Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Những vấn đề tồn tại của bảo hiểm y tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.12 KB, 36 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA BẢO HIỂM Y
TẾ VIỆT NAM

Tp. HCM, 07/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý Thầy, Cô trong
bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế của Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ
Chí Minh, trong suốt thời gian vừa qua đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em. Quý
Thầy Cô không chỉ cung cấp cho chúng em những kiến thức về quản lý, về kinh tế tế, các
vấn đê thời sự, những cập nhật mới nhất về nền y tế nước nhà để qua đó cho chúng em
những bài học quý giá, những hiểu biết, những cái nhìn mà trước đó chúng em chưa bao
giờ có được. Bên cạnh đó với những kinh nghiệm quý báu của mình, Quý Thầy Cô đã để
lại cho chúng em những ví dụ thực tiễn bằng chính sự trãi nghiệm của mình, đó là điều
mà không có bất cứ sách vở nào viết lại. Những ngọn lửa đam mê trong công việc, trong
học tập, nghiên cứu lại được thắp lên trong mỗi chúng em, để chúng em lại có them động


lực tiếp tục cố gắng phấn đấu, để kế thừa, xây dựng tiếp tục những khát vọng còn dang dỡ
của Quý Thầy Cô.
Gửi đến Thầy Nguyễn Thế Dũng – trưởng bộ môn, người thầy tận tâm, hết lòng với
những học trò, lời biết ơn sâu sắc. Thầy luôn truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ học trò,
không tiếc thời gian, công sức giảng dạy, chỉ dẫn chúng em từ những vấn đề trong bài học
đến những câu chuyện trong cuộc sống. Để từ đó chúng em có thêm lòng nghề, gắn bó
với cái nghề mà mình đã chọn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều kiện, hỗ
trợ cho chúng em nơi học tập khang trang, tiện nghi và gần gũi hơn với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ
Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ nếu
không có module này có lẽ chúng em còn mãi nghĩ rằng nghề y chỉ đơn thuần là làm tốt
chuyên môn mà còn là những kỹ năng trong hành nghề, là đối nhân xử thế, là tuân thủ
theo những quy định của ngành… Từ đây chúng em thu nhặt được những kinh nghiệm
quý báu từ quý Thầy Cô để làm hành trang trên con đường hành nghề của mình sau này.
Tự nhận thấy bản thân mình còn rất nhiều hạn chế về mặt kiến thức, cũng như nhận thức
chưa đủ độ sâu, rộng, do vậy chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình làm bài thu hoạch. Kính mong nhận được sự cảm thong và góp ý quý báu từ quý
Thầy Cô.
Trân trọng.
TP Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2017

Lê Tuấn Anh
2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Qua hai module vừa qua Quản lý bệnh viện và kinh tế y tế, chúng em đã được tiếp

cận khá nhiều vấn đề ở nhiều mảng khác nhau, tuy nhiên với giới hạn của bài thu hoạch
này, em xin trình bày nội dung về Bảo hiểm y tế (BHYT). Bởi lẽ đây là nội dung em rất
tâm đắc trong suốt thời gian theo học ngành y và cũng là một trong những vấn đề được
quan tâm khá nhiều trong xã hội, đi kèm theo đó còn rất nhiều những câu hỏi, những thắc
mắc về quyền lợi của người dân khi tham gia BHYT.
Chính vì lẽ đó bài thu hoạch lần này bằng những kiến thức đã được học trong thời
gian học hai module, những hiểu biết và tìm tòi của mình này cùng với mong muốn làm
rõ các vấn đề, giải đáp các thắc mắc, nêu ra các vấn đề còn tồn tại, phân tích qua đó rút ra
hướng đi trong thời gian sắp tới của BHYT nước nhà.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục


iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách bảng biểu

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Khái niệm
2.2/ Một số nguyên tắc cơ bản của BHYT

2
2

2.3/ Tác dụng của BHYT


3

2.4/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển BHYT ở Việt Nam

3

2.5/ Chính sách BHYT ơ Việt Nam

4

2.6/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BHYT

4

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

10

3.1/ Cập nhật tình hình tham gia BHYT tại Việt Nam

10

3.2/ Những vấn đề còn tồn tại

14

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17


Tài liệu tham khảo

18

Phụ lục: LUẬT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

19

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03
Hình ảnh 04
Hình ảnh 05
Hỉnh ảnh 06
Hình ảnh 07

Phân 5 nhóm theo trách nhiệm đóng phí BHYT
Hình ảnh cho thấy mức đóng phí BHYT giảm dần từ
thành viên thứ hai khi tham gia BHYT theo hộ gia đình
Số người tham gia BH Thất ngiệp, BHXH, BHYT qua
các năm tại Việt Nam

Tỷ lệ người dân có BHYT từ 2003 – 30/04/2016
Số lượt người được giải quyết BHXH và BHYT
Đường vào xã Nguyễn Úy. Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam
Kết quả tìm kiếm trên google với từ khóa “Truc loi
BHYT”

5

Trang
4
5
10
11
11
15
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: Tổ chức y tế thế giới
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KCB: Khám chữa bệnh

6



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Chúng ta đều biết trong cuộc sống ở tất cả các thời đại đối với con người sức
khỏe luôn được xem là một trong những vấn đề quan trọng nhất, bởi vậy người ta mới ví
“ sức khỏe là vàng”, thật vậy chúng ta không thể làm bất cứ điều gì nếu như không có sức
khỏe. Theo định nghĩa sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO: Health is a state of
complete physical, mental and social well-being and not merely the absence of disease or
infirmity [1]. Tạm dịch là Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần
và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Theo
đó sức khỏe là một khái niệm rộng bao hàm nhiều khía cạnh về thê chất, về tinh thần, về
xã hội và thực tế để đạt được sức khỏe theo như định nghĩa của WHO là một điều không
dễ dàng.
Ngược lại với sức khỏe là bệnh tật, cái mà có thể xảy ra với bất kỳ cướp đi sức
khỏe của mọi người. Với lý do đó buộc xã hội phải có ngành nghề nào đó phục vụ cho
việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của mọi người, có lẽ đó cũng chính là lý do ngành y
ra đời. Tuy nhiên trong xã hội lại tồn tại một vấn đề là không phải tất cả mọi người ai bị
bệnh cũng có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị theo đúng tình trạng
bệnh của mình. Câu hỏi đặt ra là làm sao đề tất cả mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ
khám chửa bệnh khi cần thiết? Trả lời cho câu hỏi ấy có lẽ là bảo hiểm y tế.
Nhưng thực tế thì sao? BHYT có thật sự lý tưởng như vậy? Tại sao BHYT bắt
buộc những vẫn có một số lượng người dân không tham gia, hoặc có tham gia cũng chỉ là
bị bắt buộc và không sử đến, hoặc chỉ sử dụng khi đó là con đường cứu cánh? Đó là
những câu hỏi lớn mà hiện tại chúng ta cần làm rõ cũng như tìm ra hướng đi sắp tới cho
BHYT, và cũng vì sức khỏe của toàn dân.

[1] />
7



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Khái niệm
BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định
của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì lợi ích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực
hiện.
2.2/ Một số nguyên tắc cơ bản trong BHYT:
2.2.1/ Quy luật số đông
-

Một mẫu đủ lớn có thể tính toán được xác suất tương đối chính xác các khả năng
xảy ra trong thực tế của một biến cố
Quy luật này giúp cơ quan bảo hiểm xác định xác suất rủi ro nhận bảo hiểm, tính
phí và quản lý quỹ dự phòng chi trả, đồng thời cũng là điều kiện để đạt được tác
dụng phân tán rủi ro
Quy luật số đông được thể hiện ở chỗ số đông bù số ít, người khỏe hỗ trợ người
yếu, người trẻ hỗ trợ người già và trẻ em.

2.2.2/ Chia sẽ tổn thất
-

BHYT là một cơ chế trong đó số đông cá nhân đóng góp thành quỹ BHYT
Phí đóng góp BHYT là một khoản tiền nhỏ so với phúc lợi lớn mà người tham gia
BHYT nhận được.
Chia sẽ rủi ro dựa trên cơ sở là tất cả các phần đóng góp quỹ BHYT để có đủ chi
phí cho những người được hưởng quyền lợi khi xảy ra đau ốm.

2.2.3/ Tính bình đẳng các rủi ro
Tính bình đẳng được thực hiện thong qua các quy định và quyền lợi của người tham gia

BHYT.
2.2.4/ Cơ sở tính BHYT
Căn cứ vào tần suất khám chữa bệnh, tỷ lệ người tham gia BHYT, chi phí và lãi đầu tư
2.2.5/ Có đóng có hưởng
Đóng theo thu nhập (BHYT phân theo 5 nhóm đối tượng ở các nhóm thì có các mức đóng
khác nhau hay được nhà nước hoặc bảo hiểm xã hội đóng toàn bộ hay một phần), hưởng
theo chi phí thực tế khi không may bị ốm đau phải đến các cơ sở khám chữa bệnh để
khám và điều trị bệnh.
2.2.6/ Không hoàn lại
Nếu trong suốt thời gian tham gia BHYT mà thẻ còn giá trị không đi khám chữa bệnh thì
không được hoàn lại số tiền đã đóng.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.3/ Tác dụng của BHYT
2.3.1/ Chuyển giao rủi ro
Thông qua việc đóng phí BHYT, người tham gia BHYT đã chuyển giao những hậu quả
rủi ro về tài chính sang cơ quan bảo hiểm.
2.3.2/ Dàn trãi tổn thất
BHYT có tác dụng dàn trãi, làm giảm tối đa tổn thất tài chính của một người cho số đông
nhiều người.
2.3.3/ Giảm thiểu tổn thất
Ngoài việc bảo đảm tài chính cho người tham gia bảo hiểm, khi rủi ro các tổ chức bảo
hiểm còn áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ người tham gia BHYT.
2.3.4/ Ổn định tài chính
Trường hợp rủi ro ốm đau, bệnh tật người tham gia BHYT không phải chịu gánh nặng tài
chính của chi phí khám chữa bệnh để duy trì ổn định cho gia đình.

2.3.5/ An tâm về tinh thần
Người tham gia BHYT sẽ giải tỏa được nổi lo lắng, sợ hãi về những tổn thất xảy ra đối
với mình khi chuyển giao rủi ro của mình sang cơ quan bảo hiểm.
2.3.6/ An toàn cho tương lai
BHYT tác động đến lối suy nghĩ của cá nhân, gia đình chủ sử dụng lao động, góp phần
hình thành ý thức, thói quen về việc dành một phần thu nhập của mình để cho tương lai an
toàn hơn.
2.3.7/ Đầu tư phát triển đất nước
Phi BHYT được đóng trước, việc thực hiện chi trả được thực hiện sau, nên các tổ chức
bảo hiểm thường có một quỹ tiền tệ khá lớn. Nguồn vốn này sẽ đầu tư, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua nhiều hình thức khác nhau.
2.4/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển BHYT ở Việt Nam
Ở Việt Nam có thể chia quá trình này thành 4 giai đoạn như sau:
-

1992 - 8/1998: Hình thành chính sách, xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện.
8/1998 – 6/2005: Củng cố bộ máy, hình thành mô hình mô hình quản lý tập trung.
7/2005 – 7/2009: Hoàn thiện thể chế, chính sách, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế
toàn dân
7/2009 – nay: Thực hiện luật BHYT toàn dân

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.5/ Chính sách BHYT ơ Việt Nam
Đặc trưng theo từng giai đoạn:
-


1992: Nghị định 299/HĐBT Hình thành cơ chế tài chính y tế mới
8/1998: Nghị định 58/NĐ – CP. Tạo mô hình thống nhất thực hiện BHYT
7/2005: Nghị định 63/NĐ – CP. Mở rộng đối tượng - quyền lợi, thực hiện lộ trình
BHYT toàn dân
7/2009: Luật BHYT 25 và 1/2015 Luật BHYT 46

2.6/ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của BHYT
2.6.1/ Điểm mới cơ bản của luật
-

Bắt buộc tham gia BHYT theo 5 nhóm đối tượng.
Khuyến khích tham gia BHYT theo Hộ gia đình.
Mở rộng quyền lợi, nâng mức hưởng BHYT.
Quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng quỹ BHYT.
Bổ sung trách nhiệm của các bên liên quan.

2.6.2/ Đối tượng tham gia (Điều 12)
Sắp xếp 25 nhóm đối tượng thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng:

Hình 01: Phân 5 nhóm theo trách nhiệm đóng phí BHYT
Ngoài ra còn bổ sung thêm các đối tượng sau:
Đối tượng được tổ chức BHXH đóng:
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất;

Người lao động nghĩ hưởng chế độ thai sản.

Đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng:
-

Lực lượng vũ trang;
Người đang sinh sống tại vùng KTXH đặc biệt khó khăn;
Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.

2.6.3/ Mức đóng, trách nhiệm đóng (Điều 13)
-

Quỹ BHXH: đóng BHYT trong thời gian người lao động hưởng chế độ thai sản
Ngân sách nhà nước hỗ trợ: cận nghèo, HSSV;
Tham gia theo hộ gia đình, mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi

Hình 02: Hình ảnh cho thấy mức đóng phí BHYT giảm dần từ thành viên thứ hai khi tham
gia BHYT theo hộ gia đình
2.6.4/ Phương thức đóng BHYT (Điều 15)
-

Hàng tháng: Nhóm 1,2.
Hàng quý: Người nước ngoài học tại VN…
Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm:
 Doanh nghiệp không trả lương theo tháng;
 Đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm
phải đóng quỹ BHYT.

2.6.5/ Thẻ BHYT (Điều 16)
-


Nhóm 1,2,3: Thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT.
Tham gia liên tục kể từ lần thứ 2 trở đi: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với
ngày hết hạn sử dụng của thẻ
Nhóm 4,5 tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ có
giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Trẻ em dưới 6 tuổi: Đủ 72 tháng, chưa nhập học, thẻ có giá trị sử dụng đến ngày
30/9 của năm đó.
Tổ chức BHYT ban hành mẫu thẻ BHYT sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.

2.6.6/ Cấp thẻ BHYT (Điều 17)
1. Hồ sơ cấp thẻ BHYT
- Tờ khai tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia

BHYT lần đầu.
- Danh sách tham gia BHYT.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, tổ chức BHYT phải
chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia
BHYT.
3. Mẫu hồ sơ, tổ chức BHYT ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
4. Lập danh sách tham gia BHYT
- Người sử dụng lao động: Danh sách người lao động
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Lập danh sách của các đối tượng theo hộ gia đình.

- Cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề: Danh sách HSSV.
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập: Danh sách đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an quản lý.
2.6.7/ Phạm vi quyền lợi (Điều 21)
Bổ sung thêm quyền lợi.
-

-

-

Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên với đối tượng: Lực lượng vũ
trang, cấp cứu, trẻ em, nghèo, bảo trợ, đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến
chuyên môn kỹ thuật.
Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất,
vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật Y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia
BHYT.
Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
KCB trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.
KCB tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó
gây ra.
KCB đối với bệnh nghề nghiệp.

2.6.8/ Mức hưởng BHYT (Điều 22)
Sửa đổi mới:
-

Bỏ cùng chi trả: Người nghèo, DTTS, Bảo trợ xã hội.
Nâng mức hưởng:
o Thân nhân người có công là cha, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng liệt sỹ, người có

công nuôi dưỡng liệt sỹ, con của liệt sỹ được hưởng từ 80% lên 100%.
o Các thân nhân khác được hưởng từ 80% lên 95%.
o Người thuộc hộ cận nghèo từ 80% lên 95%.
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Quỹ thanh toán 100%: Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo.
Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia
BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn
hơn 6 tháng lương cơ sở.

Chi
phí 100
(%)
Đối tượng
Lực lượng vũ trang
Người có công
Trẻ em
Thân nhân người có công
KCB tại tuyến xã
Chi phí 1 lần KCB thấp hơn mức do
Chính phủ quy định.
5 năm liên tục, 6 tháng lương cơ sở.

95


80

Hưu trí, mất sức Các
tượng
LĐ.
Thân nhân NCC lại
còn lại
Cận nghèo

đối
còn

Bảng 01: Chi phí người được BHYT phải chi trả khi KCB đúng tuyến

Thời gian

BV tuyến Huyện
(Chi phí KCB)

BV tuyến Tỉnh
BV Trung ương
(Chi phí điều trị (Chi phí điều trị
nội trú)
nội trú)

1/1/2015 31/12/2015
1/1/2016 31/12/2020
Từ 1/1/2021


70%

60%

40%

100%

60%

40%

100%

100%

40%

Bảng 02: Chi phí người tham gia BHYT phải chi trả khi KCB không đúng tuyến
Mở thông tuyến khám chữa bệnh:
Từ 1/1/2016: Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã, phòng
khám đa khoa, BV tuyến huyện được quyền KCB tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám
đa khoa hoặc BV tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Người thuộc đối tượng chính sách và người nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện

KTXH khó khăn, đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi
KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán:
-

Chi phí KCB đối với BV tuyến huyện.
Chi phí KCB khi điều trị nội trú đối với BV tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

2.6.9/ Tạm ứng, thanh toán và quyết toán (Điều 32)
Tạm ứng hàng quý:
-

-

-

5 ngày, sau khi nhận báo cáo quyết toán quý trước của cơ sở KCB, tổ chức BHYT
tạm ứng một lần bằng 80% chi phí KCB BHYT theo báo cáo quyết toán quý trước
của cơ sở KCB.
Tạm ứng 80% nguồn kinh phí được sử dụng tại cơ sở KCB theo thông báo; trường
hợp không có đăng ký KCB BHYT ban đầu, căn cứ số chi KCB sau một tháng
thực hiện hợp đồng, tạm ứng 80% kinh phí KCB BHYT trong quý.
Trường hợp kinh phí tạm ứng cho các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh vượt quá số
kinh phí được sử dụng trong quý, tổ chức BHYT báo cáo BHXH để bổ sung kinh
phí.

Thanh toán, quyết toán
-

15 ngày đầu mỗi tháng: Gửi đề nghị thanh toán.
15 ngày đầu mỗi quý: Gửi báo cáo quyết toán quý.

30 ngày: Thông báo kết quả giám định và số quyết toán.
10 ngày: Thanh toán với cơ sở KCB.
Thẩm định quyết toán năm: Trước ngày 1/10 năm sau.
Trong thới hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp, tổ
chức BHYT phải thanh toán chi phí KCB trực tiếp cho các đối tượng này.

2.6.10/ Quản lý và sử dụng quỹ BHYT (Điều 35)
1. Phân bổ
- 90% chi KCB BHYT
- 10% dự phòng, chi quản lý quỹ BHYT (tối thiểu 5% cho quỹ dự phòng)
- Hội đồng quản lý BHXH theo quy định của Luật BHYT chịu trách nhiệm quản lý

quỹ BHYT và tư vấn chính sách BHYT.
2. Khi có kết dư
- Từ 1/1/2015 – 31/12/2020 các tỉnh có kết dư được sử dụng 20% số kế dư:
- Hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số nhóm đối
tượng; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua
phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện.
- Từ 1/1/2021 chuyển toàn bộ về quỹ dự phòng.
3. Khi có bội chi
- Được bổ sung từ quỹ dự phòng.
2.6.11/ Bổ sung trách nhiệm của các bên
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Bộ y tế
-


Ban hành quy định, quy trình KCB và hướng dẫn điều trị, chuyển tuyến liên quan
đến KCB BHYT
Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ BHYT chi trả;
Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y
tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT
Quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên
toàn quốc.

Các Bộ, ngành, UBND các cấp
-

-

-

-

Bộ lao động – thương binh xã hội; Bộ giáo dục đào tạo; Bộ quốc phòng; Bộ công
an: có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BHYT
của các đối tượng được giao quản lý.
BHXH Việt Nam: Tổ chức để đối tượng đóng BHYT theo hộ gia đình thuận lợi tại
đại lý BHYT. Rà soát, tổng hợp xác nhận danh sách tham gia BHYT để tránh cấp
trùng. Quy định mẫu thẻ và mẫu hồ sơ cấp thẻ BHYT sau khi có ý kiến thống nhất
của Bộ Y tế.
Đại diện người lao động, người sử dụng lao động: Tham gia giám sát, giải quyết
trốn đóng, nợ đóng BHYT.
Cơ sở khám chữa bệnh
Cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến thanh toán chi phí KCB của người
tham gia BHYT theo yêu cầu của tổ chức BHYT và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;

Lập bảng kê chi phí KCB BHYT và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp
pháp, chính xác của bảng kê.
Cung cấp bảng kê chi phí KCB cho người tham gia BHYT khi có yêu cầu.
Ủy ban nhân dân các cấp
UBND cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng bộ máy, nguồn lực để thực hiện quản lý nhà
nước về BHYT tại địa phương; quản lý và sử dụng 20% kết dư.
UBND cấp xã:
o Lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình cho các đối tượng trên địa
bàn.
o Lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho trẻ em đồng thời với việc cấp
giấy khai sinh.

Xử lý vi phạm
-

Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên
ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng…
Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức
hưởng BHYT mà người lao động đã trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Cập nhật tình hình tham gia BHYT tại Việt Nam
Như phần lý thuyết trình bày ở phần trên thì từ 7/2009 đến nay BHYT chủ trương thực
hiện luật BHYT toàn dân, do đó qua từng năm số người tham gia BHYT ngày một tăng.

Cụ thể như sau: Theo cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến 30/04/2016, tỷ lệ số
người tham gia Bảo hiểm Y tế chiếm gần 77% tổng dân số Việt Nam.

Hình 03: Số người tham gia BH Thất ngiệp, BHXH, BHYT qua các năm tại Việt Nam
Trên đây là số liệu thống kê số lượng người tham gia qua ba năm gần đây. Chúng ta thấy
được con số gia tăng qua từng năm có thấy những chính sách, truyền thông của cơ quan
bảo hiểm đã phần nào có hiệu quả và đang đi đúng hướng theo bao phủ BHYT toàn dân.
Dưới đây chúng ta sẽ thông qua những số liệu từ năm 2013 – 2016 để có cái nhìn tổng
quát về quá trình phát triển của BHYT.

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 04: Tỷ lệ người dân có BHYT từ 2003 – 30/04/2016
Đi kèm với sự gia tăng chúng ta xem qua tình hình giải quyết.

Hình 05: Số lượt người được giải quyết BHXH và BHYT

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3.2/ Những vấn đề còn tồn tại
Một thực trạng xảy ra đó là số người tham gia BHYT tăng trong khi đó số lượt được giải
quyết lại giảm 5.601.231 lượt người, tương đương giảm 4,1%, điều này giống như một
nghịch lý cho thấy rằng một số lượng lớn người tham gia BHYT nhưng lại không đi KCB

bằng BHYT. Theo VOV một bài báo mang tiêu đề “Vì sao người dân “ngán” khám, chữa
bệnh BHYT?” với nội dung như sau: “ Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong những chính
sách xã hội quan trọng hàng đầu của Nhà nước, giúp người dân chia sẻ gánh nặng về tài
chính khi phải chi trả các khoản chi phí khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
việc khám, chữa bệnh thẻ BHYT ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập, gây khó khăn cho
người dân trong khi khám, chữa bệnh. Theo Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 75 triệu người
tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 81,3% dấn số, gần 20% dẫn số còn lại chưa tham gia BHYT.
Nhưng trong 10 người mua BHYT thì chỉ có khoảng 4 người sử dụng. Khi được hỏi về
vấn đề này, một số người dân phản ánh thủ tục thanh toán khám, chữa bệnh BHYT phức
tạp và bất hợp lý.
Cụ thể, người dân khi đi khám phải mang quá nhiều loại giấy tờ như giấy tờ tuỳ thân, giấy
chuyển viện, giấy xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan công an,…
Trò chuyện với phóng viên VOV, bác Thuỷ - một người dân ở Sơn Tây (Hà Nội) cho biết
trước đây bác có mua BHYT nhưng từ năm 2014 đã không mua nữa, vì thấy BHYT
không có tác dụng gì: “Năm 2014, tôi bị tai nạn giao thông, nhưng khi đi khám bác vẫn
mất tiền và không được hưởng một đồng bảo hiểm nào. Bệnh viện trả lời rằng phải có
giấy xác nhận của công an về vụ tai nạn thì mới được hưởng bảo hiểm. Nhưng khi tai nạn
xảy ra hai bên đã thoả thuận không có kiện cáo gì, nhưng đến khi đi viện thì lại phải có
giấy, lúc ấy sự việc đã xảy ra quá lâu và phiền hà nên bác không làm. Từ ngày đấy tôi
không mua bảo hiểm nữa”.
Khi được hỏi nếu không tham gia BHYT, nếu mắc bệnh nặng thì chi phí phải trả sẽ rất
lớn, bác Thuỷ nói: “Tôi nghĩ đơn giản nhất là vụ tai nạn, đúng tuyến mà không chi trả cho
tôi thì những bệnh nan y, bệnh nặng cũng không chi trả, nếu có thì thuốc cũng không tốt”.
Không chỉ là câu chuyện thanh toán bảo hiểm, BHYT đối với người có công cũng là một
vấn đề gây bức xúc. Một thính giả trên sóng VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam cho biết sau
khi tham gia kháng chiến, bác được nhà nước trao tặng sổ BHYT, tuy nhiên cuốn sổ lại
không đem lại những lợi ích mong muốn.
“Sau khi đất nước thống nhất, những người cầm súng như chúng tôi được nhà nước cho
sổ BHYT không mất tiền. Tính nhân văn thì hay như thế, nhưng mà thực tế ra chúng tôi đi
viện, như tôi bị phì đại tuyến tiền liệt nhưng chưa bao giờ được thuốc chữa bệnh mà phải

đi mua” – vị thính giả nói.
Cũng giống như vị thính giả trên, bác Nguyễn Xuân Hường ở Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc
Giang, cho biết đã tham gia BHYT được mấy chục năm, nhưng khám, chữa bệnh không
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
đạt yêu cầu, điều trị vòng vèo, thuốc BHYT cho thì nhẹ, rẻ tiền điều trị rất lâu mà hiệu
quả không được như mong muốn.
Ngoài những bất cập trên, người dân còn lo ngại về chất lượng của dịch vụ khám, chữa
bệnh BHYT. Một người lao động ở Phú Yên cho biết bản thân chị bị đau lưng nên đi
khám, bệnh viện cho thuốc uống nhưng không đỡ và phải tự đi khám bên ngoài, không
theo bảo hiểm. “Đi khám ở trên huyện thì người ta nói là bị gai cột sống, xuống bệnh viện
tỉnh thì người ta nói là bị thoái hoá cột sống. Uống thuốc 10 ngày, không thấy đỡ, cho
thuốc lại uống mà cũng không đỡ, muốn nhập viện thì người ta nói bệnh đơn giản, không
cần nhập. Tự đi vào bệnh viện Chợ Rẫy khám thì ra là bị viêm dây thần kinh liên sườn.
Từ đấy tự mua thuốc uống mới đỡ hơn”.
Việc các cơ sở y tế địa phương chẩn đoán sai hoặc không tìm ra nguyên nhân và chữa trị
dứt điểm cũng đã làm mất niềm tin của người dân.
Hiện nay, Chính phủ và Bộ Y tế đang thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân, phấn
đấu đến năm 2020, cả nước có tối thiểu 90,7% dân số tham gia BHYT. Để đạt được mục
tiêu này, ngành BHXH cũng như Bộ Y tế cần phải xây dựng chính sách bảo hiểm cân đối,
công bằng giữa các nhóm đối tượng, nâng cao chất lượng của các tuyến y tế cơ sở, giảm
bớt các thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.”
Qua bài báo chúng ta thấy được một khía cạnh nhỏ, và bên cạnh đó vẫn còn những hạn
chế như:
Không được lựa chọn bệnh viện khám chữa bệnh.
Bệnh nhân phải đăng ký khám bệnh tại các trạm y tế hoặc các tuyến bệnh viện cơ sở cố
định, muốn khám ở tuyến cao hơn thì phải xin giấy giới thiệu, thủ tục khá rườm rà và khó

khăn, đôi khi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý bệnh nhân. Hơn nữa, việc khám chữa bệnh
trái tuyến đã đăng ký được BHYT chi trả với tỷ lệ phần trăm khá thấp (10% - 70%) tùy
từng trường hơp khám chữa bệnh và tuyến bệnh viện điều trị. Đối với những bệnh đòi hỏi
chi phí điều trị cao thì khoản tiền mà người bệnh phải tự chi trả cũng không phải là nhỏ.
Không được thanh toán 100% chi phí.
Theo luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 Khi vượt tuyến trung ương, Quỹ
Bảo hiểm Y tế sẽ thanh toán 40% chi phí thay vì 30% như hiện nay, nhưng chỉ với điều trị
nội trú. Bệnh nhân khám kê đơn sẽ không được chi trả.Đây là một trong những điểm mới
được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Hiện nay
khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến, người bệnh sẽ được chi trả ở các mức 30, 50 và 70%
chi phí tùy theo loại bệnh viện. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2015, khi vượt tuyến trung ương,
người bệnh chỉ được thanh toán 40% khi nằm viện điều trị nội trú; người đi khám, kê đơn,
điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán.Tương tự khi vượt tuyến tỉnh, mức hưởng sẽ
là 60% chi phí, chỉ áp dụng với điều trị nội trú.
Thủ tục phức tạp, bất hợp lý.
19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Thực tế cho thấy các quy định về BHYT hiện còn nhiều bất cập. Về thủ tục, điều gây khó
khăn đối với người dân nhất là phải mang quá nhiều loại giấy tờ: giấy chuyển viện từ
tuyến dưới; giấy tờ tùy thân; thẻ BHYT cũ để chứng minh đã tham gia bảo hiểm có thời
hạn trên 6 tháng mới được hưởng điều trị kỹ thuật cao… Quy định về mức trần điều trị
đối với bệnh nhân từ các tuyến khác chuyển đến cũng gây khó các bệnh viện, do tình
trạng ngày càng có nhiều bệnh nặng (như ung thư) và việc áp dụng các trang thiết bị hiện
đại, kỹ thuật cao sẽ khiến chi phí khám chữa bệnh tăng lên
Một số quy định còn bất hợp lý như không thanh toán quá 2 lần cho PET (kỹ thuật cao)
trong 1 chu trình điều trị; ngoại trú không được thanh toán tiền giường, trong khi bệnh
nhân hóa trị (về trong ngày) vẫn cần có giường nằm để vào thuốc. BV phải “lách luật”

bằng cách lập hồ sơ bệnh án nhập viện và xuất viện; người bị tai nạn giao thông phải
được xác định là không có lỗi mới được hưởng BHYT…
Ngoài ran gay cả việc đăng ký, cấp phát thẻ ở tuyến xã cũng còn nhiều bất cập. Theo
nghiên cứu “Thực trạng công tác cấp thẻ BHYT cho nhóm đối tượng được NSNN đóng
hoặc hỗ trợ mức đóng” do Nhóm Vận động phát triển Chính sách y tế dựa vào bằng
chứng khoa học (Evidence Based Health Policy Development. EBHPD) và Trung tâm
Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) đã tiến hành cho thấy một ví dụ:
“còn nhiều vấn đề tồn tại phát hiện được ở xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng; ở phường
Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, Hà Nam cũng như tại xã Phù Linh và xã Tân
Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu 23 cán bộ
thuộc BHXH tỉnh, huyện, Phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện, UBND cấp xã,
và 17 người thuộc nhóm đối tượng đích (người hưởng BHYT do NSNN đóng) cũng như
thu thập và xem xét hồ sơ, tài liệu bao gồm các văn bản pháp quy, các hướng dẫn, số liệu
từ các cơ quan liên quan.
Thiếu sót qua sơ đồ trên đây là do có nhiều cơ quan in thẻ, cấp thẻ; việc khai thẻ, duyệt
thẻ và cấp thẻ lại qua 3 cấp xã, huyện và tỉnh nên Ủy ban Nhân dân xã không quản được
những người có thẻ BHYT dẫn đến thông tin trên thẻ sai, trùng thể, cấp thẻ chậm.. Một số
ít hộ dân không mặn mà với việc cán bộ đến hộ hỏi sổ hộ khẩu, hỏi chứng minh thư, hoặc
bị ép mua thẻ, nhưng khi có thẻ khám ở Trạm y tế xã thì không đủ thuốc, lên huyện lên
tỉnh thì xa, ăn đợi nằm chờ tốn kém, thủ tục khó khăn. Có gia đình nhận mình là người có
công với cách mạng nhưng không được cấp thẻ ưu tiên. Một số hộ có người nhà đi làm ăn
xa, không trả lời được ngay về các thông tin liên quan đến thẻ bảo hiểm. Tâm tư của
người dân ở các địa bàn điều tra được gửi vào bài thơ sau đây:

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


Hình 06: Đường vào xã Nguyễn Úy. Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
AI VỀ BẢO HIỂM QUÊ TÔI
Hà Nam thử nghiệm mô hình, Người dân tâm sự nhắn mình hiểu ta,
Bà con vắng mặt đi xa, Kiên trì gặp lại mới là vì dân!
Có công cách mạng ân nhân, Gia đình tôi có người thân thiệt thòi,
Hộ gia đình vẫn tách rời, Bảo hiểm nhà nước có người làm riêng!
Thế nên trùng thẻ tốn tiền, Hỏi bao công sức giữ nguyên mô hình?
Ủy ban dù có tận tình, Cũng không quản được tình hình rối ren..
Nhiều ngành thu thập thông tin, Dân chưa hợp tác biết tìm nơi đâu?
Nâng cao nhận thức hàng đầu, Tìm mô hình mới, có cầu mới cung!
Giao cho tổ chức cộng đồng, Nhà nước hỗ trợ mới mong hoàn thành,
Đôi lời nhắn nhủ phân minh, Nếu chưa thay đổi, có mình thiếu ta!

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Trên đây là những vân đề còn tồn tại của BHYT, tuy nhiên thực tế thì ngay BHYT cũng
đã và đang bị lạm dụng, vụ lợi bởi những cá nhân hay tổ chức chúng ta đi xem xét một số
vấn đề sau:
Chúng ta đêu rằng ở mỗi cơ quan, tổ chức đặc biệt khi sử dụng nguồn quỹ chung vấn đề
trục lợi là điều khó tránh khỏi, đặc biệt với BHY, bởi lẽ từ xưa nay chúng ta đã có quan
niệm của chung, của riêng và khi nói đến của chung thì ai cũng muốn biến nó thành của
riêng. Và một số đối tượng này cũng chưa thể hiểu được ý nghĩa hay vai trò quan trọng
của BHYT đối với sức khỏe toàn dân. Ví như chúng ta tìm kiếm trên google với từ khóa
“Truc loi BHYT” trong vòng 0,44 giây ta có 1.360.000 kết quả trong đó có những kết quả
khiến chúng ta phải suy ngẫm “Trục lợi BHYT do dân gian hay do bác sĩ tham” một vấn
đề nhức nhối… Tổ chức nào cũng co những: “con sâu làm dầu nồi canh” một khía cạnh
nhỏ không hoàn thiện thì cả tổ chức không thể phát huy hết vai trò của nó. Nói đi cũng

phải nói lại bởi việc gì cũng có nguyên do của nó.

Hình 07: Kết quả tìm kiếm trên google với từ khóa “Truc loi BHYT”

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Qua phấn trình bày những vấn đề còn tồn tại của BHYT Việt Nam chúng ta thấy được
rằng, ở mỗi cơ chế, tổ chức nào cũng có những vấn đề và chỉ khi đi vào hoạt động chúng
ta mới thấy được những lỗ hổng, những điều thiếu sót cần phải thay đổi, chỉnh sửa hoặc
bổ sung cho thật hợp lý. Nói như vậy để thấy rằng BHXH Việt Nam nói chung và BHYT
nói riêng cũng có những vấn đề như thế, với mức bao phủ rộng và mục tiêu bao phủ toàn
dân, những thiếu sót, và những vấn đề còn tồn tại ở một số điểm một số địa phương hay
một số nhóm đối tượng là điều khó tránh khỏi. Song không thể không thừa nhận rằng
những chính sách, đổi mới của cơ quan bảo hiểm là có hiểu quả và ngày càng được áp
dụng rộng rãi và đúng với mục tiêu đề ra của chính phủ là làm sao để đat được độ bao phủ
đến toàn dân, ai ai cũng được cái quyền mà đáng ra tất cả mọi người đều được “Quyền
được chăm sóc sức khỏe”.
Qua đó chúng ta cũng nên hiểu rằng không nên vì những vấn đề còn tồn tại và đang được
sửa chữa của BHYT mà từ chối tham gia hoặc đã tham gia mà lại không sử dụng quyền
lợi cua mình.
4.2/ Kiến nghị:
BHYT là một chiến lược, chính sách trọng yếu của quốc gia. Do vậy mỗi chúng ta nên
đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào. Muốn vậy ở mỗi nhóm đối tượng phải có trách
nhiệm đê xứng đáng với quyền lợi được hưởng.
1. Đối với người tham gia BHYT: Thực hiện đầy đủ việc đóng phí, tuân thủ các quy


định chung về khám chữa bệnh BHYT, không trục lợi bảo hiểm dưới mọi hình thức.
2. Đối với cơ quan bảo hiểm: Nên có những chính sách, sửa đổi kịp thời, đồng thời
khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thường xuyên kiểm tra, rà soát để phát hiện
những sai phạm nhằm xử lý sớm.
3. Đối với những cơ sở khám chữa bệnh: Thực hiện nghiêm túc đầy đủ, đảm bảo
quyên lợi khám chữa bệnh của bệnh nhân tham gia BHYT, không phân biệt người
khám bảo hiểm hay khám dịch vụ.
4. Đối với những người chưa tham gia BHYT: Hình thức bao hiểm bắt buộc đã và
đang vẫn áp dụng tuy nhiên về mức độ truyền thông nên đẩy mạnh, cung cấp đầy
đủ thông tin cần thiết cho mỗi người dân.

23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hà, T. (2017). Mot so nguyen tac co ban cua BHYT.pptx
[2] WHO (2016). Definition of health
Truy cập ngày 18-07-2017 từ />[3] Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13
tháng 6 năm 2014
[5] Bài viết: “Một số vấn đề còn tồn tại của BHYT Việt Nam”
Truy cập ngày 10/08/2017 từ: />[6] Bài viết “ Câp nhật tình tình tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam”
Truy cập ngày 10/08/2017 từ />[8] Bảo hiểm xã hội Thành Phố HCM
Truy cập ngày 06/08/2017 từ />
24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
PHỤ LỤC: LUẬT
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUỐC HỘI
Số: 46/2014/QH13

Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm2014

LUẬT
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
______________
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12.
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1; bổ sung khoản 7 và khoản 8 Điều 2 như sau:
“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo
quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước
tổ chức thực hiện.”
“7. Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn
bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
8. Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả là những dịch vụ y tế thiết yếu để
chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 3 như sau:
“2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ

đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi
chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền
lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3; bổ sung khoản 10 Điều 6 như sau:
“3. Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng
dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;”
“10. Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.”
4. Bổ sung các điều 7a, 7b và 7c vào sau Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
25


×