GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẢM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẢM
BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
BẢO TIỀN VAY TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh Láng
Hạ.
3.1.1 Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Trong giai đoạn hiện nay thì hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển
tất yếu đối với bất kỳ quốc gia nào và nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Xu hướng này cũng đặt ngành ngân hàng trước những cơ hội và thách thức mới.
Khi gia nhập WTO Chính phủ đã cam kết sẽ từng bước dỡ bỏ các rào cản bảo hộ
hoạt động ngân hàng, điều đó đã và đang buộc các NHTM Việt Nam vào thế cạnh
tranh gay gắt, đòi hỏi các ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng phải đưa ra
chiến lược phát triển phù hợp theo định hướng sau:
Thực hiện tốt các nhiệm vụ mà NHNo&PTNT Việt Nam uỷ quyền cũng như
các nhiệm vụ của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam
Tăng cường công tác tiếp thị và mở rộng thị phần đặc biệt coi trọng khách
hàng truyền thống như TCT bưu chính viễn thông, TCT lắp máy,...
Đa dạng hoá hình thức huy động vốn về loại hình cũng như lãi suất, đồng thời
luôn đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng, mở rộng các hình thức cho vay
nhưng luôn chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng
cao khả năng cạnh tranh và vị thế của chi nhánh với các ngân hàng khác trên cùng
địa bàn.
Luôn chú trọng và thường xuyên đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ
thuật và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với quá trình hội nhập
và phát triển kinh tế của đất nước.
Thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả kinh
doanh và đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh.
Thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại góp phần nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ công nhân viên không chỉ những kiến thức chuyên môn và
cả những kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị và những kỹ năng khi giao tiếp với
khách hàng.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động đảm bảo tiền vay của chi
nhánh.
Nắm bắt được vai trò quan trọng của chất lượng tín dụng, chi nhánh luôn chủ
trương nâng cao hiệu quả hoạt động ĐBTV:
- Trong giai đoạn tới chi nhánh phải đảm bảo vốn cho phát triển kinh tế do đó
chi nhánh phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, gắn hoạt động cho vay với
những dự án, phương án hiệu quả và luôn chú trọng chất lượng tín dụng. Bên cạnh
đó chi nhánh phải chuyển hướng cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay với
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghhiệp ngoài quốc doanh.
- Chi nhánh cần mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo trong tổng doanh số cho
vay đồng thời đa dạng hoá danh mục tài sản đảm bảo.
- Luôn phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thẩm định khách hàng
cũng như tài sản đảm bảo, bên cạnh đó chi nhánh cũng phải thường xuyên cập nhật
những văn bản pháp quy mới về hoạt động ĐBTV để có biện pháp thực hiện đúng
chủ trương, đường lối của Nhà nước.
- Chi nhánh phải luôn tập trung vào việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
quá hạn, nợ tồn đọng và phải có biện pháp để nâng cao hiệu quả trong việc xử lý
nợ cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 5% tổng nợ quá hạn.
- Tổ chức thực hiện tốt hoạt động quản trị rủi ro, đánh giá lại các lĩnh vực đầu
tư cũng như đa dạng hoá danh mục đầu tư, nâng cao tỷ trọng thu từ các hoạt động
dịch vụ và giảm thu từ hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro đến mức tốí thiểu.
Đó chính là mục tiêu và phương hướng cho cán bộ công nhân viên chi nhánh
nỗ lực phấn đấu nhằm nâng cao uy tín và vị thế của chi nhánh.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ĐBTV tại chi
nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ:
3.2.1. Đa dạng hoá danh mục tài sản đảm bảo:
Hiện nay danh mục tài sản đảm bảo của chi nhánh chưa thật đa dạng như các
văn bản pháp luật quy định, nhiều loại tài sản còn chưa được áp dụng làm tài sản
đảm bảo cho khoản vay, vì vậy chi nhánh cần nhanh chóng xây dựng danh mục các
loại tài sản đảm bảo đa dạng và có tính thanh khoản cao. Bên cạnh các tài sản
truyền thống như nhà ở, quyền sử dụng đất…chi nhánh cần nghiên cứu mở rộng
cho vay cầm cố bằng hàng hoá vì:
Thứ nhất: khi cho vay cầm cố bằng hàng hoá thì việc định giá tương đối thuận
lợi do loại tài sản này có nguồn thông tin rất đa dạng và rõ ràng.
Thứ hai: khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì việc xử lý tài sản loại
này là tương đối thuận lợi và ngân hàng sẽ không gặp nhiều khó khăn như khi xử
lý tài sản đảm bảo là nhà ở, quyền sử dụng đất…
Thứ ba: các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, có nhu cầu vốn lưu động lớn là tương đối
lớn do đó nếu ngân hàng cho vay cầm cố bằng hàng hoá thì sẽ mở rộng thị phần và
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên thì khi cho vay theo hình thức này thì ngân hàng phải thực hiện
theo quy định của pháp luật đó là các tài sản này phải không nằm trong danh sách
cấm giao dịch.
Không chỉ đa dạng mà chi nhánh cũng cần phải phân loại tài sản đảm bảo theo
nhóm như: nhóm bất động sản, nhóm vàng bạc đá quý, nhóm máy móc thiết bị,
nhóm phương tiện vận tải…và đưa ra ưu nhược điểm của từng nhóm để cán bộ tín
dụng có được quyết định hợp lý về tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản đảm bảo.
3.2.2. Nâng cao năng lực, định giá chính xác giá trị tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo hiện nay chủ yếu là nhà ở và quyền sử dụng đất, chứng từ có
giá…Đây chỉ là một phần nhỏ so với quy định hiện hành về tài sản đảm bảo. Ngân
hàng chưa mở rộng được danh mục tài sản đảm bảo là do năng lực định giá tài sản
đảm bảo còn nhiều yếu kém, chưa có chuyên gia giỏi được đào tạo về lĩnh vực này.
Tài sản đảm bảo là một yếu tố để ngân hàng quyết định mức tín dụng do đó nếu
hoạt động định giá không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng khi chi
nhánh buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ.
Khi cho vay có tài sản đảm bảo là dây chuyền máy móc, thiết bị chuyên dùng
phức tạp thì ngân hàng có thể thoả thuận với khách hàng về việc thuê tổ chức tư
vấn và tổ chức chuyên môn định giá tài sản. Và đối với những tài sản này thì ngân
hàng phải tiến hành đánh giá lại ít nhất là 06 tháng một lần cũng như ngay sau khi
có sự biến động lớn về giá của tài sản trên thị trường. Từ đó sẽ tạo cơ sở cho ngân
hàng có thể yêu cầu khách hàng áp dụng biện pháp ĐBTV hợp lý hay bổ sung tài
sản đảm bảo.
Hoạt động định giá tài sản đảm bảo là hoạt động khó khăn và phức tạp nhưng
lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như
tác động đến ý thức trả nợ của khách hàng, vì thế chi nhánh cần sớm thành lập bộ
phận chuyên trách hoạt động định giá tài sản đảm bảo, bộ phận này phải thường
xuyên được đào tạo và cập nhật thông tin về thị trường, xu hướng tiêu dùng…Hiện
nay việc định giá tài sản đảm bảo còn được tiến hành bởi các cán bộ tín dụng và
ban lãnh đạo, với cách làm này thì còn nhiều hạn chế như đánh giá không mang
tính chuyên môn cao, không sát thực tế, không dự đoán hết và chính xác biến động
của thị trường cũng như những biến đổi theo thời gian của tài sản. Do đó việc
thành lập bộ phận chuyên trách là cần thiết và cấp bách.
3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý tài sản đảm bảo:
Khi cho vay có tài sản đảm bảo thì tài sản có thể do ngân hàng, khách hàng
hoặc cũng có thể do bên thứ ba nắm giữ. Đối với những tài sản là giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và sở hữu nhà… thì do ngân hàng nắm giữ còn đối với những
tài sản là máy móc thiết bị hay những tài sản hình thành từ vốn vay thì phần lớn do
khách hàng nắm giữ và sử dụng. Chính vì thế mà nhiều trường hợp ngân hàng
không thể nắm bắt được tình trạng của tài sản như: độ hao mòn và giá trị thực tế
của tài sản… điều đó đặt ra cho ngân hàng vấn đề là phải đưa ra biện pháp thích
hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản đảm bảo, tránh trường hợp khách hàng
bán mất tài sản dảm bảo hoặc thay thế làm giảm giá trị của tài sản. Ngân hàng phải
chú trọng giám sát chặt chẽ việc bảo quản và sử dụng tài sản đảm bảo của khách
hàng, đây là biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả đối với hoạt động ĐBTV nói riêng
và hoạt động tín dụng nói chung.
3.2.4. Chi nhánh cần phải thành lập bộ phận chuyên trách về xử lý tài
sản đảm bảo:
Khi khách hàng không có khả năng trả nợ hay khi nguồn thu nợ thứ nhất
không thực hiện được thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản đảm bảo để thu
hồi vốn tín dụng, tuy nhiên việc phát mại tài sản còn rất nhiều khó khăn bất cập,
một phần là do các quy định của pháp luật và việc theo dõi, quản lý tài sản đảm
bảo chưa tốt, nhưng một phần cũng là do ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách
về xử lý tài sản đảm bảo, một số khoản vay đã được xử lý rủi ro nhưng tài sản đảm
bảo chưa được xử lý do nhiều nguyên nhân. Nhằm giúp cho ngân hàng đẩy nhanh
tốc độ và tăng giá trị thu hồi nợ quá hạn mà chi nhánh cần thành lập một bộ phận
chuyên xử lý các khoản nợ có vấn đề thông qua xử lý tài sản đảm bảo. Bộ phận
này phải luôn phối hợp với các cơ quan chức năng như: Toà án, Trung tâm đăng ký
giao dịch đảm bảo, công ty môi giới…để có những biện pháp nhằm tăng tốc độ và
hiệu quả xử lý tài sản đảm bảo. Hoặc điều chuyển về bộ phận khác như công ty
mua bán nợ hay công ty thuê mua, khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo mà ngân
hàng xiết nợ. Và bộ phận này phải cùng với các cơ quan như toà án, công an…để
giúp đỡ thậm chí buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và giành quyền ưu
tiên trong xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ cho ngân hàng.
3.2.5. Lựa chọn khách hàng thích hợp để cho vay không có tài sản
đảm bảo thông qua khai thác nợ:
Trong thời gian tới chi nhánh nên giảm bớt tỷ trọng cho vay không có tài sản
đảm bảo với các DNNN vì thường những doanh nghiệp này làm ăn ít hiệu quả, cơ
sở hạ tầng xuống cấp, và nên hướng tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có uy
tín và khả năng tài chính lành mạnh.
Chi nhánh cũng cần phải xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, xây dựng
hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng một cách cụ thể hơn so với tình hình hiện
nay. Từ đó phân loại khách hàng để đưa ra chính sách phù hợp, với khách hàng
truyền thống, quan hệ lâu dài và có uy tín với chi nhánh thì có thể linh hoạt trong
việc cấp tín dụng như cho vay hưởng lãi suất ưu đãi, cho vay không cần tài sản
đảm bảo.
Trên cơ sở quy định của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh có thể áp dụng
cách chấm điểm tín dụng khách hàng để tạo cơ sở cho việc ra quyết định cho vay
có hay không có tài sản đảm bảo.