Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

bài tiểu luận quản lý nhà nước về nông thôn , nông thôn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.72 KB, 59 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
MÔN HỌC: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG THÔN

ĐỀ TÀI:
QLNN VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP
HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY
Ở TP.HCM

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017

1


TP. Hồ Chí Minh, năm 2017

2


3


LỜI CẢM ƠN
.

Tp.HCM, ngày … tháng 05 năm 2017

4



MỤC LỤC

5


MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung, đô thị hóa là một quá
trình tất yếu khách quan. Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn liền với
các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã làm tăng thêm khó khăn cho các đô
thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn
việc làm; dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm; ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.... Đây là các yếu tố đe
dọa sự phát triển nhanh và bền vững của đô thị hiện nay. Trong rất nhiều các giải pháp thì
phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) được xem là hướng đi tối ưu để giải quyết các bất
cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng đô thị sinh thái bền vững
cho tương lai.

6


NỘI DUNG
PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN
VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1
Khái niệm có liên quan
1.1.1. Nông Thôn, Kinh tế nông thôn:
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế,

chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với
địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế
về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm
riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh
tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ... trong đó
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã
hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế cá thể... Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các
vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả...
Nông thôn mới
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất , văn hóa, tinh thần của người dân không
ngừng được nâng cao giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, nông dân được
đào tạo tiếp thu câc tiến bộ KT tiên tiến có bản lĩnh vững vàng , đóng vai trò làm chủ
nông thôn mới.
Nông thôn mới có Kinh tế phát triển toàn diện , bền vững cơ sở hạ tầng được xây
đựng đồng bộ hiện đại, PT theo QH, gắn với kết hợp lý giữu Nông nghiệp, với công
nghiệp, dv và đô thị . Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh
thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao đảm bảo giữ vững an
ninh chính trị và trật tự xã hội.
Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng
7


cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ
mực tiêu: “ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông

thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh
thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường”.
1.1.2. Công nghiệp hóa gắn với nông thôn
Khái niệm công nghiệp hóa gắn với nông thôn
Là quá trình chuyển dịch CCKT NT theo hướng tăng nhanh tỉ trọng sản phẩm và lao
động các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông
nghiệp, QH PTNT, XD kết cấu hạ tầng KT- XH và bảo vệ môi trường sinh thái, TC
lại SX và XD QHSX phù hợp , xây dựng NT dân chủ, công bằng văn minh, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.
CNH = ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ ( TLH, CGH, HHH,SHH) + phương
pháp, hình thức TC SX kiểu công nghiệp.
HHD = cập nhật nâng cao trình độ KHKTCN+ TCQHSX( so với mặt bằng thế giới)

1.1.3 Đô thị hóa gắn với nông thôn
Trên góc độ chung nhất, Đô thị hóa có thể được hiểu là quá trình PT về dân số ĐT, số
lượng và quy mô của các đô thị cũng như về điều kiện sống ĐT hoặc theo kiểu ĐT.
Đô thị hóa gắn với nông thôn nói chung là quá trình ảnh hưởng tác động của quá trình
đô thị hóa tới sự phát triển và tồn tại của nông thôn. ở thành phố Hồ chí minh hiện
nay có thể thấy quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh kiến cho đất các vùng ven trước
kia là đất nông nghiệp thì giờ đang dần nhường chỗ cho các khu công nghiệp, dự án
nhà ở các khu phước hợp đô thị, cụm khu dân cư.
8


1.1.4: Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa
Khái niệm quản lý nhà nước về nông thôn
Là hoạt động thực hiện quyền lực NN nhằm thực hiện các chức năng của NN trên cơ sở
các quy luật KT và PT XH nhằm sử dụng các HQ nhất các tiềm năng các cơ hội để đạt

được mục đích ổn định và PT NT.
Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn gắn với quả trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
hiểu chung là thực hiện quản lý nhà nước về nông thôn theo định hướng phát triển công
nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn đã diễn ra rất nhanh hiện nay ở các vực nông
thôn( nông thôn mới) thuộc các tỉnh thành trong cả nước. Mà cụ thể hơn trong đề tài đề
cập là quản lý nhà nước về nông thôn gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay ở
thành phố Hồ Chí Minh.
1.2
Sự cần thiết của quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn gắn với quá trình
công nghiệp hóa và đô thị hóa
Qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói
riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triển và biến đổi của nông nghiệp và
nông thôn hiện nay thể hiện sự nỗ lực to lớn của Nhà nước ta trong lĩnh vực quản lý vùng
và ngành. Nói đến quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chính là nói đến tính
hiệu lực, hiệu quả sự tác động của Nhà nước ta đối với sự phát triển kinh tế - x ã hội của
khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Suốt quá trình thực hiện đổi mới, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các nghị định,
quy định, văn bản pháp luật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện chức năng
quản lý của mình. Nhờ đó, nền nông nghiệp nước ta đã luôn đạt được sự tăng trưởng, xã
hội nông thôn không ngừng biến đổi cả về diện mạo cũng như chất lượng sống của người
nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần được
giải quyết cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa vai trò quản
9


lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn. Một trong những vấn đề đó là Nhà nước tác
động đến nông nghiệp, nông thôn như thế nào và theo cách nào để thúc đẩy khu vực này
phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá? Làm thế nào để nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay?

Để giải quyết những vấn đề trên, trước hết chúng ta hãy xuất phát từ chính đặc thù của
sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta. Như đã biết, ngành nông nghiệp nước ta so với
các ngành sản xuất khác có khá nhiều đặc thù. Đây là ngành sản xuất gắn liền với điều
kiện tự nhiên và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, kết quả của nó phụ thuộc
rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên, như chất lượng đất canh tác, nguồn nước tưới, điều kiện
khí hậu và hàng loạt các điều kiện sinh thái khác. Về địa bàn, sản xuất nông nghiệp phân
tán rộng hầu như khắp cả nước làm cho sự can thiệp của Nhà nước gặp nhiều trở ngại
trong việc phân bổ nguồn lực, nguồn vốn cũng như sự đầu tư kỹ thuật mới. Về trình độ
sản xuất, trình độ tổ chức, trình độ trang bị kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng có sự chênh
lệch giữa các vùng sản xuất và chênh lệch so với cả các ngành sản xuất khác, đặc biệt là
thấp kém hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp.
Tính đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở chính phương thức sản xuất
của nó. Đó là sự đa dạng của hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Trong quan hệ sản
xuất của ngành nông nghiệp cùng đồng thời tồn tại cả thành phần kinh tế tư nhân (các tổ
chức trang trại) lẫn kinh tế hợp tác xã. Nét đặc thù này được thể hiện cả ở đối tượng sản
xuất lẫn lực lượng lao động, cả ở quy trình sản xuất lẫn chủ thể sản xuất. Chính những
nét đặc thù đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quản lý nhà nước trong nông
nghiệp, nông thôn; đòi hỏi sự tác động của Nhà nước đến phát triển nông nghiệp, nông
thôn phải vừa cụ thể, đồng bộ, vừa đạt hiệu quả trước mắt, lại mang tính phát triển lâu
dài. Tính hiệu quả của quản lý nhà nước trong quản lý nền kinh tế ở nước ta nói chung
trước hết và quan trọng hơn là phải thể hiện được qua sự phát triển của nông nghiệp và
nông thôn.

10


Như đã biết, hiện nay, ở nước ta, lao động nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số lao động
cả nước và Việt Nam hiện vẫn là một nước nông nghiệp. Vì thế, để thể hiện được vai trò
của mình trong nông nghiệp, nông thôn thì các chính sách và chương trình phát triển kinh
tế của Nhà nước phải hướng đến tạo sự biến chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông

thôn. Đến lượt nó, sự thành công trong phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ sự đổi mới và phát triển của đô thị và các khu công nghiệp trong cả nước. Một
nước mà nông dân chiếm 73,5% dân số cả nước như Việt Nam thì vấn đề phát triển nông
nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng yếu của Nhà nước trong cả quãng đường phát triển
sau này.
Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp
đổi mới ở nước ta hiện nay. Tuy giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn
trong GDP (khoảng 25%), nhưng lương thực thực phẩm do nông nghiệp đem lại giữ vị trí
trọng yếu trong sự phát triển xã hội. Nó liên quan chặt chẽ đến vấn đề dân sinh và phát
triển ổn định xã hội.
Nếu giải quyết tốt vấn đề lương thực, trước hết sẽ đảm bảo được an ninh lương thực quốc
gia. Bởi vì:
Thứ nhất, lương thực là thứ đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Nếu vấn
đề này bị phụ thuộc vào nước ngoài (nhập khẩu lương thực) sẽ không đảm bảo được tính
lâu dài của sự phát triển. Giả định rằng, khi chiến tranh xảy ra hoặc bị phong toả kinh tế,
thì dù có tiền chúng ta cũng không mua được lương thực, thực phẩm từ nước ngoài.
Hai là, vấn đề lương thực được giải quyết tốt sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định của xã
hội. Chỉ khi người dân không phải lo cái ăn, cái mặc hàng ngày thì lòng người mới ổn
định, và khi cuộc sống của đại đa số nông dân ổn định thì xã hội mới ổn định. Hơn nữa,
mục tiêu phát triển của xã hội ta là vì con người và cho con người, nên sự ổn định lòng
người là điều tối cần thiết đối với sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay.
Ba là, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của cả nền kinh tế - xã hội và do vậy, mục tiêu dân giàu nước mạnh mới trở thành
11


hiện thực. Dân giàu trước hết là đời sống của người nông dân phải được sung túc. Vấn đề
này, trên thực tế, đang trở thành vấn đề nổi cộm trong quyết sách phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Có một tình hình là, dường như càng phát triển thì

khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn ngày càng nới
rộng. Phải chăng muốn để xã hội phát triển thì trước mắt chúng ta cần phải hy sinh quyền
lợi của một bộ phận hay một nhóm người nào đó, do chúng ta không thể tập trung đầu tư
cho sự phát triển theo cách dàn trải, mỗi nơi một ít, ở đâu cũng có và ai cũng có phần.
Nếu nghĩ như vậy thoáng nhìn tưởng là hợp lý, nhưng thực ra đi ngược lại mục tiêu chủ
nghĩa xã hội mà dân tộc ta đã lựa chọn. Mỗi đường lối, chính sách đúng phải thể hiện
được lợi ích và nguyện vọng của đa số người dân, mà ở đây là người nông dân. Vì vậy,
mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải chú ý trước hết đến lợi ích của
người nông dân. Đó phải là chính sách phát triển có trọng điểm và mang tính toàn diện,
dài lâu. Toàn bộ điều này muốn nói lên rằng, nông nghiệp, nông thôn luôn giữ vị trí trọng
yếu, nền tảng trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Sự tác động của Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông thôn từ khi tiến hành đổi mới đến
nay ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông
nghiệp, nông thôn, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý nông nghiệp của mình
trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự tác
động này mà có bước chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là sự
chuyển biến cả trong mô hình sản xuất kinh doanh lẫn sự đa dạng của các hình thức tiêu
thụ sản phẩm, cả trong đời sống vật chất lẫn trong đời sống tinh thần của người nông dân,
cả trong nguồn thu nhập lẫn sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Nhìn một cách khái
quát, nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang nền sản xuất theo cơ chế thị trường. Sản
phẩm nông nghiệp ngày càng trở thành hàng hoá nhiều hơn trong tổng sản phẩm nông
nghiệp. Đời sống văn hoá tinh thần trong nông thôn ngày càng xích lại dần với thành thị
và với toàn xã hội. Văn minh, văn hóa nông thôn đang dần hình thành theo hướng hiện
đại hoá. Thực ra thì sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta từ khi đổi mới đến nay đạt
được những thành tựu to lớn là do sự tác động của “hai bàn tay quản lý”: Nhà nước và cơ
12


chế thị trường. Sự chuyển biến của nông nghiệp từ chỗ dựa trên sở hữu tập thể về ruộng

đất đến giao đất, giao ruộng cho nông dân, hình thành hàng loạt các trang trại sản xuất
nông nghiệp đã thể hiện sự kết hợp một cách hợp lý giữa vai trò của thị trường và của
Nhà nước, giữa cơ chế tự điều chỉnh của “bàn tay vô hình” với cơ chế quản lý của Nhà
nước. Nhưng nếu nhìn vào suốt quá trình đổi mới ta sẽ thấy, trong giai đoạn đầu, quản lý
nhà nước giữ vai trò chủ yếu và mang tính quyết định. Nhà nước vừa điều hành sự phát
triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, vừa sử dụng chính cơ chế thị trường
(hình thành từng bước theo sự hiện diện của nền kinh tế thị trường ở nước ta) thúc đẩy sự
phát triển của ngành nông nghiệp và xã hội nông thôn. Ở giai đoạn đầu, sự can thiệp của
Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Ở tầm vi mô, Nhà nước gần như là người quản lý trực tiếp sự phát triển ngành nông
nghiệp nhằm chủ động tạo ra những thành phần, yếu tố của nền kinh tế thị trường trong
nông nghiệp. Lúc này, vai trò quản lý của Nhà nước ở tầm vi mô chiếm vị trí quan trọng
trong tương quan với quản lý ở tầm vĩ mô. Sự can thiệp sâu vào cơ cấu cũng như tốc độ
phát triển của nông nghiệp là cực kỳ cần thiết ở giai đoạn này. Nhưng khi nền kinh tế thị
trường đã dần hình thành thì vai trò quản lý của Nhà nước ở tầm vi mô sẽ ngày càng
giảm, vai trò quản lý ở tầm vĩ mô sẽ ngày càng tăng lên trong tương quan chung. Đến
giai đoạn hiện nay thì vai trò quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chủ
yếu là ở tầm vĩ mô. Chính việc chuyển biến này đã tạo ra sự chủ động trong kinh doanh,
trong phát triển và trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cũng như lực lượng lao
động trong nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, hiệu quả và tính hiệu lực của quản lý nhà
nước ngày càng cao hơn trong nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, ta thấy, sự tác động của
Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chuyển từ tầm vi mô sang tầm vĩ mô vừa mang
tính lịch sử, vừa là lôgic phát triển tất yếu của sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ khi đổi
mới đến nay. Đó cũng chính là quá trình xoá bỏ dần và tiến đến xoá bỏ triệt để mô hình
quản lý kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp đã từng tồn tại khá lâu ở nước ta; chuyển sang
thực hiện mô hình quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với mô
hình này, người nông dân đã có sự chủ động trong quyết định sản xuất: trồng cây gì, nuôi
13



con gì sao cho có lợi nhất và phù hợp với khả năng của mình hơn. Nhờ sự chủ động này
mà nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đến nay đã có sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu
ngành nghề và lực lượng lao động theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
Ở tầm vĩ mô, quản lý nhà nước mang nội dung chủ yếu là định hướng phát triển và phê
duyệt những quy hoạch tổng thể, những dự án lớn mang tính liên ngành, liên vùng và ở
tầm quốc gia. Còn công việc kinh doanh, những quy hoạch chi tiết cho từng vùng, từng
địa phương sẽ giao cho các cấp chính quyền địa phương chủ động giải quyết. Tuy nhiên,
do nét đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp mà sự kết hợp giữa cơ chế tự điều chỉnh
của thị trường với cơ chế quản lý nhà nước cũng mang nét riêng biệt. Tính riêng biệt ở
đây được thể hiện ở chỗ: Nhà nước không chỉ can thiệp vào những chỗ, những nơi mà cơ
chế thị trường không đụng đến được, mà còn là sự can thiệp vừa mang tính kinh tế, vừa
mang tính xã hội. Sự can thiệp về kinh tế được thể hiện khá rõ ràng khi Nhà nước giúp
người nông dân tiêu thụ sản phẩm của mình theo quy luật cung cầu (xây dựng các khu
chế biến nông, lâm sản, vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá,...), còn can thiệp mang tính
xã hội thể hiện ở chính sách xoá đói giảm nghèo và trợ giúp khi nông nghiệp mất mùa do
thiên tai, bão lũ,...
Có thể thấy, hiện nay vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn
ngày càng tăng. Trên thực tế, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đến nay, sự tác động của
Nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn luôn được thể hiện trên cả hai phương diện: thúc
đẩy nông nghiệp phát triển và đổi mới xã hội nông thôn. Để thúc đẩy nông nghiệp phát
triển, Nhà nước ta dựa trên cơ sở pháp luật chung đã đưa ra các quyết định, nghị định, chỉ
thị nhằm quy hoạch, đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp, nông
thôn. Để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn, Nhà nước luôn có những
chính sách nhằm đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá, hệ thống giáo dục, duy
trì và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống gắn liền với đời sống của người nông
dân. Trong những chính sách xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn thì chính sách xoá
đói giảm nghèo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chính sách này vừa tạo điều kiện làm giảm
khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo, lại vừa thể hiện tính ưu việt của
14



chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Nhà nước tác động đến nông nghiệp, nông
thôn bằng những công cụ quản lý chủ yếu, như hệ thống pháp luật, các nghị định và các
văn bản dưới luật, các chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Sự tác động này đã tạo
nên những thành quả to lớn, làm thay đổi một cách căn bản sản xuất nông nghiệp và bộ
mặt xã hội nông thôn theo chiều hướng tích cực. Chỉ trong ba năm thực hiện Nghị quyết
5 (khoá IX) từ năm 2002 - 2005, nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những thành tựu
quan trọng: “an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ
sản tăng trưởng liên tục và mức cao (5,4%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX); cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, chuyển mạnh sang
sản xuất hàng hoá, từng bước gắn sản xuất với chế biến và thị trường; khoa học công
nghệ được tăng cường và đã phát huy tác dụng; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ gắn với chuyển dịch cơ cấu lao
động và tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn; quan hệ sản xuất tiếp tục đổi mới
tích cực; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được cải thiện; xoá đói, giảm nghèo
đạt được thành tựu lớn (tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân 3%/năm); công tác y tế,
giáo dục, văn hoá ở nông thôn được quan tâm hơn, đời sống nông dân ở nhiều vùng được
cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi”. Có thể thấy, đây là đánh giá khá đầy đủ
và toàn diện sự thay đổi của nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây.

1.3
Nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn gắn với quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa
1.3.1 Quản lý nhà nước về kinh tế nông thôn
1.3.1.1Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công nghiệp hoá
là xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý. Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh
tế, vì vậy, xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là tất yếu khách quan.

15


Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ
thuật. Cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn có những đặc điểm riêng, do tính chất của kinh
tế nông thôn quy định. Những đặc điểm đó là: nông nghiệp chiếm tỷ trọng tuyệt đối; tiểu,
thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ; nông nghiệp mang tính độc canh, manh mún,
phân tán; quan hệ thị trường ở trình độ rất thấp...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
có nghĩa là cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải thay đổi theo hướng:
- Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu, thủ công nghiệp,
công nghiệp chế biến và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên,
năng suất lao động và hiệu quả rất thấp. Trong khi đó, phát triển tiểu, thủ công nghiệp,
công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người
lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập, mức
sống cho cư dân nông thôn. Phát triển các làng nghề truyền thống góp phần đáng kể khai
thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư xây dựng công
nghiệp nông thôn, phát triển các ngành dịch vụ cũng xuất phát từ yêu cầu của xu thế
chuyển dịch này. Như vậy, giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của
tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn trực tiếp góp phần phát triển kinh tế nông
thôn, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh" ở nông thôn.
- Phá thế độc canh trong nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệghiệp của
dân cư, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu của công nghiệp nhẹ và nhu
cầu xuất khẩu. Sự hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn cho phép ứng dụng
những thành tựu khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sm nông nghiệp
của dân cưng cạnh tranh của nông phẩm.Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn
phải đặt trong điều kiện cơ chế thị trường. Trong cơ chế này, mọi hoạt động kinh tế đều
chịu sự chi phối của các quy luật thị trường.


16


Do đó, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn không được chủ quan
duy ý chí, mà phải hết sức chú ý những nhân tố khách quan như: khả năng về vốn, về tổ
chức quản lý, về công nghệ... và đặc biệt là điều kiện thị trường.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông
thônCông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành
của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó, phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá có nội dung rất quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụngtiến
bộ khoa học - công nghệ. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp thể hiện tập trung ở những lĩnh vực sau:- Cơ giới hoá. Các hoạt động sản xuất ở
nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu, do đó, năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm rất thấp. Cơ giới hoá, trước hết là cơ giới hoá sản xuất nông
nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu
quả. Tuy nhiên, cơ giới hoá phải đặc biệt chú ý những đặc điểm riêng của sản xuất nông
nghiệp, nông thôn.Cơ giới hoá nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao động nặng
nhọc (chẳng hạn như làm đất) và những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh (chế biến).- Thuỷ lợi hoá. Sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, nắng lắm,
mưa nhiều, do đó, hạn hán và úng lụt thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tác động tiêu cực
của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi đ ể chủ động tưới tiêu có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.- Điện khí hoá. Điện khí hoá vừa nâng cao khả năng của con người trong
việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện
cho cư dân nông thôn tiếp cận với văn minh nhân loại, phát triển văn hoá - xã hội ở nông
thôn. Do đó, điện khí hoá là điều kiện không thể thiếu để phát triển nông thôn.- Phát
triển công nghệ sinh học. Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới bao gồm nhiều
ngành khoa học và kỹ thuật mà trước hết là vi sinh học, di truyền học, hoá sinh học ...
Công nghệ sinh học là "mọi kỹ thuật sử dụng những cơ chế hay quá trình sống để tạo ra


hay thay đổi sản phẩm, để tăng chất lượng cây hay con, hay phát triển những vi sinh
vật cho những ứng dụng đặc biệt"1. Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học đã đạt
17


được những thành tựu to lớn: những nông phẩm biến đổi gien có năng suất và chất lượng
rất cao; lai tạo được những cây trồng có khả năng kháng virút, sâu bệnh, tự tổng hợp nitơ
tự nhiên thành phân đạm,
(Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đầu, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996, tr. 39.)
Sinh sản vô tính... Những thành tựu của công nghệ sinh học đã đem lại những lợi
ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao hơn
và chất lượng tốt hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển công
nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nền nông nghiệp hiện đại.Đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn chịu sự tác động mạnh mẽ của
các nhân tố thị trường: giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra; vốn, thông tin... Do vậy, rất cần
có sự hỗ trợ của Nhà nước.3. Quy hoạch phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn
mới- Để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
cần có quy hoạch đồng bộ, hình thành các khu dân cư đô thị hóa, xây dựng các xã, làng,
thôn, ấp, bản, gắn chặt phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi
trường.- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ở nông thôn bao gồm: hệ thống đường sá, hệ thống thông tin, hệ thống thủy lợi, trạm
biến thế, đường dây, các trạm giống; trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, câu lạc bộ v.v..
Đó là những điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây
dựng cuộc sống ấm no, văn minh, môi trường lành mạnh ở nông thôn.-Xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp.Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là cơ
sở hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn.Xây dựng quan hệ sản
xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất cũng như đặc điểm riêng của nông nghiệp, nông thôn ở từng vùng
khác nhau. Vì vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn không

thể nóng vội, duy ý chí, cũng không thể rập khuôn máy móc.Do đặc điểm của nông
nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của khu vực
này có mặt chủ yếu của các thành phần sau:- Kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế cá
18


thể, tiểu chủ và hoạt động phổ biến dưới hình thức kinh tế hộ gia đình.Đó là hình thức
kinh tế phổ biến ở nông thôn trong các làng nghề, trong các hoạt động dịch vụ và trong
sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do
lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế hộ nông dân có vai trò to lớn trong việc khai
thác các tiềm năng đất đai, vốn, sức lao động, kinh nghiệm sản xuất của dân cư... Do đó,
kinh tế hộ nông dân có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất và tồn tại lâu
dài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.Nhà nước
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất
hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.- Kinh tế nhà nước.Kinh tế nhà nước trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dưới các hình thức:
công ty bảo vệ thực vật; công ty giống cây trồng, vật nuôi; công ty thủy lợi, các trạm cấp
điện, công ty thương mại... là rất cần thiết đối với nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa,
đây là những vị trí then chốt trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn, do đó, nếu kinh tế nhà
nước nắm giữ những vị trí này sẽ giữ vai trò chủ đạo, định hướng phát triển nông nghiệp,
nông thôn lên chủ nghĩa xã hội.Như vậy, phát triển kinh tế nhà nước ở nông nghiệp, nông
thôn là hết sức cần thiết nhưng cũng cần cân nhắc trong từng khâu, từng lĩnh vực cụ thể.Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên
sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những lao động, các hộ sản
xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế.Kinh tế tập
thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể,
đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến
lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.Hoạt động của kinh tế tập thể theo
nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông
thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho
kinh tế hộ, trang trại phát triển, gắn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu
quả, năng suất và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.4. Đào tạo
nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thônNguồn nhân lực ở nông thôn có đặc điểm là
trình độ học vấn rất thấp và phần lớn người lao động không qua đào tạo. Trình độ dân trí
19


thấp là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, trước hết là
đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Bởi
vậy, đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn trở thành nội dung quan trọng
trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn.Do khả năng kinh tế và nhận thức của cư
dân nông thôn có hạn, việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn phải có
sự trợ giúp của Nhà nước. Nhà nước phải có chính sách giáo dục, đào tạo riêng cho nông
nghiệp, nông thôn, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Chính sách giáo
dục, đào tạo không chỉ phải tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi về tài chính cho khu vực
nông nghiệp, nông thôn... mà còn phải tính tới nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu
lao động được đào tạo trong hiện tại và tương lai...III- Cđảo... Chính sách giáo dục, đào
tạo không chỉ phải tính đến trình độ đầu vào, ưu đãi về tài chính cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn... mà còn phải tính tới nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao
động được đào tạo trong hiện tại và tương lai...

1.3.1.2 Quản lý phát triền kinh tế ở nông thôn
Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiền đề quan trọng không thể
thiếu đảm bảo cho tiến trình CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ của nước ta:
+ Nông nghiệp, nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội.
+ Là nơi cung cấp nguyên liệu để công nghiệp hóa.
+ Phát triển kinh tế nông thôn tạo ra sản phẩm nông sản xuất khẩu, tích lũy một phần
vốn cho đất nước.
+ Nông thôn là thì trường rộng lớn tiêu thụ hàng hóa công nghiệp và cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp và dịch vụ.

+ Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế - xã hội.
- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiên có hiệu quả quá trình CNH,
H ĐH tại chỗ.
- Chỉ có phát triển của kinh tế nông thôn thì sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ, tái tạo,
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
20


- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở
nông thôn.
- Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội ở nông thôn nói riêng, của cả nước nói chung.

Để đáp ứng với nền kinh tế thị trường, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tại
nông thôn ngoại thành đã từng bước được củng cố và phát triển. Kinh tế hộ là đơn vị kinh
tế tự chủ có tính năng động cao nhưng ở qui mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, thị trường
tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Nhu cầu hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh
dần trở thành một đòi hỏi khách quan để hình thành các hình thức hợp tác kinh tế: Tổ hợp
tác, hợp tác xã.
1/Tổ hợp tác sản xuất:
Mục đích hợp tác : tham gia để tiêu thụ sản phẩm (88%), để có điều kiện vay vốn
(80%), để thực hiện các hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
(73%)
Hiện nay, ở ngoại thành có 471 tổ hợp tác với 16.300 tổ viên, chiếm 11,6% lao
động nông nghiệp của thành phố; nhiều nhất là Củ Chi có 368 tổ với 15.406 tổ viên, Cần
Giờ 34 tổ, 400 tổ viên, Thủ Đức 23 tổ, 216 tổ viên.
-Ngành nghề: 20 tổ trồng rau, 4 tổ sản xuất giống, 46 tổ nuôi trồng thuỷ sản, 3 tổ
chăn nuôi, 89 tổ về thuỷ nông và các ngành nghề khác
Các tổ hợp tác này được thành lập bởi những người nông dân có nhiệt tình, trực
tiếp sản xuất nhưng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các tổ hợp tác gắn kết

với các chương trình trọng điểm của thành phố về phát triển “2 cây, 2 con”, từng buớc
giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, ổn định sản xuất và có hướng phát triển thành hợp
tác xã. Tuy nhiên, chỉ có 71
tổ hợp tác đáp ứng được nhu cầu hợp tác của người dân và có chiều hướng phát
triển. Đây là những tổ hợp tác có sự chứng thực của Chính quyền (phường , xã), các tổ
21


hợp tác này tập trung trong lĩnh vực sản xuất rau an toàn, giống cây trồng, nuôi trồng
thuỷ sản, bò sữa va dịch vụ cho bò sữa tại xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, huyện Củ
Chi; Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh;Tân Sơn Nhì, Xuân Thới Thượng huyện Hóc Môn
và các tổ nuôi tôm sú huyện Cần Giờ.
Ngoài ra, một số loại hình khác cũng đã mang lại hiệu quả như Câu lạc bộ
khuyến nông, các Hội ngành nghề và các tổ xoá đói giảm nghèo… cũng có sự đóng góp
tích cực cho việc phát triển kinh tế vùng nông thôn.
2/ Hợp tác xã nông nghiệp:
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 29 hợp tác xã nông nghiệp
(HTXNN) và 01 Liên hiệp Hợp tác xã đang hoạt động trong các lĩnh vực rau an toàn, bò
sữa, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp có hiệu quả, trong đó có 14 HTX chuyển
đổi, 15 HTX mới thành lập, (02 HTX rau an toàn, 01 HTX bò sữa, 03 HTX Thuỷ sản, 01
HTX ngành nghề nông thôn)
Đô thị hóa (ĐTH) là kết quả tất yếu của sự phát triển KT-XH, nó diễn ra cùng với
quá trình CNH, HĐH đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ. Nhịp độ ĐTH phụ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH, nhưng
đồng thời quá trình ĐTH có tác động trở lại quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế. Việc
thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH, HĐH phát triển
công nghiệp dịch vụ đòi hỏi phải tập trung dân cư, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, từ
đó hình thành quá trình ĐTH ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nằm trong quy hoạch
phát triển. ĐTH không chỉ tác động đến quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà
còn tác động đến các vấn đề xã hội, môi trường và cuộc sống của các thế hệ trong tương

lai.

Phát triển hợp tác xã
Hỗ trợ đầu vào, đầu ra,
Chuyển giao công nghệ

22


1.3.1.3 Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ
thương mại

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) và các làng nghề là
một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo việc làm, tăng thu
nhập góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn với mục tiêu “ly nông bất ly hương”.
Các ngành thủ công nghiệp chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là các
nhóm ngành như:
1. Nghề làm gốm: Sản phẩm gốm bao gồm những đồ dùng sinh hoạt trong gia
đình: Bộ ấm chén, chén, dĩa… Những hiện vật phục vụ cho việc thờ cúng: tượng, lư
hương, chân đèn… Những hiện vật dùng trang trí: bình hoa, chậu hoa, đôn gốm,
tranh gốm…
Hiện nay, khu Long Bình (Quận 9), khu Trung An (Củ Chi) là những nơi
còn sản xuất gốm, sản phẩm gốm không chỉ hiện diện trong đời sống của người dân
Thành phố, mà còn là mặt hàng xuất khẩu đi các nước.
2.Nghề kim hoàn: Đến thế kỷ XVIII, cùng với quá trình khai phá vùng đất Sài Gòn
– Gia Định nghề kim hoàn phát triển rất nhanh, tập hợp được một đội ngũ thợ có
tay nghề giỏi. Sản phẩm của người thợ kim hoàn là những món đồ trang sức: vòng
tay, bông tai, dây chuyền, nhẫn… không chỉ nổi tiếng ở địa phương, khu vực mà cả

vùng Đông Nam Á.
Thành phố Hồ Chí Minh, nghề kim hòan còn tiếp tục được duy trì và hoạt động tại
các chợ quận 5, 6, Phú Nhuận, Bình Thạnh.
3. Nghề chạm khắc gỗ:
Nghề chạm khắc gỗ vào thế kỷ XVII, đã nảy sinh trên vùng đất Sài Gòn –
Gia Định do những lưu dân người Việt và người Hoa vào định cư mang theo. Nhu
cầu xây dựng các công trình kiến trúc nghệ thuật, nhu cầu dân dụng của một vùng
23


đất mới đã tạo điều kiện xuất hiện một đội ngũ thợ chạm khắc gỗ có tay nghề cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của nghề chạm khắc gỗ Sài Gòn – Gia Định trước kia
chủ yếu đáp ứng nhu cầu nội địa. Gần đây sản phẩm chạm khắc gỗ đã được xuất
khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
4. Nghề dệt:
Nghề dệt xuất hiện ở Sài Gòn – Gia định vào thế kỷ thứ XVII, do những lưu dân
người Việt mang theo trong tiến trình khai phá vùng đất phương Nam. Đến nửa
cuối thế kỷ XIX, nghề dệt phát triển rộng khắp, hình thành nên các làng nghề của
các dòng thợ dệt khác nhau như: Bảy Hiền (Tân Bình), Hãng Đồng (Phú Nhuận),
Bùi Mộn (Hóc Môn), Am Hà (Thủ Đức)
5. Nghề đúc đồng:
Từ thời đại đồ đồng cách nay khoảng 3.500 năm, nghề đúc đồng ở Việt Nam
đã khá phát triển. Quá trình khai phá vùng đất Sài Gòn – Gia Định cũng là quá trình
hình thành những làng nghề đúc đồng nổi tiếng như: Khu Chợ Quán (Quận 5), ba
làng Tân Kiểng, Nhơn Giang, Bình Yên (Chợ Lớn), Tân Hòa Đông (Quận 6), khu
Hòa Hưng (Quận 10)…
Tại thành phố Hồ Chí Minh, những vùng còn sản xuất đồ đồng là Tân Hòa Đông
(Quận 6), khu Thông Tây Hội (Gò Vấp), và khu Thuận Kiều (Hóc Môn)
Tuy nhiên, CN - TTCN và làng nghề vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng lợi thế của quận, huyện ; chưa tạo ra nhiều việc làm và

nâng cao thu nhập cho người lao động, chất lượng lao động còn thấp, trình độ tay
nghề chưa cao, khả năng cạnh tranh còn yếu. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp đóng trên địa bàn còn ít, quy mô nhỏ, trình độ lao động hạn
chế. Việc phát triển CN-TTCN và các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức
sản xuất, vốn, nhân lực, công nghệ, thị trường tiêu thụ; các nhóm nghề chế
biến nông, lâm, thủy sản mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, chất lượng sản
phẩm chưa cao, chủ yếu phục vụ cho một bộ phận dân cư, thị trường tiêu thụ chủ
yếu là trong nước, chưa ổn định, chưa có thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp thị sản
phẩm tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống còn yếu... Trước những bất
24


cập, hạn chế trên, huyện xác định nhiệm vụ cần thiết là phải nâng cao hiệu quả sản
xuất, tính cạnh tranh của ngành CN-TTCN và các làng nghề.
Để giải bài toán về phát triển CN - TTCN và các làng nghề giai đoạn 2015-2020
theo hướng bền vững cần tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa
nguồn vốn đầu tư và thành phần kinh tế, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi
thế gắn với vùng nguyên liệu như công nghiệp khai khoáng vật liệu xây dựng, công
nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là các dự án chế biến rau, các sản phẩm từ gạo,
tạo động lực thúc đẩy sản xuất, tập trung vào sáu nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Một là: Triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển CN-TTCN,
làng nghề của Trung ương, của tỉnh, của huyện như: chính sách đất đai, đầu tư, tín
dụng, thuế, lao động và đào tạo; quan tâm đến vấn đề cải cách các thủ tục hành
chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, thúc đẩy CN-TTCN và các
làng nghề phát triển .
Hai là: Phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư
và phát triển CN-TTCN, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Đầu tư, kêu gọi đầu tư
phát triển đô thị để tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ phát triển, ưu tiên đầu tư
phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, cơ

khí sửa chữa, nhà hàng, khách sạn...; chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý chợ nhằm
xã hội hoá đầu tư phát triển các chợ đô thị, chợ nông thôn để các chợ là trung tâm
hoạt động thương mại của từng vùng trong huyện, tạo điều kiện giao thương hàng
hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất.
Ba là: Khuyến khích các cơ sở sản xuất CN-TTCN, làng nghề đổi mới thiết bị, áp
dụng các tiến bộ KHKT công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị
trường. Khai thác, phát triển thị trường; hỗ trợ tích cực cho phát triển các sản phẩm
nghề và làng nghề; tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm các sản phẩm làng nghề,
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản
25


×