TÓM TẮT
- Đề tài: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
theo pháp luật Việt Nam.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/3/2016 đến 05/02/2017
- Địa điểm thực hiện: Trường Đại học Trà Vinh
Từ những yêu cầu của thực tiễn thi hành pháp luật lao động trong thời gian
qua, cho thấy việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận pháp lý liên quan
đến:“Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo
pháp luật Việt Nam”, thực trạng các quy định của pháp luật và thực thi pháp luật về
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, thông qua đó
tìm ra những định hướng, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật lao đông Việt Nam về
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động vẫn là đề tài
có tính thời sự và tính pháp lý cao.
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người sử dụng lao động như: những vấn đề cơ bản về hợp đồng
lao động, từ hợp đồng lao động phát sinh ra quan hệ lao động giữa người lao động và
người sử dụng lao động như việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động và
từ đó ra đời Bộ luật Lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả người
lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật lao động còn ghi nhận quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động vàngười sử dụng lao động
vì trên thực tế hiện nay việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngđược xem là
một trong những vấn đề phức tạp bởi những quy định không rõ ràng của luật hiện
hành và đó lại là hành vi có chủ ý của một bên, gây tổn thất cho bên còn lại.
Hiện nay, có nhiều ý kiến, nhận định cho rằng người lao động luôn yếu thế
hơn người sử dụng lao động, luôn phải chịu thiệt hơn người sử dụng lao động. Vì thế,
pháp luật lao động hiện nay đang có xu hướng nghiêng về bảo vệ người lao động
nhiều hơn. Từ đó, người sử dụng lao động hoang mang không biết những trường hợp
đó mình có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độnghay không? Thậm chí, khi
-iii-
có tranh chấp xảy ra hay người lao động có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người
sử dụng lao động hoặc cố ý thường xuyên không hoàn thành công việc được giao,
trộm cắp... mà người sử dụng lao động cũng không thể chấm dứt hợp đồng lao động
với người lao động.
-iv-
ABSTRACT
- Theme: The unilateral termination of labor contracts by employers under
Vietnamese law
- Execution time: From March 5th, 2016 to February 1st, 2017
- Place of execution: Tra Vinh University
From the practical requirements of the labor law enforcement in recent years,
it showed that the study to clarify the legal theoretical issues related to: “The
unilateral termination of labor contracts by the employers under Vietnamese
law”, the status of the provisions of law and the enforcement of unilateral termination
of the labor contracts by the employers, through which to find out the directions,
suggestions to improve Vietnamese labor law on unilateral termination of labor
contracts by the employers is still topical and high legal topics.
Thesis studies the basic theoretical issues on the unilateral termination of labor
contracts by the employers as the basic issues of labor contracts, from labor contracts
arising out labor relations between the employees and the employers as contract,
implementation and termination of labor contracts and thus Labor Law was born to
protect the legitimate rights and interests for both employees and employers. Labor
Law also recognizes the right to unilaterally terminate the labor contracts for the
employees and the employers because the current reality on the unilateral termination
of the labor contracts is considered as one of the complex issues by the unclear
provisions of the current law and that is intentional act of a party causing loss to the
other party.
Now there are many opinions acknowledged that the employees who are more
vulnerable than the employers, who always suffer more than the employers.
Therefore, the current labor law tends to tilt about protecting the employees more.
Since then the employers were anxious and do not know that they can unilaterally
terminate the labor contracts in their cases or not. Even when disputes occur or the
employees who commit acts that cause damage to property of the employers or
-v-
intentional often not complete the assigned work, theft, etc. which the employers
could not terminate labor contracts with the employees.
Market economy with the dominance of the competition rules, businesses must
always change to fit for development. This forces the labor law must be a mechanism
to ensure the autonomy of the businesses by allowing the employers are entitled to
unilaterally terminate the labor contracts.
The unilateral termination of labor contracts by the employers has many
different circumstances is applied various provisions of the labor law. However,
Labor Law in 2012 defined unclear about the cases that the employers are allowed to
terminate labor contracts unilaterally, which led to many problems and obstacles in
the implementation process.
Thesis also analyzes, assesses the status of regulations and practices applicable
to unilaterally terminate the labor contracts by the employers, raises shortcomings
and limitations of the current law on unilateral termination of the labor contracts by
the employers. From there, it proposes the way to improve Vietnamese labor law on
unilateral termination of the labor contracts by the employers.
Thesis contributes to consolidate and improve the rationale for unilateral
termination of the labor contracts by the employers under Vietnamese law. Also, it
may be referred by the employers and the employees during the process of contract,
implementation and termination of labor contracts, settlement of disputes arising in
labor relations.
-vi-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................6
7. Kết cấu dự kiến của luận văn ..............................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ......................7
1.1. Khái quát về hợp đồng lao động ......................................................................7
1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động ...................................................................7
1.1.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động .............................................................7
1.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ....................................................11
1.2.1. Khái niện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ..............................11
1.2.1.1. Về bản chất của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .....12
1.2.1.2. Về nội dung của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ............13
1.2.1.3. Về mục đích của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ...13
1.2.1.4. Về căn cứ xác định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ...13
1.2.2. Đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .......................14
-vii-
1.2.3. Phân loại đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ..............................15
1.3. Khái quát về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng
lao động ................................................................................................................17
1.3.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của quy định pháp luật Việt Nam
về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ......17
1.3.2. Khái niệm về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sửdụng
lao động .............................................................................................................24
1.3.2.1. Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồnglao động của người sử
dụng lao động ................................................................................................24
1.3.2.2. Đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồnglao động của người sử
dụng lao động ................................................................................................25
1.3.2.3. Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sửdụnglao động .............................................................................................27
1.3.3. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động ...............................................................................................29
1.3.4. Ý nghĩa của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động ....................................................................................................30
1.3.4.1. Đối với người sử dụng lao động ......................................................31
1.3.4.2. Đối với xã hội ...................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................35
2.1. Thực trạng pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động ...................................................................................................35
2.1.1. Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động ....................................................................................................35
2.1.1.1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp
đồng lao động ................................................................................................35
2.1.1.2. Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải điều trị dài ngày................36
-viii-
2.1.1.3. Các trường hợp người sử dụng lao động không thể khắc phục .......36
2.1.1.4. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn nhất định ..36
2.1.2. Các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động ......................................................................................41
2.1.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động ....................................................................................................44
2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động .............................................51
2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ...............................51
2.2.2. Định hướng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ..................52
2.2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động ..................55
2.2.3.1. Về căn cứ phát sinh quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ ...............55
2.2.3.2. Về thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ......................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
-ix-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ:
Bộ luật Lao động
HĐLĐ:
Hợp đồng lao động
NSDLĐ:
Người sử dụng lao động
NLĐ:
Người lao động
QHLĐ:
Quan hệ lao động
-x-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nền kinh tế đất nước đã và đang hòa nhập nền kinh tế thế giới, mở rộng
giao lưu hợp tác lâu dài, bền vững, nâng cao vị thế của Việt Nam trên quốc tế thì việc
phát triển kinh tế trong nước là một vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm, nhất là
việc từng bước hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các QHLĐ. Thêm vào đó, Việt Nam
là một thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) [24], việc tham gia vào nhiều
Công ước quốc tế trong đó có lao động đã góp phần đảm bảo các chính sách, chủ
trương về đường lối lao động Việt Nam được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng
đắn. Đặc biệt, trong tuyên ngôn chung về nhân quyền đã quy định “mọi người đều có
quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công
bằng và thuận lợi, và được bảo vệ chống thất nghiệp”[24].
Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Namđược Quốc hội
thông qua ngày 23/6/1994(được sửa đổi, bổsung vào các năm 2002, 2006, 2007).
BLLĐ năm 1994 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng, cụ thể hóa các quy định
của Hiến pháp, pháp điển hóa các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực lao
động, việc làm góp phần ổn định các quan hệ lao động trong xã hội, tạo ra một thị
trường lao động lành mạnh và ổn định. BLLĐ năm 1994 đã có những đóng góp tích
cực trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường như đảm
bảo quyền tự dolựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân, quyền tự định đoạt
củaNSDLĐ trong việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động, đảm bảo quyền và lợi ích
của các bên, v.v.
Tuy nhiên, trải qua 17 năm thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung vào các
năm 2002, 2006, 2007 nhưng BLLĐ năm 1994 vẫn bộc lộ một số vấn đề bất hợp lý,
chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, gây nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng,
đặc biệt là các quy định về HĐLĐ và vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐcủa NSDLĐ.
Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua BLLĐ sửa đổi và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013. BLLĐ năm 2012 có nhiều điểm mới, tiến bộ và
-1-
góp phần hoàn thiện những quy định không phù hợp của Luật cũ và bổ sung một số
nội dung mới nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ, cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể trong QHLĐ.
Thực tiễn cho thấy, QHLĐ rất phức tạp, đòi hỏi có sự cân bằng giữa lợi ích
kinh tế, quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ. Việc xâydựng QHLĐ hài hòa, ổn
định, tiến bộ giữa NSDLĐ và NLĐ là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sản xuất phát
triển, giảm tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định của pháp luật, góp
phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, do mặt trái của nền kinh tế
thị trường kết hợp với nhiều nguyên nhân khác mà tình trạng vi phạm pháp luật lao
động ngày càng trở nên phổ biến, trong đó việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật là một vấn đề đang gây nhiều bức xúc. Hiện nay, khoa học công nghệ ngày
càng hiện đại đòi hỏi NLĐ phải có trình độ cao, sự tự do chấm dứt HĐLĐ sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến tính bền vững của QHLĐ, lợi ích của các bên chủ thể, cũng
như sự ổn định và phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Do đó, vấn đề đơn phương
chấm dứt HĐLĐ mà cụ thể là đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ không còn
là vấn đề riêng lẻ thuộc lĩnh vực một ngành nghề mà đã trở thành vấn đề xã hội to
lớn, là bắt nguồn xảy ra xung đột giữa NLĐ với NSDLĐ.
Từ những yêu cầu của thực tiễn pháp luật lao động hiện nay, cho thấy việc
nghiên cứu làm sáng tỏ các quy định của pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của NSDLĐmang tính cấp thiết. Từ đó tìm ra hướng khắc phục hợp lý làm cơ
sở cho việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động theo pháp luật Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đóng góp một phần nhỏ để từng bước hoàn
thiện hơn hệ thống pháp luật lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐvà
giảm tình trạng tranh chấp lao động xảy ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần đầu tiên
được Quốc Hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã tạo ra hành lang pháp lý quan
trọng và vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cũng như người sử
-2-
dụng lao động trong quan hệ lao động. Trải qua ba lần sửa đổi, bổ sung, BLLĐ càng
khẳng định được tầm quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động nhưng
việc áp dụng trên thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong đó nổi bật là các tranh
chấp lao động liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động luôn ở xu hướng tăng. Chấm
dứt HĐLĐ nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề được đề cập trong khá
nhiều khóa luận, luận văn, luận án, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác
nhau về vấn đề liên quan. Các tài liệu là giáo trình, bài giảng Luật Lao động của các
trường đại học đã có viết về vấn đề này như: “Giáo trình Luật Lao động” của Trường
Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân năm 2008 do tác giả Chu Thanh Hưởng
chủ biên; “Giáo trình Luật Lao động” của Trường Đại học Lao động - Xã hội do Nxb.
Lao động - Xã hội năm 2009; “Giáo trình Luật Lao động” của Trường Đại học Luật
TP.HCM, Nxb. Hồng Đức năm 2013 do PGS.TS Trần Hoàng Hải chủ biên;sách
chuyên khảo “Pháp luật an sinh xã hội - Kinh nghiệm của một số nước với Việt Nam”
(2011) của tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội...Nhìn chung, các tài liệu này đã cung cấp các khái niệm về HĐLĐ, một số đặc
điểm cơ bản của HĐLĐ và các quy định hiện hành điều chỉnh về vấn đề chấm dứt hợp
đồng nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng.
Thêm vào đó, trong thời gian qua tại các trường đại học đào tạo ngành luật học
có nhiều các khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ viết về đề tài có liên quan
đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ như:
- Khóa luận “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động - Những vấn đề trong thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của tác
giả Võ Ngọc Phương Chi, trường Đại học Luật TP.HCM, năm 2009.
- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động qua thực tiễn ở
các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM” của tác giả Trần Thị Lượng, năm 2006.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thúy Nga: “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về hợp đồng lao động”, năm 2001.
- Luận án tiến sỹ “Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Hữu Chí, năm 2001.
-3-
- Luận án tiến sỹ “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động –
những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm”, trường Đại
học Luật TP.HCM năm 2013.
Ngoài ra, trên các tạp chí khoa học luật còn có rất nhiều bài viết về vấn đề đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động, có thể kể đến là bài viết: “Quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động” của tác giả Đào Thị Hằng, đăng ở Tạp chí Luật học, số 4, năm
2001; bài “Một số kiến nghị sửa đổi những quy định về kỷ luật lao động” của tác giả Đỗ
Ngân Bình, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 10, năm 2001; bài “Đặc trưng của hợp đồng
lao động” của tác giả Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10, năm 2002
và bài “Chấm dứt hợp đồng lao động” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9, năm
2002; bài “Một số vấn đề về chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động” của tác giả Nguyễn Hữu Chí,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4, năm 2003; bài “Hợp đồng lao động và các tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng lao động” của tác giả Nguyễn Việt Cường, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 4, năm 2003; bài “Bàn về chế độ trợ cấp thôi việc” của tác giả Nguyễn Thị
Kim Phụng, Tạp chí Luật học năm 2003; bài báo “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của
người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật” của tác giả
Trần Hoàng Hải, Đỗ Hải Hà đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, năm 2011.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến HĐLĐ nói
chung và chấm dứt HĐLĐ nói riêng nhưng chưa có một công trình khoa học nào
chuyên sâu về vấn đề “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động theo pháp luật Việt Nam”. Thêm vào đó,BLLĐ năm 2012 ra đời và
có hiệu lực đã có những sửa đổi, bổ sung về vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ của
NSDLĐ nhưng đây vẫn là một nội dung có nhiều điểm bất cập trong quy định pháp
luật và gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục đích:
- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện
hành về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thực trạng thực hiện các quy định
pháp luật.
-4-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1]
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2003), Thông tư số 21/2003/TTBLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng laođộng.
[2]
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2003), Thông tư 17/2009/TT- BLĐTBXH
ngày 26/5/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH.
[3]
Bộ Lao động thương binh & xã hội (2010), Một số tài liệu pháp luật lao động
nước ngoài.
[4]
Bộ Lao động thương binh và xã hội (2011), Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm
thi hành Bộ luật lao động.
[5]
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chương trình thông tin quốc tế (2004), Phác thảo nền
kinh tế Mỹ, Chương 9: “Lao động của Mỹ và vai trò của người lao động” (Bài
của ChristopherCorle).
[6]
Chính phủ (2009), Báo cáo số 92/BC-CP về tình hình lao động mất việc làm do
ảnh hưởng của suy giảm kinh tế.
[7]
Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 08/5/2003 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
[8]
Nguyễn Việt Cường (2008), Tuyển chọn các vụ án tranh chấp lao động điển
hình, NXB Công an nhân dân, HàNội.
[9]
Đại học Quốc gia Hà Nội (1999),Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia HàNội.
[10] Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, NXB Đại học Quốc gia HàNội.
[11] Trần Hoàng Hải, Đỗ Hải Hà (2011), “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của
NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (4), tr. 25-31.
-64-
[12] Đào Thị Hằng (2001), “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ”, Tạp chí Luật
học, (5), tr.16-20.
[13] Vũ Thị Thu Hiền (2010), “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ từ
quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Nghề luật, (2), tr. 16-19.
[14] Trần Thị Thúy Lâm (2009), “Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong
BLLĐ”, Tạp chí Luật học, (9), tr.20-25.
[15] Diệp Thành Nguyên (2014), Giáo trình Luật lao động cơ bản, Trường Đại học
Luật Cần Thơ, tr.9.
[16] Lưu Bình Nhưỡng (2007), “Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (97).
[17] Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
[18] Quốc hội (2012),Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[19] Quốc hội (1994), Bộ luật lao động, HàNội.
[20] Quốc hội (2002), Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
[21] Quốc hội (2012), Bộ luật lao động, HàNội.
[22] Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), “Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp
luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (2), tr.11.
[23] Lê Thị Hoài Thu (2008), “Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học, (24), tr.13-15.
[24] Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (2004), Một số công ước và khuyến nghị của
Tổ chức lao động quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, HàNội.
[25] Trường Đại học Lao động – Xã hội (2010), Giáo trình Luật lao động, NXB
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
[26] Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, NXB
Công an nhân dân, HàNội.
[27] Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật lao động,
Nxb. Hồng Đức, tr.159.
Trang mạng
[28] Mạc Văn Tiến,“Nhận thức chung về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp”,
truy cập ngày 12/3/2016.
-65-
[29] “Một số công ước khuyến nghị của ilo về lao động việc làm”,
viec-lam.aspx, truy cập
ngày 1/4/2016.
[30] “Phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường”,
truy cập ngày 22/5/2016.
[31] “Phân tích đặc trưng của hợp đồng lao động và phân tích sự khác biệt so với
hợp đồng dịch vụ dân sự”, truy cập ngày 27/11/2016.
-66-