Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89 KB, 10 trang )

UBND XÃ .............
BAN CHỈ HUY PCCR

THUYẾT MINH
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG
CỦA BAN CHỈ HUY PCCR XÃ .............

............., tháng 3 năm 2013


2
UBND XÃ .............
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN CHỈ HUY PCCR XÃ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:

/KH-BCH

PHÊ DUYỆT

Ngày

tháng

năm 2013

CHỦ TỊCH UBND XÃ

............., ngày tháng 3 năm 2013


KẾ HOẠCH
Phòng, chống cháy rừng của Ban
chỉ huy PCCR xã .............

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tình hình địa hình, thời tiết
............. là một xã nằm ở vùng dọc sông Đà, địa hình phức tạp bị chia cắt bởi
sông, suối, núi cao, khe sâu. Toàn xã có iện tích tự nhiên là 5.923 ha. Phía Bắc giáp xã
Mường Bang, phía Nam giáp xã Quy Hướng, huyện Mộc Châu, phía Đông giáp xã
Đồng Nghê, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, phía Tây giáp xã Tân Phong.
Có đường liên xã từ xã Tường Phong qua bản In, xã Tân Phong đến UBND xã,
ngoài ra còn có các trục đường liên bản nối trung tâm xã với 7/8 bản (riêng bản Pín
không có đường bộ tới bản).
Có đường thuỷ dọc theo sông Đà, từ xã Tân Phong qua địa bàn xã xuống huyện
Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Diện tích rừng của xã khoảng 3.144 ha chủ yếu là rừng
phòng hộ và một phần rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Trong những năm gần đây, tình
hình thời tiết khí hậu có những diễn biến bất thường, mùa khô thời tiết khô hanh, cây
cối khô héo rất dễ xảy ra cháy rừng.
2. Tình hình nhân dân
- Những năm qua cấp uỷ, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến bản
thường xuyên được kiện toàn về tổ chức, biên chế và hoạt động tích cực, hiệu quả. Các
tổ chức đảng thường xuyên được củng cố và kiện toàn, hàng năm đều đạt trong sạch
vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể nhân dân và
lực lượng vũ trang xã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- Các tổ chức đoàn thể của xã như: Hội phụ nữ, MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội
CCB, Hội nông dân tập thể luôn phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị - TTATXH trên địa bàn.



3
- Nhân dân các dân tộc trong xã có tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của đảng; tích cực trong xây dựng và phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao.
b. Tình hình lực lượng vũ trang xã:
- Lực lượng dân quân của xã, tổng số:.65.đồng chí = 0.04.% so với dân số toàn
xã, biên chế cụ thể như sau:
- Trung đội dân quân cơ động
= 22 đồng chí.
- Lực lượng dân quân tại chỗ
= 24 đồng chí.
- Lực lượng dân quân binh chủng chiến đấu = 12 đồng chí.
- Lực lượng dân quân binh chủng bảo đảm = 03 đồng chí.
Lực lượng dân quân xã được củng cố, kiện toàn đủ về số lượng, chất lượng tốt;
hàng năm được tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập theo các phương án tác chiến,
không ngừng nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu, sẵn
sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời là lực lượng nòng cốt
trong lao động sản xuất, giữ gìn ANCT - TTATXH địa bàn, sẵn sàng bảo vệ Đảng, bảo
vệ nhân dân các dân tộc và cấp uỷ, chính quyền cơ sở khi có các tình huống xảy ra;
đây cũng là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCR, khắc phục hậu quả thiên tai,
luôn được cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
3. Kết luận tình hình
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện. Với
lực lượng, phương tiện tại chỗ của địa phương. Ban chỉ PCCR xã Nam Phng có đủ
khả năng phòng chống có hiệu quả các tình huống cháy rừng vừa và nhỏ xảy ra trên
địa bàn. Với các tình huống cháy rừng trên diện rộng, phức tạp vượt quá khả năng
phải đề nghị huyện tăng cường lực lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM

* Khu vực thường hay xảy ra cháy rừng:
- Rừng ở khu vực bản Suối Lúa 1.
- Rừng ở khu vực bản Suối Vé.
* Các khu vực cần chú trọng đề phòng:
- Rừng ở khu vực bản Suối Lúa 2.
- Rừng ở khu vực bản Pín.
III. NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG

1. Nhiệm vụ chung
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, rà soát và điều chỉnh bổ
sung kế hoạch PCCR. Phối hợp, hợp đồng chặt chẽ với lực lượng Công an, Kiểm lâm
kịp thời ngăn chặn, bảo đảm an toàn không để xảy ra cháy rừng.
- Thực hiện phương châm phòng ngừa là chính, duy trì chặt chẽ chế độ tuần tra
canh gác, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện các khu vực xảy ra cháy, ý đồ phá hoại của
kẻ xấu. Duy trì lực lượng, phương tiện trực PCCR tại Trụ sở UBND xã, sẵn sàng cơ
động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.
- Tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã học tập Luật bảo vệ và phát
triển rừng, vận động gia đình và nhân dân không chặt phá rừng, phối hợp với lực
lượng Công an, Kiểm lâm trên địa bàn ngăn chặn việc chặt phá rừng, đốt rừng trên địa


4
bàn. Căn cứ vào phương án kế hoạch PCCR, thường xuyên tổ chức luyện tập, diễn tập
cho các lực lượng để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.
- Khi xảy ra cháy rừng phải sử dụng lực lượng tại chỗ của địa phương cơ sở, dập
tắt đám cháy bằng mọi biện pháp, không để lây lan. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với
các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn và các xã giáp danh kịp thời dập tắt đám
cháy, hạn chế đám cháy, không để lây lan, kéo dài, không để kẻ gian lợi dụng thiên tai

để trộm cắp tài sản của nhà nước và nhân dân. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ
khi có tình huống thiên tai xảy ra.
2. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ huy PCCR xã
- Tiếp tục quán triệt sâu rộng Luật phòng cháy, chữa cháy; phòng chống cháy
rừng, bảo vệ rừng đến mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân để tổ chức thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, Công an, các địa
phương giáp danh, nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực
hiện công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng.
- Chủ động xây dựng phương án kế hoạch PCCR. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng
Kiểm lâm, Công an và các địa phương giáp danh, tổ chức luyện tập thường xuyên
theo kế hoạch, sẵn sàng chữa cháy và chữa cháy có hiệu quả khi có tình huống xảy ra,
không để lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Khi có tình huống xảy ra Trưởng ban chỉ huy PCCR của xã được quyền sử dụng
lực lượng, phương tiện thuộc quyền để ứng cứu khắc phục kịp thời, có hiệu quả nhất
và kịp thời báo cáo ngay lên cấp trên theo quy định. Đồng thời chỉ đạo lực lượng
SSCĐ, giữ gìn ANCT, đề phòng địch lợi dụng tập kích bất ngờ vào các mục tiêu khi
cơ quan, đơn vị đang tập trung làm nhiệm vụ chữa cháy rừng.
- Các bản ở khu vực gần rừng phải có phương án phối hợp PCCCR, chủ động
chữa cháy rừng theo lệnh điều động của Chủ tịch UBND xã và người chỉ huy chữa
cháy có thẩm quyền.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong cấp uỷ, chính quyền địa phương và
nhân dân để mọi người nhận thức rõ việc PCCR là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
3. Nhiệm vụ của các đơn vị thuộc quyền
a) Ban CHQS xã
- Là cơ quan trung tâm chỉ huy, hiệp đồng và điều hành chung nhiệm vụ PCCR
của Ban chỉ huy PCCR xã. Tham mưu cho Ban chỉ huy PCCR xã tổ chức xây dựng kế
hoạch PCCR phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương cơ sở và thường xuyên tổ
chức luyện tập theo kế hoạch đã được phê chuẩn.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của xã thường xuyên kiểm tra việc tổ chức
thực hiện kế hoạch PCCR của các bản. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phương

án và tổ chức luyện tập phương án PCCR của xã, sát với tình hình địa bàn.
- Phối hợp, hiệp đồng với Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về PCCR và bảo về rừng
của huyện, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, các xã giáp danh và các chủ rừng, xây dựng
mối đoàn kết thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ PCCR trên địa bàn. Quản lý nắm
chắc địa bàn, góp phần và giữ vững ổn định tình hình ANCT, phòng ngừa có hiệu quả
không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn.


5
- Khi xảy ra cháy, kịp thời nắm chắc tình hình, sử dụng lực lượng, phương tiện
để ứng cứu. Chỉ đạo lực lượng dân quân thực hiện nghiêm chế độ trực SSCĐ, tổ chức
tuần tra canh gác không để kẻ xấu lợi dụng gây mất trật tự an ninh trong khu vực.
- Có kế hoạch sẵn sàng huy động Trung đội dân quân cơ động của xã, lực lượng dân
quân tại chỗ của các bản tham gia làm nhiệm vụ chữa cháy khắc phục hậu quả khi có
lệnh. Sẵn sàng chi viện lực lượng cho các hướng khi có tình huống cháy rừng xảy ra.
b) Ban Công an xã
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của xã thường xuyên kiểm tra việc tổ chức
thực hiện kế hoạch PCCR của các bản.
- Phối hợp, hiệp đồng với Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về PCCR và bảo về rừng
của huyện, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, các xã giáp danh và các chủ rừng, xây dựng
mối đoàn kết thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ PCCR trên địa bàn. Quản lý nắm
chắc địa bàn, góp phần và giữ vững ổn định tình hình ANCT, phòng ngừa có hiệu quả
không để cháy rừng xảy ra.
- Khi xảy ra cháy kịp thời nắm chắc tình hình, sử dụng lực lượng, phương tiện
để ứng cứu. Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng dân quân tổ chức tuần
tra canh gác không để kẻ xấu lợi dụng gây mất trật tự an ninh trong khu vực.
- Có kế hoạch sẵn sàng huy động lực lượng Công an viên tham gia làm nhiệm
vụ chữa cháy khắc phục hậu quả khi có lệnh. Sẵn sàng chi viện lực lượng cho các
hướng khi có tình huống cháy rừng xảy ra.
c) Các ban ngành, đoàn thể của xã, các Trường học, Trạm y tế xã

Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thời tiêt, khí hậu trên địa bàn; chủ động
phòng, chống, khắc phục có hiệu quả mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn,
hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
- Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng khác như: Công an, dân quân và nhân dân trên địa bàn tham gia phòng chống,
khắc phục hậu quả cháy rừng.
d) Các bản
Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thời tiết, khí hậu trên địa bàn; chủ động
phòng, chống, khắc phục có hiệu quả mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn,
hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
- Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng tăng cường của xã và của cấp trên tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả
cháy rừng trên địa bàn.
VI. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO, PHƯƠNG CHÂM PCCR

1. Tư tưởng chỉ đạo
“ Phòng là chính, tích cực chủ động ứng cứu nhanh có hiệu quả”.
2. Phương châm
Vận dụng phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật
chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ), hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người, tài sản
của nhà nước và nhân dân.
3 Nguyên tắc
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã tham gia chữa cháy rừng.


6
- Tích cực và chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính.
- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có tình
huống xảy ra xử lý kịp thời, có hiệu quả.
- Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ.

- Thông tin, thông báo kịp thời.
V. DỰ KIẾN NHỮNG NGUYÊN NHÂN - PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC

1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do địch, kẻ xấu phá hoại lợi dụng sơ hở đốt phá.
+ Do thiên tai, sét đánh, cháy lan từ bên ngoài vào.
+ Do tự cháy: Nhiệt độ cao, hỗn hợp các chất gây phản ứng tự bốc cháy.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do chấp hành quy định PCCR không nghiêm.
+ Do sơ xuất trong sử dụng lửa,đốt nương.
+ Do hành động đốt phá vì thù hằn cá nhân, mâu thuẫn nội bộ…
2. Phương pháp xử lý
a) Phương pháp chung:
- Khi xảy ra cháy rừng, bất cứ ai phát hiện được phải nhanh chóng thông báo, báo
động, báo cáo Ban chỉ huy PCCCR xã.
- Người chỉ huy nhanh chóng tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, dể
dập tắt đám cháy. Nếu lực lượng tại chỗ không đủ khả năng khắc phục thì báo cáo,
thông báo cho lực lượng cơ động, hiệp đồng đến ứng cứu.
- Tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, nắm chắc tình hình, không để kẻ xấu lợi
dụng tiếp tục đốt phá, xác định vị trí cần ứng cứu để chỉ dẫn cho lực lượng cơ động,
hiệp đồng vào làm nhiệm vụ.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, xác định nguyên nhân cháy, tổng hợp báo cáo cấp trên.
b) Phương pháp cụ thể:
- Nhanh chóng tổ chức lực lượng đến khu vực cháy theo hiệp đồng. Quá trình cơ
động liên tục mở máy để nắm tin tức, nhận chỉ thị của trên đồng thời triển khai nhiệm
vụ cho cấp dưới.
- Tổ chức chữa cháy: Quan sát đám cháy để ra những mệnh lệnh, biện pháp chữa
cháy kịp thời phù hợp. Giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia chữa cháy phù hợp
với tính chất nhiệm vụ. Phối hợp chặt chẽ với công an, kiểm lâm và các cơ quan ban

ngành địa phương trong thực hiện nhiệm vụ.
* Các biện pháp chữa cháy rừng:
- Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy.
- Phun nước vào khu vực cháy.
- Tạo đường băng cản lửa, cô lập đám cháy.
- Áp dụng biện pháp đốt trước có kiểm soát để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép.
- Đào kênh mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.
- Nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định tình hình, tổng hợp báo cáo.


7
3. Tổ chức sử dụng lực lượng
a) Lực lượng ứng cứu:
Lực lượng này gồm: Lực lượng DQCĐ của xã, dân quân tại chỗ của các bản; cán
bộ các ban ngành, đoàn thể của xã; lực lượng thanh niên xung kích. Hiệu quả chữa
cháy nhanh hay chậm phụ thuộc vào lực lượng này.
b) Lực lượng phối thuộc, hiệp đồng:
- Trung đội dân quân cơ động của xã Tân Phong = 22 đồng chí.
- Lực lượng Công an viên của xã Tân Phong = 12 đồng chí.
- Trung đội dân quân cơ động của xã Mường Bang = 22 đồng chí.
- Lực lượng Công an viên của xã Mường Bang = 10 đồng chí.
c) Lực lượng bảo vệ:
Là lực lượng tuần tra, canh gác, khi xảy ra cháy rừng nhanh chóng làm nhiệm vụ.
Theo dõi nắm chắc đối tượng khả nghi gây cháy rừng, kịp thời báo cáo chỉ huy, thông
báo, báo động cho nhân dân, không để kẻ xấu lợi dụng xảy ra cháy rừng để trộm cắp
tài sản của nhà nước và nhân dân. Hướng dẫn nhân dân và các thành phần khác không
có nhiệm vụ, không tập trung đông tại khu vực xảy ra cháy rừng gây mất an ninh trật
tự trên địa bàn.
d) Lực lượng sơ tán, vận chuyển tài sản khi xảy ra sự cố:
Là lực lượng dân quân, khi xảy ra cháy rừng kết hợp với lực lượng khác nhanh chóng

cứu người, cứu tài sản, vật chất khác ra khỏi khu vực cháy đến vị trí cứu thương, sơ cấp
cứu ban đầu. Hoàn thành nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác khắc phục hậu quả.
e) Lực lượng bảo đảm:
- Bảo đảm thông tin: Sử dụng mạng thông tin bưu điện, điện thoại di động của cá
nhân bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ.
- Bảo đảm cơ động: Sử dụng xe máy cá nhân và cơ động bộ để thực hiện nhiệm vụ.
- Bảo đảm y tế: Trạm Y tế xã bảo đảm đầy đủ cơ số thuốc, dụng cụ y tế cho các
lực lượng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
f) Lực lượng dự bị:
- Là lực lượng sẵn sàng tăng cường bổ sung cho các lực lượng khác khi cần thiết.
- Lực lượng dân quân tại chỗ, thanh niên xung kích của bản Đá Mài 3: 20 đ/c là lực
lượng dự bị của Ban chỉ huy PCCR xã, sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.
* Trường hợp xảy ra cháy rừng vào ban đêm, ngày nghỉ, giờ nghỉ:
- Các ban ngành, đoàn thể của xã phải có kế hoạch dự kiến lực lượng trực ngày
nghỉ, giờ nghỉ phải đủ sức xử lý tình huống khi cháy rừng xảy ra. Lực lượng này phải
lấy danh sách quân số và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Tổ chức luyện
tập chữa cháy để khi xảy ra cháy rừng, họ có thể sử dụng thành thạo các trang thiết bị,
dụng cụ chữa cháy và điều hành được các lực lượng tham gia chữa cháy.
VI. VỊ TRÍ TỔ CHỨC CHỈ HUY

1. Vị trí chỉ huy
* SCH PCCR cơ bản: Tại Trụ sở UBND xã.
* SCH PCCR nhẹ: Tại khu vực xảy ra cháy rừng.
+ Hướng bắc: Tại khu vực rừng ở bản Suối Vé.
+ Hướng tây: Tại khu vực rừng ở bản Suối Lúa 1.


8
+ Hướng đông: Tại khu vực rừng ở bản Pín.
2. Thành phần SCH

- Sở chỉ huy PCCR cơ bản do đồng chí Phó chủ tịch UBND xã - Trưởng ban chỉ
huy PCCR xã chỉ huy chung, các thành viên trong Ban chỉ huy và một số thành viên
có liên quan cùng với lực lượng bảo đảm.
- Sở chỉ huy PCCR phía trước do đồng chí Phó ban thường trực Ban chỉ huy
PCCR chỉ huy chung, một số thành viên trong Ban chỉ huy và lực lương bảo đảm.
3. Phân công chỉ huy
- Chỉ huy chung: Đồng chí Trưởng ban chỉ huy PCCR xã.
- Chỉ huy xử trí tình huống: Đồng chí Phó trưởng ban chỉ huy PCCR xã.
- Chỉ huy từng lực lượng: Trưởng các ban ngành, đoàn thể của xã.
- Chỉ huy lực lượng hiệp đồng: Chỉ huy các đơn vị hiệp đồng.
VII. DỰ KIẾN MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Cháy rừng ở khu vực bản Suối Lúa 1
- Diện tích: Khoảng 1.200m2.
- Lực lượng tại chỗ gồm:
+ Lực lượng dân quân, Công an viên, thanh niên = 15 đ/c.
+ Nhân dân bản Suối Lúa 1 = 200 người.
- Lực lượng tăng cường:
+ Trung đội DQCĐ của xã = 22 đồng chí.
+ Các ban ngành, đoàn thể của xã = 100 người.
- Phương tiện: Can 20 lít = 30 chiếc, vỉ dập lửa = 50 cái, phương tiện khác = 150 cái.
2. Cháy rừng ở khu vực bản Suối Vé
- Lực lượng tại chỗ gồm:
+ Lực lượng dân quân, Công an viên, thanh niên = 10 đ/c.
+ Nhân dân bản Suối Vé = 200 người.
- Lực lượng tăng cường:
+ Trung đội DQCĐ của xã = 22 đồng chí.
+ Các ban ngành, đoàn thể của xã = 100 người.
- Phương tiện: Can 20 lít = 30 chiếc, vỉ dập lửa = 50 cái, phương tiện khác = 150 cái.
3. Cháy rừng ở khu vực bản Pín

- Diện tích: Khoảng 1.200m2.
- Lực lượng tại chỗ gồm:
+ Lực lượng dân quân, Công an viên, thanh niên = 15 đ/c.
+ Nhân dân bản Pín = 100 người.
- Lực lượng tăng cường:
+ Trung đội DQCĐ của xã = 22 đồng chí.
+ Các ban ngành, đoàn thể của xã = 100 người.
- Phương tiện: Can 20 lít = 30 chiếc, vỉ dập lửa = 50 cái, phương tiện khác = 150 cái.
VIII. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM


9
1. Bảo đảm thông tin liên lạc
- Bảo đảm cho chỉ huy, chỉ đạo: Khai thác triệt để mạng TTLL hiện hành của bưu
điện và sử dụng điện thoại di động của cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.
- Bảo đảm cho thông báo, báo động, hiệp đồng: Sử dụng còi, kẻng và nói rõ.
2. Bảo đảm tuần tra canh gác
- Sử dụng lực lượng dân quân, công an viên tổ chức tuần tra canh gác, kịp thời
phát hiện khu vực xảy ra cháy rừng, kịp thời báo cáo Ban chỉ huy PCCR xã, đồng thời
bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của đơn vị, nhân dân, không để kẻ xấu lợi dụng trộm cắp
trong khi xảy ra thiên tai.
3. Bảo đảm cơ động
- Sử dụng xe máy cá nhân và cơ động bộ để thực hiện nhiệm vụ PCCR.
4. Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật
a) Bảo đảm hậu cần:
- Bảo đảm theo tiêu chuẩn, định lượng theo quy định cho các lực lượng làm nhiệm
vụ PCCR.
b) Bảo đảm vật chất, xăng dầu:
- Ban hậu cần - kỹ thuật xã xây dựng kế hoạch bảo đảm LT,TP, xăng dầu, hàng hoá
và dụng cụ bảo đảm khác cho nhiệm vụ PCCR của xã và các lực lượng tăng cường.

c) Bảo đảm quân y:
- Trạm y tế xã kết hợp với dân y trên địa bàn bảo đảm cấp cứu cho đơn vị và địa
phương nơi xảy ra cháy rừng.
d) Bảo đảm kỹ thuật:
- Phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với địa phương bảo đảm phương tiện cơ động cho
cơ quan và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ PCCR.
IX. CÁC MỐC THỜI GIAN

- Hoàn thành kế hoạch thông qua Ban chỉ huy PCCR huyện trước ngày 10/ 3/2013.
- Tổ chức hiệp đồng với các ban ngành, đoàn thể của xã và triển khai thực hiện
trước ngày 15/3/2013.
- Hàng năm đơn vị chủ động bổ sung kế hoạch, lực lượng, phương tiện trước mùa
khô để sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ./.
Nơi nhận :
- Ban chỉ huy PCCR huyện (B/c);
- Lưu VT.

TRƯỞNG BAN

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ


10



×