1.042 người và làm bị thương 572 người, trong đó đường bộ xảy
ra 1.023 vụ (99%), làm 1.032 người chết (99%) và làm 605 người bị
thương (100%); đường sắt xảy ra 10 vụ (1%), làm chết 10 người (1%). So
sánh với cùng kỳ 5 năm (từ năm 2004 đến năm 2008) thì trong 5 năm qua

số vụ TNGT trên địa bàn tuy có giảm về số vụ 119 vụ (9,9%) nhưng số
người chết lại tăng cao 330 người (44,8%).
Qua phân tích 1.033 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn trong 5
năm qua cho thấy:
- Đối tượng liên quan: Ô tô chiếm 29%; người đi mô tô, xe máy chiếm
55,8%; người đi xe đạp chiếm 5,6%; người đi bộ chiếm 6,2%; tầu hoả chiếm 2%;
do các nguyên nhân khác chiếm 1,4% về số vụ.
Bảng 1: Số liệu TNGT từ năm 2010 đến năm 2014


15

Tai nạn giao thông

So sánh cùng kỳ năm trước

Năm
Số vụ

2010
2011
2012
2013
2014
Cộng

239
203
217
188

186
1.033

Số

Số

người

người

chết

bị

228
208
219
188
199
1.042

thương
141
125
118
88
100
572


Số vụ
Vụ
45
- 36
14
- 29
-42

%
23
- 15
6,8
- 13,3
-18,4

Số người chết
Người
50
- 20
11
-31
-23

%
28
- 8,7
5,2
-14,1
-10,3


Số người bị
thương
Người
%
23
- 16
-7
-30
-38

19,4
- 11,3
- 5,6
-25,4
-27,5

Nguồn: Công an tỉnh Bắc Giang
- Các lỗi vi phạm chủ yếu: Đi sai phần đường chiếm 31,7%; chuyển hướng
không chú ý quan sát chiếm 29%; tránh vượt sai quy định 14,4%; tự ngã
chiếm 13,7%; nguyên nhân khác chiếm 11,2%.
- Thời gian xảy ra TNGT: Từ 6h đến 12h chiếm 18,4%; từ 12h đến 18h
chiếm 31,5% ; từ 18h đến 24h chiếm 42,5%; từ 0h đến 06h chiếm 7,6%.
- Tuyến đường xảy ra TNGT: QL1A chiếm 25,9% ; QL31 chiếm
15,5% ; QL37 chiếm 6,5%; QL 279 chiếm 1,6%; Đường TL chiếm 27,1%;
Đường liên xã chiếm 21,5 %; Đường sắt chiếm 1,8%; Đường thủy chiếm
0,1%.
- Địa bàn xảy ra TNGT: Huyện Lạng Giang chiếm 18,9%; Huyện Việt
Yên chiếm 13,6%; Thành phố Bắc Giang chiếm 13%; Huyện Lục Nam chiếm
12,1%; Huyện Yên Dũng chiếm 9,4%; Huyện Lục Ngạn chiếm 9,3%; Huyện
Tân Yên chiếm 6,5%; Huyện Hiệp Hòa chiếm 6,3%; Huyện Sơn Động chiếm

5,3%; Huyện Yên Thế chiếm 5,2%.
2.2.1.2. Tình hình lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT
Lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự ATGT của Công an tỉnh


16

gồm Phòng cảnh sát giao thông tỉnh, Văn phòng Công an tỉnh, Phòng cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an các huyện, thành phố.
Trong đó, lực lượng CSGT là nòng cốt trực tiếp tham gia vào công tác bảo
đảm trật tự ATGT. Tổng số cán bộ chiến sĩ lực lượng CSGT toàn tỉnh, thành
phố: 301 đ/c (trong đó phòng CSGT: 108 đ/c; cấp huyện: 191 đ/c). Số cán bộ
được đào tạo chuyên ngành CSGT là:102 đ/c (ĐH, CĐ 19 đ/c; Trung cấp 74
đ.c; Sơ cấp 06 đ/c; Bồi dưỡng nghiệp vụ: 03 đ/c).
So với yêu cầu thực tế, lực lượng CSGT chưa đáp ứng các yêu cầu như: số
lượng còn thiếu, số CBCS đào tạo chuyên ngành còn ít, trình độ nghiệp vụ còn
hạn chế… Trong 05 năm qua, Công an tỉnh đã thường xuyên làm công tác luân
chuyển cán bộ để phòng ngừa sai phạm (có 36 đ/c CSGT được luân chuyển sang
làm nhiệm vụ khác), thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đã
chủ động phát hiện và xử lý kỷ luật 04 trường hợp vi phạm quy trình công tác
TTKS giao thông đường bộ.
Trang thiết bị phục vụ cho CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao
thông còn thiếu và lạc hậu, nhiều phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ bị hỏng
nhưng thiếu kinh phí để sửa chữa, duy tu. Điều kiện làm việc của lực lượng Công
an các huyện còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.
2.2.1.3. Tình hình hành lang ATGT đường bộ
Hành lang an toàn đường bộ là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng
giao thông, bảo vệ an toàn công trình giao thông và an toàn giao thông vận
tải. Hành lang an toàn thuộc phạm vi được bảo vệ và nghiêm cấm xây dựng
công trình khác trừ những công trình thiết yếu.

Các văn bản pháp luật khá đầy đủ và quy định rõ nội dung, bề rộng hành
lang an toàn và trách nhiệm của bộ, ngành và cơ quan, địa phương, tuy nhiên
công tác bảo vệ hành lang ATGT còn chưa hiệu quả thể hiện ở sự phối hợp


17

chưa tốt giữa các ngành liên quan cũng như chính quyền địa phương ở các
cấp; tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đang diễn ra phổ biến ở hầu hết
các địa phương.
Vi phạm hành lang ATGT phổ biến là xây dựng nhà cửa, lều quán, địa
điểm kinh doanh, công trình điện, viễn thông, cấp thoát nước, đấu nối vào
đường giao thông... Đặc biệt ở một số nơi chính quyền địa phương vẫn tiếp
tục cấp đất, giấy phép xây dựng, đấu nối trong hành lang đường bộ tạo ra các
tiềm ẩn TNGT, nhiều dự án còn ảnh hưởng đến độ bền vững công trình đường
bộ và làm giảm khả năng khai thác. Hiện tại số các trường hợp vi phạm
HLATGT trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý là 23.772 trường hợp. (Tình hình
vi phạm hành lang an toàn đường bộ được thể hiện ở bảng phụ lục số 3).
2.2.1.4. Tình hình phương tiện giao thông đường bộ
Chỉ tính riêng phương tiện dân sự, từ năm 2010 đến hết tháng
12/2014, phương tiện cơ giới đường bộ được đăng ký tăng rất nhanh với tốc
độ bình quân năm là 15,96% (cả nước là 16,25%), trong đó xe máy 16% (cả
nước là 17,45%), ôtô 10% (cả nước là 11,75%). Đến 31/12/2014, tổng số
lượng ôtô trên địa bàn tỉnh là 10.244 chiếc (tăng 2,05 lần so với 2010), xe
máy 363.944 chiếc (tăng 1,48 lần so với 2010), số lượng xe taxi trên địa bàn
tỉnh tăng đột biến với trên 250 xe hoạt động (xem chi tiết tại phụ số 2).
Đặc điểm phương tiện cơ giới đường bộ như sau:
- Phương tiện ôtô hiện tại rất đa dạng, có nhiều chủng loại và xuất sứ sản
xuất tại nhiều hãng và nhiều Quốc gia. Cơ cấu xe cơ giới hai bánh rất cao
(trên 90%), số lượng xe buýt và xe con thấp.

- Tải trọng phương tiện: Đối với vận tải hành khách số ghế bình quân/xe
đã tăng lên nhiều và phương tiện có nhiều tiện nghi hơn trong phục vụ hành


18

khách đi lại. Đối với vận tải hàng hoá tải trọng của phương tiện cũng tăng lên
rõ rệt, phương tiện có trọng tải lớn chạy đường dài chiếm ưu thế.
- Các loại xe chở khách cũng như chở hàng được sở hữu và khai thác chủ
yếu là các doanh nghiệp tư nhân và cá thể.
2.2.2. Thực trạng công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang trong những năm gần đây
2.2.2.1. Tổ chức chỉ đạo công tác đảm bảo TTATGT, phòng ngừa TNGT
đường bộ:
Trước tình hình trật tự ATGT đường bộ diễn biến phức tạp, số lượng các
vụ TNGT có xu hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại về người và tài sản.
Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18/CT-TW của
Ban Bí thư TW Đảng, Nghị quyết số 88 của Chính phủ, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân
tỉnh đã có các văn bản, kế hoạch chỉ đạo các cấp các ngành với nhiều biện
pháp quyết liệt, huy động các lực lượng tham gia công tác đảm bảo trật tự
ATGT . Tỉnh uỷ Bắc giang đã ban hành chỉ thị số 09/CT-TU ngày 04/5/20011
về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT ; UBND
tỉnh ban hành quy chế bảo vệ công trình giao thông đường bộ và hành lang
ATGT đường bộ và nhiều văn bản khác chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện
pháp đảm bảo trật tự ATGT. Cùng với những văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp với các tổ chức chính
trị xã hội : UBMTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu
chiến binh tỉnh về chương trình vận động hội viên tham gia công tác đảm bảo
trật tự ATGT, không vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, chủ động xây dựng
kế hoạch để triển khai, mở nhiều đợt kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm, bảo vệ

kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ… thông qua đó các đoàn thể quần
chúng đã chỉ đạo các hôị viên, thành viên triển khai hưởng ứng mạnh mẽ cuộc


19

vận động "Tham gia giữ gìn trật tự ATGT và trật tự đô thị" đã tạo ra một bước
thống nhất, đồng loạt trong toàn tỉnh về công tác bảo đảm trật tự ATGT.
2.2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ:
Trong những năm qua, tuyên truyền giáo dục pháp luật luôn được coi là
một trong những hoạt động trọng tâm của công tác bảo đảm ATGT, xác định
tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của các ngành
và đông đảo quần chúng đối với nhiệm vụ giữ gìn trật tự ATGT. Công an
tỉnh đã chỉ đạo phòng CSGT và Công an các huyện, thành phố phối hợp với
các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh mở nhiều chuyên mục, tăng thời
lượng tin bài trên sóng PTTH, Báo Bắc giang. Hàng ngàn tin, bài ảnh đã
được đăng tải trên Báo Bắc giang hàng ngày; nhiều bài viết gây sự chú ý của
dư luận và có tác dụng giáo dục cao, cảnh báo mọi người phòng ngừa
TNGT. Đã triển khai dán hàng ngàn áp phích, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền
về ATGT cho đội ngũ lái xe cơ giới; nhiều biển tuyên truyền cổ động chấp
hành pháp luật về trật tự ATGT khổ lớn đã được xây dựng dọc cacs tuyến
tuyến quốc lộ. Trong các dịp lễ, tết, Tháng An toàn giao thông hàng năm
Công an các huyện, thành phố đã sử dụng hệ thống truyền thanh cơ sở liên
tục tuyên truyền về yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn trật tự ATGT đến các thôn,
xóm, tổ dân phố đạt hiệu quả tốt. Lực lượng CSGT của tỉnh đã phối hợp với
ngành giáo dục đào tạo tổ chức nói chuyện ngoại khoá, kết hợp với triển lãm
tranh, ảnh chiếu băng hình về trật tự ATGT cho hầu hết các trường học trên
địa bàn. Trong năm 2010-2011, lực lượng CSGT phối hợp với Ban ATGT
tỉnh tổ chức hội thi tìm hiểu về trật tự ATGT (thi viết, sân khấu hoá) cho gần
3 vạn học sinh các trường phổ thông các cấp tại huyện Yên Dũng và Việt

Yên. Năm 2014, Công an tỉnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên tổ chức
cuộc thi Đôị Thanh niên tuyên tuyền về trật tự ATGT toàn tỉnh, thu hút hàng
vạn lượt đoàn viên, thanh niên theo dõi. Các đoàn thể, các ngành đã tổ chức


20

ký cam kết cho hàng vạn hội viên, hộ gia đình về bảo đảm trật tự ATGT; tại
các trường học; phối hợp với ngành giáo dục đào tạo, tỉnh đoàn thanh niên
xây dựng và phát động phong trào "cổng trường an toàn giao thông". Sự
kiên trì và vận dụng nhiều biện pháp, cách thức tuyên truyền, huy động các
ngành các cấp tham gia bảo đảm trật tự ATGT là điều kiện quan trọng để
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người quản lý cũng như người tham gia
giao thông trong công tác phòng ngừa tai nạn.
2.2.2.3. Tham mưu tổ chức hoạt động giao thông trên các tuyến quốc lộ
qua địa bàn tỉnh Bắc Giang
Quá trình theo dõi tình hình mất trật tự ATGT, nghiên cứu các tuyến
đường thường xảy ra tai nạn, va quệt giao thông, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã
phối hợp với ngành giao thông vận tải đề xuất, kiến nghị Cục đường bộ Việt
Nam, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện nhiều biện pháp tổ chức giao thông:
đã lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông, làm các gờ giảm tốc tại các khu
vực giao cắt đô thị, từ đường nhánh ra quốc lộ 1A, 31, 37 và các đường tỉnh
lộ (gần 200 điểm giao cắt đã được lắp đặt đèn tín hiệu và sơn gờ giảm tốc); bố
trí 700 biển giao nhau với đường ưu tiên ; biển cảnh báo "đoạn đường thường
xảy ra TNGT". Một số điểm đã được tổ chức lại giao thông như sơn vạch liền
phân làn đường. Các điểm đấu nối vào khu công nghiệp mới xây dựng đều
tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm an toàn. Sau khi được tổ chức lại hệ
thống giao thông, tình hình trật tự ATGT tại các điểm trên có những chuyển
biến, vi phạm và TNGT đã bước đầu đã hạn chế.
2.2.2.4. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Luật GTĐB trên các tuyến

giao thông:
Song song với công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ, xử
lý vi phạm được xác định là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu,


×