Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận Quản lý nhà nước về giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.3 KB, 10 trang )

Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
“QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ GIÁO
DỤC”
Câu 1: Nêu nội dung quản lý nhà nước về giáo dục trong luật giáo dục.
Từ nội dung đó hãy mô hình hóa theo quan điểm quản lý giáo dục và giáo dục
học.
Điều 99 luật giáo dục nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao
gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ
sở giáo dục khác;
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà
giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in
và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng
chỉ;
4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục;
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo
dục;
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục;

1


Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo
dục;
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục;
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối
với sự nghiệp giáo dục;
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Mô hình hóa theo quan điểm quản lý giáo dục và giáo dục học.

1. Mô hình quản lý tính toàn vẹn của quá trình giáo dục.
M

Th

Tr

Q

N

P

Đ

2

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

M: mục tiêu giáo dục đào tạo

N. Nội dung giáo dục đào tạo

P. Phương pháp

Th Lực lượng đào tạo

Tr: Đối tượng đào tạo

Đ: Điều kiện đào tạo

Q: Quản lý quá trình đào tạo.
Trong đó ( M, N, P là những yếu tố tinh thần. Th, Tr, Đ: là những yếu tố vật
chất ).
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. ( Điều 2 luật GD 2005 ).
Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại
và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát
huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. (Điều 5 luật
GD 2005 )
Phương pháp giáo dục được chỉ ra rõ ràng theo các cấp học như sau:
- Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương,
động viên, khích lệ. (Mục 2 Điều 23 luật GD 2005).

3

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh. (Mục 2 Điều 28 luật GD 2005).
- Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực
hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát
triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. (Mục 2 Điều 34 luật GD
2005).
- Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng


việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát
triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học
tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. (Mục 2 Điều 40 luật GD 2005).
- Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng
việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát
triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học
tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. (Mục 2 Điều 40 luật GD 2005).
- Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học,
tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện
thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải
quyết những vấn đề chuyên môn. (Mục 2 Điều 40 luật GD 2005).
- Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai
thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử

4

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy và học. (Mục 4 Điều 45 luật GD 2005).
Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý,
điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng
học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực
quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm
của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục. (Điều 16
luật GD 2005)
Về nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. luật giáo dục ghi rõ:
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và
của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục;
thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự
nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn. ( Điều 12 luật GD 2005 )
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo
dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng
nguồn lực đầu tư cho giáo dục. ( Điều 13 luật GD 2005 )

5

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

2. Mô hình chất lượng hiệu quả giáo dục:
H1

K


A

S

B

H2

H3

Knowledge:

Kiến thức

Head:

Đầu ( trí lực)

Attitude:

Thái độ

Heart:

Tim ( tâm lực).

Skill:

Kỹ năng


Hands:

Tay ( thể lực)

Behavior:

Hành động

Quá trình giáo dục phải đạt tới sự hài hòa đồng bộ của KABS & 3 H. Tức
là đảm bảo cả “ Nuôi “ và “ Dạy”

( có nhân cách và nhân lực. ).

Để thế hệ học trò có cốt cách làm người, phẩm cách làm người và biết
cách thức để làm người. có thái độ đúng đắn trong mọi tình huống.
Thà là người vụng về mà có thái độ đúng đắn ,hơn là người sành điệu mà
có thái độ càn quấy .
3. Những công việc chỉ đạo trong quản lý giáo dục, quản lý Nhà trường để
có được KABS&3H .

P

C

D
L I
L

6


Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

P: planning

Kế hoạch hóa

O: Oganizing

Tổ chức

L: Leading

Chỉ đạo

C: Controling:

Kiểm tra

I: Information

Thông tin.

Thông tin kết nối 4 vấn đề: Kế hoạch hóa – Tổ chức – Chỉ đạo – Kiểm tra
đánh giá và cấp năng lượng cho bốn công việc này hoạt động hài hòa, đồng bộ

với nhau
Câu 2: Hãy đề xuất các bộ số 3 về phát triển giáo dục trong hoàn cảnh hiện nay
1.

Mô hình “ Nhân cách – Nhân lực – Nhân Tài”
Nhân lực

G
D
Nhân tài

Nhân cách

Nhân cách: Cách thức để làm người
Nhân lực :
Nhân tài:

7

năng lực toàn diện con người, sức người
tiềm năng trí tuệ con người

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

Đào tạo toàn diện con người có “ trí - thể - mỹ”

2.

Mô hình “ GD nhà trường – GD gia đình – GD xã hội “
GD gia đình

GD xã hội

3.

G
D

GD N trường.

Mô hình “ Dân trí – Quan trí – Doanh trí”
Quan trí

G
D

Doanh trí

Dân trí

Giáo dục nhằm mục đích phát triển toàn diện và cân đối cả ba yếu tố trong xã hội
( đồng thời phát triển song song) nếu một trong 3 yếu tố trên chậm phát triển thì
xã hội cũng sẽ trì trệ và chậm phát triển.

8


Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

4.

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

Mô hình 3 T: “Thả lỏng đầu vào – Thắt chặt đầu ra – Trung thực
trong đánh giá”
T1

GD
T2

T3

Trong quá trình giáo dục, nếu chúng ta thực hiện được đồng thời cả 3 yếu
tố trên thì chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu giáo dục một cách toàn diện và hiệu
quả. Hơn nữa khi đó, các loại bằng cấp sẽ có giá trị thực sự. Tuy nhiên, đây có lẽ
là vấn đề khó khăn nhất với giáo dục Việt Nam hiện nay.
5.

Mô hình “ Vốn con người – Vốn tổ chức – Vốn xã hội”
Vốn tổ chức

G
D
Vốn XH


Vốn con người

Vốn con người ở đây phải đảm bảo đủ “ Tâm – Trí – Thể - Mỹ”
Vốn tổ chức là con người sống theo tổ chức, hòa thuận với nhau, sống có
kỷ cương, tình thương và sống có trách nhiệm với bản than và sống có trách
nhiệm với mọi người, với xã hội.

9

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10


Tiểu luận kết thúc môn

6.

Quản lý nhà nước và vai trò của xã hội trong quản lý giáo dục

Mô hình “ chấn hưng văn hóa – Công nghiệp hóa – Hội nhập quốc tế”
Công nghiệp hóa

G
D

Hội nhập QT

Chấn hưng VH

Để hiện thực hóa mô hình thì chúng ta cần chú trọng nâng cao chất lượng

toàn diện, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý, trong đó chú trọng giáo dục kiến
thức và nhân cách cho học sinh; đẩy mạnh việc sử dụng Tiếng Anh, tin học; xây
dựng một số trường và chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế; tăng nhanh hơn nữa
quy mô và chất lượng đào tạo nghề. Tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục, tạo
chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, trong đó gắn dạy lý thuyết với
thực hành, giảng dạy với nghiên cứu khoa học; chuyển mạnh sang đào tạo theo
nhu cầu xã hội; thực hiện tốt việc đào tạo theo tín chỉ và kiểm định chất lượng.
Tăng cường nguồn lực cho giáo dục, trong đó Nhà nước tăng cường đầu tư và
tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá về phát triển giáo dục. Đảm bảo công bằng trong
giáo dục,
Bên cạnh đó phải phấn đẩu để Việt Nam trở thành nước phát triển mạnh
trong một số lĩnh vực như Khoa học công nghệ, Kỹ thuật điện tử... phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xứng tầm với các nước trên
thế giới.

10

Nguyễn Xuân Quy – Lớp Cao học Quản lý giáo dục – K10



×