Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Sử dụng google earth trong dạy học môn địa lí ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG

SỬ DỤNG GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
HỆ CHÍNH QUY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN HỮU DUY VIỄN

ĐỒNG HỚI - NĂM 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG

SỬ DỤNG GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
KHÓA HỌC: 2013 - 2016

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN HỮU DUY VIỄN



QUẢNG BÌNH - NĂM 2016
b


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn Hữu Duy
Viễn, người đã hướng dẫn tận tình giúp tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận
này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo đã giảng dạy và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Quảng
Bình, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội, Bộ môn Địa lý - Việt
nam học - Công tác xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu.
Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Lệ Hằng

c


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................2
2.1. Ứng dụng Google Earth trong các lĩnh vực đời sống ........................................2

2.2. Ứng dụng Google Earth trong lĩnh vực giáo dục ..............................................4
3. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................4
3. 1 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4
3.2 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................4
4.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................................4
4.2. Xử lý dữ liệu ......................................................................................................4
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................5
NỘI DUNG...................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ẢNH VIỄN THÁM VÀ GOOGLE EARTH ...........6
1.1. Khái quát về ảnh viễn thám ...............................................................................6
1.1.1. Khái niệm ảnh viễn thám ............................................................................6
1.1.2. Phân loại ảnh viễn thám ..............................................................................6
1.1.3. Các loại ảnh vệ tinh thường dùng hiện nay (phân theo độ phân giải).........6
1.1.4. Ảnh viễn thám dạng số và vấn đề giải đoán bằng mắt ................................7
1.2. Khái quát về phần mềm Google Earth .............................................................11
1.2.1. Lịch sử phát triển của Google Earth ..........................................................11
1.2.2. Các phiên bản của Google Earth ...............................................................11
1.2.3. Các chức năng của Google Earth ..............................................................12
CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS VÀ ỨNG
DỤNG CỦA GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC .............................................15
2.1. Khái quát về chương trình môn Địa lý ở trường THCS ..................................15
2.1.1. Địa lý tự nhiên đại cương ..........................................................................15
2.1.2. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương ...............................................................15
2.1.3. Địa lý các châu lục ....................................................................................15
2.1.4. Địa lý Việt Nam ........................................................................................15
2.2. Phương pháp dạy học Địa lý ở THCS .............................................................16
d



2.2.1. Khái niệm ..................................................................................................16
2.2.2. Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lý .........................16
2.3. Khả năng ứng dụng Google Earth trong việc đổi mới dạy học Địa lý ở THCS
................................................................................................................................ 18
2.3.1. Một số yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học ..........................18
2.3.2. Ưu điểm của Google Earth trong dạy học Địa lý ......................................19
2.4. Vai trò của ảnh viễn thám trong dạy học Địa Lý.............................................24
2.4.1. Google Earth là một nguồn tri thức Địa lý ................................................24
2.4.2. Google Earth là phương tiện rèn luyện kỹ năng .......................................25
2.4.3. Google Earth là ứng dụng trực quan dùng để minh họa cho kiến thức.....26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ ỨNG DỤNG GOOGLE EARTH
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ ....................................................................................28
3.1. Cách thức sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lý ...................................28
3.1.1. Lựa chọn Google Earth tùy nội dung cần truyền đạt ................................ 28
3.1.2. Lựa chọn Google Earth tùy năng lực học sinh ..........................................28
3.1.3. Kết hợp với các phương tiện dạy học trực quan khác ...............................29
3.2. Ứng dụng Google Earth trong các nội dung bài học cụ thể ............................30
3.2.1. Ứng dụng trong dạy học nội dung về Trái đất ..........................................30
3.2.2. Ứng dụng trong dạy học nội dung về tự nhiên ..........................................31
3.3.3. Ứng dụng trong dạy học nội dung về kinh tế - xã hội...............................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 42
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................42
2 . KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43

e


DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU
1. HÌNH ẢNH

Hình 1: Hình dạng ...........................................................................................................8
Hình 2: Bóng ...................................................................................................................8
Hình 3: Cường độ màu ....................................................................................................8
Hình 4: Màu sắc ..............................................................................................................9
Hình 5: Cấu trúc ..............................................................................................................9
Hình 6: Kiểu mẫu ..........................................................................................................10
Hình 7: Mối quan hệ......................................................................................................10
Hình 8: Biểu tượng Google Earth .................................................................................11
Hình 9: Thông tin về tọa độ và độ thu phóng ................................................................ 13
Hình 10: Hình ảnh 3D của thành phố Atlanta ..............................................................13
Hình 11: Hiển thị chế độ ngày đêm ...............................................................................14
Hình 12: Khả năng thu phóng của Google Earth so với bản đồ giấy ...........................20
Hình 13: Một số địa điểm du lịch, đường phố..............................................................21
Hình 14: Khu vực thành cổ Đồng Hới .........................................................................21
Hình 15: Vị trí kinh tuyến, vĩ tuyến của khu vực Hồ Hoàn Kiếm ..................................22
Hình 16: Một số vật thể bên ngoài Trái đất .................................................................22
Hình 17: So sánh giữa tranh ảnh giáo khoa và ảnh viễn thám ....................................23
Hình 18: Hiển thị hình ảnh ............................................................................................24
Hình 19: Sự biến động khu vực cửa biển Nhật Lệ ........................................................25
Hình 20: Các dạng quần cư ..........................................................................................26
Hình 21: Các cảnh quan chính ở lục địa Phi ................................................................ 26
Hình 22: Ảnh viễn thám khu vực Bảo Ninh qua các thời điểm khác nhau ...................28
Hình 23: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) .............................................................................29
Hình 24: Một số hình ảnh trên dãy An-det ...................................................................30
Hình 25: Hình dạng Trái đất .........................................................................................30
Hình 26: Phương hướng trên Trái đất ..........................................................................31
Hình 27: Hiệu ứng ánh sáng – bóng tối ........................................................................31
Hình 28: Khối núi trong dãy Xcanđinavi ......................................................................32
Hình 29: Khối núi trong hệ thống núi Hi-ma-lay-a .....................................................32
Hình 30: Sống núi ngầm dưới Đại Tây Dương .............................................................33

f


Hình 31: Đảo Ai xơ len..................................................................................................33
Hình 32: Khối núi đá vôi khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng ..............................................34
Hình 33: Dạng địa hình đồng bằng và cao nguyên ......................................................34
Hình 34: Các dạng đảo .................................................................................................35
Hình 35: Hệ thống sông Hồng......................................................................................36
Hình 36: Hồ miệng núi lửa ...........................................................................................36
Hình 37: Dấu hiệu nhận biết hồ nước mặn ...................................................................37
Hình 38: Hồ nước ngọt Baikal (Nga) ............................................................................37
Hình 39: Đập hồ Phú Vinh ............................................................................................38
Hình 40: Hồ Tây – Hà Nội ............................................................................................38
Hình 41: Các thảm thực vật ..........................................................................................39
Hình 42: Hình ảnh trên các ốc đảo ở châu Phi ............................................................40
Hình 43: Các dạng quần cư ..........................................................................................40
Hình 44: Hệ thống tưới tiêu ..........................................................................................41
Hình 45: Một số địa điểm du lịch ..................................................................................41
2. BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đặc trưng kỹ thuật một số ảnh vệ tinh chính ....................................................6
Bảng 2: So sánh các công cụ trực quan trong dạy học Địa lý .....................................19

g


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn trong công tác truyền tải thông tin ở
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, các kênh trực quan sinh
động giúp truyền tải thông tin từ người dạy sang người học một cách hiệu quả, làm cho

hoạt động nhận thức của học sinh nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn. Hiện nay, các phương tiện
trực quan được sử dụng phổ biến để hỗ trợ cho việc dạy học ở trường THCS gồm: quả
Địa cầu, các seri bản đồ giáo khoa theo chuyên đề, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ câm, tranh
ảnh giáo khoa, video clip, ...
Theo xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều phương tiện trực quan mới đã ra
đời và có khả năng ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quan đến yếu tố không
gian, trong đó có phần mềm Google Earth. Phần mềm này mới ra đời cách đây không
lâu (2004) dựa trên ứng dụng của công nghệ 3D (không gian 3 chiều) trên nền các ảnh
viễn thám với độ phân giải cao vì vậy có thể bao quát được các không gian rộng lớn trên
toàn bộ Trái đất hoặc ở một địa điểm cụ thể. Các ảnh viễn thám hoặc hàng không này
được cập nhật khá thường xuyên theo một chu kỳ nhất định vì vậy những sự thay đổi
của các khu vực ngoài thực tế được thể hiện khá sát so với thực tế [18- tr 1]. Ngoài ra,
Google Eath còn có thể liên kết được một số ảnh minh họa cụ thể mà người dùng đưa
lên. Với ưu điểm vượt trội của công nghệ 3D, các đối tượng Địa lý trở nên sinh động và
gần gũi với thực tế nên người xem có thể hình thành các tri thức về không gian một
cách nhanh chóng. Do sự tiện dụng này nên phần mềm này đã được áp dụng và đem lại
hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng trong lĩnh
vực dạy học ở trường phổ thông còn chưa được phổ biến và cũng chỉ mới dừng lại ở
những chức năng cơ bản mà chưa khai thác được hết các tính năng độc đáo của nó.
Bên cạnh những chức năng cơ bản, Google Earth còn có rất nhiều chức năng hữu
ích và tiện dụng đối với việc dạy học môn Địa lý ở trường phổ thông. Nó có khả năng
thể hiện được hình dáng lãnh thổ tất cả các quốc gia trên thế giới với đường biên giới rõ
ràng, có thể giúp xác định được diện tích, chu vi, khoảng cách của các đối tượng trên
thực tế một cách nhanh chóng. Google Earth cũng có khả năng phóng to, thu nhỏ bất kỳ
một điểm nào trên Trái đất để hiển thị ở một phạm vi không gian chi tiết với độ phân
giải cao hơn. Đặc biệt, phần mềm này rất dễ sử dụng, rất dễ cài đặt, do vậy nó không
đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức tin học ở trình độ cao như các phần mềm khác

1



nên mọi giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nó trong quá trình giảng dạy môn
Địa lý ở trường phổ thông được tốt hơn.
Với những tính năng đặc biệt như vậy thì Google Eath có khả năng hỗ trợ tốt trong
việc dạy học Địa lý nếu khai thác một cách hiệu quả nhất. Khi sử dụng phần mềm
Google Eath vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực,
tính tư duy độc lập, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học từ đó nâng
cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của
các học sinh.
Trên thực tế hiện nay những người có trình độ chuyên môn về sử dụng phần mềm
Google Earth thì lại không làm việc trong lĩnh vực giáo dục ở trường phổ thông, còn
những giáo viên được làm việc tại trường thì lại chưa được đào tạo hướng sử dụng phần
mềm Google Earth một cách bài bản và khoa học.
Nhằm đề xuất các hướng ứng dụng để khai thác hiệu quả phần mềm Google Earth
để hỗ trợ cho việc dạy học Địa lý ở trường THCS, đề tài “Sử dụng Google Eath trong
dạy học môn học Địa lý ở trường THCS” đã được chọn để thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Ứng dụng Google Earth trong các lĩnh vực đời sống
Google Earth là sản phẩm công nghệ cao, phổ thông, mã nguồn mở nên hoàn toàn
miễn phí, kỹ thuật sử dụng đơn giản, được cung cấp miễn phí bởi tập đoàn Google.
Thông qua Google Earth, ta có thể khảo sát, xác định chính xác toạ độ, xác định sơ bộ
cao độ, đo chiều dài, đo diện tích, tìm kiếm các địa danh hoặc chia sẻ thông tin một
cách thuận lợi và nhanh chóng giữa các cơ quan, cá nhân với nhau. Gần đây, Google
Earth đã phát triển thêm tính năng tạo video mô phỏng hình ảnh các đập sông trên khắp
thế giới, tiêu biểu là video mô phỏng quá trình tan băng trên dãy Hymalayas, quá trình
ngập lụt và đe dọa an toàn đến cộng đồng dân cư sống vùng hạ nguồn của đập dưới tác
động của sự nóng lên toàn cầu. Video được định dạng ở hai dạng có thể xem được trên
youtube hoặc dạng KML có thể xem trực tiếp trên Google Earth, người xem có thể tìm
kiếm, phóng to thu nhỏ và thêm các thông tin và hình ảnh theo ý muốn.

Vì vậy, sản phẩm này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
giúp đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong đời sống tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Điều này có thể được tìm thấy từ khá nhiều bài viết, đề tài, dự án trong nhiều lĩnh vực
như: khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn, rừng, an ninh quốc phòng, giao thông vận tải,
xây dựng, du lịch, dạy học, ... Chẳng hạn như trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng,
Google Earth trở thành vũ khí quan trọng chống IS. Hiện nay, Google Earth giúp kết nối
thông tin giữa quân đội Mỹ và lực lượng người Kurd. Các chiến binh tham gia chiến
đấu chống IS tại Syria đã cài đặt ứng dụng Google Earth để định vị mục tiêu IS trên
2


thực địa, hỗ trợ cho các cuộc không kích và giảm thiểu rủi ro với dân thường [12- tr 3].
Trong lĩnh vực xây dựng, Google Earth đã được sử dụng hiệu quả trong việc khảo sát
các yếu tố môi trường xung quanh của một số dự án như: Dự án Xử lý môi trường sân
bay Đà Nẵng, Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả (Phú Yên và Khánh Hòa), ... [8- tr 3].
Sau đây là một số nghiên cứu đáng kể như:
- Nghiên cứu “Ứng dụng sản phẩm Google Earth trong công tác điều tra khảo sát
khí tượng thủy văn” do Đặng Thanh Bình và Phan Thị Hoàn thuộc Đài Khí tượng Thủy
văn khu vực Nam Trung Bộ thực hiện năm 2012. Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm
Google Earth hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra khảo sát khí tượng thủy văn, có ý
nghĩa bổ sung cho nhiều trang thiết bị còn thiếu. Theo đánh giá của nhóm tác giả, đây là
một chương trình phần mềm đơn giản tiện ích, độ chính xác cao đối với lĩnh vực khảo
sát và định vị địa hình. Nghiên cứu đã có ý nghĩa trong công tác dự báo thủy văn nói
chung, dự báo lũ lụt nói riêng, việc dự báo được lượng mưa, diện mưa và điểm mưa là
thực sự cần thiết [1- tr 3].
- Nghiên cứu “Ứng dụng phần mềm Google Earth trong quản lý bảo vệ rừng”
được thực hiện bởi tác giả Hoàng Lộc tại Vườn quốc gia Phước Bình vào năm 2012.
Nghiên cứu này đã ứng dụng phần mềm Google Earth trong tuần tra truy quét bảo vệ
rừng, theo dõi tài nguyên rừng và phục vụ du lịch sinh thái. Hiện nay, Vườn quốc gia
Phước Bình lập các tuyến tuần tra, du lịch trên Google Earth, ghi lại toạ độ, hình ảnh

các động thực vật, các sinh cảnh trên tuyến tuần tra khảo sát và thiết lập các biểu theo
dõi động thực vật rừng. Việc ứng dụng phần mềm Google Earth vào quản lý bảo vệ
rừng và phục vụ du lịch tạo điều kiện cho Vườn quốc gia quản lý tốt tài nguyên rừng [5tr3].
- Nghiên cứu “Ứng dụng vẽ sơ đồ lưới điện trên Google Earth từ Excel” do
Nguyễn Nho Hiếu và Nguyễn Bách Thảo thực hiện năm 2012. Nghiên cứu cho biết sau
khi nhập số liệu vào chương trình Excel (có lập trình VBA), ta chỉ cần nhấn nút chạy
chương trình tự động tạo ra file trên Google Earth thì hệ thống sẽ tự động vẽ sơ đồ lưới
điện ngay trên Google Earth [3- tr 3].
- Nghiên cứu “Ứng dụng phầm mềm Google Earth trong công tác quản lý các dự
án giao thông” do Lê Văn Pháp và Lý Hồng Lập thực hiện năm 2013. Nghiên cứu đã sử
dụng phần mềm Google Earth hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra quản lý các dự án
giao thông. Với các tính năng của Google Earth được áp dụng để vạch tuyến sơ bộ, kẻ
trắc dọc sơ bộ. Ngoài ra còn giúp thị sát tuyến và định vị vị trí công trình ngoài thực địa.
Định vị hệ thống cọc GPMB, các vị trí mốc GPS, mốc cao độ, qua đó ta có thể xem xét
ảnh hưởng của công tŕnh so với công tŕnh xung quanh, quản lư trên Google Earth gắn
liền với địa vật thực và dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết [8- tr 3].
3


2.2. Ứng dụng Google Earth trong lĩnh vực giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, việc ứng dụng Google Earth vẫn còn khá hạn chế, mới
chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm, thu phóng và hiển thị các đối tượng trên phần mềm. Tiêu
biểu hơn cả là nghiên cứu “Sử dụng phần mềm Google Earth trong thiết kế bản đồ dạy
học Lịch sử và Địa lý” của tác giả Lê Thiên Nhiên được đăng tải trên Tạp chí Thiết bị
Giáo dục số 49/9-2009. Tác giả khẳng định việc soạn bài giảng điện tử trong giảng dạy
Lịch sử là rất khó khăn và tốn kém thời gian nhất là thiết kế và sử dụng hiệu quả bản đồ
Lịch sử. Google Earth được đánh giá là đơn giản nhưng hiệu quả cao trong việc thiết kế
các dạng bản đồ trong dạy học Lịch sử, Địa lý cũng như việc tạo các bản đồ câm trong
việc kiểm tra, đánh giá học sinh [7- tr 4].
Như vậy, có thể thấy rằng: việc ứng dụng Google Earth trong việc dạy học Địa lý

ở bậc THCS mới chỉ khai thác đến các chức năng cơ bản. Các nghiên cứu vẫn chưa khai
thác được hết các tính năng vượt trội của phần mềm như chức năng 3D, chức năng mô
hình hóa, chức năng hiển thị dữ liệu đa thời gian, … Trong khi đó, các chức năng này
có thể đem lại nhiều thế mạnh trong việc hỗ trợ dạy học theo hướng trực quan sinh
động. Do đó, việc đề xuất các hướng khai thác mới trong Google Earth vẫn còn là chủ
đề cần tiếp tục được nghiên cứu.
3. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3. 1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được một số hướng khai thác hiệu quả phần mềm Google Earth nhằm hỗ
trợ cho việc dạy học Địa lý ở trường THCS.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các chức năng của phần mềm
Google Earth ứng dụng trong việc hỗ trợ giảng dạy môn Địa lý.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.Thu thập dữ liệu
- Tải phần mềm Google Earth (bản miễn phí) từ trang web chính thức của tập đoàn
Google: />- Thu thập các tài liệu giới thiệu về ảnh viễn thám, hướng dẫn về việc sử dụng
phần mềm Google Earth thông qua việc tham khảo từ các nghiên cứu, các bài viết, dự
án trước đây về phần mềm Google Earth và nội dung chương trình Địa lý ở bậc THCS
được thu thập thông qua việc tổng quan từ sách giáo khoa Địa Lý các lớp 6, 7, 8, 9.
4.2. Xử lý dữ liệu
- Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để xử lý các dữ liệu đã thu thập được
để hoàn thành các nội dung: tổng quan về phần mềm Google Earth, khả năng ứng dụng
của Google Earth trong lĩnh vực giáo dục và khái quát về các nội dung về môn Địa lý ở
4


THCS, hoàn thành nội dung về đề xuất các giải pháp trong việc sử dụng phần mềm
Google Earth trong việc hỗ trợ dạy học Địa lý.
- Sử dụng chức năng hiển thị trong Google Earth để:

+ Phóng to, thu nhỏ nhằm khảo sát các khu vực khác nhau về địa bàn và mức độ
bao quát về mặt không gian.
+ Thể hiện các thông tin về tọa độ (kinh độ, vĩ độ, cao độ), tầm cao, góc quan sát,
một số hình ảnh và thuộc tính mô tả được đính kèm về một địa điểm nào đó; thể hiện
các mô hình nổi (3 chiều) về các công trình trong một số đô thị lớn trên thế giới, và độ
cao của các địa hình vùng núi, cao nguyên; thể hiện các dữ liệu đa thời gian tại một khu
vực không gian cụ thể, …
- Sử dụng chức năng phân tích - truy vấn trong Google Earth để:
+ Tìm kiếm các đối tượng, địa điểm được thể hiện bên trong cơ sở dữ liệu của
phần mềm Google Earth (thành phố, quốc gia, đỉnh núi, ngọn đồi, con sông, …); đo đạc
khoảng cách, chu vi, diện tích, góc của các đối tượng trong Google Earth.
+ Đánh dấu (bookmark) dùng để lưu lại các tọa độ điểm, đường, vùng thể hiện
trên dữ liệu Google Earth. Các tọa độ này có thể lưu trữ thành các lớp dữ liệu vector, có
khả năng tích hợp với dữ liệu trong GIS [18- tr 5].
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Google Earth là một trong những công cụ hỗ trợ hiện đại, giúp đem lại hiệu quả
cao hơn trong công tác giảng dạy so với các phương thức giảng dạy truyền thống.
Qua đề tài này, chúng tôi đã đề xuất một số hướng khai thác Google Earth để hỗ
trợ cho việc giảng dạy trong dạy học Địa lý. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc
bổ sung vào phương pháp dạy học hiệu quả một phương pháp tiếp cận mới.
Đề tài này còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Địa lý và các giáo viên
bậc THCS trong việc ứng dụng Google Earth vào dạy học.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ẢNH VIỄN THÁM VÀ GOOGLE EARTH
1.1. Khái quát về ảnh viễn thám
1.1.1. Khái niệm ảnh viễn thám

Ảnh viễn thám là ảnh thể hiện các vật thể trên bề mặt Trái đất được thu nhận bởi
các bộ cảm biến đặt trên vệ tinh, máy bay (ở khoảng cách vài trăm mét). Ảnh viễn thám
có thể lưu trữ trên phim, giấy hoặc ảnh số (lưu trữ trên bộ nhớ).
1.1.2. Phân loại ảnh viễn thám
Ảnh viễn thám có 2 loại: Ảnh vệ tinh và ảnh hàng không
- Ảnh hàng không: là ảnh được chụp từ trên máy bay, nó có một số ưu điểm: ảnh
chụp từ máy ảnh mô phỏng giống như mắt người, độ phân giải cao và chứa đựng nhiều
thông tin, có độ trung thực cao về mặt hình học.
- Ảnh vệ tinh: bao gồm ảnh quang học và ảnh radar.
Ảnh quang học: được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh sáng nhìn thấy.
Ảnh radar: là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng trong dải
sóng siêu cao tần (bước sóng lớn hơn 2 cm).
1.1.3. Các loại ảnh vệ tinh thường dùng hiện nay (phân theo độ phân giải)
- Loại có độ phân giải thấp (>100m): Modis (250m, 500m, 1km); Meris (250m);
Noaa-AVHHR (1,1km); Spot Vegetation;
- Loại có độ phân giải trung bình (15-100m): Landsat TM/ETM+ (15m; 30m;
60m, bao gồm 7 kênh phổ, thường dùng để làm bản đồ hiện trạng sử đất, hiệu chỉnh bản
đồ tỷ lệ nhỏ); Spot (20m); Aster (15m; 30m; 90m); IRS, Envisat, Radarsat,…
- Loại có độ phân giải cao (<10m): Quickbird (ảnh toàn sắc: 0,7-1m, ảnh đa phổ:
2,44-4m); Corona (5m); IKONOS (ảnh đơn kênh: 1,4m, ảnh đa phổ -4 kênh: 4m,
thường dùng để hiệu chỉnh bản đồ địa chính, tỷ lệ trung bình và lớn); Spot 5 (2,5; 5;
10m), Thaichote/THEOS (2m), OrbView-3 (1, 4m), IRS (2,5; 5 m), Corona, Lidar, …
Bảng 1: Đặc trưng kỹ thuật một số ảnh vệ tinh chính [9- tr6]
Loại dữ liệu
Độ phân giải
cao
Độ phân giải

Độ phân giải
Toàn sắc

Đa phổ
(PAN), m
(MS), m
0,61
2,44
1
4
2-3
15
30 - 60

Vệ tinh sensor
Quickbird
Ikonos
KVR 1000 (Kosmos)
Landsat 7 ETM+
6

Bề rộng tuyến
chụp (km)
16,5
11
40
185


trung bình

Độ phân giải
thấp


Landsat 4 và 5 TM
SPOT 1 – 5
JERS – 1 OPS
IRS – 1C/D PAN
IRS – 1C/D LISS III
TK – 350 (kosmos)
Landsat 1 – 5 MSS
RESURS – 01
IRS – 1C/D WIFS
TIROS/A VHRR (NOAA)

2,5 - 10
5,8
10
-

30 - 120
10 - 20
18
23 - 70
80
170 - 600
188
1100

185
60
75
71

142
200
185
600
810
3000

1.1.4. Ảnh viễn thám dạng số và vấn đề giải đoán bằng mắt
1.1.4.1. Ảnh viễn thám dạng số
Ảnh viễn thám có 2 dạng: ảnh giấy/ phim và ảnh số. Trong nội dung này, chỉ tập
trung giới thiệu về ảnh số.
Ảnh số được tạo bởi mảng hai chiều của các phần tử ảnh có cùng kích thước được
gọi là pixel (phần tử ảnh). Các pixel thường có hình dạng hình vuông và được xác định
bằng tọa độ là chỉ số hàng (tăng dần từ trên xuống) và chỉ số cột (từ trái sang phải). Nếu
kích thước pixel quá lớn thì chất lượng ảnh sẽ kém, còn trong trường hợp ngược lại thì
dung lượng thông tin cần lưu trữ lại quá lớn. Diện tích nhỏ nhất trên mặt đất được ghi
nhận tương ứng với một pixel được gọi là độ phân giải của ảnh. Tùy theo loại vệ tinh và
lĩnh vực ứng dụng, ảnh viễn thám được cung cấp sẽ có độ phân giải khác nhau.
Trong viễn thám, việc thu nhận ảnh số được thực hiện nhờ các bộ cảm đặt trên các
vệ tinh. Các bộ cảm này quét và định mẫu năng lượng phản xạ bề mặt Trái đất tại vùng
mà vệ tinh bay qua.
Trong cùng một thời điểm, các năng lượng phổ thu nhận được phân tích liên tục
nhờ hệ thống lăng kính tách tia đặc biệt và được ghi lại sau khi đã lượng tử hoá thành
các băng phổ khác nhau tạo ra ảnh số viễn thám hay gọi là ảnh số đa phổ. Loại ảnh này
có đặc trưng riêng của chúng là đặc trưng phổ, đặc trưng không gian và thời gian.
1.1.4.2. Một số dấu hiệu để nhận biết đối tượng trên ảnh viễn thám
Giải đoán ảnh viễn thám là quá trình trích xuất các thông tin có trong ảnh. Đó là
các thông tin về hình dạng, màu sắc và sắc độ đậm nhạt khác nhau (đối với ảnh hàng
không hoặc ảnh vệ tinh toàn sắc), mức độ phản xạ năng lượng sóng điện từ của các đối
tượng (đối với ảnh vệ tinh đa phổ).

Việc trích xuất thông tin có thể ở mức độ định tính (xác định đối tượng, xác định
ranh giới) hoặc định lượng (đánh giá và đo lường). Riêng đối với ảnh vệ tinh đa phổ,
trích xuất thông tin định tính còn là việc đánh giá mức độ đáp ứng phản xạ phổ của các
đối tượng.
Việc nhận dạng đối tượng cần giải đoán có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
7


- Kích thước (size): Kích thước của một đối tượng trong một bức ảnh là một hàm
tỷ lệ. Đánh giá kích thước của mục tiêu với các đối tượng khác trong một bức ảnh là
công việc quan trọng hỗ trợ cho việc giải đoán thực thể đó.
- Hình dạng (shape): đề cập đến hình dạng chung, cấu trúc và đường bao quanh
của thực thể riêng biệt. Hình dạng có thể là đầu mối rất dễ phân biệt cho công việc giải
đoán.

Hình 1: Hình dạng
- Bóng (shodow): là thành phần hỗ trợ trong việc giải đoán vì nó có thể cung cấp
hình ảnh về mặt nghiêng và độ cao tương đối giữa các thực thể giúp cho việc phân biệt
giữa các thực thể dễ dàng hơn. Tuy nhiên thành phần bóng có thể ảnh hưởng đến việc
giải đoán các thực thể khác, do đó thực thể trong vùng bóng sẽ nhận dạng vùng biên.

Hình 2: Bóng
- Cường độ màu (tone): là thành phần cơ bản dùng để phân biệt giữa các thực thể
khác nhau. Sự thay đổi về cường độ màu cho phép phân biệt các thành phần như hình
dạng, cấu trúc, kiểu mẫu.

Hình 3: Cường độ màu

8



- Màu sắc (colour): của đối tượng giúp cho người giải đoán có thể phân biệt được
nhiều đối tượng có đặc điểm cường độ màu giống nhau trên ảnh trắng đen. Tổ hợp màu
giả trong ảnh Landsat là xanh lơ (Blue), xanh lục (Green) và đỏ (Red) thể hiện các
nhóm cơ bản là: thực vật từ màu hồng đến màu đỏ, nước xanh lơ nhạy đến xanh lơ sẫm,
đất trống đá lộ có màu trắng.

Hình 4: Màu sắc
- Cấu trúc (texture): đề cập đến sự sắp xếp và tần số của sự thay đổi cường độ màu
trong một vùng xác định trên một ảnh. Cấu trúc ghồ ghề bao gồm các cường độ màu
lốm đốm mà mức xám thay đổi đột ngột trong một vùng khá nhỏ, trong khi cấu trúc trơn
có sự biến đổi ít.

Hình 5: Cấu trúc
Cấu trúc trơn hầu như là kết quả của những bề mặt đồng nhất bằng phẳng, như
đồng bằng, đồng cỏ. Một thực thể trên bề mặt không bằng phẳng và cấu trúc không
đồng đều kết quả sẽ xuất hiện cấu trúc ghồ ghề. Cấu trúc là thành phần quan trọng nhất
để phân biệt các đối tượng trên radar.

9


Hình 6: Kiểu mẫu
- Kiểu mẫu (pattern): đề cập đến sự sắp xếp không gian của các đối tượng có thể
nhìn thấy rõ. Sự lặp lại có trật tự của các cường độ màu và cấu trúc tương tự nhau sẽ tạo
ra một kiểu mẫu nhận dạng dễ phân biệt. Vườn cây có trồng cây theo hàng và đường
phố trong đô thị với những ngôi nhà thẳng hàng đều đặn là những ví dụ điển hình về
kiểu mẫu.
- Mối quan hệ (accsociation): đề cập đến quan hệ giữa các đối tượng nhận dạng
khác nhau thuộc vùng lân cận mục tiêu đang xét đến. Quá trình nhận dạng đối tượng có

xem xét đến các thực thể lân cận sẽ cung cấp thông tin giúp cho việc nhận dạng được dễ
dàng.

Hình 7: Mối quan hệ
+ Địa hình:
Địa hình cho phép nhận biết sơ bộ các yếu tố trên ảnh (như đồng bằng, đồi núi,
thềm sông, bãi biển, ...) từ đó định hướng trong phân tích giải đoán ảnh.
+ Thực vật:
Kiểu thực vật, mức độ phát triển của loại thực vật chính là chỉ thị cho yếu tố tự
nhiên dưới nó, đặt biệt là loại đất, mức độ ẩm (kể cả độ sâu mực nước ngầm, chất lượng
nước). Như vậy kiểu thực vật là dấu hiệu quan trọng để phân biệt đối tượng.
+ Hiện trạng sử dụng đất: đất cung cấp những thông tin quan trọng để xác định các
đối tượng.
+ Mạng lưới sông suối: là yếu tố quan trọng trong phân tích ảnh, từ kiểu mạng
sông suối cho biết: Kiểu cành cây  đá granit, đá cát kết; Kiểu ô mạng  vùng đồng

10


bằng; Kiểu ô tỏa tia  vùng núi lửa, vòm nâng; Kiểu song song  Trên hoang mạc,
trầm tích sườn hay thung lũng.
+ Các dạng xói mòn:
Mặt cắt ngang (hình dạng khe rãnh) khác nhau đối với các đất đá khác nhau.
+ Hệ thống khe nứt – hình dạng:
Các thông số khe nứt cần được xem xét khi giải đoán ảnh là: hướng, mật độ, hình
dạng, độ lớn. Hệ thống này có thể liên quan đến các kiểu đứt gãy, khe đứt lớn của đá
cứng.
- Tổ hợp tất cả các yếu tố giải đoán:
Trong quá trình giải đoán, ngoài việc phân tích các yếu tố riêng lẻ còn xem xét sự
tập hợp trong không gian của từng nhóm yếu tố. Sự tổ hợp đó có thể tạo nên một dạng

hay một kiểu địa hình từ đó giúp người giải đoán có thể hiệu chỉnh và loại bỏ những sai
sót lầm lẫn làm cho việc giải đoán nâng cao độ chính xác [9- tr11].
1.2. Khái quát về phần mềm Google Earth
1.2.1. Lịch sử phát triển của Google Earth
Google Trái đất hay Google Earth là một phần mềm mô phỏng quả địa cầu có tên
gọi gốc là Earth Viewer, được tạo ra bởi công ty Keyhole, Inc.
Năm 2004, Tập đoàn Google đã mua lại phần mềm này với giá $90. Khi Google
mua lại từ Keyhole, họ được thừa hưởng hàng terabyte dữ liệu bản đồ số và bắt đầu tạo
nên phiên bản đầu tiên của phần mềm miễn phí này và tích hợp nó với Google Maps.
Nó tạo ra bản đồ thế giới dựa vào những hình ảnh chi tiết được chụp từ vệ tinh, hoặc
máy bay và hệ thống thông tin Địa lý GIS. Do dữ liệu của Google đến từ nhiều nguồn
khác nhau, nên chúng có độ phân giải khác nhau. Đó là lý do tại sao một số vùng trên
Trái đất lại có độ nét rất cao ngay cả ở mức độ đường phố, còn một số khác lại rất mờ
dù ở khoảng cách xa. Google đang cố gắng để toàn bộ hình ảnh về Trái đất đều có độ
nét mong muốn [18- tr 11].
1.2.2. Các phiên bản của Google Earth

Hình 8: Biểu tượng Google Earth
11


Có thể tiếp cận Google Earth qua 3 cách:
+ Google Earth trên môi trường web
+ Google Earth Mobile: dành cho thiết bị di động
+ Google Earth Desktop: dành cho máy tính
Google Earth là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến trên máy tính
(Desktop) và cả di động. Tháng 10/2011, bản Google Earth Desktop đạt mốc 1 tỉ lượt
tải, trở thành công cụ tra cứu về thông tin Địa lý, hình ảnh và dữ liệu.
Google Earth hiện cũng đang có các phiên bản: bản miễn phí (thu gọn), Google
Earth Plus (20 USD/năm) và bản Google Earth Pro (399 USD/năm, chủ yếu nhắm vào

đối tượng người dùng doanh nghiệp).
- Google Earth bản miễn phí: có độ phân giải in là 1.000 pixel, có thể phóng to,
thu nhỏ, xem bản đồ trên biển, lịch sử ảnh, giới thiệu các tour du lịch, xem ảnh bóng của
các vật thể, khám phá các tòa nhà, đường phố, cây cối qua các mô hình 3D độc đáo, các
hình ảnh vệ tinh, địa hình, ... bao gồm cả các dải thiên hà, hành tinh ngoài vũ trụ, thỏa
thích ngắm nhìn đại dương và du hành sao Hỏa miễn phí.
- Google Earth Plus: đem lại một số tính năng nâng cao, bao gồm độ phân giải in
là 1400 pixel, khả năng nhập dữ liệu từ một thiết bị GPS (định vị toàn cầu), cùng tính
năng GPS thời gian thực.
- Google Earth Pro: hỗ trợ người dùng xem bản đồ Trái đất bằng những công cụ
nâng cao và tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng hỗ trợ thêm việc xem hình ảnh chất
lượng cao, có thể dùng vào việc trình diễn, báo cáo, tạo video hành trình ảo vòng quanh
thế giới và thể hiện hình ảnh 3D chi tiết và số lượng dân cư trên bản đồ tốt hơn, độ phân
giải in là 4800-pixel, hỗ trợ GPS và tính năng dàn trang, đo đạc kích thước vùng [18- tr
12].
1.2.3. Các chức năng của Google Earth
1.2.3.1. Chức năng hiển thị dữ liệu
Hiển thị dữ liệu là chức năng cơ bản của Google Earth, gồm các chức năng thành
phần:
- Chức năng phóng to, thu nhỏ nhằm khảo sát các khu vực khác nhau về địa bàn
và mức độ bao quát về không gian. Có thể zoom, phóng vào các địa điểm nổi tiếng trên
thế giới bằng cách chọn một địa điểm trong ô "Sightseeing". Ví dụ: những địa điểm du
lịch nổi tiếng nhất như tháp Eiffel ở Paris, khe núi Grand ở Arizona và thành phố
Vatican.
Google Earth không chỉ dừng lại việc hiển thị được ở trên Trái đất mà hiển thị cả
trên Sao Hỏa, Mặt trăng và cả bản đồ các vì sao trên bầu trời.
Khả năng hiển thị dữ liệu phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu mà Google Earth đã thiết
lập, có những khu vực như các quốc gia phát triển hàng đầu về công nghệ hàng không,
12



công nghệ vũ trụ như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Tây Âu và Anh thì các ảnh dữ liệu rất đầy
đủ, đa dạng, có nhiều độ phân giải khác nhau. Ngoài ra, họ còn thiết lập được cả các mô
hình ở chế độ 3D, dữ liệu ảnh thì được cập nhật thường xuyên. Trong khi các nước đang
phát triển khác thì dữ liệu chưa đầy đủ, đang còn nhiều thiếu sót. Hiện tại, Google đang
liên tục bổ sung thêm thông tin cho cơ sở dữ liệu của mình, và ảnh viễn thám đang ngày
càng chi tiết hơn.
- Hiển thị thông tin về tọa độ (kinh độ, vĩ độ, cao độ) và độ thu phóng của màn
hình tại góc phải bên dưới màn hình của phần mềm Google Earth. Để tùy chỉnh về đơn
vị đo lường và cách thức hiển thị thông tin tọa độ ta vào Tool Options 3D View.

Hình 9: Thông tin về tọa độ và độ thu phóng
- Hiển thị các mô hình nổi (3 chiều) về các công trình trong một số đô thị lớn trên
thế giới, hiển thị các công viên, trường học, bệnh viện, sân bay, cửa hàng bán lẻ và độ
cao của các địa hình vùng núi, cao nguyên. Phần lớn các mô hình là những khối hình
3D đơn giản, làm cho chúng ta tưởng tượng, cảm nhận rõ hơn các thành phố này. Hiện
nay, ngoài những hình ảnh nằm sẵn trong ứng dụng, Google đã cho phép người dùng tự
tạo và nhập hình ảnh 3D của mình bằng cách sử dụng chương trình miễn phí Google
SketchUp.

Hình 10: Hình ảnh 3D của thành phố Atlanta
- Hiển thị dữ liệu đa thời gian tại một khu vực không gian cụ thể: Hình ảnh dữ
liệu đa thời gian cho phép người sử dụng nghiên cứu các giai đoạn của bất cứ nơi nào.
13


Tính năng này cho phép nghiên cứu, phân tích các hồ sơ quá khứ của những nơi khác
nhau. Ngoài ra, các lớp khác cũng cho phép so sánh trước và sau khi những tấm ảnh
được thay đổi và sự thay đổi nó ra sao sau nhiều năm.
- Hiển thị chế độ ngày đêm: Trên thanh công cụ của Google Earth chỉ cần nháy đôi

chuột vào biểu tượng

, Google Earth sẽ hiển thị cho ta biết những khu vực nào đang

là ngày và khu vực nào đang là đêm vào thời điểm ta đang truy cập (căn cứ vào thời
gian được cài đặt trong máy tính).

Hình 11: Hiển thị chế độ ngày đêm
1.2.3.2. Chức năng phân tích, truy vấn
- Chức năng tìm kiếm cho phép tìm kiếm các thành phố, quốc gia, đỉnh núi, ngọn
đồi, khách sạn, nhà hàng, hay thậm chí tìm đường lái xe, …
- Chức năng đo đạc: sử dụng để đo khoảng cách, chu vi, diện tích, góc của các đối
tượng trong Google Earth.
- Đánh dấu (bookmark): dùng để lưu lại các tọa độ điểm, đường, vùng thể hiện
trên dữ liệu Google Earth. Các tọa độ này có thể lưu trữ thành các lớp dữ liệu vector.
Bên cạnh đó, người dùng có thể gắn ảnh, gắn video vào Google Earth.
- Chức năng nhập dữ liệu từ GPS.
1.2.3.3. Chức năng xuất dữ liệu
Chức năng xuất dữ liệu từ Google Earth có thể được chuyển qua email, in thành
bản giấy, hoặc lưu thành ảnh về máy tính để sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả
nhất với hình ảnh có độ phân giải cao.
Những tính năng trên cho thấy Google Earth có nhiều tính năng khác nhau. Để sử
dụng hiệu quả phần mềm này thì cần có định hướng cụ thể dựa trên cơ sở điều tra, phân
loại, phân tích các tính năng và đánh giá hiệu quả sử dụng của Google Earth có một ý
nghĩa rất quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội [19- tr 14].

14


CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THCS VÀ ỨNG

DỤNG CỦA GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC
2.1. Khái quát về chương trình môn Địa lý ở trường THCS
2.1.1. Địa lý tự nhiên đại cương
Phần Địa lý tự nhiên đại cương được giảng dạy trong toàn bộ nội dung của chương
trình lớp 6. Các kiến thức cơ bản của phần này gồm:
- Các kiến thức cơ bản về Trái đất: vị trí, hình dạng, kích thước của Trái đất, Bản
đồ, sự vận động tự quay của Trái đất quanh trục và vận động quanh Mặt Trời, cấu tạo
bên trong của vỏ Trái đất.
- Các thành phần tự nhiên của Trái đất: địa hình, lớp vỏ khí, lớp vỏ nước, lớp vỏ
thổ nhưỡng và lớp vỏ sinh vật.
2.1.2. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương
Phần Địa lý kinh tế - xã hội đại cương được giảng dạy trong phần 1 và phần 2 nội
dung của chương trình lớp 7. Các kiến thức cơ bản của phần này gồm:
- Các kiến thức về dân số và điạ lý dân cư: dân số, sự phân bố dân cư, các chủng
tộc trên thế giới, quần cư, đô thị hóa.
- Các hoạt động kinh tế của con người ở các vành đai: hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp.
2.1.3. Địa lý các châu lục
Phần Địa lý các châu lục được giảng dạy trong phần 3 nội dung của chương trình
lớp 7 và phần 1 chương trình lớp 8. Các kiến thức cơ bản của phần này gồm tự nhiên và
kinh tế - xã hội ở các châu lục trên thế giới: châu Phi, châu Mỹ, châu Nam Cực, châu
Đại Dương, châu Á.
2.1.4. Địa lý Việt Nam
Phần Địa lý Việt Nam được giảng dạy trong phần 2 chương trình lớp 8 và toàn bộ
chương trình lớp 9. Các kiến thức cơ bản của phần này gồm:
- Địa lý tự nhiên Việt Nam: vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ, vùng biển, lịch sử
phát triển của lãnh thổ, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinh vật và các vùng Địa lý
tự nhiên của Việt Nam gồm Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam: dân cư, kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ thành

các vùng kinh tế - xã hội (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long).
- Địa lý địa phương
15


Bên cạnh nội dung kiến thức, chương trình Địa lý ở bậc THCS còn trang bị kỹ
năng về bản đồ, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể.
Đó là những kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc học tập môn Địa lý.
2.2. Phương pháp dạy học Địa lý ở THCS
2.2.1. Khái niệm
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác
giữa người dạy và người học, nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa
học, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, thực hành, sáng tạo và thái độ chuẩn mực,
theo mục tiêu của quá trình dạy học.
2.2.2. Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lý
Địa lý với tư cách là một trong các môn học được giảng dạy trong nhà trường
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng, cơ bản về các vấn đề tự nhiên,
kinh tế - xã hội đại cương của các quốc gia, khu vực trên thế giới cũng như của Việt
Nam. Môn học này giúp cho học sinh nhận thức được thế giới, những biến động của đời
sống kinh tế - xã hội, thích ứng với những biến động ấy. Và thông qua việc giảng dạy
bộ môn Địa lý trong nhà trường giúp các em hình thành các năng lực cần thiết khác như
năng lực xã hội, năng lực hành động, tính chịu trách nhiệm, khả năng thích nghi và giải
quyết các tình huống trong cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp dạy học thường
được sử dụng trong dạy học Địa lý ở trường THCS.
2.2.2.1. Phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống
câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới: tự khai
phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc những kinh nghiệm

đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh mở rộng, củng cố, đào sâu, tổng
kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được, nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp
học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình
dạy học.
Phương pháp có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học, bồi
dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói; bồi dưỡng
hứng thú học tập, làm cho không khí lớp sôi nổi.
Mặt khác phương pháp đàm thoại còn giúp giáo viên thường xuyên thu được tín
hiệu ngược từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và
học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên phương
pháp này dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch lên lớp. Biến đàm
thoại thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và học sinh, giữa các thành viên trong
lớp với nhau.

16


2.2.2.2. Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt học sinh vào môi trường học
tập (nghiên cứu, thảo luận, …) theo các nhóm học tập. Một trong những lý do chính để
sử dụng phương pháp này là nhằm khuyến khích học sinh trao đổi và biết cách làm việc
hợp tác với người khác. Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ cho phép cá nhân đưa ra ý
kiến riêng của mình, giúp phát triển các phẩm chất lãnh đạo. Cho phép các cá nhân
tham gia một cách tích cực, gợi nên sự hứng thú trong học tập. Tuy nhiên phương pháp
dạy học này có thể gây mất thời gian và một số học sinh có thể chiếm ưu thế trong phần
thảo luận nhóm.
2.2.2.3. Phương pháp thảo luận
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng như
giữa những người học với nhau. Phương pháp này giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu
thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn các vấn đề một cách có suy nghĩ, phân tích

chúng có lý lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triển được óc tư duy khoa học.
Giúp học sinh phát triển kỹ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các phương
pháp nghiên cứu một cách vừa sức (như các phương pháp tìm đọc sách, tài liệu tham
khảo, làm thí nghiệm, …). Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá
nhân nhờ cách lập luận logic trên cơ sở các sự kiện, thông tin của các học sinh khác
trong nhóm, trong lớp.
Về phía giáo viên: quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tạo ra
mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả
giáo dục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh. Tuy
nhiên vì thời gian eo hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên phương pháp này ít được sử
dụng. Và phương pháp này chưa được chú trọng đúng mức, chưa được coi là phương
pháp dạy học học chính thức. Phương pháp này còn có thể gây tranh cãi, mất thời gian.
2.2.2.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ
Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức Địa lý quan trọng. Qua
bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn, những
vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái đất mà họ chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi
quan sát.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối quan hệ
của đối tượng Địa lý trên bề mặt Trái đất một cách cụ thể. Những kí hiệu, màu sắc, cách
biểu hiện trên bản đồ là những nội dung Địa lý đã được mã hóa, trở thành một ngôn ngữ
đặc biệt - ngôn ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp, bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp cho học sinh
khai thác, củng cố tri thức và phát triển tư duy trong quá trình dạy học Địa lý. Khi học
sinh có kỹ năng sử dụng bản đồ thì họ có thể tái tạo lại được hình ảnh các lãnh thổ
17


nghiên cứu với đặc những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực
tiếp từ ngoài thực địa.
Làm việc với bản đồ, học sinh sẽ rèn luyện được các kỹ năng sử dụng bản đồ

không chỉ trong học tập, nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực
quân sự, trong các ngành kinh tế khác.
Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi đối chiếu so sánh chúng với nhau, học sinh
sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng Địa lý,
nhất là các mối nhân quả giữa chúng. Tuy nhiên bản đồ mang tính khái quát hóa vì vậy
những thông tin chi tiết bản đồ không thể hiện được. Sử dụng phương pháp này đôi khi
làm học sinh chỉ chú tới bản đồ mà không tập trung vào bài giảng.
2.2.2.5. Phýõng pháp dạy học giải quyết vấn ðề
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên những
quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét
cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những “tình huống
có vấn đề”, “tình huống học tập” và điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề học
tập đó.
Học theo cách định hướng giải quyết vấn đề giúp cho việc liên hệ và sử dụng
những tri thức đã có của người học trong việc tiếp thu những tri thức mới cũng như tạo
được mối liên hệ giữa những tri thức khác nhau mà trước đó thường được nghiên cứu
độc lập. Thông qua học định hướng giải quyết vấn đề người học có thể thường xuyên
hơn giải thích được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận
thức được tìm thấy.
Dạy học định hướng giải quyết vấn đề hỗ trợ việc phát triển năng lực giao tiếp xã
hội. Việc liên hệ với các tình huống thực tiễn trong dạy học định hướng giải quyết vấn
đề dựa trên cơ sở của tâm lý học nhận thức. Khả năng vận dụng được tri thức đã học
càng cao nếu tri thức đó được học qua việc giải quyết các tình huống và được tái sử
dụng trong các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này có thể gây
mất nhiều thời gian và có nhiều tình huống đưa ra không đúng trọng tâm [20- tr 18].
2.3. Khả năng ứng dụng Google Earth trong việc đổi mới dạy học Địa lý ở THCS
2.3.1. Một số yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS có thể theo 4 hướng chủ yếu:
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh;
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học;

+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Điều này nhằm hướng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chống lại thói quen
học tập thụ động. Để đổi mới phương pháp dạy học Địa lý trong trường THCS nhanh
18


×