Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

chuyên đề ngành kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.22 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN HÀ THIÊN NHI
MSSV: B1402330

XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ SANG
THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG, CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC

CHUYÊN ĐỀ
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Tháng 6/2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN HÀ THIÊN NHI
MSSV: B1402330

XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ SANG
THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG, CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC

CHUYÊN ĐỀ
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THS. NGUYỄN ĐINH YẾN OANH

Tháng 6/2017
2


MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG


DANH SÁCH HÌNH


PHẦN
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, gỗ và sản phẩm gỗ luôn nằm trong Top 10
nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất, với giá trị kim ngạch không ngừng gia tăng và
đóng góp một phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
cụ thể năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 6,9 tỷ USD, tăng
10,71% so với năm 2014, đến năm 2016 đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 1,1% so
với năm 2015 (Theo Tổng cục Hải quan). Với những đóng góp của mình,
Ngành Gỗ đã và đang được Nhà nước và Chính phủ quan tâm phát triển với
những biện pháp và chính sách khuyến khích chế biến, xuất khẩu.
Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam được xuất khẩu ở hơn 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó phải kể đến tiêu biểu như Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU-28),… Trong đó, Liên minh Châu

Âu (EU-28) được xem là một trong những đối tác thương mại quan trọng đối
với tất cả các mặt hàng nói chung và mặt hàng Gỗ và sản phẩm gỗ nói riêng,
EU là thị trường lớn thứ tư của Việt Nam trong tiêu thụ các mặt hàng gỗ sau
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhu cầu sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ của
thị trường thế giới rất rộng lớn, với EU khoảng là 90 tỷ USD/năm nhưng hàng
năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ đạt khoảng 700-800 triệu
USD/năm (Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), do vậy, nếu chúng ta có
những phương hướng phát triển và giải pháp đúng đắn cho ngành Gỗ, sẽ còn
rất nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu cho sản phẩm của Việt Nam trong
tương lai.
Cả EU và Việt Nam đều cam kết đấu tranh đẩy lùi nạn buôn bán sản
phẩm gỗ trái phép, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bằng chứng là
Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp,
quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) - gọi tắt là VPA/FLEGT được
đàm phán và hai bên đã kết thúc đàm phán vào cuối năm 2016. Khi Hiệp định
này có hiệu lực, nó trở thành “giấy thông hành” để các lô hàng gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU. Gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta sẽ có
nhiều cơ hội xuất khẩu hơn nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó
khăn, thách thức đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa đến từ các bên có liên
quan bao gồm Nhà nước, các Hiệp hội, các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành.

5


Với những vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Xuất khẩu gỗ và sản
phẩm sang thị trường EU – thực trạng, cơ hội và thách thức” làm chuyên
đề ngành.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-


Phân tích tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị
trường EU
Nhận diện và đánh giá tầm ảnh hưởng của Hiệp định VPA/FLEGT
đến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bao gồm những cơ hội
và thách thức đối với doanh nghiệp nói riêng và cơ quan hữu quan
nói chung.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản
phẩm gỗ sang thị trường EU
Không gian: thị trường Liên minh Châu Âu (EU)
Thời gian: nghiên cứu tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam từ năm 2013-2016

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu, chọn lọc, tổng hợp và phân tích dựa trên số liệu thứ cấp trên
Internet thông qua một số bài viết trên các nguồn như
-

-

-

Các trang báo mạng như cafef.vn, baomoi.vn, vietnambiz,…
Các trang web của Hiệp hội trong ngành gỗ như vietfores.vn.org (Hiệp hội Gỗ
và Lâm sản Việt Nam), tạp chí chuyên ngành như goviet.org.vn (Tạp chí của

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), trang web của Tổng cục Hải quan
(customs.gov.vn), Tổng cục Thống kê (gso.gov.vn).
Các bài báo cáo Thương mại gỗ Việt Nam-Hoa Kỳ 2013-2016, Thương mại gỗ
Việt Nam-Trung Quốc 2013-2016, Thương mại gỗ Việt Nam-Nhật Bản 20132016, Thương mại gỗ Việt Nam-EU 2012-2014.
Niên giám thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (Bản tóm tắt) các năm 2013,
2014, 2015 của Tổng cục Hải quan.
- …

6


PHẦN
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu
là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả
hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa
các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt
động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của
hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển
của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.
Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến
nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền

kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng
hoá thiết bị công nghệ cao. Hoạt động xuất khẩu có một vị trí và vai trò vô
cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, đem lại
lợn nhuận lớn và là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Nhà nước ta
luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu.
1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hai bên mua, bán có quốc
tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy
phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và
luật thương mại quốc tế.
Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó
tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Điều này đòi hỏi chúng ta phải
có một trình độ hiểu biết và kinh nghiệm để giao lưu và học hỏi khi xuất khẩu
ra nước ngoài

7


Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua
bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn mới có hiệu quả. Các nghiệp
vụ liên quan như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng,... đều phức tạp và
chứa đựng nhiều rủi ro.
Thứ tư, hoạt động này có thể được tiến hành bởi tư nhân hoặc nhà
nước. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì mục tiêu không chỉ hoàn toàn hướng
về lợi nhuận mà còn những mục tiêu khác như chính trị, ngoại giao,… Còn đối
với doanh nghiệp tư nhân thì mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận cho tổ
chức, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.
1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cụ thể được thể hiện ở những mặt sau:

Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước: Đối với mọi quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì bước đi thích
hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình
trạng nghèo nàn lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá
phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến. Để thực
hiện được điều này đòi hỏi phải sử dụng một số nguồn vốn huy động như đầu
tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ, xuất khẩu,… Trong đó, việc sử
dụng các nguồn vốn vay nước ngoài dễ gây ra một số thiệt thòi, bất lợi cho
nước đi vay. Trong trường hợp đó thì hoạt động xuất khẩu trở thành cách tạo
nguồn vốn quan trọng nhất để tạo tiền đề cho nhập khẩu. Có thể nói, nguồn
ngoại tệ quan trọng chi dùng trong nhập khẩu là từ xuất khẩu.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Xuất
khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển
sang công nghiệp và dịch vụ. Việc coi thị trường quốc tế là hướng quan trọng
để tổ chức sản xuất và xuất khẩu có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sản xuất. Ví dụ, xuất khẩu tạo điều kiện để một số ngành phụ
trợ có cơ hội phát triển, khi phát triển ngành công nghiệp ô tô thì các ngành
sản xuất phụ kiện, lắp ráp,...cũng sẽ phát triển.
Có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời
sống nhân dân: đối với vai trò của xuất khẩu thì không thể không kể đến tạo ra
việc làm cho người dân, giải quyết vấn đề thất nghiệp ở một số bộ phân lao
động, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn kéo theo qui mô
nhân công cũng lớn.

8


Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại: Xuất khẩu là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại. Xuất
khẩu, ngoại giao có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, góp phần làm cho

nền kinh tế nước ta gắn chặt với nền kinh tế thế giới.
Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu là một trong những mục tiêu
quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó
có thể tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút
ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt nam so với thế giới.
1.3 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN (VPA) VỀ TĂNG CƯỜNG
THỰC THI LUẬT LÂM NGHIỆP, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG
MẠI LÂM SẢN (FLEGT) (VPA/FLEGT)
Sau gần 6 năm, với 10 phiên cấp cao, 18 phiên cấp kỹ thuật, Việt Nam
và EU đã cơ bản kết thúc toàn bộ nội dung của Hiệp định VPA/FLEGT vào
ngày 18 tháng 11 năm 2016. Đây được xem là một dấu ấn mới trong việc hợp
tác giữa hai bên nhằm chống khai thác gỗ trái phép, tăng cường quản trị rừng
và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp.
VPA/FLEGT (VPA là từ viết tắt của Voluntary Partnership Agreement,
nghĩa là Hiệp định Đối tác tự nguyện nhằm thực thi Chương trình Thực thi
lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) của châu Âu) là hiệp
định thương mại song phương cấp chính phủ giữa EU và Việt Nam, theo đó
hai bên thỏa thuận Việt Nam sẽ thiết lập hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp
(TLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho các chuyến hàng gỗ và sản
phẩm gỗ xuất khẩu vào EU nhằm tránh phải thực hiện trách nhiệm giải trình
theo quy chế gỗ của EU.
Mục tiêu của Hiệp định là nhằm đảm bảo tính hợp pháp của tất cả các
sản phẩm gỗ xuất khẩu, góp phần thúc đẩy ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của
Việt Nam phát triển một cách bền vững, mở rộng thị trường xuất khẩu quốc tế,
đặc biệt là thị trường EU và nâng cao thương hiệu và hình ảnh nghề chế biến
gỗ của Việt Nam.
Mặc dù đây là một cơ hội tốt cho ngành gỗ Việt nhưng song song đó
cũng tồn tại không ít khó khăn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi thực hiện hiệp
định, khi mà các cam kết, qui định phải thực thi rất nhiều.


9


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN
PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH GỖ VIỆT NAM
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á.
Chất lượng sản phẩm và mẫu mã ngày càng được nâng cao, cải tiến, có khả
năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như có thể cạnh tranh được với các
nước trong khu vực.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam
vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU.
Hiện nay Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
gỗ ra thị trường thế giới, nhưng trong đó chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp lớn
là tương đối dễ tiếp cận đơn hàng lớn của các khách hàng Mỹ, Nhật Bản, châu
Âu; 93% doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ với sức cạnh tranh
yếu, vốn đầu tư nhỏ, lại dàn trải, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đơn hàng
lớn. Không những vậy, tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp FDI tuy chỉ
có khoảng 15% nhưng giữ hơn 50% thị phần đồ gỗ nội địa lẫn ở nước ngoài.
Để giải thích cho điều này là hầu như các doanh nghiệp FDI đều có những
công nghệ, trang thiết bị hiện đại cộng với tiềm lực lớn nên họ gần như “nuốt
chửng” thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi trải qua
giai đoạn chật vật khó khăn do quy mô doanh nghiệp, khả năng tài chính, đối
mặt với những quy tắc, pháp luật của nước nhập khẩu, nay đã nâng cao được
nhận thức về hội nhập quốc tế, dần thích nghi với việc kinh doanh trên trường
quốc tế, cộng vào đó là sự quan tâm tích cực đến từ chính phủ, các cơ quan
ban ngành có liên quan, các Hiệp hội từ đó triển khai, thúc đẩy đàm phán ký
kết được các hiệp định thương mại song phương, đa phương ảnh hưởng tích

cực đến ngành này, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nội
địa.
Ngành gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu hai nhóm hàng hóa thuộc
mã HS 44 (các sản phẩm gỗ) và HS 94 (các mặt hàng đồ gỗ). Trong đó, các
sản phẩm trong HS 44 gồm dăm gỗ, ván sợi, đồ mộc, gỗ dán, ván dăm, khung
tranh, khung ảnh, gỗ khảm,…và các sản phẩm trong HS 94 bao gồm ghế gỗ,
khung đệm, đồ gỗ nội thất các loại (phòng bếp, phòng ngủ, văn phòng,…)
Ngành Gỗ hiện nay được nhiều chuyên gia nhận định là chưa phát huy
được hết những tiềm lực của mình, khi mà việc khai thác gỗ nội địa chỉ ở mức
thấp, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cộng thêm vào đó là sự phân bố
10


không đồng đều, ước tính có hơn 80% doanh nghiệp tại vùng Duyên hải miền
Trung, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đông Nam Bộ, thêm vào đó, việc
các doanh nghiệp thiếu mối liên kết với nhau cũng tạo nên những hạn chế nhất
định, ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển của ngành này.
Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, tuy gặp không ít khó khăn, trở ngại
nhưng nhìn chung, với những gì đã gặt hái được của ngành gỗ và sản phẩm gỗ
Việt Nam có thể thấy ngành này cũng đã dần “lớn” hơn, được coi như là một
“điểm sáng” trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều vào tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Đang dần khẳng định mình trên bản đồ xuất khẩu gỗ
và sản phẩm gỗ trên thế giới, đã và đang tiếp tục đa dạng hóa cả về hàng hóa
và thị trường xuất khẩu.
2.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Nhìn lại lộ trình 10 năm gần đây, có thể thấy được bước phát triển
không nhỏ của ngành Gỗ, năm 2006 giá trị xuất khẩu là vào khoảng 2,1 tỷ
USD thì đến năm 2016 đã là 7 tỷ USD, và trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ
lực đứng thứ 7 của Việt Nam sau điện thoại các loại và linh kiện; dệt may;

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; máy móc, thiết bị và thủy
sản, đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế nước nhà.
Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo ra công ăn việc làm
cho rất nhiều lao động, từ lao động tri thức cho đến lao động tay chân, cụ thể
vào năm 2016, có khoảng 250.000-300.000 lao động làm việc trong ngành.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1-2% trong tổng số là lao động có trình độ đại học;
20-30% trong tổng lao động được đào tạo bài bản, còn lại là lao động phổ
thông (70-80%).
Không chỉ là nguồn để xuất khẩu, việc phát triển ngành gỗ còn là vấn
đề về giữ gìn nguồn tài nguyên của đất nước, kết hợp với việc trồng, canh tác
thêm để phục vụ cho xuất khẩu sẽ phần nào tạo ra nguồn thu nhập cho những
dân cư làm nghề trồng, khai thác rừng,…cũng như tạo điều kiện phát triển các
ngành phụ trợ như các doanh nghiệp sản xuất các loại vật liệu hay phụ tùng
như keo gắn gỗ, các loại sơn, bản lề, ốc vít…
2.3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM
SANG CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch của mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong những
năm gần đây luôn giữ được mức tăng trưởng khá và có xu hướng ổn định khi
11


xuất khẩu vào năm 2013 là vào khoảng 5,6 tỷ USD đến năm 2016 là xấp xỉ 7
tỷ USD, tương đương với mức tăng khoảng 25%. Năm 2016, gỗ và sản phẩm
gỗ đứng vị trí thứ bảy trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Cụ thể, theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ trong năm 2014 đạt 6,23 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013. Những
thị trường xuất khẩu chính đóng góp lớn vào tăng trưởng kim ngạch trong năm
2014 gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Anh, Đức
Pháp, Đài Loan,…

Năm 2015, tiếp tục tăng trưởng ở mức 10,6% so với năm 2014, đạt 6,89
tỷ USD. Theo nhận định của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA),
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2015 vượt trội hơn so với nhiều ngành hàng
chủ lực khác và Việt Nam đồng thời là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên
thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy. Năm 2015, thị trường xuất khẩu đạt kim
ngạch cao nhất của chúng ta vẫn là Hoa Kỳ, tiếp theo sau đó vẫn là những cái
tên quen thuộc như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2016 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam đạt 6,97 tỷ USD, tăng 1,1% so với năm 2015, tuy nhiên đây là lần đầu
tiên trong vòng 15 năm qua ngành gỗ ở mức tăng trưởng 1 con số....Việc giảm
sút này đến từ việc xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ giảm, chỉ khoảng 61% so với
năm 2015, ngành này cũng gặp phải cạnh tranh gay gắt đến từ các nước khác
thuộc ASEAN trong việc tăng đầu tư công nghệ, cải tiến mẫu mã, cạnh tranh
về giá cả,…Một số quốc gia gia tăng việc bảo hộ sản xuất trong nước nên đặt
ra các rào cản phi thuế quan cũng gây khó khăn cho xuất khẩu mặt hàng này
trong năm 2016.

Nguồn Tổng cục Hải quan, 2013-2016

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (2013-2016)
2.3.2 Về một số thị trường xuất khẩu chính
Đến nay nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta đã có mặt trên 100
quốc gia và vùng lãnh thổ, với chất lượng mẫu mã không ngừng được cải tiến,
các sản phẩm của Việt Nam hứa hẹn sẽ được xuất khẩu đến nhiều quốc gia
hơn nữa trong một ngày không xa.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia chủ lực vẫn duy trì
được tăng trưởng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh. Tuy nhiên, giá trị
xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường lớn thứ ba của nhóm hàng này lại giảm
12



5,93% so với năm 2015. Ở một số thị trường khác như Ấn Độ, Hong Kong có
mức giảm khá sâu với Ấn Độ là 47,22%, còn ở Hong Kong giảm đến hơn 70%
so với năm 2015.

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang một số quốc gia trên
thế giới (2015-2016)
Đơn vị: 1.000 USD
Thị trường
Hoa Kỳ

Năm 2015

Năm 2016

Tăng giảm
(+/-)

2.642.037

2.825.126

+6,93

982.669

1.020.235

+3,82


Nhật Bản

1.042.444

980.634

-5,93

Hàn Quốc

495.53

575.1

+16,06

Anh

287.143

307.155

+6,97

Úc

157.285

169.232


+7,60

Canada

152.221

138.006

-9,34

Đức

127.235

110.946

-12,80

Pháp

100.919

100.573

-0,34

Hà Lan

69.363


69.212

-0,22

Đài Loan

72.203

66.294

-8,18

Ấn Độ

96.651

51.009

-47,22

Trung Quốc

13


Malaysia

48.525

45.205


-6,84

Hong Kong

114.604

33.406

-70,85

Newzealand

26.017

28.598

+9,92

Bỉ

29.745

27.405

-7,87

Ý

31.635


25.493

-19,42

Thái Lan

21.517

24.164

+12,30

Thụy Điển

24.112

23.509

-2,50

Tây Ban Nha

22.323

23.012

+3,09

Nguồn Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2016


2.3.2.1 Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ luôn được xem là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
không chỉ với ngành gỗ mà còn là đối tác rất quan trọng trong tổng kim ngạch
xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước. Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu đồ
gỗ lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ chỉ sau Trung Quốc
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ, với kim
ngạch hàng năm lên tới trên 2 tỉ USD trong vài năm trở lại đây, chiếm trên
30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam từ tất cả
các thị trường xuất khẩu. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của
Việt Nam vào thị trường này tiếp tục được mở rộng, xu hướng xuất khẩu sang
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng, với mức tăng trưởng bình quân 10-15%/năm. Cụ
thể, đây là thị trường quan trọng đối với mặt hàng gỗ thuộc mã HS 44 và HS
94. Với HS 44 Việt Nam xuất khẩu 21 mặt hàng trong nhóm, tổng kim ngạch
xuất khẩu chiếm khoảng 5% lượng xuất khẩu sang nước này, một số mặt hàng
tiêu biểu có thể kể đến như ván ghép, đồ mộc xây dựng, khung tranh, ảnh,
gương, ván sàn, gỗ dán. Với HS 94 đang có xu hướng tăng liên lục từ năm
2013 với các sản phẩm như ghế, nội thất phòng ngủ,…
Năm 2014, xuất khẩu sang thị trường này khoảng 2,23 tỷ USD, tăng
11,5% so với năm 2013. Tính đến hết tháng 12-2015, xuất khẩu sang Hoa Kỳ
đạt 2,64 tỷ USD, tăng 18,12% so với năm 2014. Tiếp tục phát huy và tăng
trưởng, năm 2016, Hoa Kỳ vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
nước ta, đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 6,82% so với năm 2015, chiếm tới 41%
tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ tất cả các thị trường của cả
nước.
14


Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ (2013-2016)
Năm


Kim ngạch xuất khẩu
(tỷ USD)

Tốc độ tăng giảm (%)

2013

1,88

8,6

2014

2,23

11,5

2015

2,64

18,22

2016

2,82

6,82


Nguồn Tính toán từ các số liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổng cục
Hải quan, 2013-2016

Bên cạnh đó, về các qui tắc, pháp luật về xuất khẩu vào thị trường rộng
lớn này, có thể kể đến Đạo luật Lacey có hiệu lực năm 2008 doanh nghiệp
phải chứng minh gỗ được khai thác, sở hữu, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu
mà không vi phạm bất kỳ một đạo luật liên quan nào tại quốc gia sản xuất gỗ,
kể cả gỗ được chế biến tại quốc gia khác. Đối với các doanh nghiệp, để tránh
rủi ro về pháp lý trong việc tiêu thụ các sản phẩm gỗ tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp
phải đảm bảo các sản phẩm gỗ, bao gồm cả nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào là
hợp pháp. Đối với Đạo luật này, tuy thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, trở
ngại, nhưng hiện nay, việc các doanh nghiệp Việt đã làm quen và thích ứng,
đảm bảo yêu cầu về việc thực thi với Đạo luật này của Hoa Kỳ đã tạo nên một
ưu điểm lớn khi tiến hành mở rộng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tương lai khi
mà nhu cầu tiêu thụ gỗ của Hoa Kỳ khoảng trên 30 tỉ USD một năm, nên dư
địa cho các sản phẩm gỗ từ Việt Nam vẫn còn khá lớn. Cộng thêm với việc sản
phẩm gỗ từ Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá sẽ khiến cho các
đơn hàng từ Hoa Kỳ dịch chuyển sang các nước xuất khẩu gỗ ở khu vực
ASEAN, trong đó có Việt Nam, từ đó nước ta sẽ có cơ hội có thêm nhiều đơn
hàng từ nước này
2.3.2.2 Thị trường Trung Quốc
Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ngày càng được phát triển sâu
rộng, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh tế thương mại giữa hai nước. Theo số
liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại giữa hai nước từ tăng
trưởng nhanh chóng và liên tục qua từng năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong thời gian tới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc vào năm 2013 vào khoảng 13,3 tỷ USD đến năm 2016 là 22 tỷ USD,
tăng 65,4% trong vòng 3 năm.

15



Trong quan hệ thương mại song phương thì Trung Quốc là đối tác quan
trọng với kim
Kim ngạch xuất khẩu
Năm
Tốc độ tăng giảm (%) ngạch xuất
(tỷ USD)
2013
0,96
35,2 nhập khẩu giữa
hai nước tăng
2014
0,85
-11,5 liên tục, năm
2013 là khoảng
2015
0,98
12,72
50,24 tỷ USD
2016
1,02
3,82 đến năm 2016,
Trung Quốc trở
thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu gần 72 tỷ USD, tăng 43,3% so với năm 2013 và chiếm 20,5% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc thì thị trường này
luôn nằm trong top 3 nước nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam cùng với
Hoa Kỳ và Nhật Bản. Việt Nam xuất khẩu đa dạng các mặt hàng gỗ sang

Trung Quốc, một số sản phẩm quan trọng bao gồm dăm gỗ, gỗ xẻ, gỗ tròn,
nhóm các mặt hàng mã HS 94. Cụ thể, năm 2014 kim ngạch vào khoảng 884,9
triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2013, nguyên nhân cho sự giảm sút này
chủ yếu có liên quan đến các biến động khá tiêu cực trong mối quan hệ giữa
hai nước, cùng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc trong
năm 2014. Đến năm 2015, lấy lại được đà tăng trưởng khi đạt gần 966 triệu
USD tăng 9,51% so với năm 2014. Năm 2016, đạt trên 1 tỷ USD, tăng 3,82%
so với năm 2015, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc
(2013-2016)
Nguồn Tính toán từ số liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổng cục Hải quan,
2013-2016

Tuy thị trường này là thị trường xuất khẩu quan trọng của gỗ và sản
phẩm gỗ nước ta, tuy nhiên các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này
chủ yếu vẫn còn là các sản phẩm thô, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp, xuất
khẩu nhóm mặt hàng HS 94 có giá trị gia tăng cao hơn thì vẫn còn khá hạn
chế.
2.3.2.3 Thị trường Nhật Bản
Sau hơn 4 thập kỉ (1973 đến nay) thiết lập quan hệ thương mại song
phương Việt Nam-Nhật Bản, thông qua nổ lực duy trì, củng cố hợp tác ngày
càng sâu rộng của cả hai nước, hiện nay “xứ sở hoa anh đào” đang là một đối
16


tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Với kim ngạch thương mại hai chiều
tăng đều, liên tục qua từng năm. Theo Tổng cục Thống kê, thương mại hàng
hóa giữa hai nước luôn đạt mức tăng trưởng trên 13% trong vòng 10 năm trở
lại đây. Nếu như năm 2006 chỉ vỏn vẹn ở mức một con số là 9,93 tỷ USD thì
đến năm 2016 đã là 30 tỷ USD. Tính riêng năm gần đây nhất, năm 2016 kim

ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 14,68 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành
thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta sau Hoa Kỳ. Hàng dệt may là
nhóm hàng chủ lực, đạt kim ngạch lớn nhất xuất khẩu sang Nhật, tiếp sau là
nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị; gỗ và sản
phẩm gỗ. Với những diễn biến tích cực trong mối quan hệ của hai nước, cả về
quan hệ thương mại, chính trị, ngoại giao,…cùng với những chính sách phát
triển và hiệp định được ký kết giữa hai bên, tin rằng trong tương lai kim ngạch
thương mại Việt Nam-Nhật Bản sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Để Nhật
Bản sẽ và luôn là đối tác thương mại chiến lược hàng đầu của Việt Nam.
Về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, Nhật Bản là thị trường lớn
thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu hàng luôn duy trì
mức tăng liên tục từ năm 2013 đến 2015. Các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là các sản phẩm thuộc hai mã HS 94 và HS
44, các sản phẩm thuộc nhóm HS 44 được xuất khẩu nhiều hơn nhóm các sảm
HS 94,cụ thể có thể kể ra một vài cái tên chủ yếu của HS 44 như dăm gỗ, đồ
mỹ nghệ, đồ mộc, gỗ dán, còn đối với mã HS 94 bao gồm đồ nội thất phòng
ngủ, đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất văn phòng. Đặc biệt, đây là thị
trường quan trọng thứ hai của mặt hàng dăm gỗ chỉ đứng sau Trung Quốc.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu trong một vài năm gần đây. Cụ thể, giá
trị xuất khẩu trong năm 2014 đạt 952 triệu USD, tăng 17,5% so với năm trước,
chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này. Đến năm 2015 tiếp
tục tăng trưởng 9,2% với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên,
đến năm 2016 giá trị xuất khẩu vào thị trường này giảm, Nhật Bản tụt xuống
vị trí thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, với mức giảm 5,8% so với năm 2015
và đạt giá trị 980 triệu USD, việc giảm sút này chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng
viên nén làm chất đốt giảm.
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (2013-2016)
Kim ngạch xuất khẩu
Năm
Tốc độ tăng giảm (%)

(tỷ USD)
2013
0,81

2014
0,952
17,5
2015
1,04
9,2
2016
0,98
-5,8

17


Nguồn Tính toán từ số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổng cục Hải quan,
2013-2016

2.3.3 Các mặt hàng xuất khẩu chính
Dăm gỗ: là mặt hàng chiếm trung bình trên 17% tổng giá trị xuất khẩu
hàng năm, với các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Kể từ năm 2012, Việt Nam đã thay thế vị trí của Úc trên bản đồ cung
dăm gỗ thế giới, trở thành quốc gia xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất toàn cầu. Ngoài
Úc, các nước có nguồn cung lớn, hiện đang cạnh tranh với Việt Nam bao gồm
Thái Lan, Indonesia và Chile.
Năm 2016, mặt hàng này giảm mức độ tăng trưởng, đặc biệt sự suy
giảm thị phần ở thị trường Trung Quốc bởi các đối thủ cạnh tranh đến từ Úc,
Thái Lan, nhìn chung việc suy giảm này một phần là do một số nhà nhập khẩu

chuyển thị trường, họ nhập khẩu từ các nước khác như Úc, New Zealand,…có
giá cạnh tranh hơn và một phần là do chính sách thuế xuất khẩu 2% đối với
mặt hàng này được áp dụng trong bối cảnh xuất khẩu mặt hàng này gặp nhiều
biến động.
Khối lượng và giá trị xuất khẩu dăm gỗ trong những năm gần đây được
thể hiện lần lượt ở hình 3.2, năm 2015 lượng xuất khẩu là khoảng 8,1 triệu tấn
tương đương giá trị xấp xỉ 1,17 tỷ USD. Nếu như năm 2014 có sự sụt giảm về
cả lượng và giá trị so với năm 2013 thì đến năm 2015 đã củng cố lại được và
đạt mức tăng trên 17%. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giai
đoạn 5 tháng đầu năm 2016 chứng kiến sự sụt giảm cả về khối lượng lẫn giá
trị xuất khẩu của mặt hàng này, khi mà khối lượng giảm 39% và giá trị giảm
42% so với cùng kì năm 2015.
Nguồn Tạp chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2013-5T/2016

Hình 2.2 Khối lượng và giá trị dăm gỗ xuất khẩu (2013-5T/2016)
Đồ gỗ nội thất: Chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu, đồ gỗ nội thất xuất
khẩu đóng phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, với mức tăng trưởng
hàng năm đạt 10%, và giữ vững mức tăng này trong 3 năm qua và Hoa Kỳ là
thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này. Những sản phẩm thuộc nhóm đồ
gỗ nội thất gồm đồ gỗ văn phòng (chiếm 5,6% tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu hàng năm), đồ gỗ phòng ngủ (chiếm tỷ lệ trung bình 17,27% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm), đồ gỗ phòng bếp (chiếm thị phần 2,68% tổng giá
trị xuất khẩu), bộ phận đồ gỗ (bao gồm đầu giường, đuôi giường, chi tiết tủ,
bàn,…chiếm tỷ trọng 6,71% tổng giá trị xuất khẩu), sản phẩm gỗ khác (chiếm
tỷ lệ khá lớn trung bình 18,1% trong tổng giá trị các mặt hàng gỗ xuất khẩu).
18


Nguồn Tạp chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2013-2016


Hình 2.3 Giá trị xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất (2013-2016)
Các loại ván: Chiếm tỷ trọng trung bình 5,6% tổng giá trị xuất khẩu,
giá trị mang lại từ xuất khẩu các loại ván trong vòng 3 năm qua tăng đáng kể
từ mức 307,1 triệu USD vào năm 2013 lên 324,83 triệu USD vào năm 2014,
năm 2015 đạt 329,31 triệu USD, năm 2016 đạt 407,21 triệu USD tăng 14,7%
so với năm 2015.
Gỗ tròn, gỗ xẻ: nhằm hạn chế nguy cơ thiếu gỗ nguyên liệu dành cho
chế biến trong nước, giá trị xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trong những năm qua
giảm dần. Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trung bình chỉ chiếm 5,14%
tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hàng năm. Từ mức giá trị xuất khẩu
322,15 triệu USD vào năm 2013 thì năm 2014 giảm 15%, ứng với trị giá
274,04 triệu USD, năm 2015 tăng lên 405,9 triệu USD, năm 2016 mặt hàng
này giảm 39% và ở mức 249,57 triệu USD.

Nguồn Tạp chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2016

Hình 2.4 Kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Việt Nam, 2013-2016
Thực322,15
trạng giảm kim ngạch xuất khẩu như vậy cho thấy được phần nào
hiệu quả trong việc nổ lực bảo vệ nguồn gỗ nguyên liệu trước sức ép cạnh
249,57
tranh khống chế thị trường của một số doanh ngiệp không chân chính của các
tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
2.3.4 Thực trạng xuất khẩu của các Doanh nghiệp FDI
Hiện cả nước có trên 450 doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành chế
biến gỗ, tập trung ở Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Bình Định,
các doanh nghiệp FDI chủ yếu đến từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan,..
Được trang bị đầy đủ đội ngũ thiết kế, lại có năng lực tài chính, hiểu biết về thị
trường quốc tế nên khối doanh nghiệp FDI luôn là một sức ép không nhỏ đối
với khối doanh nghiệp trong nước. Trong nhiều năm liền các doanh nghiệp

FDI đều chiếm doanh số xuất khẩu trên 50% nhưng năm 2016 đã có tín hiệu
tốt cho các doanh nghiệp Việt khi mà doanh số xuất khẩu của khối doanh
nghiệp FDI đã giảm xuống chỉ còn 47%. Việc giảm thị phần của các doanh
nghiệp FDI đã phần nào phản ánh được hiệu quả kinh doanh cũng như dần dần
lấy lại vị thế “sân nhà” của các doanh nghiệp trong nước.
Về thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoại này, năm 2014 đạt
3,128 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013 (với kim ngạch 2,75 tỷ USD), năm
19


2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt
gần 3,302 tỷ USD, tăng 5,56% so với năm 2014, chiếm 48,51% tổng kim
ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Năm 2016, kim ngạch xuất
khẩu ngành này của các doanh nghiệp FDI đạt 3,3 tỷ USD, xấp xỉ năm ngoái,
chiếm 47,36% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.

Nguồn Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK, 2013-2016

Hình 2.5 Giá trị và tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của doanh nghiệp
FDI (2013-2016)
2.4 TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT
NAM
2.4.1 Về kim ngạch nhập khẩu
Không chỉ sôi nổi ở kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam cũng là một nước
có kim ngạch nhập khẩu lớn, cụ thể, năm 2013, giá trị nhập khẩu là 1,65 tỷ
USD, năm 2014 tăng đến hơn 35% so với năm 2013, với giá trị 2,233 tỷ USD,
tuy nhiên, đến năm 2015 giảm khoảng 3%, xuống còn 2,167 và đến năm 2016
là khoảng 1,84 tỷ USD, giảm 15,2% so với năm 2015. Vì Việt Nam nhập khẩu
chủ yếu là gỗ nguyên liệu nên việc giảm giá trị nhập khẩu trong 2 năm gần
đây này cho thấy những tín hiệu tích cực trong việc chủ động hơn về gỗ

nguyên liệu của Việt Nam.

Nguồn Tổng hợp từ Niên giám thống kê hàng hóa XNK, 2013-2015 và Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản Việt Nam, 2016

Hình 2.6 Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, 2013-2016
Các doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu và phụ thuộc khá nhiều vào
gỗ nguyên liệu để phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước, lượng gỗ quy
tròn, bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu hàng năm lên đến khoảng 4,5 triệu
m3 , ước tính vào khoảng 1,5 tỷ USD, giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu chiếm
khoảng 20-25% giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này.
Giai đoạn 2013 đến năm 2015, trung bình hàng năm lượng gỗ nguyên
liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng khoảng 10%/năm, cụ thể, năm 2013 lượng
nhập khẩu là 3,41 triệu m3, với giá trị 1,23 tỷ USD, sang năm 2014 con số này
tăng lên 4,23 triệu m3, ước tính khoảng 1,72 tỷ USD, với mức tăng trên 24%
so với năm 2013. Đến năm 2015, lượng nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng, với khối
lượng là 4,79 triệu m3, nhưng ở đây, tuy là lượng nhập tăng nhưng giá trị nhập
khẩu lại giảm xuống còn 1,66 tỷ USD, tương đương giảm hơn 3,4% so với
20


năm 2014. Việc giảm giá trị nhập khẩu này cho thấy một vài dấu hiệu tích cực,
đầu tiên là sự thay đổi trong cơ cấu gỗ nhập khẩu, từ những loài gỗ có giá cao
sang các loài gỗ có giá thấp, cũng như thể hiện hiệu quả của việc tăng tự cung
gỗ nguyên liệu trong nước, từng bước thay thế một phần gỗ nguyên liệu nhập
khẩu.

Bảng 2.5 Khối lượng và giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam
(2013-2015)
Năm


Lượng nhập khẩu gỗ
quy tròn (triệu m3)

Giá trị nhập khẩu
(tỷ USD)

2013

3,41

1,23

2014

4,23

1,72

2015

4,79

1,66

Nguồn Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu 2013-2015

2.4.2 Về thị trường nhập khẩu
Với lượng nhập khẩu vẫn còn ở múc khá cao như vậy, điều đáng lo ngại
là việc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của chúng. Việc chọn lựa

những thị trường nhập khẩu an toàn, ít rủi ro được các tổ chức hữu quan và
các doanh nghiệp quan tâm hơn bao giờ hết. Bằng chứng là có xu hướng tích
cực trong việc dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu, với việc
chuyển sang nhập khẩu các loài gỗ từ các quốc gia có tính hợp pháp của gỗ rất
cao như Hoa Kỳ và châu Âu.
Cụ thể, việc nhập khẩu gỗ từ các nước Tiểu vùng song Mê Kong như
Lào, Campuchia, Thái Lan không còn giữ xu hướng tăng mạnh mẽ như trước,
hầu hết kim ngạch nhập khẩu gỗ từ các nước này đều giảm hoặc chỉ tăng nhẹ.
Có thể thấy, đối với Lào có sự sụt giảm rất sâu, năm 2016 giảm gần 78% so
với năm 2015. Tương tự đối với Campuchia, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này cũng giảm hơn 52%, còn Thái Lan chỉ tăng nhẹ 0,01% so với
năm 2015.
Ngược lại, đối với các nước châu Âu (Đức, Pháp, Ý,...) lại có sự tăng
trưởng vượt mức 10% vào năm 2016, khi giá trị nhập khẩu từ các nước này
tăng thì đây được xem là dấu hiệu tích cực và rất cần được duy trì và tăng
trưởng hơn nữa trong tương lai.

21


Bảng 2.6 Thị trường Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, 2015-2016
Thị trường

Năm 2015

Năm 2016

Trung Quốc

260.2


286.21

Tăng
giảm
(+/-)
+10,00

Hoa Kỳ

234.51

219.43

-6,43

Cam-pu-chia

386.07

182.42

-52,75

Malaysia

101.83

93.631


-8,05

Thái Lan

91.029

91.036

+0,01

Lào

360.05

79.396

-77,95

Chile

62.319

63.058

+1,19

New Zealand

54.974


55.927

+1,73

Đức

38.041

47.064

+23,72

Pháp

29.969

33.632

+12,22

Ý

14.330

25.356

+76,94

Nguồn Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2016


22


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ SANG
EU (2013-2016)
3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU GIAI
ĐOẠN 2013-2016
Trong vòng 10 năm qua, mối quan hệ thương mại song phương Việt
Nam-EU có những bước phát triển đáng kể, EU luôn được xem là đối tác kinh
tế quan trọng của nước ta. Với những cố gắng nổ lực thúc đẩy mối quan hệ tốt
đẹp giữa hai bên, Việt Nam-EU đã hoàn thành đàm phán Hiệp định thương
mại tự do FTA Việt Nam-EU hay còn gọi là EVFTA sau 3 năm đàm phán và
có thể sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2018. Song song với Hiệp định
EVFTA thì Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) cũng sẽ sớm được phê chuẩn,
cả hai hiệp định này được hi vọng sẽ mang lại lợi ích khi không chỉ có lợi cho
hoạt động kinh doanh thương mại mà còn ảnh hưởng tích cực cho hoạt động
đầu tư, tạo thêm việc làm cho cả hai bên, giúp củng cố tăng cường hơn nữa
mối quan hệ vững chắc và lâu dài hiện nay.
Liên minh EU hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước ta,
với kim ngạch thương mại liên tục tăng trưởng bền vững trong vài năm trở lại
đây. Nếu như năm 2013 thương mại song phương đạt khoảng 34 tỷ USD thì
đến năm 2016 đã tăng lên khoảng 32,64% đạt mức trên 45 tỷ USD và Việt
Nam nghiêng về phía xuất siêu sang EU. Để đạt được những bước tiến như
vậy, đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là
tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Các nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ,
hải sản.
Bảng 3.7 Thương mại Việt Nam-EU (2013-2016)


Năm

Xuất khẩu
Trị giá
Tốc độ
(triệu
tăng
USD)
giảm
(%)

Nhập khẩu
Trị giá Tốc độ
(triệu
tăng
USD)
giảm
(%)
23

Cán cân
thương mại
(triệu USD)

Tổng kim
ngạch xuất
nhập khẩu
(triệu
USD)



2013

24.333

19,8

9.464

7,6

14.869

33.979

2014

27.906

14,7

8.877

-6,2

19.029

36.783

2015


30.937

10,9

10.426

17,5

20.511

41.363

2016

33.970

9,8

11.100

6,1

22.870

45.070

Nguồn Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK, 2013-2016

3.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM

GỖ CỦA THỊ TRƯỜNG EU
3.2.1 Qui mô thị trường và thực trạng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
của EU
Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn
đối với các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là
một thị trường thống nhất cho phép hàng hoá, dịch vụ và con người có thể di
chuyển một cách tự do giữa các nước thành viên. EU còn là thị trường rộng
lớn của 28 quốc gia thành viên với dân số khoảng 500 triệu người. Hàng năm
EU tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới, đồng thời tiêu thụ gỗ và các mặt hàng
gỗ đứng thứ hai sau Mỹ do không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ
mà còn được chế biến để xuất khẩu và tái xuất khẩu. Nhóm các sản phẩm nội
thất nhập khẩu vào EU chủ yếu là đồ nội thất phòng bếp và phòng khách đã
nhồi đệm hoặc không nhồi đệm.
Các quốc gia xuất khẩu vào EU với khối lượng trên 1 triệu tấn trong
năm 2016 có thể kể đến Hoa Kỳ, Canada, Liên bang Nga, Trung Quốc, Brazil,
Belarus, Ukraine. Cụ thể, đối với nhóm hàng mã HS 44, Hoa Kỳ xuất khẩu
trên 5,4 triệu tấn, Trung Quốc là vào khoảng 1,4 triệu tấn, còn Canada là trên
1,8 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu của Liên bang Nga vào EU khá lớn lên đến
hơn 11 triệu tấn, Brazil cũng xấp xỉ 1 triệu tấn, tiếp theo là Belarus với khối
lượng khá ấn tượng hơn 6,3 triệu tấn, cuối cùng có thể kể đến Ukraine với hơn
4,4 triệu tấn. Nếu xét về nhóm hàng HS 94, duy chỉ có Trung Quốc là nước có
khối lượng xuất khẩu trên 1 triệu tấn, 6 nước còn lại có khối lượng khá khiêm
tốn.
3.2.2 Các qui định pháp luật về gỗ nhập khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU phải có chứng nhận chuỗi hành trình
sản phẩm, không được trộn lẫn các sản phẩm gỗ hợp pháp và gỗ chưa được
xác minh. Chẳng hạn, nếu là gỗ rừng trồng tại Việt Nam thì phải được khai
thác đúng theo luật pháp Việt Nam hoặc được cấp chứng chỉ quản lý rừng của
bên thứ ba đáng tin cậy.


24


Trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU, các doanh nghiệp gỗ
trong nước cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định REACH (quy định sử
dụng hóa chất), FLEGT (luật bảo vệ rừng, quản trị rừng và buôn bán gỗ) và
các chứng nhận truy nguyên sản phẩm.
Đặc biệt, đối với nội thất gỗ, chúng ta cần phải có giấy chứng nhận
nhãn mác CE. Đối với các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm gỗ có nguy cơ
tuyệt chủng thì phải có giấy chứng nhận CITES – Công ước quốc tế về buôn
bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Quy chế gỗ của châu Âu (EUTR) từ đầu tháng 3 năm 2013, Liên Minh
Châu Âu áp dụng “Quy định về trách nhiệm giải trình" đối với đồ gỗ nhập
khẩu vào thị trường này.
Nhưng nếu Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực thì có thể thấy, các
doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu vào thị trường này thì sẽ “dễ thở” hơn.
3.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM
SANG EU
3.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Thị trường EU luôn là thị trường xuất khẩu lớn của ngành gỗ Việt Nam,
với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng trong những năm trở lại
đây. EU được xem là thị trường rộng lớn với nhu cầu về ngành hàng này hàng
năm lên đến gần 90 tỷ USD, nên với thị trường này các doanh nghiệp gỗ Việt
Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội trong tương lai. Đến nay, EU là thị trường lớn
thứ tư của Việt Nam, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc về xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ.
Cụ thể về sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, năm 2013 xuất khẩu
khoảng 608 triệu USD, đến năm 2014 tăng 15,6% đạt khoảng 703 triệu USD.
Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2015 giá trị đạt khoảng 764 triệu USD, tăng
8,6% so với năm 2014, ước tính năm 2016 kim ngạch vẫn tăng trưởng và đạt

khoảng 787 triệu USD. Hiện các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất
khẩu sang EU gồm các sản phẩm thuộc mã HS 44 và HS 94, với các mặt hàng
cụ thể như đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất phòng
bếp, độ nội thất văn phòng.
Nguồn Tổng hợp từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổng cục Hải quan,
2013-2016

Hình 3.7 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU
(2013-2016)
25


×