Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

LÊ THỊ HƯƠNG THU

NỒNG ĐỘ FRUCTOSAMIN HUYẾT THANH
TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

LÊ THỊ HƯƠNG THU

NỒNG ĐỘ FRUCTOSAMIN HUYẾT THANH
TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU TRỊ


NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: BSNT Nội khoa
Mã số: NT 62 72 20 50

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Xuân Tráng.
Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Hương Thu


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Đảng ủy, Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo - bộ phận Sau đại học, Bộ môn Nội - Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên; Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo khoa Khám bệnh,

khoa Sinh hóa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Trịnh
Xuân Tráng - Phó Hiệu trưởng, giảng viên Bộ môn Nội, Trường Đại học Y
Dược - Đại học Thái Nguyên; thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi vô
cùng tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên, khoa Khám bệnh, khoa
Sinh hóa - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các
bác sỹ và điều dưỡng khoa Nội tiết - Hô hấp đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin dành những tình cảm yêu quý và biết ơn đến gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Hương Thu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

: American diabetes association – Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

BMI

: Body mass index - Chỉ số khối cơ thể


DCCT

: Diabetes Control and Complications Trial

ĐTĐ

: Đái tháo đường

FA

: Fructosamin

GA

: Glycated Albumin

HbA1C

: Hemoglobin A1C

HDL-C

: High Density Lipoproteins Cholesterol

IDF

: International diabetes federation – Liên hiệp đái tháo đường
Quốc tế

LDL-C


: Low Density Lipoproteins Cholesterol

NGSP

: National Glycohemoglobin Standardization Programe –
chương trình chuẩn hóa glycohemoglobin quốc gia

SGA

: Serum Glycated Albumin

SGP

: Serum Glycated Protein

SMBG

: Self-monitoring of blood glucose

TGMB

: Thời gian mắ c bê ̣nh

THA

: Tăng huyết áp

WHO


: World health organization – Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................................................................ 3
1.1. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ............................................................................................................. 3
1.2. Phân loại đái tháo đường .................................................................................................................................. 5
1.3. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2............................................................................................................. 8
1.4. Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng............................................................................................... 9
1.5. Các phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 ...................................................................13
1.6. Các chỉ số đánh giá kiểm soát đường máu .................................................................................17
1.7. Các nghiên cứu về fructosamin trong nước và nước ngoài ......................................28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................31
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................................31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................................................................31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................................................................32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................................................32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................................................32
2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................................33
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................................................34
2.4. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................................................................38
2.5. Xử lý số liệu ................................................................................................................................................................38
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................................................................39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...............................................................................41
3.2. Đặc điểm nồng độ fructosamin huyết thanh của các đối tượng nghiên cứu.. 45



3.3. So sánh sự phù hợp của HbA1C và fructosamin huyết thanh trong đánh
giá kiểm soát đường máu ..........................................................................................................................................50
Chương 4. BÀN LUẬN ..........................................................................................................................................55
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..............................................................................55
4.2. Đặc điểm nồng độ fructosamin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu .....58
4.3. So sánh sự phù hợp của frutosamin và HbA1C trong đánh giá kiểm soát
đường máu .................................................................................................................................................................................63
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................69
KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Sự phân bố và gia tăng ĐTĐ theo khu vực .................................................................. 4
Bảng 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1C ..............................23
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp ở người ≥ 18 tuổi..................................................................34
Bảng 2.2. Phân loại thể trạng theo BMI (WHO – 2000, phân loại dành riêng
cho khu vực châu Á)

........................................................................................................................

35

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (theo
hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam) .............................................................................................37
Bảng 2.4. Ý nghĩa của hệ số Kappa ...............................................................................................................39
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi trung bình theo giới ...........................................................41

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .....................................................41
Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu .....................................................42
Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu luyện tập thê dục ........................................................43
Bảng 3.5. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có tiền sử hút thuốc lá ..........................................44
Bảng 3.6. Phân bố thể trạng theo BMI của đối tượng nghiên cứu ...............................44
Bảng 3.7. Tiền sử gia đình liên quan đến THA, ĐTĐ ...............................................................45
Bảng 3.8. Hàm lượng fructosamin trung bình của đối tượng nghiên cứu ............45
Bảng 3.9. Hàm lượng fructosamin trung bình theo nhóm tuổi tại thời điểm T1........ 46
Bảng 3.10. Hàm lượng fructosamin trung bình theo thời gian mắc bệnh tại
thời điểm T1 ............................................................................................................................................46
Bảng 3.11. Hàm lượng fructosamin trung bình theo protein niệu tại thời điểm T1 ..... 47
Bảng 3.12. Tương quan giữa hàm lượng fructosamin và chỉ số lipid máu tại
thời điểm T1 ............................................................................................................................................47
Bảng 3.13. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số fructosamin của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................................................................48


Bảng 3.14. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số fructosamin theo nhóm
tuổi tại thời điểm T1 .......................................................................................................................48
Bảng 3.15. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số Fructosamin theo thời gian
mắc bệnh tại thời điểm T1 .......................................................................................................49
Bảng 3.16. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số fructosamin theo protein
niệu tại thời điểm T1......................................................................................................................49
Bảng 3.17. Hàm lượng HbA1C trung bình của đối tượng nghiên cứu

..................

50

Bảng 3.18. Kiểm soát đường máu thông qua chỉ số HbA1C của đối tượng

nghiên cứu.................................................................................................................................................50
Bảng 3.19. Tương quan giữa hàm lượng glucose, fructosamin và HbA1C .......51
Bảng 3.20. Sự phù hợp giữa hai phương pháp fructosamin và HbA1C trong
đánh giá đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu (T1)..........................................53
Bảng 3.21. Sự phù hợp giữa hai phương pháp fructosamin và HbA1C trong
đánh giá đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu (T2)..........................................54
Bảng 3.22. Sự phù hợp giữa hai phương pháp fructosamin và HbA1C trong
đánh giá đối tượng nghiên cứu đạt mục tiêu (T3)..........................................54
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá cân bằng đường huyết theo HbA1C
của một số tác giả. ................................................................................................................................65


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Các biến chứng của ĐTĐ ..............................................................................................................13
Hình 1.2. Khuyến cáo điều trị ĐTĐ typ 2 theo ADA (2016) ............................................17
Hình 1.3. Mô hình phân tử hemoglobin A .............................................................................................20
Biểu đồ 3.1. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...........................................42
Biểu đồ 3.2. Tiền sử các bệnh lý liên quan ............................................................................................43
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa fructosamin và HbA1C tại thời điểm T1..............52
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa fructosamin và HbA1C tại thời điểm T2..............52
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa fructosamin và HbA1C tại thời điểm T3..............53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh nội tiết - chuyển
hóa có tốc độ tăng nhanh trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển;
trong đó, đái tháo đường typ 2 chiếm tới 90 - 95% [25]. Bệnh có tính chất xã

hội, gây ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ ngành y tế mà cả kinh tế xã hội.
Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid, protid và lipid
do hậu quả của kháng insulin kết hợp với giảm chế tiết insulin tương đối hay
tuyệt đối. Tăng glucose máu dẫn đến các biến chứng cấp tính và lâu ngày dẫn
đến tình trạng tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng của nhiều cơ quan
đặc biệt là tim, mắt, thận, thần kinh.
Cùng với sự phát triển kinh tế kéo theo sự thay đổi lối sống công nghiệp
làm giảm các hoạt động thể lực, tình trạng dồi dào về thực phẩm, tốc độ đô thị
hóa nhanh và sự già đi của dân số đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đái tháo
đường phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Theo Hiệp hội Đái tháo
đường Quốc tế (IDF - International Diabetes Federation), năm 2013, thế giới
có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo đường; dự tính đến năm 2035, tức
trong vòng chưa đầy 25 năm tới con số này tăng trên 592 triệu người. Bệnh
đái tháo đường là nguyên nhân gây ra khoảng 5,1 triệu ca tử vong trong năm
2013 [36].
Kiểm soát đường máu trong điều trị đái tháo đường là yếu tố then chốt để
ngăn ngừa và làm chậm tiến triển các biến chứng của bệnh. Trong quá trình
điều trị, các chỉ số glucose, HbA1C và fructosamin được dùng để theo dõi và
đánh giá hiệu quả việc kiểm soát đường máu.
Glucose máu phản ánh chính xác nồng độ glucose trong máu tại thời điểm
lấy máu xét nghiệm nhưng không đánh giá được sự dao động của nồng độ
glucose máu trong cả quá trình điều trị.


2

HbA1C (Hemoglobin A1C) là một chỉ số được dùng phổ biến trong theo
dõi bệnh nhân đái tháo đường. HbA1C phản ánh đường máu trung bình của
bệnh nhân trong thời gian khoảng 3 tháng trước đó và có ý giá trị dự đoán các
biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, HbA1C không cho phép đánh giá kiểm soát

đường máu trong thời gian ngắn (2 - 3 tuần) và nhiều trường hợp xét nghiệm
HbA1C không đáng tin cậy như bệnh nhân thiếu máu, rối loạn cấu trúc huyết
sắc tố… [41].
Fructosamin là sản phẩm đường hóa của albumin, phản ánh lượng đường
trong phức hợp của glucose với albumin. Glucose gắn vào albumin theo tỷ lệ
thuận và một chiều, tức là khi đã gắn vào sẽ không tách rời. Thời gian tồn tại
của Fructosamin trong máu tương đương với albumin (thời gian bán hủy của
albumin là 14 - 20 ngày). Vì vậy, fructosamin có giá trị thăm dò kết quả điều
trị được sớm hơn so với HbA1C: khoảng 1 - 3 tuần so với HbA1C là 6 - 8
tuần [27]. Ngoài ra, trong những trường hợp xét nghiệm HbA1C không phản
ánh chính xác sự dao động của đường máu thì xét nghiệm fructosamin được
thực hiện thay thế [39].
Khoa khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên quản lý một
lượng lớn bệnh nhân đái tháo đường và xét nghiệm fructosamin huyết thanh
mới được triển khai. Để có căn cứ khoa học giúp cho việc quản lý, chăm sóc
bệnh nhân đái tháo đường được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường
máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Mô tả nồng độ fructosamin huyết thanh ở các bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. So sánh sự phù hợp của fructosamin huyết thanh và HbA1C trong đánh
giá mức độ kiểm soát đường máu ở các đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường

ĐTĐ là một bệnh mạn tính xuất hiện khi cơ thể không thể sản xuất đủ
hormon insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả [25].
Insulin là một hormon được sản xuất từ tuyến tụy, cho phép glucose từ máu đi
vào trong tế bào nơi glucose được chuyển thành năng lượng cho các hoạt
động chức năng của cơ thể. Người bị ĐTĐ không hấp thu glucose như bình
thường và glucose vẫn lưu hành trong máu (tình trạng tăng glucose máu) gây
tổn hại đến các mô của cơ thể theo thời gian. Các tổn thương này dẫn đến các
biến chứng suy giảm chức năng và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, lối
sống công nghiệp, giảm thiểu các hoạt động thể lực, dồi dào về thực phẩm, dư
thừa về năng lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh
ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ typ 2.
1.1.1. Trên thế giới
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF - International
Diabetes Federation) qua các thời kỳ, số người mắc bệnh ĐTĐ và gánh nặng
của bệnh đối với xã hội không ngừng gia tăng. Trong ấn bản thứ 6 về
“Diabets atlas - bản đồ bệnh đái tháo đường” năm 2013, IDF ước tính thế giới
có khoảng 382 triệu người mắc ĐTĐ, chiếm 8,3% dân số thế giới. Nếu duy trì
tốc độ phát triển như vậy, dự tính đến năm 2035 số người mắc ĐTĐ sẽ là
khoảng 592 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới tại thời điểm đó. Như
vậy, trong vòng chưa đầy 25 năm, số người mắc ĐTĐ được dự tính là sẽ tăng
55%, đây là một tốc độ đáng báo động [36].


4

Một thực trạng đáng lo ngại đó là có tới 80% bệnh nhân ĐTĐ sống ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình và tốc độ phát triển bệnh ở các khu vực
này cũng rất cao [36].
Bảng 1.1. Sự phân bố và gia tăng ĐTĐ theo khu vực

Khu vực

Năm 2013
(Triệu người)

Năm 2035
(Triệu người)

Tăng (%)

Châu Phi

19,8

41,4

109

Trung Đông và Bắc Phi

34,6

67,9

96

Đông Nam Á

72,1


123,0

71

Nam và Trung Mỹ

24,1

38,5

60

Tây Thái Bình Dương

138,2

201,8

46

Bắc Mỹ và Caribean

36,7

50,4

37

Châu Âu


56,3

68,9

22

Thế giới

382

592

55

ĐTĐ tạo nên một gánh nặng rất lớn trên phạm vi toàn cầu do mức độ
phổ biến, sự gia tăng nhanh chóng và các biến chứng mà bệnh gây ra. Phần
đông bệnh nhân ĐTĐ có độ tuổi từ 40 - 59 tuổi, đây là lứa tuổi lao động nên
việc mắc bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động của người bệnh.
Trong năm 2013, có hơn 21 triệu trẻ em sinh ra bị ảnh hưởng bởi ĐTĐ thai
kỳ. Cũng trong năm 2013 ĐTĐ gây ra khoảng 5,1 triệu ca tử vong trên toàn
thế giới và chi phí y tế cho việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ ước tính trên 548
tỷ đô la, dự tính đến năm 2035 con số này sẽ là trên 627 tỷ đô la [36].
Một vấn đề đang được quan tâm đó là ĐTĐ không được chẩn đoán do
tình trạng quản lý bệnh ĐTĐ còn nhiều yếu kém. Tình trạng này không chỉ
xảy ra ở các nước đang phát triển, thậm chí ngay cả ở các nước phát triển tỷ lệ
ĐTĐ không được chẩn đoán cũng rất phổ biến. Cũng theo ước tính của IDF,


5


năm 2013 có khoảng 175 triệu trường hợp ĐTĐ không được chẩn đoán. Hầu
hết các trường hợp này là ĐTĐ typ 2 [36]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều
trường hợp ĐTĐ không được chẩn đoán đã có biến chứng như bệnh thận mạn
tính, bệnh võng mạc, thần kinh và tim mạch. Người ta nhận thấy việc chẩn
đoán ĐTĐ giống như một tảng băng, phần nổi - phần được chẩn đoán - chiếm
một phần nhỏ, còn phần chưa được chẩn đoán chính là phần chìm của tảng
băng này [70].
ĐTĐ đã, đang và sẽ là một “đại dịch” trên phạm vi toàn thế giới. Đó
không chỉ là vấn đề của ngành y tế mà đòi hỏi sự phối hợp hành động trên
nhiều lĩnh vực.
1.1.2. Tại Việt Nam
Theo một điều tra dịch tễ học của bệnh viện Nội tiết Trung ương năm
2012, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại các vùng miền Núi phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ lần
lượt là: 4,82%; 5,81%; 6,37%; 3,82%; 5,95%; 7,18% và toàn quốc là 5,42%.
Tỷ lệ mắc rối loạn dung nạp glucose máu của các vùng trên lần lượt là 10,7%;
11,25%; 13,06%; 10,7%; 17,53%; 13,58% và toàn quốc là 13,68%. Phần lớn
người dân hiểu biết về bệnh ở mức độ thấp, chỉ có 0,3% có kiến thức tốt. Tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ trong hai cuộc điều tra năm 2002 và 2012 cho thấy sau 10
năm tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng từ 2,7% lên 5,42%; tăng khoảng 201%, đây là tỷ lệ
báo động về sự gia tăng bệnh ĐTĐ tại Việt Nam [1].
1.2. Phân loại đái tháo đường
Theo quan điểm hiện nay, ĐTĐ được phân loại như sau [5], [26]:
1.2.1. Đái tháo đường typ 1
ĐTĐ typ 1 được gây ra bởi phản ứng tự miễn dịch khi hệ thống miễn
dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào β của tụy. Kết quả của quá trình này là
cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa. Cơ chế


6


bệnh sinh của bệnh vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Bệnh có thể
xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ.
Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 phải dùng insulin để duy trì nồng độ glucose bình
thường trong máu.
ĐTĐ typ 1 thường xuất hiện đột ngột và có thể có các triệu chứng: khát
nước và khô miệng, đái nhiều, đói nhiều, cảm giác mệt mỏi, giảm cân đột
ngột, chậm lành vết thương, nhiễm trùng tái phát,…
1.2.2. Đái tháo đường typ 2
ĐTĐ typ 2 thường gặp nhất, chiếm 90 - 95% các trường hợp ĐTĐ [25].
Bệnh được đặc trưng bởi sự rối loạn hoạt động hay rối loạn tình trạng tiết
insulin kèm theo kháng insulin. Do các triệu chứng của bệnh thường kín đáo,
diễn biến một cách âm thầm nên ĐTĐ typ 2 thường không được chẩn đoán
trong nhiều năm.
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chưa được biết một cách rõ ràng, nhưng có
nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh đã được ghi nhận, bao gồm [13]:
 Béo phì
 Chế độ ăn, uống thừa năng lượng
 Lối sống tĩnh tại
 Tuổi cao
 Tiền sử gia đình liên quan đến ĐTĐ
 Dân tộc
 Tăng đường máu trong thời kỳ mang thai
Ngược lại với ĐTĐ typ 1, đa phần các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thể kiểm
soát đường máu thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn, uống, tăng cường hoạt
động thể lực và sử dụng thuốc uống hạ đường máu. Khi không thể duy trì
đường máu như mong muốn bằng các biện pháp trên, insulin sẽ được bổ sung
vào chế độ điều trị [25].



7

1.2.3. Đái tháo thường thai kỳ
Là tình trạng giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ được phát hiện lần đầu
trong lúc mang thai (không loại trừ khả năng bệnh nhân đã có giảm dung nạp
glucose hoặc ĐTĐ từ trước nhưng chưa được phát hiện). Với ĐTĐ thai kỳ, tỷ
lệ cao bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn của thai kỳ hơn là giai
đoạn sớm. Phần lớn các trường hợp sau sinh đường máu có thể trở về bình
thường. Tuy nhiên, những trường hợp ĐTĐ thai kỳ này có nguy cơ phát triển
thành ĐTĐ typ 2 trong tương lai. ĐTĐ thai kỳ nếu không được phát hiện và
điều trị tốt sẽ có những tác động tiêu cực đến cả người mẹ và thai nhi [5].
1.2.4. Các thể đái tháo đường khác [5]
− Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào β: MODY 1, MODY 2, MODY 3,
AND ty lạp thể (mitochondrial)
− Thiếu hụt di truyền về tác động của insulin: Kháng insulin typ A, hội
chứng Leprechaunism, hội chứng Rabson-Mendelhall, ĐTĐ teo mô mỡ.
− Bệnh tuyến tụy ngoại tiết: Viêm tụy mạn, xơ sỏi tụy, chấn thương tụy,
cắt tụy toàn bộ, ung thư tụy, xơ nang tụy.
− ĐTĐ thứ phát sau các bệnh nội tiết: Bệnh to đầu chi, hội chứng
Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận, u tế bào tiết glucagon,…
− ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất: Glucocorticoid, hormone tuyến giáp,
thiazide, interferon,…
− Nhiễm khuẩn: Virus sởi, quai bị, cytomegalovirus
− Hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ: Hội chứng Down, hội
chứng Klinefelter, hội chứng Turner,…


8

1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2

ĐTĐ typ 2 là bệnh hình thành do tác động qua lại của các yếu tố di truyền
và yếu tố môi trường (mắc phải). Vai trò của yếu tố di truyền đã được chứng
minh trên nghiên cứu các trường hợp sinh đôi. Vai trò của yếu tố môi trường
cũng đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu gần đây. Yếu tố di
truyền và mắc phải có vai trò quyết định gây ra bệnh ĐTĐ typ 2 thông qua cơ
chế gây kháng insulin ở tổ chức mỡ và cơ vân, sản xuất glucose quá mức ở
gan và sự khiếm khuyết tế bào β.
1.3.1. Vai trò của sự đề kháng insulin
Đề kháng insulin tức giảm độ nhạy cảm với insulin của các tổ chức. Ở
bệnh nhân ĐTĐ typ 2, insulin không có khả năng thực hiện những tác động
của mình như ở những người bình thường, biểu hiện thông thường bằng sự
gia tăng nồng độ insulin trong máu. Từ lâu người ta đã nhận thấy đáp ứng
chuyển hoá với insulin (sự nhạy cảm với insulin) bị suy giảm trong một số
tình trạng sinh lý và bệnh lý như béo phì, thai nghén, bị bệnh cấp tính, đái
tháo đường typ 2.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khởi đầu của sự xuất hiện bệnh ĐTĐ
typ 2 đều bắt đầu từ kháng insulin. Những yếu tố mắc phải như béo phì, ít
hoạt động thể lực, tuổi cao là những yếu tố quan trọng góp phần gây ra kháng
insulin. Nhưng kháng insulin vẫn là một đặc điểm di truyền có vai trò quyết
định ở tất cả các bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
Do rất khó đo lường sự đề kháng insulin trong thực tế và sự đề kháng
insulin không hằng định trên một bệnh nhân, nên việc xác định vai trò của sự
suy giảm độ nhạy cảm với insulin (hay sự đề kháng insulin) trong nguyên
nhân của ĐTĐ typ 2 gặp nhiều khó khăn [2], [15].


9

1.3.2. Cơ chế rối loạn hoạt động của tế bào β
Cơ chế chính gây rối loạn hoạt động của tế bào β trong bệnh ĐTĐ typ 2

chưa rõ, tuy nhiên chắc chắn là có sự kết hợp của yếu tố di truyền và yếu tố
mắc phải. Các nghiên cứu cho thấy khối tế bào β bị giảm đi ở bệnh nhân ĐTĐ
typ 2. Giải thích cho hiện tượng này có một số giả thuyết như sau: 1) Sự tích
lũy mỡ ở tế bào β làm tăng quá trình chết theo chương trình của tế bào; 2) Vai
trò của IAPP (islet amyloid polypeptide) là chất độc gây tăng chết tế bào β
theo chương trình; 3) Bất thường chế tiết insulin ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được
cải thiện khi glucose máu được kiểm soát tốt [15].
1.4. Đặc điểm lâm sàng và các biến chứng
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng bệnh ĐTĐ rất đa dạng, các triệu chứng kinh điển
được mô tả trong y văn là: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mệt mỏi, sút cân.
Nhưng thông thường người bệnh ĐTĐ typ 2 được phát hiện một cách tình cờ
hoặc đến viện vì các triệu chứng khác nhau như [14], [15]:
 Triệu chứng về da: Khô da, mụn nhọt, hoại tử mỡ da.
 Triệu chứng tim mạch: Đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, thiếu máu
cơ tim.
 Triệu chứng hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản do tạp khuẩn.
 Triệu chứng tiêu hoá: Viêm lợi, viêm quanh răng, viêm dạ dày, rối loạn
tiêu hoá.
 Triệu chứng tiết niệu: Viêm thận bể thận cấp hoặc mạn.
1.4.2. Biến chứng
Biến chứng của bệnh ĐTĐ rất đa dạng, bao gồm các biến chứng cấp tính
và các biến chứng mạn tính.
- Các biến chứng cấp tính gồm có hôn mê do toan ceton, hôn mê do tăng
áp lực thẩm thấu, hôn mê do toan lactic và hôn mê do hạ đường huyết. Đây là


10

những biến chứng nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát

hiện và điều trị kịp thời, tích cực [14].
- Các biến chứng mạn tính là do tổn thương mạn tính các mạch máu, thần
kinh của các cơ quan trong cơ thể do tác động của tăng đường máu kéo dài.
Sự xuất hiện của các biến chứng này nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc
bệnh nhân có được chẩn đoán sớm và kiểm soát đường máu một cách chặt
chẽ hay không.
* Bệnh lý tim mạch:
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật phổ biến nhất ở
bệnh nhân ĐTĐ [70]. Các bệnh tim mạch thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ là
đau ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi. Ở
bệnh nhân ĐTĐ, tăng huyết áp và cholesterol máu cao là các yếu tố nguy cơ
góp phần làm gia tăng biến cố tim mạch [25].
* Bệnh thận mạn tính:
ĐTĐ là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mạn tính.
Bệnh được gây ra bởi tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận, làm
cho thận giảm dần chức năng, cuối cùng dẫn đến suy thận. Duy trì đường
máu, huyết áp và cholesterol máu trong giới hạn bình thường làm giảm nguy
cơ bệnh thận do ĐTĐ [64].
Hiện nay, microalbumin niệu được khuyến cáo đưa vào sử dụng để phát
hiện tổn thương thận ở giai đoạn sớm do ĐTĐ [17].
* Bệnh mạch máu ngoại vi:
ĐTĐ và hút thuốc lá là hai yếu tố chính gây ra bệnh mạch máu ngoại vi.
Đối với bệnh nhân ĐTĐ, nguy cơ mắc bệnh mạch máu ngoại vi gia tăng cùng
với tuổi, thời gian mắc bệnh và sự xuất hiện của biến chứng thần kinh ngoại
vi. Điều trị cần tích cực và kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ như tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu và bỏ thuốc lá [64]. Bệnh nhân cần được siêu âm


11


Doppler mạch chi dưới hàng năm để phát hiện kịp thời để phát hiện các mảng
xơ vữa hình thành trong lòng mạch.
* Biến chứng mắt:
Điển hình là bệnh lý võng mạc do ĐTĐ. Bệnh võng mạc do ĐTĐ là biến
chứng vi mạch ở cả ĐTĐ typ 1 và typ 2, xuất hiện ở gần như toàn bộ bệnh
nhân ĐTĐ typ 1 và hơn 77% trường hợp ĐTĐ typ 2. Bệnh lý võng mạc do
ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước công nghiệp và là
nguyên nhân gây mù ngày càng phổ biến ở các nước thu nhập thấp và trung
bình. WHO ước tính rằng, bệnh lý võng mạc do ĐTĐ gây 4,8% trong số 37
triệu trường hợp mù lòa trên thế giới [69].
Ngoài ra có thể gặp biến chứng đục thuỷ tinh thể, liệt cơ vận nhãn, tăng
nhãn áp,…
* Biến chứng thần kinh:
Biến chứng thần kinh là một dạng biến chứng hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ,
biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, thường gặp là biến chứng thần kinh tự
động (liệt dạ dày, đại tràng, đờ bàng quang, liệt dương ở nam giới,…) và biến
chứng thần kinh ngoại vi (tê bì, dị cảm, tăng cảm giác đau, rối loạn phản xạ
gân xương,…). Các tổn thương khác như liệt dây thần kinh sọ, teo cơ ít gặp
hơn [15].
* Biến chứng nhiễm khuẩn:
Các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm nấm, vi khuẩn, virus thường gặp ở
bệnh nhân ĐTĐ hơn so với những người khỏe mạnh do tổn thương mạch
máu, thần kinh làm giảm khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân
bên ngoài như các khả năng hóa ứng động bạch cầu, khả năng tưới máu cho
vết thương… Vì vậy, bệnh lý nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân ĐTĐ cũng có tiên
lượng nặng hơn. Các nhiễm khuẩn thường gặp như nhiễm khuẩn da niêm


12


mạc, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn
ổ bụng,… [15]
* Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ:
Bệnh nhân ĐTĐ có thể xuất hiện nhiều vấn đề về bàn chân, đó là kết quả
của quá trình tổn thương thần kinh và mạch máu. Loét bàn chân do ĐTĐ là
một trong số các nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện, cắt cụt
chi và làm tăng chi phí điều trị. Những người bị ĐTĐ có nguy cơ cắt cụt chi
cao gấp 25 lần so với những người không bị ĐTĐ [25]. Kiểm soát tốt đường
máu làm giảm đáng kể tỷ lệ cắt cụt chi, thậm chí ở những bệnh nhân đã bị cắt
cụt thì chân còn lại và cuộc sống của họ vẫn được đảm bảo nhờ việc kiểm
soát tốt đường máu và chăm sóc bàn chân tốt.
* Các biến chứng cho thai kỳ:
Phụ nữ bị ĐTĐ dù ở typ nào khi mang thai cũng có nguy cơ cao xuất hiện
biến chứng nếu không được theo dõi và kiểm soát đường máu chặt chẽ.
Đường máu cao trong thời kỳ mang thai có thể gây các bất thường cho thai
nhi, tăng kích thước và trọng lượng thai nhi, sản xuất thừa insulin,… Điều này
dẫn đến hàng loạt các vấn đề khi sinh như chấn thương cho cả mẹ và con, hạ
đường máu đột ngột ở trẻ, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Những bà mẹ có ĐTĐ
thai kỳ và con của họ đều có nguy cơ cao bị mắc ĐTĐ typ 2 [5].
* Các biến chứng khác:
ĐTĐ có một mối liên quan đến sức khỏe răng miệng, như tăng nguy cơ
viêm lợi ở những người kiểm soát đường máu kém. Viêm lợi tái phát là
nguyên nhân chính dẫn đến mất răng ở bệnh nhân ĐTĐ.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra liên quan giữa ĐTĐ typ 2 và tình trạng
ngừng thở khi ngủ, ước tính khoảng 40% bệnh nhân ngừng thở khi ngủ có
ĐTĐ [25].


13


Hình 1.1. Các biến chứng của ĐTĐ
1.5. Các phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2
Cho đến nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi bệnh ĐTĐ, tuy
nhiên nếu bệnh nhân ĐTĐ được quản lý và điều trị đúng đắn, bệnh nhân sẽ có
cuộc sống gần như bình thường. Ngược lại, nếu không được điều trị tốt thì
bệnh sẽ tiến triển ngày một nặng hơn và gây những biến chứng nặng nề.
Quan điểm hiện nay trong khi điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là “cá thể
hóa”, tức là khi điều trị cần linh hoạt, tuỳ bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc đưa
ra chỉ định điều trị phù hợp [25].


14

1.5.1. Chế độ ăn, uống
Tiết chế ăn, uống là nền tảng của điều trị và phòng ngừa ĐTĐ, với mục
đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về lượng và chất
để có thể duy trì đường máu và cân nặng phù hợp, đảm bảo cho người bệnh
có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác.
Thực tế, không có một công thức tính cụ thể về chế độ ăn cho tất cả các
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 vì chế độ ăn cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Thể trạng gầy, béo
+ Có lao động thể lực hay không
+ Tập quán ăn uống
+ Kinh tế gia đình
Dựa vào những yếu tố trên mà người thầy thuốc có thể đưa ra những chế
độ ăn hợp lý cho từng người bệnh.
1.5.2. Chế độ vận động thể lực
Vận động, thể dục hợp lý giúp cải thiện tác dụng insulin, giảm tình
trạng đề kháng insulin, giảm glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, cải
thiện các rối loạn chuyển hóa, tim mạch và tâm lý ở bệnh nhân ĐTĐ.

Nguyên tắc: Vận động đều đặn hằng ngày với mức độ tương đương nhau.
Vận động vừa sức và kéo dài có lợi hơn là vận động nhiều trong thời gian
ngắn. Cần biết rằng, vận động quá mức làm tăng tiết các hormon gây tăng
glucose máu, có hại hơn có lợi [5].
1.5.3. Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ đường máu
Các loại thuốc hạ đường máu được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận
động thể lực bị thất bại trong việc kiểm soát đường máu. Việc sử dụng thuốc
phải luôn luôn đi kèm với các nguyên tắc về tiết chế ăn uống và vận động.


15

Các nhóm thuốc hạ glucose máu dùng đường uống
− Sulfamid hạ đường máu:
Các Sulfamid này thuộc nhóm sulfonylureas. Hiện nay, thuốc được dùng
phổ biến để điều trị ĐTĐ typ 2. Gồm 3 thế hệ: Thế hệ 1 (Tolbutamid,
chloropropamid) hiện nay không còn sử dụng trên lâm sàng, thế hệ 2
(gliclazid, glibenclamid), thế hệ 3 (glimepiride). Cơ chế tác dụng chính của
các Sulfamide hạ đường máu là kích thích tuỵ tăng tiết insulin nội sinh [19].
Tác dụng phụ đáng lưu ý của nhóm thuốc này là gây tăng cân và hạ
đường máu, nhất là các thuốc có thời gian bán thải dài, người già và bệnh
nhân suy thận [19].
− Nhóm Biguanid:
Biguanid là nhóm thuốc chống tăng đường máu, không gây hạ đường
máu ở người bình thường. Mặc dù các thuốc này có tác dụng hạ glucose máu
rõ rệt ở những người ĐTĐ nhưng cơ chế tác dụng còn chưa được rõ. Một số
tác giả cho rằng, thuốc tác dụng thông qua sự tăng dung nạp glucose, ức chế
tân tạo glucose, tăng tổng hợp glycogen ở gan và làm tăng tác dụng của
insulin ở ngoại vi. Hiện nay nhóm biguanid được sử dụng trong điều trị ĐTĐ
chỉ còn metformin [19].

− Các thuốc uống hạ đường máu khác:
Ngoài hai nhóm thuốc chính kể trên, hiện nay có nhiều nhóm thuốc khác
cũng được sử dụng trong điều trị ĐTĐ typ 2: Nhóm không sulfonylurea
(meglitinid, nateglinid), nhóm acarbose (glucobay), ... Một số thuốc ĐTĐ mới
- được coi là triển vọng mới trong điều trị ĐTĐ như nhóm thuốc làm tăng
hiệu ứng incretin, thuốc ức chế DPP-4, thuốc đồng vận GLP-1, nhóm thuốc
ức chế tái hấp thu đường ở ống thận,…[6]


×