Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH (dành cho sinh viện hệ cao đẳng chính quy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
(Dành cho sinh viện hệ cao đẳng chính quy)

Tác giả: Đặng Lê Thủy Tiên

Năm 2017
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: LUYỆN KĨ NĂNG TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN ......4
Bài 1: Những vấn đề chung về văn bản. ............................................................7
1. Khái quát ..........................................................................................................7
2. Những yêu cầu chung của một văn bản...........................................................7
3. Luyện tập bƣớc định hƣớng cho văn bản theo các nhân tố giao tiếp ............11
4. Luyện tập xây dựng đề cƣơng cho văn bản ...................................................17
Bài .2: Luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn ........................................................23
1. Khái quát ........................................................................................................23
3. Luyện dựng đoạn văn theo kết cấu ................................................................24
4. Luyện tách đoạn văn ......................................................................................30
5. Luyện liên kết và chuyển đoạn văn ...............................................................34
6. Luyện chữa lỗi đoạn văn................................................................................37
Bài 3: Tiếp nhận văn bản khoa học...................................................................40
1. Tóm tắt văn bản khoa học..............................................................................40
2. Tổng thuật các văn bản, tài liệu khoa học .....................................................43


CHƢƠNG 2: LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU VÀ KỸ NĂNG VỀ
CHÍNH TẢ..............................................................................................................43
Bài 1: Luyện kĩ năng đặt câu cho văn bản .......................................................43
1. Những yêu cầu chung về câu trong văn bản..................................................43
2. Chữa câu sai ...................................................................................................49
3. Thực hành một số thao tác rèn luyện về câu .................................................52
Bài 2: Luyện kĩ năng dùng từ trong văn bản ...................................................55
1. Khái quát ........................................................................................................55
2. Những yêu cầu chung về dùng từ trong văn bản ...........................................55
3. Một số thao tác dùng từ và trau dồi vốn từ ....................................................59
2


Bài 3: Luyện kĩ năng chính tả............................................................................60
1. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt ......................................................................60
2. Các loại lỗi chính tả thƣờng gặp và cách chữa ..............................................61
3. Quy tắc viết hoa hiện nay và việc luyện viết hoa ..........................................64
4. Bài tập thực hành ...........................................................................................65
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................68

3


LỜI NÓI ĐẦU
Tiếng Việt thực hành là tài liệu đƣợc biên soạn để phục vụ cho việc học tập, giảng
dạy của giảng viên và sinh viên cao đẳng chính quy. Tài liệu cung cấp những kiến
thức cơ bản về văn bản và tạo lập văn bản.
Giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên để cƣơng chi tiết học phần Tiếng Việt thực
hành đã đƣợc Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trƣờng thông qua. Tài liệu gồm 2

phần chính:
Chƣơng 1: Luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
Chƣơng 2: Luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu và kĩ năng về chính tả.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình
đƣợc hoàn thiện hơn.

4


TÊN HỌC PHẦN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
1. Số tín chỉ: 02
2. Trình độ đối tƣợng:
3. Phân bổ thời gian:
Phân bổ số tiết
Tên đơn vị tín chỉ

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận Thực hành,

Tổng

thực tập
1

10


5

15

2

10

5

15

4. Điều kiện tiên quyết: Không
5. Mục tiêu học phần:
- Kiến thức: Giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản của môn tiếng
Viêt, trên cơ sở đó khắc sâu phần kiến thức cơ bản về tiếng Việt đã đƣợc học ở
chƣơng trình phổ thông.
- Kĩ năng:
 Vận dụng những kiến thức về tiếng Việt vào việc rèn luyện và nâng cao các
kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động tạo lập văn bản, dựng đoạn văn,
viết câu, dùng từ và chính tả.
 Tích lũy kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, nghiên cứu và
lập nghiệp.
- Thái độ: Trân trọng và giữ gìn ngôn ngữ dân tộc.
6. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
5


Học phần hình thành cho sinh viên kĩ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản,
luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu và kĩ năng về chính tả. Qua đó phát triển khả năng

sử dụng tiếng Việt cho sinh viên.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Lên lớp nghe giảng, làm bài tập nhóm và báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Thái độ học tập nghiêm túc, chủ động trong việc thu thập tài liệu tham khảo.
Đọc, phân tích và nhận xét các tài liệu khi học từng chƣơng, mục.
- Đáp ứng trả bài kiểm tra đúng hạn và thỏa mãn các nội dung giảng viên yêu
cầu.
- Để tiếp thu kiến thức của một tín chỉ sinh viên phải dành thời gian ít nhất 30
giờ chuẩn bị cá nhân.
8. Tài liệu học tập:
- Tài liệu chính:
[1]. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành, NXB GD.
- Tài liệu tham khảo:
[1]. Nguyễn Văn Hiệp (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB GD.
[2]. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên (1998), Tiếng Việt thực hành, NXB GD.

6


CHƢƠNG 1: LUYỆN KĨ NĂNG TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN
VĂN BẢN (15T)
Bài 1: Những vấn đề chung về văn bản.
1. Khái quát
Văn bản là sản phẩm đƣợc tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời cũng
là phƣơng tiện để thực hiện hoạt động giao tiếp. Muốn đạt đƣợc mục đích giao tiếp
và hiệu quả giao tiếp, mỗi văn bản phải đảm bảo đƣợc những yêu cầu chung. Hơn
nữa khi tạo lập văn bản, ngƣời viết cần tiến hành một quá trình gồm bốn bƣớc kế
tiếp nhau là: định hƣớng, lập chƣơng trình, hiện thực hóa chƣơng trình và kiểm tra
hoàn thiện văn bản. Ở mỗi bƣớc nhƣ vậy còn cần thực hiện hàng loạt các hoạt động
cụ thể. Đối với học sinh, sinh viên trong nhà trƣờng, việc làm một bài văn chính là

tạo lập một văn bản, nên cũng cần luyện tập theo các bƣớc và những việc làm cụ
thể đó.
2. Những yêu cầu chung của một văn bản
2.1. Tính liên kết và mạch lạc
Phƣơng diện liên kết về nội dung đƣợc gọi là mạch lạc, trong khi đó phƣơng
diện liên kết hình thức đƣợc gọi chung là liên kết.
Mạch lạc trong văn bản đƣợc thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề
tài, sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về logic.
Đề tài đƣợc hiểu là mảng hiện thực đƣợc tác giả nhận thức và thể hiện trong
văn bản. Sự thống nhất về đề tài trong văn bản đƣợc thể hiện chủ yếu qua hệ thống
các danh từ, ngữ danh từ, các đại từ…
Chủ đề: mỗi văn bản tập trung vào việc thể hiện một chủ đề nhất định. Chủ
đề này có thể đƣợc phát triển qua các chủ đề bộ phận, nhƣng toàn văn bản vẫn phải
7


đảm bảo tính nhất quán về chủ đề chung. Tính trọn vẹn về nội dung và tính nhất
quán về chủ đề khiến cho văn bản dù lớn đến đâu vẫn mang cùng một tiêu đề, hoặc
có khả năng đặt một tiêu đề (tên gọi) chung.
Logic là những quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực khách
quan. Đồng thời cũng còn là những quy luật của nhận thức về hiện thực khách
quan. Vì thế, muốn văn bản bảo đảm đƣợc sự thống nhất logic, nó cần phải phản
ánh đúng những quy luật ấy.
Mạch lạc là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất nghĩa của
văn bản. Bởi vậy, văn bản muốn thể hiện đƣợc sự mạch lạc phải dựa vào những
yếu tố hình thức, mang tính vật chất. Những yếu tố đó là các phƣơng tiện ngôn
ngữ. Các phƣơng tiện này có thể là danh từ, động từ, tính từ hoặc các từ ngữ
chuyển tiếp, hay các kiểu cấu tạo câu...Những phƣơng tiện này, một lần nữa lại
đƣợc tổ chức theo các cách thức nhất định, hoặc lặp lại, hoặc thay thế, hoặc là
chính bản thân sự sắp xếp trƣớc sau của câu...để thể hiện cụ thể sự mạch lạc của

văn bản.
Mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Liên kết

Câu 1

Câu 2

Câu x

Mạch lạc
2.2. Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất
Mỗi văn bản hƣớng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục đích giao
tiếp của văn bản và trả lời lời cho câu hỏi: văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Viết
8


để làm gì? Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc tổ
chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phƣơng tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản
theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng).
Nhƣ vậy, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng
viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh
về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và ướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
2.3. Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng
Kết cấu – đó là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung (sự kiện, hiện tƣợng,
luận điểm…) theo một kiểu mô hình nhất định. Kết cấu không phải chỉ là sự sắp
xếp vị trí các yếu tố nội dung mà cơ bản là việc tổ chức nghĩa của văn bản. Việc
sắp xếp các yếu tố nội dung theo kiểu kết cấu thế này hay thế khác sẽ có ảnh hƣởng
không nhỏ tới việc tiếp thu nội dung trình bày của văn bản.

Có nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Về cơ bản, trên thực tế, văn bản có kết cấu
ba phần: phần mở đầu, phần phát triển và phần kết thúc. Loại kết cấu này tạo đƣợc
ấn tƣợng rõ rệt về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của một văn bản đối với ngƣời đọc.
Nhƣng tùy thuộc vào phong cách văn bản, kết cấu này có thể hiện ra hoặc rõ ràng,
hoặc mờ nhạt. Trong văn bản khoa học, loại kết cấu này hiện ra rõ ràng. Trong văn
bản văn học, thông tin, báo chí…kết cấu này có thể mờ nhạt và khó nhận diện hơn.
Phần mở đầu của văn bản có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, xác lập mối quan hệ
giữa tác giả với đối tƣợng giao tiếp. Phần này chỉ ra những nội dung thông tin
chính sẽ đƣợc triển khai trong phần sau của văn bản. Trong các văn bản khoa học,
phần mở đầu thƣờng mang nhiệm vụ thông tin thuần túy và nghiêng về cách trình
bày logic. Trong các loại văn bản mang tính chất giao tiếp công cộng khác, phần
mở đầu không phải chỉ làm nhiệm vụ thông tin mà còn thực hiện nhiệm vụ tâm lí:
làm sao việc vào đề phải lôi cuốn, thu hút đƣợc ngƣời đọc, ngƣời nghe.
9


Phần phát triển là phần trọng tâm của văn bản. Đây là phần làm nhiệm vụ
triển khai chi tiết, cụ thể và đầy đủ những nội dung đã đƣợc nói tới một cách khái
quát, tổng luận trong phần mở đầu. Đề đáp ứng thông tin một cách trọn vẹn, phần
phát triển thƣờng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Trong các văn bản
khoa học, chính luận, việc xây dựng các luận điểm và đƣa ra các luận cứ chiếm vao
trò hết sức quan trọng. Không có luận điểm, luận cứ, sẽ không có văn bản khoa học
hay chính luận.
Phần kết thúc làm nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản,
thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản. Bởi vậy, việc kết thúc văn bản
cần thỏa mãn sự chờ đợi thông tin của ngƣời đọc, ngƣời nghe và giải tỏa sự căng
thẳng tâm lí của họ một cách thành công.
2.4. Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định
Khi nói, viết phải biết lựa lời, tức lựa chọn các phƣơng tiện ngôn ngữ sao
cho phù hợp để vừa tạo đƣợc lời nói đúng ngữ pháp, đúng từ ngữ, nhƣng mặt khác

phải vừa đảm bảo đƣợc sự phù hợp với ngƣời nghe, ngƣời đọc để việc giao tiếp đạt
hiệu quả tốt nhất. Việc lựa chọn ngôn ngữ này chịu sự chi phối của các nhân tố
ngoài ngôn ngữ. Chẳng hạn nhƣ:
- Mối tƣơng quan giữa ngƣời nói, ngƣời viết với ngƣời nghe, ngƣời đọc. Mối
tƣơng quan này đƣợc cụ thể bằng các quan hệ vai trong giao tiếp: ngang vai, trên
vai, dƣới vai.
- Tình huống diễn ra cuộc giao tiếp. Có hai tình huống cơ bản: tình huống có
tính chất nghi thức và tình huống sinh hoạt thông thƣờng.
- Mục đích giao tiếp cũng để lại dấu ấn trong việc lựa chọn ngôn ngữ. Với
những mục đích khác nhau sẽ cho ta những cách nói, cách viết khác nhau.
10


- Nội dung giao tiếp, tức là những điều mà ngƣời nói, ngƣời viết muốn
truyền đạt đến ngƣời nghe, ngƣời đọc, trong đó bao gồm cả thái độ, tình cảm, cảm
xúc.
3. Luyện tập bƣớc định hƣớng cho văn bản theo các nhân tố giao tiếp
3.1. Các nhân tố giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội, ở
đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm và sự bày
tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con ngƣời đối với con ngƣời và đối với
những vấn đề cần giao tiếp.
Hoạt động giao tiếp có ngay từ khi có con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Đồng
thời cùng với sự phát triển về mọi mặt của xã hội loài ngƣời thì hoạt động giao tiếp
của con ngƣời cũng ngày một phong phú, với nhiều cách thức và phƣơng tiện đa
dạng, với hiệu quả giao tiếp ngày một cao hơn.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra theo hai quá trình: quá
trình phát và quá trình nhận. Quá trình phát là quá trình ngƣời nói (hay ngƣời viết)
sản sinh hay tạo lập các ngôn bản (sản phẩm ngôn ngữ) nhờ các yếu tố của hệ
thống ngôn ngữ. Còn quá trình nhận là quá trình ngƣời nghe (hay ngƣời đọc) tiếp

nhận và lĩnh hội đƣợc các ngôn bản với những nội dung giao tiếp nhất định. Hai
quá trình này luôn luôn có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Mỗi con ngƣời
muốn tham dự đƣợc vào hoạt động giao tiếp bình thƣờng bằng ngôn ngữ phải có
năng lực thực hiện đƣợc cả hai quá trình này, nghĩa là phải hình thành và hoàn
thiện đƣợc các năng lực nói, nghe, đọc, viết, hiểu đƣợc một ngôn ngữ.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu tác động chi phối của
nhiều nhân tố. Các nhân tố này tác động đến quá trình tạo lập, đến quá trình lĩnh
hội và đến cả sản phẩm của hoạt động giao tiếp – ngôn bản. Có thể tạm thời quy
11


ƣớc gọi ngôn bản tồn tại ở dạng ngôn ngữ âm thanh là các lời nói, còn dƣới dạng
chữ viết là các văn bản.
Sơ đồ của quá trình các hoạt động giao tiếp bằng văn bản với các nhân tố chi
phối nó:
Mục đích giao tiếp
Nội dung giao tiếp

Ngƣời nói
(viết)

Văn bản

lĩnh hội

Ngƣời nghe
(đọc)

tạo lập
Cách thức giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp
Sơ đồ này thể hiện sự tác động chi phối đến hoạt động giao tiếp và sản phẩm
giao tiếp (văn bản) của các nhân tố giao tiếp sau đây:
- Những nhân vật tham gia hoạt động giao tiếp: Đó là ngƣời nói, ngƣời viết và
ngƣời nghe, ngƣời đọc cùng các mối quan hệ của họ. Nhân tố này trả lời cho các
câu hỏi đƣợc đặt ra khi tạo lập và lĩnh hội văn bản: Ai viết? Viết cho ai?
- Nội dung giao tiếp: hoạt động giao tiếp hƣớng về vấn đề gì, về sự vật, hiện
tƣợng nào, về nội dung tƣ tƣởng hay tình cảm nào?
Nhân tố này trả lời cho câu hỏi: Viết cái gì? Viết về cái gì? Tuy nhiên, chính
nội dung giao tiếp của văn bản cũng bị chi phối bởi các nhân tố khác: phụ thuộc
vào việc viết cho ai, vào hoàn cảnh giao tiếp, vào mục đích giao tiếp, và phụ thuộc

12


vào vốn hiểu biết của chính bản thân mình mà ngƣời viết lựa chọn nội dung giao
tiếp thích hợp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Là hoàn cảnh thời gian, không gian cụ thể và cả hoàn
cảnh xã hội lịch sử rộng lớn, cả môi trƣờng văn hóa xã hội…Nhân tố này trả lời
cho câu hỏi “viết trong hoàn cảnh nào?”. Nhân tố này chi phối sự lựa chọn và tổ
chức các chất liệu nội dung, các yếu tố và cách thức biểu đạt trong văn bản, đồng
thời cũng là cơ sở cho sự lĩnh hội văn bản đƣợc thấu đáo.
- Mục đích giao tiếp: Hoạt động giao tiếp và sản phẩm giao tiếp (văn bản)
nhằm vào những mục đích gì? Nhân tố này trả lời cho câu hỏi “viết để làm gì?
Nhằm mục đích gì?”. Mục đích luôn luôn chi phối bản thân hoạt động giao tiếp,
chi phối sự tổ chức văn bản.
- Cách thức giao tiếp: Hoạt động giao tiếp đƣợc thực hiện bằng công cụ và
phƣơng thức giao tiếp nào, trực tiếp hay gián tiếp, nhờ đƣờng kênh thông tin nào?
Bản thân nhân tố này cũng bị chi phối bởi các nhân tố khác. Chẳng hạn, phụ thuộc
vào ngƣời đọc, vào mục đích giao tiếp…mà ngƣời viết phải lựa chọn phƣơng tiện

ngôn ngữ thích hợp, lựa chọn thể hiện văn bản, lựa chọn cách nói, cách viết thích
hợp.
3.2. Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp đã chi phối sự hình thành của văn
bản sau đây:
- Nội dung giao tiếp: văn bản đề cập đến vấn đề gì?
- Văn bản viết cho ai đọc?
- Văn bản viết đề làm gì, nhằm mục đích gì?
- Văn bản viết ra trong tình hình nào?

13


Lời cảm tạ
Cụ bà: ĐẶNG THỊ CHANH
Sinh năm: 1924
Pháp danh: NHUẬN HÀ
Hƣởng thƣợng thọ: 90 tuổi
Nguyên quán làng Thế Chí Tây, xã Điền Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Trú quán phƣờng Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột
Toàn thể tang quyến chúng tôi thành kính tri ân đến:
- Quý Thƣợng tọa Đại đức tăng TP Buôn Ma Thuột.
- Các cấp chính quyền địa phƣơng và Chi hội ngƣời cao tuổi khối 5 phƣờng Tự an,
TP BMT.
- Hội đồng hƣơng làng Thế Chí Tây tại thành phố BMT
- Bà con nội ngoại, thân bằng quyến thuộc, bà con lối xóm và bạn bè thân hữu gần
xa …..
Vừa qua mẹ, bà, cố chúng tôi là cụ bà Đặng Thị Chanh, Pháp danh Nhuận
Hà, nguyên quán làng Thế Chí Tây – Xã Điền Hòa – Huyện Phong Điền – Tỉnh
Thừa Thiên Huế. Trú quán 02/8 Nguyễn Cƣ Trinh, phƣờng Tự An, thành phố

Buôn Ma Thuột vì tuổi già sức yếu đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 20h00 ngày
30/12/2013 (Nhằm ngày 28 tháng 11 năm Quý Tỵ), hƣởng thƣợng thọ 90 tuổi, đây

14


là một sự mất mát vô cùng lớn lao cho gia đình chúng tôi!
Trong suốt thời gian đó, đƣợc quý cơ quan chính quyền liên quan, bà con nội
ngoại và bạn bè thân hữu gần xa đến thăm viếng, phúng điếu, chia buồn đó là quý
vị đã giành trọn tình thƣơng cho gia đình chúng tôi. Với nghĩa cử cao đẹp ấy, gia
đình chúng tôi xin nguyện khắc ghi và tri ân tấm lòng cao quý của quý vị!
Đặc biệt hơn hết, Ban liên lạc Hội đồng hƣơng làng Thế Chí Tây tại thành phố
Buôn Ma Thuột đã đến gia đƣờng để hổ trợ công tác tổ chức và tiễn đƣa Linh cữu
của mẹ, bà, cố chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng!
Thay mặt cho tang quyến, kính chúc quý thƣợng tọa đại đức tăng pháp thể
khƣơng an, chúng sanh vị độ! Kính chúc toàn thể quý vị cùng quý quyến thân tâm
thƣờng an lạc, vạn sự cát tƣờng.
Trong lúc tang gia bối rối, không sao tránh khỏi những khiếm khuyết, kính
mong quý vị niệm tình thứ lỗi.

Thay mặt tang quyến
Hiếu nữ
Nguyễn Thị Thùy Lam

Bài tập 2: Cho đoạn văn sau. Hãy chỉ ra và phân tích các nhân tố giao tiếp
chi phối việc hình thành đoạn văn.
- Nội dung giao tiếp: văn bản đề cập đến vấn đề gì?
- Văn bản viết cho ai đọc?

15



- Văn bản viết đề làm gì, nhằm mục đích gì?
- Văn bản viết ra trong tình hình nào?
Thời gian nhàn rỗi
Ngƣời ta thƣờng chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: tám giờ làm việc,
tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có đƣợc tỉ lệ đều đặn
nhƣ thế. Hai tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tƣợng tám giờ không làm gì, có vẻ vô
thƣởng vô phạt, không quan trọng.
Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi ngƣời
sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem tivi,
chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lƣu với bạn
bè, thăm viếng những ngƣời ruột thịt…Thời gian nhàn rỗi làm cho ngƣời ta giàu có
hơn về trí tuệ, tăng cƣờng thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá
tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con
ngƣời sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!
Đánh giá đời sống mỗi ngƣời cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi
của họ. Có ngƣời làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có ngƣời
phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có ngƣời biết dùng thời
gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi ngƣời có thời gian nhàn rỗi
và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho
con ngƣời sống với thời gian nhàn rỗi nhƣ thế nào. Công viên, bảo tàng, thƣ viện,
nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi…là những cái không
thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phƣơng tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng
và hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phƣơng tiện ấy, nhƣng vẫn còn chậm, còn
sơ sài, chƣa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
16



Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi ngƣời và
toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi ngƣời.
Phỏng theo Hữu Thọ
Bài tập 3: Đặt cƣơng vị mình là Bí thƣ Đoàn trƣờng và cần viết một thông
báo cho đoàn viên toàn trƣờng biết về phong trào làm sạch môi trƣờng thông qua
một buổi tổng vệ sinh toàn trƣờng. Hãy xác định các nhân tố giao tiếp (định
hƣớng) cho bản thông báo trƣớc khi viết bản thông báo đó.
4. Luyện tập xây dựng đề cƣơng cho văn bản
4.1. Những yêu cầu cơ bản của một đề cƣơng
Đề cƣơng (dàn ý, dàn bài, kết cấu) là một bản thiết kế cho việc tạo lập văn
bản. Tuy mới chỉ bao gồm những ý chính, những luận điểm cơ bản cùng những
luận cứ cần thiết, nghĩa là những điều cốt yếu trong nội dung của văn bản cần xây
dựng. nhƣng là cơ sở cho việc viết văn bản.
Đối với việc viết văn bản, đề cƣơng có những mục đích và lợi ích nhƣ sau:
- Phác ra một cái nhìn bao quát, tổng thể về văn bản, trƣớc khi tiến hành
những công việc cụ thể (dùng từ, đặt câu, viết từng đoạn, từng phần…). Nhờ đó mà
gắn toàn bộ cong việc tạo lập văn bản với những yêu cầu chung về chủ đề, về kết
cấu, về thể loại, về mục đích…của văn bản và có thể tránh cho văn bản bị xa đề,
lệch trọng tâm, không trúng đích hay lạc đề.
- Qua việc lập đề cƣơng, ngƣời viết có điều kiện suy nghĩ cân nhắc, lựa chọn,
sắp xếp các bộ phận sao cho đáp ứng đƣợc các yêu cầu đã đƣợc định hƣớng, để
thích ứng với các nhân tố giao tiếp của văn bản. Lúc lập đề cƣơng thƣờng diễn ra
việc sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh hoặc loại bỏ các ý nào đó nảy sinh trong quá
trình xác lập nội dung. Thực chất của quá trình lập đề cƣơng là quá trình lập ý,
17


chọn ý, sắp xếp ý, và bƣớc đầu hình thành trình tự cùng các mối quan hệ trong nội
dung văn bản.
- Tạo cơ sở vững chức cho việc viết văn bản. Nếu đề cƣơng xây dựng tốt là

một đảm bảo chắc chắn cho việc viết văn bản.
Để lập được một đề cương tốt, cần đảm bảo những yêu cầu như sau:
- Đề cƣơng phải thể hiện đƣợc sự triển khai nội dung của văn bản thích hợp
với các nhân tố giao tiếp mà ở giai đoạn định hƣớng đã xác đinh.
- Các bộ phận nội dung của đề cƣơng (các ý lớn, ý nhỏ, các luận điểm, luận cứ
lớn nhỏ…) phải đƣợc xác lập, lựa chọn và sắp xếp cho chặt chẽ, hợp logic, thành
một hệ thống có quan hệ hợp lí (phù hợp với các quy luật trong thực tế khách quan
và những quy luật của nhận thức, tƣ duy của con ngƣời).
- Các bộ phận trong đề cƣơng cần cân đối, hài hòa, thích hợp với vai trò và vị
trí của chúng trong tổng thể văn bản. Sự trình bày của đề cƣơng cần sáng sủa,
mạch lạc (trong cách đặt tiêu mục, trong cách dùng các số thứ tự hoặc chữ cái đánh
dấu thứ tự hay quan hệ, trong cách dùng các số thứ tự hoặc chữ cái đánh dấu thứ tự
hay quan hệ, trong cách dùng các kí hiệu văn tự khác: dấu gạch đầu dòng, dấu
cộng (+), dấu hoa thị (*)…
4.2. Một số loại đề cƣơng thƣờng dùng:
Ngƣời ta thƣờng dùng hai loại đề cƣơng:
- Đề cƣơng sơ lƣợc: Đề cƣơng này chỉ nêu lên nội dung cơ bản của các phần,
các chƣơng, các mục thông qua tên gọi của chúng. Đối với một văn bản lớn thƣờng
chỉ dùng đề cƣơng sơ giản. Có thể thấy đề cƣơng sơ giản của các văn bản lớn
giống nhƣ bản mục lục trong một quyển sách, tuy có điểm khác là đề cƣơng đƣợc
xác lập trƣớc khi viết văn bản, còn bản mục lục thì lập ra sau khi viết (và in) xong
văn bản và có ghi số trang.
18


Đề cƣơng sơ giản của một văn bản nhỏ chỉ bao gồm các ý lớn, các luận điểm
mà chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng các ý nhỏ, các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) cụ thể.
- Đề cƣơng chi tiết: Đây là đề cƣơng không chỉ bao gồm những ý lớn, những
luận điểm cơ bản, mà còn có các ý nhỏ, các luận cứ, các dẫn chứng cụ thể. Đề
cƣơng chi tiết thể hiện khá đầy đủ nội dung của văn bản. Do đó dễ dàng chuyển đề

cƣơng chi tiết thành văn bản. Có thể nói, đề cƣơng chi tiết là dạng tóm tắt văn bản,
nhƣng khác ở chỗ: đề cƣơng chi tiết đƣợc xác lập trƣớc khi viết văn bản, còn tóm
tắt văn bản (dƣới dạng đề cƣơng) là kết quả rút ra từ văn bản đã có sẵn.
4.3. Các thao tác lập đề cƣơng cho văn bản.
Các văn bản thƣờng có kết cấu ba phần:
- Phần mở đầu:
Đây là phần có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề, xác lập mối quan hệ giữa tác giả
và đối tƣợng giao tiếp.
Phần mở đầu này chỉ ra đối tƣợng, nội dung và phạm vi bàn bạc của văn
bản. Trong các văn bản khoa học, phần mở đầu thƣờng mang nhiệm vụ thông tin
thuần túy và nghiêng về cách trình bày những vấn đề cần nghiên cứu. Nhƣng trong
những văn bản mang tính chất giao tiếp công cộng rộng lớn nhƣ tin tức, bài báo,
tƣờng thật…ngoài nhiệm vụ thông tin còn có nhiệm vụ thu hút sự chú ý, tăng sức
hấp dẫn, lôi cuốn đƣợc ngƣời đọc, ngƣời nghe.
- Phần phát triển:
Đây là phần làm nhiệm vụ phát triển những tƣ tƣởng chủ yếu đã đƣợc vạch
ra ở phần mở đầu cho đầy đủ, trọn vẹn.
Nếu phần mở đầu mang những thông tin tổng luận thì phần này mang thông
tin chi tiết, cụ thể, đáp ứng sự chờ đợi của ngƣời đọc. Ở đây diễn ra mọi quá trình
19


trong sự phát triển tƣ tƣởng, sự triển khai nội dung của văn bản: thông báo, giải
thích, bình luận, bác bỏ…Để đáp ứng thông tin một cách đầy đủ, trọn vẹn cho
ngƣời đọc, phần phát triển bao giờ cũng phong phú về nội dung, đa dạng về hình
thức và dài về dung lƣợng.
- Phần kết thúc:
Đây là phần nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản, thông
báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản. Có thể kết thúc theo nhiều cách cụ thể
khác nhau nhƣng về cơ bản có hai cách kết thúc: kết thúc khép là và kết thúc mở.

Kết thúc khép là kết thúc theo kiểu tóm tắt lại những vấn đề chính đã đƣợc trình
bày trong suốt phần phát triển của văn bản. Kết thúc mở là kết thúc theo kiểu dựa
vào những điểm đã trình bày ở phần phát triển mà đƣa ra những lời đề nghị,
khuyến cáo, kêu gọi, cảm nghĩ…
4.4. Trình bày đề cƣơng
Việc xác lập thành tố nội dung và việc sắp xếp thứ tự của chúng tạo nên một
kết cấu hợp lí, chặt chẽ, mạch lạc. Đó không phải chỉ là những việc làm thuộc bình
diện nội dung mà còn tạo nên hình thức – kết cấu của đề cƣơng, và của văn bản.
Tuy nhiên về mặt hình thức, đề cƣơng còn cần đƣợc trình bày sáng rõ, biểu hiện
đƣợc các mối quan hệ và tiến trình triển khai nội dung. Muốn thế, cần chú ý đến
một số phƣơng diện nhƣ sau:
- Đặt tiêu đề cho các phần, các chƣơng, các mục, đặt tên cho ý, các luận điểm
một cách cân xứng.
- Dùng các kí hiệu chỉ thứ tự và chỉ quan hệ của các tiêu đề, các tên gọi một
cách nhất quán, hợp lí, phản ánh đƣợc thứ tự trình bày, quan hệ ngang cấp hay
khác cấp, bình đẳng hay phụ thuộc của chúng (các số La mã, số Ả Rập, các chứ cái
lớn nhỏ, các dâu -, +, *…)…
20


4.5. Một số lỗi thƣờng gặp khi lập đề cƣơng
- Xa đề hoặc lạc đề: Ở bƣớc định hƣớng, ngƣời viết đã xác định nội dung và
chủ đề cho văn bản, đồng thời cũng xác định mục đích của văn bản. Khi lập đề
cƣơng luôn luôn cần quán triệt các nhân tố đó. Nếu không đề cƣơng của văn bản dễ
rơi vào tình huống xa đề, lạc đề. Biểu hiện cụ thể của loại lỗi này là:
 Có thành tố nội dung không phù hợp với nội dung và mục đích của toàn văn
bản.
 Có thành tố nội dung phát triển quá chi tiết, quá xa (với dung lƣợng lớn),
không thích hợp với vai trò của nó trong toàn văn bản.
- Nội dung phát triển không đầy đủ (thiếu ý): Vấn đề cần trình bày trong văn

bản phải đƣợc triển khai qua các thành tố nội dung trong đề cƣơng (các ý lớn, ý
nhỏ, các luận điểm lớn nhỏ, các luận cứ…). Các thành tố đó cần đƣợc xác lập đầy
đủ, cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của văn bản. Nếu không nội dung của
văn bản sẽ phiến diện và do đó văn bản sẽ không có sức thuyết phục với ngƣời
đọc.
- Nội dung trùng lặp: Các thành tố nội dung (lớn, nhỏ) trong đề cƣơng cần
đƣợc xác lập đúng, đủ, đồng thời cần tránh sự trùng lặp. Mỗi thành tố nội dung cần
đƣợc trình bày đúng vị trí và khai triển đầy đủ, tránh lặp lại dù dƣới một hình thức
hoặc tên gọi khác.
- Nội dung mâu thuẫn, không hợp logic: Các thành tố nội dung trong một đề
cƣơng cho văn bản là sự khai triển chủ đề chung của văn bản và phục vụ cho tiến
trình lập luận chung của văn bản để đi tới cùng một kết luận chung. Do đó, các
thành tố này (dù ở cấp độ lớn hay nhỏ) không đƣợc mâu thuẫn với nhau. Nếu có
mâu thuẫn thì lập luận trong văn bản chẳng những không chặt chẽ, mà còn không
có sự thuyết phục, không đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp.

21


- Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lí: Các thành tố nội dung trong đề
cƣơng chẳng những cần đƣợc phân xuất, xác lập hợp lí, mà còn cần sắp xếp chặt
chẽ, theo một trình tự có sức thuyết phục, phục vụ cho lập luận trong văn bản.
4.6. Luyện tập
Bài tập 1: Lập đề cƣơng sơ lƣợc và đề cƣơng chi tiết cho văn bản đã cho
sau:
MẤY NÉT VỀ THƠ MỚI TRONG CÁCH NHÌN LẠI HÔM NAY
Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhƣợc điểm lớn, và Thơ
Mới nói chung buồn. Đó là nỗi buồn của cả một thế hệ ngƣời trong xã hội thực
dân, nửa phong kiến,nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con ngƣời, cái buồn tƣởng
nhƣ là cái bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, những vần thơ vui,

có cả vài nhà thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhƣng bao trùm Thơ Mới có
thể nói là nói là nổi buồn day dứt, nỗi buồn của thế hệ. Nhƣng cái buồn của Thơ
Mới đâu phải là đều là ủy mị. Nỗi buồn của con hổ nhớ rừng là chan chứa hoài
niệm về giang san, đất nƣớc chứ! Nỗi buồn trong bài tràng giang không phải là
lòng yêu quê hƣơng đó sao.
Nhƣợc điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhƣng thơ mới là
phong trào văn học phong phũ, một phong trào sáng tạo dồi dào có nhiều yếu tố
tích cực: lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc đậm đà; lòng yêu sự sống, yêu con ngƣời;
bên cạnh cái buồn lại có chủ nghĩa lạc quan nhƣ là mạch nƣớc ngầm trong mát;
lòng trân trọng yêu mến cha ông, yêu mến quá khứ đẹp của đất nƣớc, giống nòi.
Lại có những nhà thơ cảm có cảm quan vũ trụ sâu sắc mà vẫn nặng lòng đời. mà tất
cả các nhà thơ mới đều chung một tình yêu: yêu tiếng việt, yêu tha thiết, da diết.
Chính lòng yêu tiếng việt đó là một biểu hiện của lòng yêu nƣớc.

22


Phong trài Thơ Mới đã đóng góp nhiều nghệ thuật thơ, đã đổi mới sự biểu
hiện cảm xúc mạnh, nghĩa là cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, về con ngƣời, về đất
nƣớc, về thiên nhiên, về vạn vật. Thơ Mới đã trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ
thơ Việt Nam uyển chuyển và hiện đại, biểu hiện đƣợc tất cả các màu sắc tâm hồn
của ngƣời Việt Nam ở thế kỉ này. Nếu không có phong trào Thơ Mới (1932 –
1942) thì cũng không có ngôn ngữ thơ vừa súc tích, sắc bén vừa uyển chuyển,
mƣợt mà chứa đựng nhiều năng lƣợng trữ tình cho những nhà thơ các thế hệ ra đời
sau Cách mạng tháng Tám để biểu hiện tƣ tƣởng và tình cảm của mình.
Với những ƣu điểm của nó, Thơ Mới xứng đáng đƣợc mệnh danh là một
thời đại trong thi ca nhƣ Hoài Thanh đã nói, một thời đại phong phú, dồi dào sức
sáng tạo của hồn thơ dân tộc.
Huy Cân
(Trích: Nhìn nhận lại một số hiện tƣợng văn học. Báo Giáo viên nhân dân – 1989

Bài tập 2: Anh chị hãy lập đề cƣơng sơ lƣợc và chi tiết cho những bài
viết có nội dung sau:
- Vai trò của sách đối với cuộc sống của con ngƣời.
- Trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ môi trƣờng.
Bài .2: Luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn
1. Khái quát
Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thƣờng gồm một số câu gắn bó
với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định
hƣớng giao tiếp chung của văn bản. Đoạn văn có thể dài ngắn khác nhau: nó có thể
chiếm cả trang viết với vài chục câu nhƣng có thể chỉ gồm vài ba câu, cá biệt có
thể chỉ gồm một câu. Số lƣợng câu trong đoạn văn thực sự không quan trọng lắm,
23


tuy nhiên tùy từng trừng hợp cụ thể đoạn văn cũng phải có đƣợc độ dài nhất định
để đảm bảo phát triển ý đầy đủ.
Trong văn bản, một mặt, đoạn văn vừa cần đảm bảo sự thống nhất nội tại
giữa các câu trong đoạn; mặt khác, vừa cần phải thể hiện đƣợc những mối quan hệ
của mình với các đoạn văn khác. Điều này có nghĩa là đoạn văn vừa cần có đƣợc
tính hƣớng nội để phân biệt đƣợc nó với các đoạn văn khác, vừa phải đảm bảo tính
hƣớng ngoại để duy trì mối quan hệ giữa các đoạn văn nằm trong cùng một văn
bản.
2. Những yêu cầu chung của một đoạn văn
- Đoạn văn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ: Thể hiện ở việc mỗi đoạn
văn tự nó có thể thực hiện trọn vẹn một đề tài nhỏ, một tiểu chủ đề trong văn bản
và đảm bảo sự chặt chẽ về mặt logic.
- Đoạn văn phải đảm có quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác trong văn
bản: Đi vào trong văn bản, đoạn văn không đứng biệt lập, tách rời các đoạn văn
khác. Đoạn văn này phải nằm trong mối quan hệ với đoạn văn kia, hoặc làm rõ ý,
hoặc bổ sung ý; hoặc theo quan hệ liệt kê, hoặc theo quan hệ nhân quả…

- Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản.
3. Luyện dựng đoạn văn theo kết cấu
3.1. Luyện dựng đoạn văn diễn dịch
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn.
Câu chủ đề của đoạn văn là câu chứa đựng nội dung chính, khái quát, là hạt
nhân ý nghĩa của cả đoạn văn.

24


Câu chủ đề có thể đứng ở những vị trí khác nhau trong đoạn nhƣng thƣờng ở
vị trí mở đầu đoạn văn. Khi đứng ở vị trí này, câu chủ đề thƣờng làm nhiệm vụ
định hƣớng triển khai nội dung cho toàn đoạn.
Xét về mặt kết cấu, đoạn văn có câu chủ đề đứng đầu đoạn là đoạn văn có
kết cấu diễn dịch.
Về phía ngƣời tạo văn bản, câu chủ đề giúp cho việc thể hiện nội dung đúng
hƣớng, viết tập trung ý chính trong quá trình triển khai đoạn văn, triển khai văn
bản. Viết phía ngƣời tiếp nhận, câu chủ đề giúp cho việc xác định hƣớng tiếp nhận
đƣợc chính xác, phân biệt đƣợc những thông tin chính – phụ một cách rõ ràng khi
đọc đoạn văn.
Khi viết câu chủ đề cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Về mặt nội dung, câu chủ đề là câu thể hiện đƣợc nội dung khái quát, định
hƣớng triển khai hoặc nêu đề tài chung cho toàn đoạn.
- Về mặt dung lƣợng, câu chủ đề là câu có dung lƣợng nhỏ, ít từ ngữ so với
các câu khác trong đoạn. Điều này giúp cho nội dung thông tin trong câu chủ đề
bao giờ cũng nổi bật, tập trung.
- Về mặt kết cấu ngữ pháp, câu chủ đề là câu có cấu trúc ngữ pháp đủ những
thành phần nòng cốt câu. Điều này giúp cho nội dung thông tin trong câu chủ đề
chặt chẽ, rõ ràng.
- Về mặt vị trí, câu chủ đề là câu thƣờng đứng đầu đoạn văn. Điều này giúp

cho câu chủ đề dễ đƣợc nhận ra trong quá trình theo dõi những dòng chữ dày đặc
trong văn bản.
Câu chủ đề

Câu 1

Câu 2

Câu X
25


×