Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài tập tuần logic và cách học tốt logic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.16 KB, 12 trang )

PHẦN I:
1.Câu7: Thế nào là định nghĩa khái niệm, trình bày các quy tắc định nghĩa
khái niệm.
Trả lời:
1.1.Thế nào là định nghĩa khái niệm.
Định nghĩa khái niệm là thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm và tách
nó ra khỏi lớp khái niệm cùng nằm trong khái niệm loại.
1.2.Các quy tăc định nghĩa khái niệm.
1.2.1.Định nghĩa phải cân đối.
Định nghĩa cân dối là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại
diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau.
Vi phạm quy tắc này, thường xảy ra một trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, khái niệm dùng để định nghĩa có ngoại diên lớn hơn
ngoại diên của khái niệm được định nghĩa.Nghĩa là khái niệm dùng để định nghĩa
đã bao quát cả những đối tượng không thuộc ngoại diên của khái niệm được định
nghĩa.Trong trường hợp này gọi là định nghĩa quá rộng.
Trường hợp thứ hai, khai niệm dùng để định nghĩa có ngoại diên hẹp hơn
ngoại diên của khái niệm được định nghĩa.Như vậy, khái niệm dùng để định nghĩa
không bao hàm hết lớp đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa.
Trường hợp định nghĩa không cân đối này gọi là định nghĩa quá hẹp.
1.2.2.Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, bảo đảm tính chính xác.
Định nghĩa khiên người ta năm bắt được đối tượng mà khái niệm phản ánh là
bảo đảm tính chính xác.Muốn vậy, khi định nghĩa không dùng những từ ngữ mập
mờ, nhiều nghĩa làm cho người khác hiểu sai bản chất của đối tượng phản ánh.Các
dấu hiệu được sử dụng để định nghĩa phải là dấu hiệu bản chất đặc trưng của chính
đối tượng mà khái niệm phản ánh.Sử dụng những dấu hiệu không đặc trưng hoặc
những dấu hiệu thuộc lớp đối tượng khác sẽ làm cho khái niệm không chính


xác.Đồng thời, cũng không dùng những dấu hiệu có thể suy ra từ những dấu hiệu
khác đã dùng trong định nghĩa vì như vậy định nghĩa sẽ dài dòng.


1.2.3.Định nghĩa không được vòng vo.
Định nghĩa vòng vo là nêu những dấu hiệu nội hàm của khái niệm dùng để
định nghĩa không rõ ràng nên định nghĩa xong lại tiếp tục phải định nghĩa về khái
niệm vừa dùng để định nghĩa, rồi lại định nghĩa về khái niệm dùng để định nghĩa
tiếp… Cứ như thế làm cho định nghĩa mang tính chất vòng vo.
Hoặc khái niệm dùng để định nghĩa lặp lại khái niệm cần được định nghĩa.
Nếu lặp lại có nghĩa là chưa định nghĩa, khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm
đã sáng tỏ, đã được thừa nhận còn khái niệm được định nghĩa là khái niệm chưa
sáng tỏ, đang cần phải làm sáng tỏ.
1.2.4.Định nghĩa không được ví von.
Ví von chỉ là sự so sánh giữa hai đối tượng có những nét tương đồng nào
đó.Còn định nghĩa là làm rõ nội hàm của khái niệm được định nghĩa bằng cách chỉ
rõ những dấu hiệu bản chất đặc trưng của chính đối tượng được phản ánh trong
khái niệm.Như vậy, ví von chưa chỉ đưa ra được đối tượng phản ánh có dấu hiệu
bản chất đặc trưng gì nên nhiệm vụ mà định nghĩa đặt ra chưa thực hiện được.
1.2.5.Định nghĩa không được dùng phủ định mà phải trình bày những dấu hiệu bản
chất đặc trưng của đối tượng phản ánh dưới dạng khẳng định.
Phủ định là chỉ ra đối tượng phản ánh không có dấu hiệu nào đó mà thực tế,
nhiều đối tượng khác cũng không có dấu hiệu như thế nên phủ định chưa giúp cho
ta có được khái niệm về đối tượng. Phủ định không thể là định nghĩa nhưng trong
phạm vi nhất định, với lớp đối tượng đã xác định, có thể chỉ ra những đối tượng
không có một dấu hiệu nào đó.
Trong định nghĩa, có thể dùng định nghĩa để gây ấn tượng hoặc giới hạn lớp
đối tượng phản ánh nhưng trong đó, nhất thiết phải đề cập các dấu hiệu đặc trưng
của nó dưới dạng khẳng định.


2.Câu 8: Trình bày các kiểu (phương pháp) định nghĩa khái niệm.
Trả lời:
2.1.Thông qua khái niệm loại phân biệt khái niệm chủng.

Thông qua khái niệm loại là chỉ ra khái niệm được định nghĩa thuộc khái
niệm nào, qua đó hình dung ra những khái niệm chủng cùng nawmg trong khái
niệm loại với nó. Phân biệt khái niệm chủng là chỉ rõ những dấu hiệu bản chất đặc
trưng của đối tượng phản ánh (tức nội hàm của khái niệm được định nghĩa) để phân
biệt phân biệt các khái niệm chủng khác cùng loại.
2.2.Làm rõ nguồn gốc phát sinh của đối tượng.
Định nghĩa thông qua việc làm rõ nguồn gốc phát sinh là mô tả quá trình
hình thành của đối tượng phản ánh, qua đó, khắc họa rõ nét những dấu hiệu bản
chất đặc trưng, giúp cho việc hiểu rõ hiểu rõ đối tượng.Thực ra như trên đã nói, cái
logic là sự rút gọn cái lịch sử; làm rõ cái lịch sử cũng giúp cho việc nắm bắt được
bản chất của đối tượng.
2.3.Thông qua quan hệ của khái niệm cần định nghĩa với khái niệm khác đã được
định nghĩa.
Sau khi đã định nghĩa khái niệm nào đó, tiếp tục chỉ ra quan hệ củ nó với
khái niệm khác.Như vậy, cả hai khái niệm coi như đã được định nghĩa.
2.4.Mô tả một số dấu hiệu đặc biệt của khái niệm.
Dấu hiệu đặc biệt có thể không phải là dấu hiệu bản chất mà đó là dấu hiệu
chỉ riêng sự vật đó có trong lớp đối tượng đang xét.
2.5.Liệt kê tất cả các đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa.
Trong phạm vi nhất định của một lớp đối tượng hữu hạn, khi định nghĩa về
nó, có thể kể tên tất cả các đối tượng thành phần cùng nằm trong ngoại diên của
khái niệm.


2.6.Tìm thuật ngữ tương đương để thay thế cho nhau (có thể gọi là định nghĩa duy
danh).
Trường hợp này chỉ chú trọng làm rõ quan hệ về mặt ngữ nghĩa chứ không
hướng vào làm rõ nội hàm của khái niệm.
3.Câu 2: Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy là ngôn ngữ, cho ví dụ minh
họa.

Trả lời:
Ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là cái vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ và tư
duy là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất. Sự không đồng nhất giữa ngôn
ngữ và tư duy thể hiện ở những phương diện sau:
Ngôn ngữ tồn tại ở dạng vật chất, còn tư duy thuộc tinh thần. Ngôn ngữ là hệ
thống tín hiệu âm thanh, chữ viết, cử chỉ hành động chứa đựng thông tin về đối
tượng phản ánh để làm phương tiện giao tiếp giữa con người với con người. Các
đơn vị của ngôn ngữ cảm nhận được bằng các giác quan và có đặc tính vật chất
như: cao độ, trường độ... Còn tư duy không cảm nhận được bằng các giác quan như
vậy. Tư duy nảy sinh và phụ thuộc vào một hình thức tổ chức vật chất đặc biệt là bộ
não nhưng bản thân nó lại có tính tinh thần. Tư duy không có những đặc tính của
vật chất như khối lượng, trọng lượng, mùi vị... Ngôn ngữ là hình thức tồn tại và
biểu hiện của tư duy. Vì thế, ngôn ngữ mang tính vật chất, tư duy là phi vật chất.
Ngôn ngữ mang tính dân tộc còn tư duy có tính nhân loại. Mọi người trên
trái đất đều suy nghĩ theo những quy luật chung nhưng cách thể hiện tư duy bằng
ngôn ngữ ở mỗi dân tộc lại khác. Hoạt động của tư duy đòi hỏi phải hợp lý, logic
trong khi đó ngôn ngữ lại hoạt động theo thói quen được cộng đồng chấp nhận. Nói
cách khác, trong ngôn ngữ cái logic mà không được cộng đồng chấp nhận cũng trở
nên không có giá trị nhưng ngược lại, cái phi lôgic mà được cộng đồng chấp nhận
thì vẫn dùng được bình thường.


Những đơn vị tư duy cũng không đồng nhất với các đơn vị của ngôn ngữ.
Logic học nghiên cứu các quy luật của tư duy, phân biệt giữa các khái niệm, phán
đoán, suy lý. Những đơn vị này không trùng với các đơn vị ngôn ngữ như hình vị,
từ và câu... Nhiều người đã cô lập một thế song song giữa khái niệm với từ, phán
đoán với câu nhưng thực sự không hẳn như vậy. Một khái niệm có thể biểu hiện
bằng các từ khác nhau, trong ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn
ngữ (hiện tượng từ đa nghĩa, từ đồng nghĩa). Ngược lại một vỏ ngữ âm có thể
tương ứng nhiều khái niệm khác nhau (trường hợp từ đồng âm khác nghĩa). Ngoài

ra, có những từ không biểu thị khái niệm (thán từ, đại từ, danh từ riêng...). Những
câu không biểu thị phán đoán (câu hỏi, câu cầu khiến) và các thành phần của phán
đoán cũng không trùng với thành phần câu.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ và tư duy tạo thành một thể thống nhất biện chứng,
bắt nguồn từ trong quá trình nhận thức. Nhờ ngôn ngữ, con người trừu tượng hóa,
khái quát hóa những thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ
tách khỏi vật cảm tính. Cũng nhờ ngôn ngữ kinh nghiệm được truyền từ người này
sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nó là hình thức tồn tại của tư
duy. Ngôn ngữ cũng phản ánh tồn tại khách quan, thông báo về thực tại đó, ghi lại
kết quả nhận thức trước đây và hiện nay của xã hội. Nó là hiện thực trực tiếp của tư
duy. Nghiên cứu tư duy không thể tách khỏi cái “vỏ vật chất” là ngôn ngữ.
Tóm lại ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất. Chức năng
của ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng và trực tiếp tham gia vào việc hình
thành tư tưởng.
Ví dụ: như trong cuộc sống thực tế diễn ra hằng ngày của chúng ta, có rất
nhiều tình huống tư duy chúng ta không thể biểu đạt bằng ngôn ngữ, đơn giản như
nhìn một vụ việc cụ thể nào đó như một cảnh hoàng hôn đẹp trên biển chẳng hạn.
Chúng ta rất muốn diễn tả cảnh đẹp đó bằng ngôn từ như trong đúng tư duy chúng
ta liên tưởng nhưng rất nhiều lúc chúng ta không thể biểu hiện được cảm nhận, cảm
xúc đó ra bằng ngôn ngữ được.


4.Câu 6: kết cấu logic của khái niệm và mối quan hệ của các thành phần tạo
nên khái niệm như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
4.1.Kết cấu logic của khái niệm.
4.1.1.Nội hàm của khái niệm.
Nội hàm của khái niệm là tổng hòa các dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối
tượng được phản ánh trong khái niệm.
Nội hàm của khái niệm cho biết: sự vật ấy là cái gì? Như thế nào? Khác sự

vật khác ở chỗ nào? Có thể nói, hiểu biết của chúng ta về những dấu hiệu bản chất
đặc trưng của đối tượng hợp thành nội hàm của khái niệm.
Nội hàm là tri thức khái quát về đối tượng mà khái niệm phản ánh, khi nói
làm rõ khái niệm là hướng vào làm rõ nội hàm của nó. Năm vững nội hàm của khái
niệm là nắm vững nội dung của tư duy, làm cho tư duy rõ ràng, mạch lạc; khi giao
tiếp, trao đổi thông tin mới bảo đảm tính chính xác, không hiểu sai và không nhầm
lẫn đối tượng phản ánh.
Ví dụ: khái niệm “nhà nước”. Nội hàm của khái niệm “nhà nước” bao gồm
các dấu hiệu: tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội; bao gồm một lớp người được
tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực; tổ chức và quản lý xã hội; phục vụ
lợi ích chung của toàn thể xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong
xã hội.
4.1.2.Ngoại diên của khái niệm.
Ngoại diên là tập hợp gồm tất cả các đối tượng có chung những dấu hiệu bản
chất đặc trưng được phản ánh trong nội hàm của khái niệm.
Ngoại diên của khái niệm thường được biểu đạt bằng sơ đồ hình tròn.
Có khái niệm trong ngoại diên chỉ một đối tượng duy nhất có dấu hiệu bản
chất đặc trưng được nêu trong nội hàm, đó là khái niệm đơn nhất.


Trong thực tế, có khái niệm không có ngoại diên gọi là khái niệm rỗng. Có
một số khái niệm rỗng nhưng trong quá trình phát triển của thực tiễn xã hội, nó
không còn là khái niệm rỗng.
Xác định ngoại diên của khái niệm là xác định phạm vi lớp đối tượng mà
khái niệm phản ánh. Qua đó biết được đối tượng nào thuộc hay không thuộc về
khái niệm.
Ví dụ: ngoại diên của khái niệm “nhà nước” là tập hợp các kiểu nhà nước
như nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản, nhà nước phong kiến, nhà nước
chủ nô,..
4.2.Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm.

Nội hàm và ngoại diên của khái niêm có quan hệ và quy định lẫn nhau chặt
chẽ. Nội hàm của khái niệm được xác định trên cơ sở lớp đối tượng là ngoại diên
của khái niệm đó. Sự thay đổi nội hàm sẽ dẫn đến sự thay đổi về ngoại diên và
ngược lại. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm là quan hệ ngược
chiều nhau. Nghĩa là nếu nội hàm càng sâu ( các dấu hiệu về mặt nội hàm ngày
càng mang tính chất cụ thể) thì ngoại diên càng hẹp (lớp đối tượng mà khái niệm
phản ánh ngày càng ít). Ngược lại, nếu nội hàm càng nông (các dấu hiệu thuộc nội
hàm ngày càng mang tính chất khái quát) thì ngoại diên càng rộng (lớp đối tượng
mà khái niệm phản ánh ngày càng lớn).
Ví dụ: Khái niệm “người Kinh” có khái niệm sâu hơn nội hàm khái niệm
“người Việt Nam” nhưng ngoại diên của khái niệm “người Việt Nam” rộng hơn
ngoại diên của khái niệm “người Kinh”.

PHẦN II:
1.Câu 5: Phân tích các phán đoán sau và cho biết công thức, kí hiệu của nó.
1.1.Mọi nhà nước đều mang tính giai cấp


Trả lời:
Phán đoán trên có :
Chủ từ (S): Nhà nước
Vị từ (P): mang tính giai cấp
Hệ từ: đều
Lượng từ: mọi.
Do đó phán đoán trên là phán đoán khẳng định toàn thể.
Công thức chung:

Tất cả S là P

Kí hiệu bằng chữ “A”.

1.2.Có hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm.
Trả lời:
Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: là
Lượng từ: có
Do đó phán đoán trên là phán đoán khẳng định bộ phận.
Công thức chung:

Một số S là P

kí hiệu bằng chữ “I”.
1.3.Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm.
Trả lời:
Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: không phải là
Lượng từ: Có
Do đó phán đoán trên là phán đoán phủ định bộ phận.
Một số S không là P


Công thức chung:
Kí hiệu bằng chữ “O”.
1.4.Tất cả công chức không được nhũng nhiễu dân.
Trả lời:
Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): công chức

Vị từ (P): nhũng nhiễu dân
Hệ từ: không được
Lượng từ: tất cả
Do đó phán đoán trên là phán đoán phủ định toàn thể.
Công thức chung:

Tất cả S không là P

Kí hiệu bằng chữ “E”.
2.Câu 6: Nếu khẳng định: “Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội
phạm” là sai thì khẳng định nào sau đây là đúng? Tại sao?
Trả lời:
Phán đoán đã cho cho có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: là
Lượng từ: tất cả
Do đó phán đoán trên là phán đoán khẳng định toàn thể. Kí hiệu “A”.
2.1.Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm.
Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: không phải là
Lượng từ: tất cả
Do đó phán đoán trên là phán đoán phủ định toàn thể. Kí hiệu “E”.
Theo hình vuông logic, phán đoán “A” sai thì giá trị của phán đoán “E” không
xác định nghĩ là trong một số trường hợp thì phán đoán đó đúng và ngược lại.


2.2.Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải là tội phạm.

Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: không phải là
Lượng từ: có
Do đó phán đoán đã cho là phán đoán phủ định bộ phận. Kí hiệu “O”.
Theo hình vuông logic, phán đoán “A” sai thì giá trị của phán đoán “O” đúng.
2.3.Không phải tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: là
Lượng từ: không phải tất cả.
Do đó phán đoán đã cho là phán đoán khẳng định bộ phận. Kí hiệu “I”.
Theo hình vuông logic, phán đoán “A” sai thì giá trị của phán đoán “I” không
xác định nghĩ là trong một số trường hợp thì phán đoán đó đúng và ngược lại.
2.4.Không có hành vi nguy hiểm cho xã hội nào cũng là tội phạm.
Phán đoán trên có:
Chủ từ (S): hành vi nguy hiểm cho xã hội
Vị từ (P): tội phạm
Hệ từ: cũng là
Lượng từ: không có
Do đó phán đoán đã cho là phán đoán định toàn thể. Kí hiệu “E”.
Theo hình vuông logic, phán đoán “A” sai thì giá trị của phán đoán “E” không
xác định nghĩ là trong một số trường hợp thì phán đoán đó đúng và ngược lại.
Như vây, Nếu khẳng định: “Tất cả hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội
phạm” là sai thì khẳng định đúng là: “Có hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải
là tội phạm”.
3.Câu 3: Các định nghĩa khái niệm sau có mắc lỗi logic không? Mắc lỗi gì? Tại
sao?

3.1.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.


Định nghĩa khái niệm trên có mắc lỗi logic, lỗi định nghĩa không cân đối.
Vì ngoại diên của khái niệm “hành vi nguy hiểm cho xã hội” rộng hơn ngoại
diên của khái niệm “tội phạm”. Khái niệm dùng để định nghĩa “hành vi nguy hiểm
cho xã hội” đã bao quát cả những đối tượng không thuộc ngoại diên của khái niệm
được định nghĩa “tội phạm”.
3.2.Đạo đức là quan hệ xã hội không do pháp luật quy định.
Định nghĩa khái niệm trên có mắc lỗi logic, lỗi định nghĩa dùng phủ định.
Vì ngoài đạo đức ra, thì còn rất nhiều quan hệ xã hội khác không do pháp
luật quy định, do đó định nghĩ như vậy chưa giúp ta định nghĩa được đầy đủ và
chính xác về đạo đức.
3.3.Tham nhũng là hành vi gây tổn hại cho xã hội, như “loài sâu mọt” đục khoét cơ
thể xã hội.
Định nghĩa khái niệm trên có mắc lỗi logic, lỗi định nghĩa ví von.
Vì tham nhũng và loài sâu mọt chỉ là hai đối tượng có nét tương đồng với
nhau. So sánh tham nhũng như “loài sâu mọt” đục khoét cơ thể xã hội làm cho
người khác hình dung ra một phần hậu quả xấu của tham nhũng chứ hoàn toàn chưa
hiểu tham nhũng là gì.
3.4.Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng và quan hệ vợ chồng phải được mọi
người thừa nhận, trong những người thừa nhận phải có họ hàng hai bên, họ hàng
hai bên thừa nhận như vậy hai người không có chung huyết thống trong phạm vi ba
đời.
Định nghĩa khái niệm trên có mắc lỗi logic, lỗi định nghĩa vòng vo.
Vì định nghĩa đã nêu dấu hiệu nội hàm của khái niệm “quan hệ hôn nhân” là
“quan hệ vợ chồng”, vì khái niệm “quan hệ vợ chồng” chưa rõ nên lại đi định nghĩa
“quan hệ vợ chồng” là “phải được mọi người thừa nhận, trong những người thừa
nhận phải có họ hàng hai bên”, vì khái niệm “phải được mọi người thừa nhận, trong
những người thừa nhận phải có họ hàng hai bên” chưa rõ nên lại đi định nghĩa “họ

hàng hai bên thừa nhận” là “hai người không có chung huyết thống trong phạm vi
ba đời” cứ như thế nên định nghĩa trên đã mang tính chất vòng vo.
3.5.Nhà nước XHCN là nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Định nghĩa khái niệm trên có mắc lỗi logic, lỗi định nghĩa không cân đối.


Vì ngoại diên khái niệm “nhà nước CHXHCN Việt Nam” hẹp hơn ngoại diên
khái niệm “nhà nước XHCN” nên định nghĩa như vậy là quá hẹp.
4.Câu 2: Xác định phương pháp định nghĩa các khái niệm sau:
4.1.Người có tội là người bị tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Phương pháp định nghĩa: thông qua khái niệm loại phân biệt khái niệm
chủng.
Khái niệm loại của “người có tội” là “người bị tòa án kết tội”, trong “người
bị tòa án kết tội” thì “người có tội” chỉ là một khái niệm chủng nhưng nó khác với
các khái niệm chủng khác là ở dấu hiệu “ bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật”.
4.2.Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Phương pháp định nghĩa: làm rõ nguồn gốc phát sinh của đối tượng.
Định nghĩa thông qua việc làm rõ nguồn gốc phát sinh của “vật chất” là mô
tả quá trình hình thành của “vật chất” là “phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, qua đó khắc
họa rõ nét những dấu hiệu bản chất đặc trưng, giúp ta hiểu rõ hơn về “vật chất”.



×