Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bai tap vo co sang tao va phat trien huong giai bai tap nhiet phan muoi nitrat va xac dinh kim loai oxit kim loai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.55 KB, 16 trang )

10 - Sáng tạo và phát triển hướng giải bài tập nhiệt phân muối nitrat và xác định kim loại, oxit kim loại

Câu 1. : Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và một oxit Fe trong dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch X chứa 3
loại cation. Mặt khác cũng hòa tan hết hỗn hợp trên trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y
chứa 100,8 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,06 mol NO2. Công thức oxit Fe là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Fe2O3 hoặc Fe3O4.
Câu 2. : Trộn 3 oxit kim loại gồm FeO, CuO và MO (M là kim loại có số oxi hóa +2 trong hợp chất) theo tỉ lệ
mol là 5 : 3 : 1 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 23,04 gam A nung nóng đến khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 360ml dung dịch HNO3 3M và thu V lít
(đktc) khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Giá trị của V gần nhất với
A. 5,52.
B. 6,05.
C. 5,65.
D. 5,74.
Câu 3. : Tiến hành điện phân hoàn toàn 30,6 gam Al2O3 với điện cực than chì thu được hỗn hợp khí X. Dẫn
toàn bộ X qua ống sứ chứa hỗn hợp Y gồm Fe và một oxit Fe (tỉ lệ mol 1 : 2) nung nóng, kết thúc phản ứng
thấy thoát ra một khí duy nhất có thể tích 12,32 lít (đktc). Hòa tan rắn còn lại trong ống sứ cần dùng 600 gam
dung dịch HNO3 26,25% thu được dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)3 có khối lượng 181,5 gam và 6,7 gam hỗn hợp
khí Y gồm NO và N2O. Công thức của oxit Fe là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe2O3.
Câu 4. : Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X chứa
(6m + 1,04) gam muối và 1,456 lít khí N2O (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Kim loại M là
A. Cu.
B. Al.
C. Mg.


D. Fe.
Câu 5. : Hòa tan hết 31,25 gam hỗn hợp gồm Al, FeO, Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thu được 5,04 lít
H2 (đktc) và dung dịch có chứa 71,425 gam muối. Mặt khác hòa tan 31,25 gam hỗn hợp trên trong dung dịch
HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y và 1,12 lít khí Z (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 121,57 gam muối.
Khí Z là
A. NO.
B. N2.
C. N2O.
D. NO2.
Câu 6. : . Hòa tan hết 16,8 gam hỗn hợp gồm Mg và một oxit Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được
dung dịch X chứa m1 gam muối (không chứa NH4+) và hỗn hợp khí Y gồm 0,02 mol NO và 0,03 mol N2O.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Cho NaOH dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m2
gam rắn. Biết m1 – m2 = 42,12 gam. Công thức oxit Fe là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. cả 3 oxit đều thỏa mãn.
Câu 7. : Hòa tan hết 13,12 gam hỗn hợp gồm Mg và kim loại M có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4 trong dung dịch
HNO3 loãng dư thu được dung dịch X chứa 49,64 gam muối và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí
không màu; trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 59/3. Kim loại M là
A. Ca.
B. Zn.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 8. : Hòa tan hết 8,4 gam hỗn hợp gồm kim loại M và MO (M có hóa trị không đổi) trong dung dịch HNO 3
loãng dư thu được dung dịch X chứa 39,96 gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỉ
khối so với He bằng 9,6. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng không thấy khí thoát ra. Kim loại

M là
A. Mg.
B. Zn.
C. Ca.
D. Cu.
Câu 9. : Hòa tan hết 9,65 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung
dịch X (không chứa NH4NO3) và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỉ khối so với He bằng
10,4. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi
được 8,0 gam rắn. Kim loại M là
A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Cr.
Câu 10. : Hòa tan hết 17,46 gam hỗn hợp gồm Mg và một oxit kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư
thu được dung dịch X chứa 101,58 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỉ lệ mol 2 :
3. Cho NaOH dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được
24,0 gam rắn khan. Công thức của oxit là
A. Fe2O3.
B. Al2O3.
C. ZnO.
D. Cr2O3.
Câu 11. : Hòa tan hết 29,44 gam hỗn hợp gồm Cu và một oxit Fe trong 240 gam dung dịch HNO3 39,375%
(lấy dư 25% so với phản ứng) thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với He
bằng 9,5. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng
không đổi thu được 32,0 gam rắn khan. Công thức oxit Fe là
A. FeO.
B. Fe2O3.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365



C. Fe3O4.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 12. : Hòa tan hết 14,7 gam hỗn hợp gồm Mg và kim loại M (hóa trị không đổi) trong dung dịch HNO3
loãng dư thu được dung dịch X chứa 79,14 gam muối và 3,92 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O có tỉ
khối so với He bằng 9. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X đun nhẹ, lấy kết tủa nung ngoài không khí
đến khối lượng không đổi thu được 18,0 gam rắn khan. Kim loại M là
A. Al.
B. Ca.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 13. : Hòa tan hết hỗn hợp chứa 4,5 gam Al và 6,72 gam kim loại M trong 450 gam dung dịch HNO3
23,45% (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được dung dịch X chứa 79,34 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm NO
và N2O có khối lượng 5,32 gam. Kim loại M là
A. Zn.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cr.
Câu 14. : Lấy hỗn hợp X gồm Zn và 0,3 mol Cu(NO3)2 nhiệt phân một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và
10,08 lit hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2,3 mol HCl thu được dung
dịch A chỉ chứa các muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất không màu. Biết các khí đo ở đktc,
dB/H2 = 7,5. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A
A. 154,65 gam.
B. 152,85 gam.
C. 156,10 gam.
D. 150,30 gam.
Câu 15. : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, AgNO3 và Ca(NO3)2 (số mol của AgNO3 gấp 4 lần
số mol của Ca(NO3)2), thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn Y vào H2O dư thu được dung dịch Z (không
có khí bay ra). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là
A. 25,93%.
B. 36,50%.

C. 64,98%.
D. 63,05%.
Câu 16. : Nhiệt phân hoàn toàn 5,125 gam hỗn hợp muối nitrat X gồm KNO3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 thu được
hỗn hợp khí Y. Dẫn từ từ Y vào nước thu được 500 ml dung dịch Z có pH = 1 và không thấy có khí thoát ra.
Mặt khác, nếu đem hoàn tan X vào nước rồi tiến hành điện phân dung dịch thì khối lượng kim loại tối đa có
thể thu được là
A. 1,600 gam.
B. 1,520 gam.
C. 1,715 gam.
D. 1,245 gam.
Câu 17. : Nhiệt phân hoàn toàn 55,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được 24,0 gam rắn và hỗn
hợp khí X. Hấp thụ hết X vào 160 gam dung dịch NaOH a% thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu
được 51,8 gam rắn. Giá trị của a gần nhất với
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


A. 15%.
B. 16%.
C. 17%.
D. 18%.
Câu 18. : Trong bình kín (không có không khí) chứa m gam hỗn hợp gồm Fe, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2. Nung
bình ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp rắn X chứa các oxit và 14,448 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Cho 13,5 gam
bột Al vào X rồi nung trong khí trơ thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch NaOH dư thu được 0,24
mol H2 và còn lại 22,8 gam rắn không tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 50,4.
B. 60,0.
C. 51,9.
D. 58,6.
Câu 19. : Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được 25,36 gam
chất rắn Y và khí Z. Dẫn từ từ Z vào nước không thấy có khí thoát ra đồng thời thu được 500ml dung dịch

chứa chất tan có nồng độ 1M. Mặt khác, nếu hòa tan hết 2m gam X vào nước rồi tiến hành điện phân dung
dịch (với hai điệc cực trơ) thì khối lượng kim loại tối đa có thể thu được là
A. 21,36 gam.
B. 39,36 gam.
C. 42,72 gam.
D. 45,12 gam.
Câu 20. : Trong bình kín (không có không khí) chứa m gam hỗn hợp gồm M, M(NO3)2 và Cu(NO3)2. Nung
bình ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí X và hỗn hợp rắn Y chứa các oxit kim loại. Tỉ khối của X so với He
bằng 254/23. Chia hỗn hợp Y làm 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được
0,01 mol NO2 và dung dịch chứa 49,18 gam muối. Thổi 8,96 lít khí CO (đktc) qua phần 2, nung nóng, thu
được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 19,6. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 77,28 gam.
B. 97,60 gam.
C. 67,72 gam.
D. 88,68 gam.
Câu 21. : Hòa tan hết 20,16 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trong 224 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được
dung dịch X chỉ chứa các muối. Cho 500 ml dung dịch NaOH 1,6M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn
dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 54,04 gam rắn khan. Nếu đem cô cạn
dung dịch X, lấy muối khan nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 40,08 gam. Giả sử
nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch X gần nhất với
A. 8,9%.
B. 8,6%.
C. 8,0%.
D. 8,4%.
Câu 22. : Đốt cháy hỗn hợp gồm 0,12 mol Mg; 0,15 mol Fe và 0,16 mol Cu trong oxi khô một thời gian thu
được 24,08 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối
nitrat và hỗn hợp khí Z gồm 0,07 mol NO và 0,03 mol N2O. Đem cô cạn dung dịch Y, sau đó nung tới khối
lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm 51,18 gam. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 1,04.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365



B. 1,00.
C. 1,10.
D. 1,06.
Câu 23. : Đốt cháy hỗn hợp chứa 5,76 gam Mg và 13,44 gam Fe trong oxi một thời gian thu được 21,12 gam
hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 268 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z
gồm 0,16 mol khí NO và a mol khí NO2. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối
lượng chất rắn giảm 57,28 gam. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y là
A. 7,11%.
B. 6,78%.
C. 6,90%.
D. 7,21%,
Câu 24. : Đốt cháy 22,4 gam bột Fe trong V lít (đktc) hỗn hơp khí gồm O2 và O3 có tỉ khối so với He bằng
32/3 thu được hỗn hợp X gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hết X trong 296 gam dung dịch HNO3 31,5% thu
được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Z (trong đó oxi chiếm 60,377% về khối lượng). Cho
từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y thu được 40,66 gam kết tủa duy nhất. Phần dung dịch nước lọc đem cô
cạn, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 22,12 gam. Giá trị của V gần nhất
với
A. 2,5.
B. 2,2.
C. 2,7.
D. 2,0.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
Chia nhỏ + dựa vào những đặc trưng cơ bản mỗi dạng và xử lí:
♦1: kim loại, oxit + HCl loãng dư → 3 cation là Cu2+; Fe2+ và H+.
(cái cần chú ý cũng là cái "hay" của bài tập này ở chỗ dễ quên H+ mà nhầm sang Fe3+).
Với suy luận trên ||→ quy đổi hỗn hợp Cu và oxit sắt về hỗn hợp tương đương là CuO và FeO.

♦2: bài tập HNO3 cơ bản: áp dụng bảo toàn electron có ngay:
nFeO = 3nNO + nNO2 = 0,3 mol ||→ có 0,3 mol Fe(NO3)3 trong muối Y
mà tổng mY = 100,8 gam ||→ có 0,15 mol Cu(NO3)2 nữa ||→ nCuO = 0,15 mol.
Quay lại hỗn hợp quy đổi ban đầu: nCu = 0,15 mol; nFe = 0,3 mol và ∑nO = 0,15 + 0,3 = 0,45 mol
Tỉ lệ nFe ÷ nO = 2 ÷ 3 chứng tỏ oxit sắt là Fe2O3.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Câu 2: C
23,04 gam hỗn hợp A gồm 5x mol FeO; 3x mol CuO và x mol MO.
♦ TH1: Nếu MO bị khử bởi H2 ||→ B gồm 5x mol Fe; 3x mol Cu và x mol M.
kim loại + HNO3 cơ bản: bảo toàn electron có nNO = 23x ÷ 3.
||→ nHNO3 = 4nNO = 92x ÷ 3 = 1,08 mol ||→ x = 81 ÷ 2300.
Theo đó, VNO = 23x ÷ 3 × 22,4 ≈ 6,048 lít.
NHƯNG thật chú ý: 23,04 = 360x + 240x + (M + 16) × x ||→ M ≈ 38,22 (không có kim loại t/m).
♦ TH2: MO là oxit không bị khử bởi H2 ||→ B gồm 5x mol Fe; 3x mol Cu và x mol MO.
Khi đó, bảo toàn electron có nNO = 7x mol ||→ nHNO3 = 4nNO + 2nO trong oxit
⇄ 4 × 7x + 2x = 1,08 ||→ x = 0,036 mol. rút kinh nghiệm trên, thử tìm M trước:
23,04 = 360x + 240x + (M + 16) × x ||→ M = 24 thỏa mãn là kim loại Mg.
À, như vậy thì tự tin rồi, VNO = 7x × 22,4 = 5,6448 lít.
Câu 3: B
tập trung vào các bài tập nhỏ cơ bản mà phân tích.! 0,3 mol Al2O3 điện phân hoàn toàn
với cực than chì thực chất là C lấy 0,9 mol Otrong oxit → {CO; CO2}.
sau đó, hỗn hợp này tiếp tục lấy Otrong oxit sắt để cuối cùng tạo duy nhất 0,55 mol khí CO2
► Không cần giải nhiều, chỉ cần quan tâm nO trong oxit sắt đã bị lấy = 0,55 × 2 – 0,9 = 0,2 mol.
♦ Chuyển qua bài tập HNO3: có nHNO3 = 2,5 mol; nFe(NO3)3 = 0,75 mol ||→ nN spk = 0,25 mol
mà mspk = 6,7 gam ||→ nNO = 0,15 mol; nN2O = 0,05 mol.
Bảo toàn electron → nO trong oxit = (3nFe – 3nNO – 8nN2O) ÷ 2 = 0,7 mol.
Tổng kết các bài tập nhỏ lại: có ∑nO trong oxit Fe = 0,9 mol; ∑nFe trong hỗn hợp = 0,75 mol.
đến đây thì tùy biến mà giải, có thể thử, chia TH, ..... Còn muốn an toàn, ta giải thôi:

giả sử oxit là FeaOb thì có tỉ lệ ∑nFe ÷ ∑nO = (1 + 2a) ÷ (2b) = 0,75 ÷ 0,9.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


⇄ rút gọn: 6a + 6 = 5b. Cặp nghiệm nguyên thỏa mãn và phù hợp oxit sắt là (a; b) = (2; 3).
Câu 4: C
bảo toàn electron ||→ nNO3– trong muối = 8nN2O = 0,52 mol.
||→ mmuối = m + mNO3– trong muối = m + 0,52 × 62 = 6m + 1,04 ||→ m = 6,24 gam.
Tỉ lệ 6,24 ÷ 0,52 = 12 = 24 ÷ 2 ||→ M là kim loại Mg (hóa trị 2).
Câu 5: C
♦ bài tập kim loại, oxit tác dụng axit HCl loãng dư:
Quy 31,25 gam hỗn hợp gồm 0,15 mol Al (sinh H2) và x mol FeO; y mol Fe2O3.
Giải hệ khối lượng oxit và khối lượng muối ||→ x = 0,2 mol và y = 0,08 mol.
♦ bài tập HNO3 cơ bản: 121,57 gam muối đã sẵn 0,15 mol Al(NO3)3 và 0,36 mol Fe(NO3)3
||→ còn có 2,5 gam NH4NO3 nữa ⇄ nNH4NO3 = 0,03125 mol.
Bảo toàn electron ||→ n e nhận của khí Z = 3nAl + nFeO – 8nNH4NO3 = 0,4 mol.
Lại có nkhí Z = 0,05 mol ||→ tỉ lệ 0,4 ÷ 0,05 = 8 cho biết khí Z là N2O.
Câu 6: C
Quan sát sơ đồ quá trình:

để ý m1 và m2; sự chênh lệch 42,12 gam là do 2.NO3– bị thế bởi 1.O
||→ ∑nNO3– trong muối = 42,12 ÷ (2 × 62 – 16) × 2 = 0,78 mol; ∑nO trong m2 = 0,39 mol.
Bảo toàn electron có nO trong oxit ban đầu = ∑nNO3– trong muối – 3nNO – 8nN2O = 0,24 mol.

Lập hệ số mol Mg và Fe:
||→ tỉ lệ nFe ÷ nO trong oxit = 0,18 ÷ 0,24 = 3 ÷ 4 cho biết oxit sắt chính là Fe3O4.
Câu 7: D

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365



Quan sát:
Gọi nNH4NO3 = a mol thì theo bảo toàn electron có ∑nNO3– trong muối kim loại = 8a + 0,38 mol.
||→ mmuối trong X = 13,12 + (8a + 0,38) × 62 + 80a = 49,46 gam ||→ a = 0,0225 mol.
Gọi nMg = 3x mol thì nMn+ = 4x mol. Có ngay: 13,12 gam = 72x + 4xM.
Trong dung dịch lại có thêm phương trình: 6x + 4xn = ∑nNO3– trong muối kim loại = 0,56 mol.

Theo đó có tỉ lệ:

giải nghiệm nguyên phương trình trên

với n = 2 thì M = 64 cho biết kim loại cần tìm là Cu.
Câu 8: A
không muối amoni; HNO3 loãng dùng dư.

Quan sát:
để chuyển hết hỗn hợp {M và MO} thành oxit MO cần nO = (3nNO + 8nN2O) ÷ 2 = 0,15 mol.
Lúc này so sánh (8,4 + 0,15 × 16 = 10,8) gam MO với 39,96 gam M(NO3)2
||→ ∑nNO3 = (39,96 – 10,8) ÷ (62 – 16 ÷ 2) = 0,54 mol → mM = 6,48 gam.
Tỉ lệ 6,48 ÷ 0,54 = 12 = 24 ÷ 2 cho ta biết rằng M là kim loại Mg (hóa trị 2).
Câu 9: C
HNO3 dùng dư; không có muối amoni. Quan sát sơ đồ quá trình + giả thiết:

► Thật chú ý rằng: nếu kim loại M đi theo đến cuối quá trình để tạo oxit thì rõ m c.rắn > 9,65

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


mà theo giả thiết chỉ có 8,0 gam ||→ chứng tỏ hiđroxit của M tan được trong NaOH
||→ chất rắn cuối chỉ là 8,0 gam Fe2O3 → số mol là 0,05 mol.

Từ đây đọc ra nFe = 0,1 mol và mM = 4,05 gam. Với bài tập HNO3 cơ bản:
Áp dụng bảo toàn electron có ne cho của M + 3nFe = 3nNO + 8nN2O ||→ ne cho của M = 0,45 mol.
Theo đó xét tỉ số 4,05 ÷ 0,45 = 9 = 27 ÷ 3 → cho ta biết kim loại M chính là Al (hóa trị 3).
Câu 10: C
HNO3 dùng dư; muối amoni NH4NO3 chưa rõ.! Quan sát chút:

Theo bảo toàn electron: 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 ||→ nMg ≥ 0,6 mol.
||→ nếu hiđroxit của M không bị hòa tan bởi NaOH → chuyển thành oxit trong 24 gam chất rắn
thì rõ mc.rắn > 17,46 + 0,6 × 16 = 27,06 > 24 gam ||→ mâu thuẫn.! tức giả sử sai.!
có nghĩa là M(OH)n tan được trong NaOH; chất rắn duy nhất là 0,6 mol MgO.
Quay lại bảo toàn electron trên thấy rằng nNH4NO3 = 0 mol; tức là không có muối amoni.
||→ mM2On = 3,06 gam và mM(NO3)n = 12,78 gam. Quan sát tương quan,
có ∑nNO3– = (12,78 – 3,06) ÷ (62 – 16 ÷ 2) = 0,18 mol; mM = 1,62 gam
Xét tỉ lệ 1,62 ÷ 0,18 = 9 = 27 ÷ 3 cho ta biết kim loại M là Al (hóa trị 3).
Theo đó, oxit cần tìm là Al2O3.
Câu 11: B
Quan sát sơ đồ quá trình:

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Chuyển hết 29,44 gam thành 32 gam (hỗn hợp oxit mà Fe, Cu lên tối đa) cần nO chuyển = 0,16 mol.
Quan sát quá trình có 2nO chuyển = 3nNO + nNO2 (= ne cho của hỗn hợp 29,44 gam)
Kết hợp giả thiết tỉ khối ||→ nNO = nNO2 = 0,08 mol. Lại có nHNO3 phản ứng = 1,2 mol.
Bảo toàn nguyên tố N → ∑nNO3– trong muối = 1,04 mol ||→ nO trong 32 gam = 1,04 ÷ 2 = 0,52 mol.
Theo đó, nO trong 29,44 gam = 0,52 – nO chuyển = 0,36 mol.

Lập hệ số mol Cu, Mg:
Theo đó, tỉ số 0,24 ÷ 0,36 = 2 : 3 cho ta biết oxit sắt là Fe2O3.
Câu 12: C

Quan sát sơ đồ quá trình + giả thiết:

♦ Nếu 18,0 gam c.rắn chứa oxit của cả 2 kim loại thì
ne cho kim loại = 2nO trong oxit = 2 × (18 – 14,7) ÷ 16 = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 0,9 + 8nNH4NO3.
||→ mâu thuần → điều nếu trên là sai! chứng tỏ 18 gam c.rắn chỉ là 0,45 mol MgO mà thôi.
Gọi nNH4NO3 = x mol thì theo bảo toàn electron: ∑nNO3– trong muối kim loại = 0,9 + 8x mol.
||→ mmuối X = 14,7 + 62 × (8x + 0,9) + 80x = 79,14 gam ||→ x = 0,015 mol.
||→ nNO3– tạo muối với M = 0,12 mol; lại có mM = 3,9 gam.
Theo đó, tỉ lệ 3,9 ÷ 0,12 = 65 ÷ 2 cho ta biết kim loại M là Zn (hóa trị 2).
Câu 13: B
HNO3 dùng dư; chưa rõ muối amoni NH4NO3. Quan sát:

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


BTKL cả phương trình ||→ có nH2O = 0,61 mol ||→ nNH4NO3 = 0,03 mol (theo bảo toàn H).
||→ ∑nNO3– trong muối kim loại = (79,34 – 0,03 × 80 – 4,5 – 6,72) ÷ 62 = 1,06 mol.
của Al(NO3)3 là 0,5 mol rồi ||→ nNO3– tạo muối với M = 1,06 – 0,5 = 0,56 mol.
Xét tỉ số 6,72 ÷ 0,56 = 12 = 24 ÷ 2 → cho ta biết kim loại M là Mg (hóa trị 2).
Câu 14: A
Gộp quá trình + phân tích qua giả thiết ||→ quan sát:

Trong đó cần chú ý một số điểm: tránh quên muối amoni NH4NO3; hỗn hợp khí B gồm 2 đơn chất.
Còn lại sau khi có được sơ đồ trên là "tư duy liền mạch" và suy luận, ban bật qua lại thôi.!
đầu tiên: YTHH 01: sự đặc biệt của nguyên tố O ||→ nH2O = 0,3 × 6 – 0,45 × 2 = 0,9 mol.
||→ nNH4Cl = 0,1 mol (theo bảo toàn H); nCuCl = 0,3 mol ||→ nZnCl2 = 0,8 mol (theo bảo toàn Cl)
vậy yêu cầu mmuối trong A = 0,8 × 136 + 0,3 × 135 + 0,1 × 53,5 = 154,65 gam.
Câu 15: D
Suy luận: để ý Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2 || AgNO3 → Ag + NO2 + ½.O2.
Y + H2O không có khí thoát ra nên cần ghép + quan tâm đến tỉ lệ 4NO2 ÷ 1O2 (trong Y).

Giả thiết 4Ag ↔ 1Ca nên cộng 2 phương trình trên lại có 4NO2 + 3O2
||→ dư 2O2 cho FeO tạo Fe2O3 ||→ 4Ag ↔ 1Ca ↔ 8Fe
||→ %mFe(NO3)2 trong X ≈ 63,05 %.
Câu 16: B
Y + H2O không có khí thoát ra ||→ cần quan tâm tỉ lệ 4NO2 ÷ 1O2 trong Y.
Cu(NO3)2 sinh vừa đẹp 4NO2 ÷ 1NO2 rồi.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


||→ còn lại: KNO3 cung cấp ½.O2 cho 2FeO sinh Fe2O3 ||→ có 1K ↔ 2Fe.

Giải hệ:
► Chưa xong.! điện phân dung dịch nên kim loại thu được chỉ
có 0,01 mol Fe và 0,015 mol Cu ||→ m = 1,520 gam.
Câu 17: B
Quá trình không có gì phức tạp ||→ đọc + nhẩm + suy luận + bấm máy luôn.!
đầu tiên có ngay hệ và giải ra nFe(NO3)2 = nCu(NO3)2 = 0,15 mol; bảo toàn N
||→ nNO2 trong X = 0,6 mol; mX = 55,2 – 24 = 31,2 gam ||→ nO2 trong X = 0,1125 mol.
ukm.! đến đây có chút rắc rồi về tỉ lệ các chất rồi, liệu NaOH là dùng đủ hay dư ? ...
Trắc nghiệm thì ta có thể thử; nhưng để tránh rắc rối, cứ chịu khó viết ra 1 chút.! Xem nào:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 || 2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2.
Từ số mol NO2 và O2 trên và phương trình → có 0,525 mol HNO3 và 0,075 mol HNO2.
Nếu NaOH dư thì 2 axit tạo muối luôn là NaNO3 và NaNO2 ||→ ∑m2 muối này = 49,8 gam.
À như vậy đúng là NaOH dư thật, mNaOH dư = 51,8 – 49,8 = 2 gam.
Lượng phản ứng: nNaOH phản ứng = 0,6 mol (theo bảo toàn cụm NaN).
||→ ∑mNaOH đã dùng = 0,6 × 40 + 2 = 26 gam ||→ yêu cầu: a = 26 ÷ 160 = 16,25 %.
Câu 18: B
đọc nhanh bài tập nhiệt nhôm với xử lí NaOH dư
||→ Z gồm 0,16 mol Al; 0,17 mol Al2O3 và 22,8 gam hỗn hợp {Fe; Cu}.
YTHH 01: vận dụng sự đặc biệt của nguyên tố O trong 0,645 mol hỗn hợp {NO2; O2}

||→ bảo toàn nguyên tố O có ∑nNO3– trong m gam hỗn hợp = (0,645 × 2 + 0,17 × 3) ÷ 3 = 0,6 mol.
||→ giá trị của m = 22,8 + 0,6 × 62 = 60,0 gam.
Câu 19: B
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Z + H2O không có khí thoát ra ||→ trong Z có 4NO2 + 1O2.
||→ 2FeO cần ½O2 để tạo Fe2O3 và được lấy từ ½O2 của 2AgNO3.
(tách ghép + trộn lại quá trình để đạt được tỉ lệ 4NO2 + 1O2). ||→ nFe(NO3)2 = nAgNO3 = y mol.

Gọi nMg(NO3)2 = x mol ||→ có hệ:
Theo đó, mkim loại thu được khi điện phân = 56y + 108y = 19,68 gam. ► Có 2 chú ý ở đây:
♦1: yêu cầu là dùng 2m gam ||→ đáp án = 19,68 × 2 = 39,36 gam (thật may không có đáp án lừa!).
♦2: kim loại Mg không điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch
Câu 20: A
Quan sát quá trình (đồng nhất số liệu là ½ hỗn hợp đầu). Trước đó, cần chú ý rằng
Y là hỗn hợp các oxit mà + HNO3 → NO2 chứng tỏ là oxit có tính khử ||→ M chính là kim loại Fe.

Đọc và chia nhỏ các bài tập nhỏ: ♦ CO khử oxit kim loại: nO trong Y = 0,28 mol.
♦ kim loại, oxit + HNO3: ghép cụm có nH2O = nO trong Y + nNO2 = 0,29 mol → nHNO3 = 0,58 mol
||→ ∑nNO3– trong muối = 0,57 mol (bảo toàn N) ||→ mFe + Cu = 13,84 gam.
♦ bài tập nhiệt phân: trong X gọi nNO2 = 20x mol thì nO2 = 3x mol. Quan sát quá trình nhiệt phân
||→ ghép cụm NO3 có 20x = 3x × 2 + 0,28 (1NO2 cần thêm 1.O nữa để tạo gốc NO3
1.O lấy từ O trong Y và O2) ||→ x = 0,02 mol ||→ ∑nNO3 trong ½.m gam = 20x = 0,4 mol (bảo toàn N)
||→ ½.m = mCu + Fe + mNO3 = 13,84 + 0,4 × 62 = 38,64 gam ||→ m = 77,28 gam.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Câu 21: D
♦ NaOH xử lí dd sau phản ứng (chuyên đề HNO3): 0,5 × 1,6 × (23 + 46) = 55,2 > 54,04

||→ lập và giải hệ nNaOH dư = 0,04 mol; nNaNO3 = 0,76 mol ||→ ∑nNO3– trong muối = 0,76 mol.

nHNO3 = 1,12 mol ||→ nN spk = 1,12 – 0,76 = 0,36 mol; nH2O = 0,56 mol.
Ghép cụm "H2O" có nO spk = 0,36 × 3 – 0,56 = 0,52 mol ||→ mspk = 13,36 gam.
có rất nhiều cách linh hoạt để tìm ra được số mol Fe2+; Fe3+ và Cu2+.
Ở đây sẽ giới thiệu cách thực dụng nhất: mmuối X = 20,16 + 0,76 × 62 = 67,28 gam.
||→ mCuO + Fe2O3 = 27,2 gam kết hợp mCu + Fe = 20,16 gam giải nCu = 0,14 mol; nFe = 0,2 mol
∑nFe2+ + Fe3+ = 0,2 mol; kết hợp điện tích trong muối giải nFe2+ = 0,12 mol và nFe3+ = 0,08 mol.
Yêu cầu: %mFe(NO3)3 trong X = 0,08 × 242 ÷ (224 + 20,16 – 13,36) ≈ 8,39 %.
Câu 22: C
tránh "bẫy" = phản xạ: HNO3 chưa rõ đủ dư (Fe2+ ?); có Mg muối amoni NH4NO3.

từ số mol các kim loại ||→ mcác oxit = 29,6 gam ||→ mmuối Y = 80,78 gam.
Gọi nNO3– tạo muối kim loại = x mol; nNH4NO3 = y mol ||→ mmuối Y = 62x + 80y + 21,52 = 80,78 gam.
Bảo toàn electron kiểu mới: ∑nNO3– tạo muối kim loại = 2nO trong X + 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3
||→ thay số liệu vào có: x = 8y + 0,16 × 2 + 0,07 × 3 + 0,03 × 8.
– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Giải hệ 2 ẩn x, y được: x = 0,93 mol và y = 0,02 mol. Bảo toàn nguyên tố N có:
∑nHNO3 phản ứng = 0,93 + 0,02 × 2 + 0,07 + 0,03 × 2 = 1,1 mol.
Câu 23: C
Tự viết sơ đồ quá trình ra.! Quan sát:
rắn cuối cùng của quá trình là 0,24 mol MgO và 0,24 mol FeO1,5 ||→ mY = 86,08 gam.
Để ý HNO3 có 1,34 mol ||→ Fe không thể lên tối đa 3 tất được (vì 0,24 × (2 + 3) + 0,16 > 1,34 rồi).
||→ Y gồm Fe?+, Mg2+, x mol NO3– (tạo muối kim loại) và y mol NH4NO3
có ngay: mY = 5,67 + 13,44 + 62x + 80y = 86,08 gam.
♦ chú ý YTHH 02: có nNO + nNO2 = 1,34 – 2y – x (theo bảo toàn nguyên tố N và sự đặc biệt)
||→ nHNO3 = 2nO trong X + 4nNO + 2 nNO2 + 10nNH4NO3.
Thay số vào có: 1,34 = 2 × 0,12 + 2 × 0,16 + 2 × (1,34 – 2y – x) + 10y.

Giải hệ 2 phương trình trên được x = 1,04 mol và y = 0,03 mol.
Biết x, y thay ngược lại có a = nNO2 = 0,08 mol ||→ mkhí spk Z = 8,48 gam.
Mặt khác, khi biết x, y chúng ta dễ dàng lập được hệ số mol Fe2+ và Fe3+
(hệ tổng số mol và điện tích trong dung dịch) để tìm ra nFe3+ = 0,16 mol và nFe3+ = 0,08 mol.
Vây, yêu cầu %mFe(NO3)3 = 0,08 × 242 ÷ (268 + 21,12 – 8,48) ≈ 6,90%.
Câu 24: C
Sơ đồ quá trình và xử lí sơ bộ một số giả thiết:

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365


Theo đó, nO2 trong 22,12 gam = 0,605 mol gồm 0,015 mol O2 sinh ra do 0,02 mol Fe(NO3)3
→ còn lại 0,59 mol O2 nữa là do NaNO3 → NaNO2 + ½.O2 ||→ nNaNO3 = 1,18 mol.
||→ ∑nNO3– trong Y = 1,18 + 0,02 × 3 = 1,24 mol ||→ bảo toàn N có nN spk = 1,48 – 1,24 = 0,24 mol.
từ giả thiết %mO trong spk ||→ nO spk = 0,32 mol. Có khá nhiều cách để tiếp tục:
♦1: từ trên → có 0,04 mol HNO3 dư ||→ nH2O = 0,72 mol; ghép cụm → nO trong oxit X = 0,32 mol.
♦2: bảo toàn electron có 3nFe = 2nO trong oxit X + (5nN spk – 2nO spk) → nO trong oxit X = 0,32 mol.
tinh tế xử lí nhanh dựa vào yêu cầu của đề:
nhỗn hợp khí = mkhí ÷ Mkhí = 0,32 × 16 ÷ (32/3 × 4) = 0,12 mol → V = 2,688 lít.

– Website chuyên đề thi file word có lời giải chi tiết mới nhất – 0982.563.365



×