Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-------------------

ĐOÀN ANH KHOA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-------------------

ĐOÀN ANH KHOA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. BÙI KIM YẾN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông
tin, số liệu cũng như các trích dẫn được tôi tham khảo, được dẫn nguồn và có độ chính
xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu nghiên cứu được tôi thu nhập
nghiêm túc và khách quan.

Đoàn Anh Khoa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3

1.2.1.


Mục tiêu tổng quát .................................................................................... .......... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... .......... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4

1.5.

Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 5

1.6.

Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ....................................................................................... 5

Tóm tắt chương 1................................................................................................................. 6
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ………………… ........................................ 7
2.1.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ............................................................ 7


2.1.1.

Đặc điểm của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ......................... .......... 7

2.1.2.

Vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt .............................. .......... 8

2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt………… .... .......... 9

2.3.

Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan ............................................ ........ 13


Tóm tắt chương 2...................................................................................................... ........ 17
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TẠI
TP.HCM ………………………………...................................................................... ….18
3.1.

Tình hình thanh toán bằng Séc ............................................................................. 18

3.2.

Tình hình thanh toán bằng thẻ thanh toán ................................................. ........ 21

3.3.


Tình hình thanh toán bằng các hình thức khác ........................................... ........ 25

3.4

Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong thời gian qua ........................ ........ 27

Tóm tắt chương 3...................................................................................................... ........ 32
Chương

4.

THIẾT

KẾ

NGHIÊN

CỨU



KẾT

QUẢ

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM TRONG KHU VỰC DÂN CƯ
TP.HCM …………………………………………………………………………… ...... 33
4.1.


Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 33

4.2.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 34

4.3.

Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 39

4.4

Đánh giá sự tác động của các nhân tố ................................................................... 55

Tóm tắt chương 4………………………………………………… .................................. 58
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NHTM TRONG KHU VỰC DÂN CƯ TẠI
TP.HCM ........................................................................................................................... 59
5.1.

Định hướng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ................ 59

5.2.

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM trong

khu vực dân cư tại Tp.HCM .............................................................................................. 60
Tóm tắt chương 5…………............................................................................................... 70



KẾT LUẬN………………… .......................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
HÌNH VẼ

Trang

Hình 3.1: Giá trị thanh toán bằng Séc giai đoạn 2012 – 2015 .......................................... 20
Hình 3.2: Tỷ trọng thanh toán bằng Séc /Giá trị TTKDTM giai đoạn 2012 – 2015 ......... 20
Hình 3.3: Tình hình phát hành thẻ giai đoạn 2007 – 2015 ................................................ 22
Hình 3.4: Mức độ phát triển hệ thống ATM 2007-2015 ................................................... 23
Hình 3.5:Mức độ phát triển máy POS 2007-2015 ............................................................. 23
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 33
Hình 4.2: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ............................................................................... 51
BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 4.1: Thang đo các thành phần Hoạt động TTKDTM ............................................... 35
Bảng 4.2: Tỷ lệ hồi đáp ..................................................................................................... 38
Bảng 4.3: Thông tin mẫu .................................................................................................. 39
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các thành tố đo lường khái niệm thành phần tác động đến Hoạt
động TTKDTM của người dân .......................................................................................... 40
Bảng 4.5: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ....................................................... 42
Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ................................................. 44
Bảng 4.7: Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ................................................... 46

Bảng 4.8: Kết quả phân tích tương quan Pearson ............................................................ 47
Bảng 4.9: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình.............................................. 48
Bảng 4.10: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ...................................................... 49
Bảng 4.11: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ...................... 49
Bảng 4.12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết .................................................... 54


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Agribank

Ngân hàng thương mại cổ phần Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CMND

Chứng minh nhân dân

CNTT


Công nghệ thông tin

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt

TMĐT

Thương mại điện tử

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TTD

Thư tín dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Vietcombank


Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ATM

Automatic Teller Machine

Máy rút tiền tự động

PIN

Personal Identification Number Mã số xác nhận cá nhân

POS

Point of Sale

Máy chấp nhận thanh toán thẻ


VIP

Very important person

Khách hàng tiềm năng


1

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Sự cần thiết của đề tài
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giữ ở mức cao, đồng thời tốc độ tăng

dân số giảm, dẫn đến GDP bình quân đầu người ngày một tăng. Đời sống ngày
càng được nâng cao, nhu cầu chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như giải trí,
mua sắm, du lịch… càng nhiều, việc mang theo nhiều tiền mặt để chi tiêu lại trở
nên không an toàn, người tiêu dùng tìm đến phương thức thanh toán an toàn hơn
đó là thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt
còn đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Nó sẽ tạo
sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch của các đơn vị kinh doanh và
cá nhân, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn tru hơn.
Trên bước đường hội nhập thế giới, là thành viên chính thức của khối
ASEAN, tham gia AFTA, APEC và trở thành thành viên chính thức của WTO,
Việt Nam đã bắt kịp xu hướng thế giới, từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ,
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được phát triển mạnh mẽ và đa
dạng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, các ngân hàng ngày càng
cung cấp nhiều dịch vụ phong phú với các lợi ích khác nhau nhằm thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng như: internet banking, mobile banking, ví điện tử…phù hợp

với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, Chính phủ luôn xem việc đẩy mạnh thanh
toán không dùng tiền mặt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình
xây dựng nền kinh tế trong thời đại mới, là điều kiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
Ngày 29/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, tiếp nối là Đề án đẩy mạnh
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 với mục đích


2

đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn. Đề án đã được giao cho Ngân hàng nhà
nước, các bộ ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức, triển khai xây dựng
và thực hiện các đề mục thành phần. Có thể nói, mục tiêu và các chỉ tiêu của Đề
án là khá toàn diện; sự phân công, phân nhiệm giữa các bộ, ngành cũng khá chi
tiết. Nhờ vậy đến nay, sau mấy năm triển khai, đã đem lại kết quả tương đối khả
quan, tuy nhiên chỉ mới tập trung ở khu vực công và doanh nghiệp, thanh toán
không bằng tiền mặt vẫn chưa chiếm tỷ trọng lớn đối với khu vực dân cư.
Nhân dịp kết thúc thời gian thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, đồng thời, xem xét riêng
trường hợp của Tp.HCM, Tp. HCM luôn là địa phương tiên phong trong mọi lĩnh
vực, đặc biệt là kinh tế- xã hội, về mặt công nghệ, quy mô đầu tư của các tổ chức
tín dụng và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước,
Tp.HCM đã gần như hội tụ các yếu tố cần để làm cơ sở nền tảng cho phát triển hệ
thống thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đối với các

phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư vẫn còn hạn
chế. Vậy đâu là các nhân tố đủ để giúp đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư tại Tp. HCM luôn là vấn đề
quan tâm nổi bật của các ngân hàng khi các ngân hàng xem việc mở rộng phát
triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những kế hoạch trọng
tâm của ngành trong những năm tới. Vì lí do trên, tôi đã chọn đề tài:” Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân
hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM”, trên cơ sở đó đưa ra một số
giải pháp thích hợp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng
tiền mặt tại Tp.HCM.


3

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư
tại Tp.HCM, từ đó giúp đưa ra một số giải pháp ở góc độ vĩ mô và vi mô nhằm
giúp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư
tại Tp.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân

hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.

-

Khảo sát các nhân tố và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến

hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu
vực dân cư tại Tp.HCM.
-

Đề xuất, kiến nghị các giải pháp dựa trên các nhân tố đã tìm ra để đẩy

mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong
khu vực dân cư tại Tp.HCM.
1.3.
-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán

không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại
Tp.HCM.
-

Đối tượng khảo sát: Đề tài mong muốn xác định được các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
trong khu vực dân cư tại Tp.HCM. Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu để tạo
được tính khái quát cao. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, không gian
nghiên cứu, kinh phí hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều
nên đề tài chỉ chọn mẫu nghiên cứu tại một số quận/ huyện tại Tp.HCM. Thông
qua hành vi của mẫu nghiên cứu đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền



4

mặt, đề tài rút ra được những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định của đối tượng
nghiên cứu.
-

Phạm vi nghiên cứu: khách hàng cá nhân tại một số quận/ huyện tại TP.

HCM bao gồm quận 1, 2, 3, 4, 7, 5, 10, 9, 12, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh,
Thủ Đức, Bình Chánh, trong thời gian: từ 01/03/2016 – 01/06/2016
1.4.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương

pháp nghiên cứu định lượng.
-

Phương pháp định tính: dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu liên

quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và các nhân tố ảnh hưởng.
-

Phương pháp định lượng: Từ cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán

không dùng tiền mặt và các yếu tố ảnh hưởng, cùng các mô hình nghiên cứu và
thang đo của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, tác giả xây dựng
mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM” dựa
trên sự kế thừa có điều chỉnh mô hình Wendy Ming-Yen Teoh; Siong Choy
Chong; Binshan Lin; Jiat Wei Chua (2014). Từ đó sử dụng các phương pháp
phân tích định lượng, tổng hợp, kiểm định và đánh giá các số liệu cũng như kết
quả đã được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16 để xây dựng mô hình các
nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng
thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.
1.5.

Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán không dùng tiền

mặt và các nhân tố ảnh hưởng.
Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của
ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.


5

Chương 4: Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.
Chương 5: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM.
1.6.
-

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu nhằm nhận biết thành phần của các nhân tố quan

trọng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại
Tp.HCM và xây dựng thang đo đo lường chúng, kết quả của nghiên cứu này sẽ
trực tiếp giúp các nhà quản trị có cái nhìn toàn diện hơn, tập trung tốt hơn trong
việc hoạch định và đưa ra chiến lược phù hợp, đẩy mạnh hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại
Tp.HCM.


6

Tóm tắt chương 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về vấn đề
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại Tp.HCM. Cụ thể chương 1 đã
đưa ra sự cần thiết khi thực hiện đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra mục tiêu nghiên
cứu tổng quát và cụ thể. Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tác
giả cũng đề cập về đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 1 đã khái quát phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài đó là
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định
lượng.
Từ các nội dung trên, tác giả đã khái quát ý nghĩa của đề tài nghiên cứu đối
với khoa học và thực tiễn.


7

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.
2.1.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.1. Đặc điểm của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời cùng với sự ra đời của
đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của hình thức thanh toán không dùng tiền gắn
liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ
thống ngân hàng đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản
trong hệ thống ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ mà ở
đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị
của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau:
-

Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời
gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau. Đây là đặc
điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt.

-

Vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán
dùng tiền mặt theo kiểu Hàng – Tiền – Hàng mà chỉ xuất hiện dưới dạng
tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế
toán. Đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt.

-


Ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh
toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách
hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này. Với nghiệp vụ
này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của
mình.
Với những đặc điểm nêu trên, thanh toán không dùng tiền mặt nếu được tổ

chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó theo đà phát triển


8

của xã hội và theo nhu cầu của thị trường. Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ
một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và thanh toán giá trị của
nền kinh tế.
2.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Đối với khách hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức
thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản
giao dịch ở ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng hay rút tiền ra bất cứ lúc nào.
Đối với ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh
toán bù trừ giữa các ngân hàng, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu
thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát. Thanh toán không dùng
tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời
chưa sử dụng đến của khách hàng vào tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm
đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế. Như vậy
thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã
hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội.
Đối với nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan
trọng:

Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong
lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc
phát hành và lưu thông tiền như chi phí in tiền, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản
và huỷ bỏ tiền cũ.
Vì là khâu đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất nên hoạt
động thanh toán liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của
các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Do đó việc tổ chức tốt công tác
thanh toán áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật có một ý nghĩa và vai trò to
lớn, mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và
phát triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trường, song lại trở thành nhân tố thúc


9

đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ quá trình tái sản
xuất xã hội.
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm
soát lạm phát. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà ngân hàng
Trung ương hoạch định các chính sách cần thiết, thông qua việc khống chế tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu... ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà
khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn
định.
2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt

2.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa

được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa
chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì
ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có
thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức
thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh
chóng, chính xác và an toàn hơn. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định,
một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh
hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp
tới thanh toán không dùng tiền mặt. (Al-Qeisi, K. I., 2009)
2.2.2. Môi trường pháp lý
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực
kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ
nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ
thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật
sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền


10

mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh
hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh
toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó
mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống.
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế
và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng
và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút
được lượng tiền mặt ngoài xã hội. Từ đó, ngân hàng có thêm một nguồn vốn để
đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng , đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Một sự thay về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích

ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng
dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh
hưởng và kém hiệu quả. (Al-Qeisi, K. I., 2009)
2.2.3. Khoa học công nghệ
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh
toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được
chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng
và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn
lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của
mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp
các dịch vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp. Để mở rộng thanh
toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy
rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở
ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ
hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn


11

nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt
động khác của ngân hàng.
Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực
mạnh trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán của mình các ngân
hàng luôn coi trọng cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán
của mình. (Al-Qeisi, K. I., 2009)
2.2.4. Yếu tố con người
Công nghệ cao cho phép giảm số lượng cán bộ hoạt động trong hệ thống
ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của
mỗi cán bộ. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để

một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để
các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.
Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng
trong đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó
yếu tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng. (Al-Qeisi, K. I., 2009)
2.2.5. Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong những năm gần đây thường
xuyên đổi mới nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế năng động và sự điều
chỉnh của pháp luật. Xét về mặt hình thức, tuy vẫn là các nghiệp vụ cơ bản như:
nhận tiền gửi, cho vay, chi trả hộ nhưng các ngân hàng đã mở rộng cả quy mô,
phương thức hoạt động, đặc biệt là công nghệ. Cho nên các NHTM ngày càng
khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
NHTM có ba chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán và
chức năng tạo tiền những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với
nhau. Khi NHTM là trung gian tài chính thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều
cách thức khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân
cư qua hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, hay qua phát hành trái phiếu với các kỳ hạn
khác nhau. Qua đó ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi tù các thành


12

phần kinh tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời
hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người
có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ đứng
ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của NHTM có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng
sẽ tin tưởng ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán
hộ, như thế, vốn ngân hàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để
đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng lại càng

được phát huy. Với chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính trong
nền kinh tế quốc dân hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội
thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng
của NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng
sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, hoạt động kinh doanh
chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn tới thanh toán không dùng tiền mặt của
ngân hàng.(Barker, A. T. and Sekerkaya, A., 1993)
2.2.6. Yếu tố tâm lý
Tâm lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền
mặt. Tâm lý chính là nguyện vọng, ý thích, thị hiếu,... của mỗi người. Tâm lý
hình thành nên thói quen, tập quán,... Như vậy, mỗi hành vi ứng xử của con
người, trong đó có việc thanh toán, đều chịu tác động của yếu tố tâm lý. Tâm lý
lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc.
Trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người của nó có xu hướng thích
tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt là không phổ biến, từ đó hạn chế
tới thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Ngược lại, trong một nền
sản xuất lớn, hiện đại, nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc thanh
toán bằng không dùng tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt ở trong
trường hợp này rất phát triển.


13

Nền kinh tế ngầm sẽ khuyến khích con người sử dụng tiền mặt nhiều hơn
trong thanh toán vì lý do bí mật và an toàn cá nhân.
Thuế đánh quá cao sẽ dẫn tới con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ra
tâm lý thích tiền mặt.
Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý ngại sử dụng các phương tiện hiện
đại có độ phức tạp cao. (Ajzen, I., 2003)
Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan


2.3.

Trước đây, trong nước và trên thế giới đã có khá nhiều bài nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt.
2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
Tiêu đề

Đối tượng nghiên cứu

Phát hiện của đề tài

Các yếu tố quyết Sự phát triển của hệ thống Những năm gần đây, khối lượng
định việc sử dụng thanh toán thẻ cho phép giao dịch qua thẻ tăng trưởng
phương thức thanh giảm chi phí lưu thông tiền một cách vượt bậc. Bên cạnh đó,
toán không dùng tệ. Một số bài nghiên cứu đã thanh toán qua thẻ trở thành
tiền mặt. Tác giả tìm ra nhân tố tác động đến phương tiện thanh toán được sử
Lukasz

Goczek, sự phát triển của phương dụng nhiều nhất trong các giao

Bartosz Witkowski thức thanh toán bằng thẻ. dịch tại Châu Âu. Mục đích của
(Balan, 2015)

Bài nghiên cứu này tiếp tục bài nghiên cứu là tìm ra các
tìm hiểu các nhân tố xuyên nhân tố tác động đến mức độ sử
quốc gia ảnh hưởng đến dụng thẻ bao gồm giá trị của các
việc sử dụng phương thức giao dịch thẻ và số lượng thẻ
thanh toán bằng thẻ. Bài được phát hành. Bài nghiên cứu
nghiên cứu đưa ra 2 mô sử dụng 2 mô hình. Mô hình vi

hình, một mô hình sử dụng mô được chạy dựa trên dữ liệu
dữ liệu của Balan, một mô thu thập thông qua các cuộc
hình sử dụng dữ liệu của khảo sát cá nhân tại Balan, kết


14

các nước Châu Á giai đoạn quả của mô hình cho thấy các
2000- 2012. Dựa trên kết nhóm nhân tố về đối tượng
quả của mô hình thứ 2, tác khách hàng, xã hội, kinh tế ảnh
giả dự đoán số lượng thẻ sẽ hưởng đáng kể đến mức độ sử
được sử dụng và khối lượng dụng phương thức thanh toán
giao dịch thẻ trên một qua thẻ. Mô hình vĩ mô tập
người.

trung điều tra các nhóm biến
xuyên quốc gia ảnh hưởng thế
nào đến mức độ sử dụng thẻ.
Qua thời gian, ngày càng nhiều
các nhân tố được phát hiện, bên
cạnh các nhân tố GDP, thói
quen còn có các nhân tố về công
nghệ, sự đa dạng, tiện ích…điều
này giúp nhóm tác giả có thể
đưa ra dự toán về khối lượng sử
dụng thẻ tại Balan bao gồm giá
trị giao dịch và số lượng thẻ
được phát hành.



15

Các nhân tố ảnh Nghiên cứu các nhân tố ảnh Kết quả hồi quy của đề tài cho
hưởng

đến

việc hưởng đến việc chấp nhận thấy các nhân tố lợi ích, hiệu

chấp nhận thanh thanh toán điện tử tại quả, tính đơn giản ảnh hưởng
toán điện tử. Tác Malaysia.

đến việc chấp nhận thanh toán

giả: Wendy Ming- Bài nghiên cứu đưa ra các điện tử. Biến niềm tin và tính
Yen Teoh; Siong nhân tố lợi ích, niềm tin, bảo mật có tác động không đáng
Choy
Chong; hiệu quả, tính đơn giản, tính kể.
Binshan Lin; Jiat bảo mật ảnh hưởng đến việc Ý nghĩa thực tiễn: Thanh toán
Wei
Chua lựa chọn sử dụng thanh toán điện tử là một thị trường tiềm
(Malaysia, 2014)
điện tử. Nghiên cứu sử dụng năng, bài nghiên cứu cung cấp
bảng câu hỏi để khảo sát và cơ sở cho các nhà làm chính
nhận được 200 bảng trả lời, sách, ngân hàng, công ty phần
trong đó có 183 trả lơi có mềm, tổ chức giao dịch trực
thể sử dụng được

tuyến để đưa ra các giải pháp
phù hợp để phát triển thị trường

này.
Hạn chế: Bài nghiên cứu đưa ra
5 nhân tố tác động đến việc chấp
nhận thanh toán điện tử được
đúc kết từ các nước khác nhau.
Tuy nhiên kích thước mẫu nhỏ
làm giảm khả năng tổng quát
hóa nên một vài biến không có ý
nghĩa.

2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu: Kiểm định yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín
dụng tại Việt Nam. Nhóm tác giả Đại học FPT (Tp.HCM, 2010).


16

Đối tượng nghiên cứu: Những năm gần đây, các ngân hàng rất chú trọng
việc khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, việc sử dụng thẻ đã trở nên ngày càng phổ biến hơn ở khu vực nông
thôn, mục tiêu của bài nghiên cứu đánh giá mức độ phát triển của thẻ tín dụng tại
Việt Nam, đặc biệt khu vực Tp.HCM và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thị
trường thẻ tín dụng.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi với phương pháp
đo lường Likert để thu thập dữ liệu sơ cấp. Phương pháp EFA, KMO và kiểm
định Bartlett cũng được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa biến phụ
thuộc (mức độ phát triển của thẻ tín dụng tại Việt nam) và 5 biến độc lập (cải tiến
công nghệ, thói quen khách hàng, sản phẩm đa dạng, chính sách xúc tiến và
khung pháp lý).
Phát hiện của nghiên cứu: Phát hiện của nghiên cứu là sự phát triển thẻ tín

dụng tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thói quen khách hàng, chính sách xúc tiến,
khung pháp lý, sản phẩm đa dạng, cải tiến công nghệ. Mặc dù vẫn còn tồn tại vài
vấn đề cần cải tiến nhưng thị trường thẻ tín dụng Việt Nam vẫn là một thị trường
tiềm năng. Cuối cùng bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị
trường thẻ Việt Nam.
Như vậy, đa số các bài nghiên cứu phân tích chuyên về một phương thức
thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán thẻ, thanh toán điện tử,…có rất ít
các bài nghiên cứu cho thấy cái nhìn toàn diện về hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân, đây chính là khe hở
còn lại làm cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
Bên cạnh đó, điểm chung của các bài nghiên cứu trước đây đều sử dụng
mô hình theo phương pháp EFA, KMO. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả
sẽ nghiên cứu toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư tại
Tp.HCM trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây.


×