Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

GIÁO TRÌNH địa lý KINH tế xã hội VIỆT NAM 2 (dành cho SV ngành CĐSP địa – giáo dục công dân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.93 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
VIỆT NAM 2
(Dành cho SV ngành CĐSP Địa – Giáo dục công dân)

Tác giả: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Năm 2016
1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. SỰ PHÂN HÓA NỀN KINH TẾ THEO CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
......................................................................................................................................... 5
1.1. Vùng kinh tế ............................................................................................................. 5
1.1.1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế ............................................................. 5
1.1.2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế ............................................................................... 5
1.1.3. Nội dung của vùng kinh tế ................................................................................ 7
1.1.4. Các loại vùng kinh tế ......................................................................................... 8
1.2. Những vấn đề phát triển vùng kinh tế ở Việt Nam .................................................. 9
1.2.1. Quan niệm về vùng ........................................................................................... 9
1.2.2. Hệ thống vùng qua các giai đoạn lịch sử .......................................................... 9
1.3. Bốn vùng kinh tế trọng điểm .................................................................................. 13
1.3.1. Quan niệm vùng kinh tế trọng điểm ................................................................ 13
1.3.2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển ................................................. 14
1.3.3. Tiềm năng, thực trạng và định hƣớng phát triển bốn vùng kinh tế trọng điểm


................................................................................................................................... 14
CHƢƠNG 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC .............................................. 24
2.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 24
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 24
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 25
2.1.3. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 26
2.2. Vấn đề khai thác các thế mạnh ............................................................................... 27
2.2.1. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện ............................. 27
2.2.2. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dƣợc liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ...... 27
2.3. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 28
2.3.1. Định hƣớng phát triển ngành và lĩnh vực........................................................ 28
2.3.1. Định hƣớng phát triển theo lãnh thổ ............................................................... 29
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2 .................................................................................. 29
CHƢƠNG 3. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ................................................................ 31
3.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 31
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 31
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 31
3.1.3. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 32
3.2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................................... 33
3.3. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 34
3.3.1. ĐBSH trong tổng thể KT-XH của cả nƣớc ..................................................... 34
3.3.2. Định hƣớng phát triển ..................................................................................... 34
3.4. Bài tập ..................................................................................................................... 34
CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................... 35
CHƢƠNG 4. BẮC TRUNG BỘ ..................................................................................... 36
4.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 36
2


4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 36

4.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 36
4.1.3. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 36
4.2. Khai thác thế mạnh về nông - lâm - ngƣ nghiệp .................................................... 37
4.3. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 36
4.3.1. Định hƣớng chung ........................................................................................... 36
4.3.2. Định hƣớng cụ thể ........................................................................................... 37
4.4. Bài tập ..................................................................................................................... 37
CHƢƠNG 5. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ............................................................ 38
5.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 38
5.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 38
5.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 38
5.1.3. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 39
5.2. Vấn đề phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ..................................................... 39
5.3. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 39
5.4. Bài tập ..................................................................................................................... 40
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 VÀ CHƢƠNG 5 ...................................................... 41
CHƢƠNG 6. TÂY NGUYÊN ....................................................................................... 42
6.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 42
6.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 42
6.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 42
6.1.3. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 43
6.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 43
6.3. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 44
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 6 .................................................................................. 44
CHƢƠNG 7. ĐÔNG NAM BỘ .................................................................................... 45
7.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 45
7.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 45
7.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 45
7.1.3. Tài nguyên nhân văn ....................................................................................... 45
7.2. Phƣơng hƣớng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ................................................... 45

7.3. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 47
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 7 .................................................................................. 48
CHƢƠNG 8. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ....................................................... 49
8.1. Các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội của vùng .......................... 49
8.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 49
8.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 49
8.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 50
8.2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ......................................................................... 51
8.3. Tình hình sản xuất lƣơng thực - thực phẩm .......................................................... 52
3


8.3.1. Vai trò của sản xuất lƣơng thực, thực phẩm của vùng .................................... 52
8.3.2. Khả năng và thực trạng sản xuất lƣơng thực ................................................... 52
8.3.3. Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm ................................................... 53
8.4. Định hƣớng phát triển ............................................................................................. 52
8.5. Bài tập ..................................................................................................................... 53
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 8 .................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 54

4


LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2 là giáo trình dành cho sinh viên
ngành CĐSP Địa – GDCD chuyển tải nội dung tập trung ở môn Địa lí lớp 9 trong
chương trình phổ thông hiện hành.
Nội dung của giáo trình tập trung phân tích 7 vùng theo cách phân chia mà các cơ
quan chức năng Nhà nước hiện đang sử dụng. Đây là vấn đề khá phức tập và có nhiều
điểm chưa thống nhất cần có sự trao đổi, tranh luận về mặt học thuật. Tuy nhiên, trong

giáo dục cần có sự ổn định tương đối nên đối với sinh viên CĐSP Địa – GDCD thì việc
trang bị kiến thức 7 vùng là hợp lý. Để mở rộng kiến thức tham khảo và gắn với thực tiễn
sinh động đang diễn ra trên đất nước ta, giáo trình đã bước đầu tổng kết các quan niệm
về vùng và công tác phân vùng ở Việt Nam cũng như sơ bộ giới thiệu 4 vùng kinh tế trọng
điểm.
Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2 được cấu trúc thành 8 chương.
Chương đầu đề cập tới sự phân hóa nền kinh tế theo các vùng kinh tế ở Việt Nam và sơ
bộ giới thiệu 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Các chương còn lại tập trung vào
nội dung tổ chức lãnh thổ của các vùng.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo
và luôn cập nhật sự thay đổi của các số liệu thống kê. Bên cạnh các tài liêu giáo trình, ấn
phẩm của các nhà khoa học đã được xuất bản còn có các công trình, dự án, đề tài các
cấp về quy hoạch lãnh thổ được triển khai có thể sử dụng là tư liệu tham khảo. Xin chân
thành cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã
sử dụng và đưa vào giáo trình.
Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2 chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót, nhất là thiếu sự cập nhật số liệu mới và sự vênh nhau giữa các nguồn số liệu, mặc dù
đã được xử lý. Hi vọng rằng giáo trình sẽ là tài liệu bổ ích cho sinh viên chuyên ngành
cũng như những người quan tâm khác.

5


CHƢƠNG 1. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ THEO CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1.1. VÙNG KINH TẾ
1.1.1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế
Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân
công LĐXH đƣợc biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và
phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành
các không gian kinh tế đặc thù – các vùng kinh tế.

Vùng kinh tế hình thành, hoạt động và phát triển đều có tính quy luật. Con ngƣời
(có thể) và cần phải nhận thức đƣợc những quy luật vận động của nó, trên cơ sở đó mà
cải tạo và xây dựng vùng phát triển một cách hƣớng đích.
Vùng là sản phẩm của quá trình phát triển PCLĐ theo lãnh thổ, vùng kinh tế hình
thành và hoạt động phù hợp với những đặc trƣng cơ bản của một hình thái KT-XH nhất
định. Tuy nhiên, không phải mọi hình thái KT-XH trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế.
Cụ thể :
- Thời kỳ trƣớc TBCN, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát triển,
PCLĐXH theo lãnh thổ còn thô sơ, chƣa có những tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình
thành các vùng kinh tế.
- Đến thời kỳ TBCN, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mang tính chất phổ
biến. Thời kỳ công trƣờng thủ công là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh nền SX hàng hóa,
nhiều ngành mới xuất hiện, số lƣợng các ngành riêng biệt và độc lập tăng lên, thị trƣờng
đƣợc mở rộng đã hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa (CMH) thúc đẩy mạnh
mẽ sự PCLĐ theo lãnh thổ. Nhƣ vậy, đến thời kỳ công trƣờng thủ công thì vùng kinh tế
mới đƣợc hình thành.
- Sang hình thái kinh tế XHCN, lực lƣợng sản xuất tiếp tục đƣợc phát triển, PCLĐ
(nói chung) và PCLĐ theo lãnh thổ (nói riêng) càng trở nên sâu sắc. Vùng kinh tế đƣợc
hình thành nhƣng khác TBCN là dựa trên cơ sở nhận thức tính quy luật khách quan của
sự hình thành và phát triển vùng kinh tế, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo caccs quy
luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc mình.
1.1.2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế
1.1.2.1. Phân công lao động theo lãnh thổ
PCLĐ theo lãnh thổ vừa là cơ sở vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế.
PCLĐ theo lãnh thổ đƣợc biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên
một lãnh thổ nhất định, bằng việc CMH sản xuất của dân cƣ dựa vào những điều kiện và
đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó. Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất
đặc thù, đó là một vùng kinh tế. Nhƣ vậy, vùng kinh tế là sự biểu hiện cụ thể của sự
PCLĐ xã hội theo lãnh thổ và sự PCLĐ xã hội là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất.
1.1.2.2. Yếu tố tự nhiên

Môi trƣờng tự nhiên là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp, thƣờng xuyên và vĩnh viễn tới
quá trình phát triển và phân bố sản xuất, từ đó ảnh hƣởng tới phƣơng hƣớng, quy mô và
cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Các yếu tố tự nhiên là :
a. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng
Tài nguyên khoáng sản ảnh hƣởng đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt
trữ lƣợng, chất lƣợng, sự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng. Việc đánh giá sự
ảnh hƣởng của nó cần xem xét dƣới góc độ tổng hợp, tìm ra ảnh hƣởng « trội » để có thể
xác định khả năng CMH sản xuất của vùng.
6


b. Nguồn tài nguyên rừng, hải sản và nông sản
Các vùng rừng có trữ lƣợng gỗ lớn có khả năng hình thành và phát triển các ngành
sản xuất CMH gắn với tài nguyên rừng. Các nguồn cá biển, cá nƣớc ngọt, hải sản cho
phép hình thành các vùng CMH về chế biến, khai thác, nuôi trồng các loại thủy sản đặc
biệt (tôm, cua, bào ngƣ…).
c. Tài nguyên đất
Đất đai là TLSX cơ bản trong nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh. Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai
là thổ nhƣỡng, vì vậy cần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ nhƣỡng để tạo ra các vùng
chuyên canh phù hợp. Tác dụng tạo vùng của thổ nhƣỡng thể hiện ở tính chất đất, tính
chất liền dải đối với việc phát triển một loại cây trồng nào đó. Nhƣ vậy, khi xem xét yếu
tố tạo vùng của đất đai, cần xem xét cả 2 mặt (thổ nhƣỡng và diện tích), ngoài ra còn xem
xét thêm về địa hình, khả năng tƣới tiêu.
d. Khí hậu
Khí hậu ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp là việc bố trí các loại cây trồng,
giống vật nuôi phù hợp. Khí hậu – thổ nhƣỡng là những yếu tố trội tác động mạnh mẽ
đến việc hình thành các vùng CMH sản xuất nông nghiệp. Việt Nam có vị trí và hình
dáng lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, địa hình phân
hóa đa dạng. Vì vậy, nghiên cứu về khí hậu và đất đai cần đƣợc đặc biệt chú ý trong quá

trình hình thành vùng kinh tế.
1.1.2.3. Yếu tố kinh tế
a. Trung tâm công nghiệp, thành phố lớn
Thông thƣờng, các thành phố lớn hay TTCN đều tạo ra quanh mình một vùng ảnh
hƣởng, trong đó mọi sinh hoạt kinh tế đều do thành phố, TTCN chi phối. Vì vậy, khi
nghiên cứu vùng kinh tế phải xuất phát từ thành phố và TTCN lớn để xác định phạm vi
ảnh hƣởng không gian của chúng. Tùy theo quy mô và loại hình thành phố và TTCN mà
phạm vi ảnh hƣởng khác nhau, những thành phố và TTCN lớn thƣờng là hạt nhân của
vùng kinh tế.
b. Các cơ sở sản xuất nông – lâm – ngư quan trọng
Các cơ sở sản xuất nông – lâm – ngƣ thƣờng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, khối
lƣợng sản phẩm lớn và có mối quan hệ phức tạp đều có yếu tố tạo vùng. Các vùng CMH
về cây công nghiệp, hay vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng.
c. Quan hệ kinh tế đối ngoại
Việc mở rộng quan hệ kinh tế - thƣơng mại với nƣớc ngoài, hay nói cách khác là
việc đẩy mạnh xuất – nhập khẩu cũng có ảnh hƣởng đến sự hình thành, quy mô và mức
độ CMH của các vùng kinh tế. Ví dụ : điều kiện khí hậu nƣớc ta thuận lợi cho sự phát
triển các loại nông sản nhiệt đới để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị phục vụ cho sự
nghiệp CNH và HĐH đất nƣớc. Điều này đòi hỏi nƣớc ta nhanh chóng xây dựng các
vùng CMH rộng lớn và ổn định về sản xuất các nông phẩm nhiệt đới.
1.1.2.4. Yếu tố tiến bộ khoa học – công nghệ
Tiến bộ của khoa học – công nghệ ảnh hƣởng tới việc hình thành vùng kinh tế ở
nhiều mặt. Ví dụ : ứng dụng tiến bộ KH-CN vào thăm dò, tìm kiếm, xác định trữ lƣợng,
chất lƣợng tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc hình thành nhiều
KCN mới. Tiến bộ KH-CN còn cho phép cải tạo các vùng hoang hóa, đầm lầy… thành
các vùng sản xuất CMH quan trọng.
7


1.1.2.5. Yếu tố dân cư – dân tộc

Yếu tố dân cƣ thể hiện ở nguồn lao động (lao động kỹ thuật) có vai trò quan trọng
trong việc hình thành vùng kinh tế. Thƣờng là ở những nơi có LLLĐ đông đảo, trình độ
CMKT cao đều là nơi thuận lợi cho việc hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất
CMH có quy trình kỹ thuật hiện đại.
Yếu tố dân tộc thể hiện trong tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng cũng tạo ra
những ngành sản xuất CMH khác nhau với những sản phẩm độc đáo. Tập quán tiêu dùng
kích thích sự phát triển các ngành nghề với những sản phẩm khác nhau phù hợp với yêu
cầu tiêu dùng của nhân dan làm cho cơ cấu sản xuất của vùng phong phú, đa dạng, tận
dụng hợp lý tiềm năng mọi mặt của vùng.
1.1.2.6. Yếu tố lịch sử - văn hóa
Vùng nghiên cứu là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài về lịch sử - văn
hóa – xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu quá trình hình thành vùng phải có quan điểm lịch sử
đúng đắn.
Những yếu tố tạo vùng đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau trong một
thể thống nhất, việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế cần phải
phân tích tỉ mỉ, sâu sắc từng yếu tố ; mối quan hệ giữa chúng với nhau.
1.1.3. Nội dung của vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền KTQD có CMH sản
xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Nhƣ vậy, vùng kinh tế bao gồm CMH và
phát triển tổng hợp.
1.1.3.1. Chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế
Vùng kinh tế phải là một vùng sản xuất CMH. Sự CMH nói lên chức năng sản
xuất cơ bản, quyết định phƣơng hƣớng sản xuất chủ yếu của vùng trong giai đoạn nhất
định. Mặt khác, CMH còn nói lên vai trò, vị trí của vùng trong nền KTQD, xác định
nhiệm vụ cơ bản mà vùng phải đảm nhận đối với cả nƣớc (hay nhiều vùng) trong thời
gian tƣơng đối dài.
CMH sản xuất của vùng kinh tế là dựa vào những ƣu thế của vùng để phát triển
một số ngành có ý nghĩa đối với cả nƣớc. Những ƣu thế của vùng là những điều kiện đặc
thù về tự nhiên – kinh tế - dân cƣ – lịch sử - xã hội – văn hóa – khoa học – kỹ thuật và
công nghiệp. Sự CMH sản xuất của vùng kinh tế chính là dựa vào những điều kiện đặc

thù đó, nhằm tiết kiệm và tăng năng suất lao động xã hội., nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ
vào sản xuất kinh doanh, tạo ra khối lƣợng hàng hóa có sức cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu
của vùng, đáp ứng nhu cầu nhất định của nền KTQD.
* Tiêu chí quan trọng để xác định một số ngành sản xuất CMH là khối lượng –
chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng. Bao gồm :
(1) Tỷ trọng (%) sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó
chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó ở trong vùng.
(2) Tỷ trọng (%) sản phẩm xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong
toàn bộ sản phẩm – trao đổi giữa các vùng của ngành nào đó trong cả nƣớc.
(3) Tỷ trọng (%) sản phẩm của một ngành sản xuất nào đó của vùng chiếm trong
toàn bộ sản phẩm của ngành đó trong cả nƣớc.
(4) Tỷ trọng (%) giá trị sản lƣợng của một ngành nào đó của vùng chiếm trong
tổng giá trị sản lƣợng của vùng.

8


Chỉ tiêu (1) và (2) cho phép xác định vị trí một ngành nào đó trong sự PCLĐXH
theo lãnh thổ của vùng và của toàn quốc. Chỉ tiêu (3) và (4) cho phép xác định vị trí của
một ngành nào đó trong nền KTQD của vùng và của toàn quốc. Kết hợp cả 4 chỉ tiêu trên
cho phép phát hiện các ngành sản xuất CMH chủ yếu và trình độ CMH của chúng trong
vùng kinh tế.
1.1.3.2. Phát triển tổng hợp nền kinh tế vùng
Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế theo định hƣớng XHCN, xác định
cơ cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng và phản ánh các mối quan hệ kinh tế trong nội vùng.
Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng tức là mỗi vùng kinh tế phải là một tổng thể
kinh tế đa ngành – đa lĩnh vực phát triển mạnh mẽ - cân đối, hỗ trợ nhau trong sản xuất –
kinh doanh, trong khai thác – sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên – lao động, đảm bảo
cho vùng có thể tự túc đƣợc phần lớn nhu cầu của mình, mặt khác có thể làm tốt trách
nhiệm đã đƣợc phân công đối với nền kinh tế của cả nƣớc.

Phát triển tổng hợp nền kinh tế là sự phát triển cân đối, tối ƣu các ngành kinh tế có
trong vùng, phải đảm bảo cho hƣớng CMH của vùng phát triển thuận lợi nhất, đạt hiệu
quả cao nhất. CMH sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp chính là thực hiện sự kết hợp
giữa lợi ích của vùng với lợi ích cả nƣớc. Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng,
cần xác định rõ số lƣợng của ngành kinh tế. Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của
vùng, cần xác định rõ số lƣợng ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế của vùng. Bên cạnh các
ngành CMH, cần phát triển hợp lý một tổng hợp thể các ngành kinh tế khác.
* Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm 3 nhóm ngành chủ yếu sau :
- Các ngành sản xuất CMH : là những ngành đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh
tế vùng; quyết định phƣơng hƣớng sản xuất chủ yếu ; quyết định vị trí của vùng trong sự
PCLĐ theo lãnh thổ (giữa vùng và cả nƣớc) ; quyết định việc hình thành tổng hợp thể
kinh tế của vùng và việc tổ chức, quản lý kinh tế của vùng. Những ngành này hình thành
và phát triển trên cơ sở các điều kiện thuận lợi nhất của vùng và tạo ra sản phẩm hàng
hóa có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
- Các ngành sản xuất bổ trợ : là những ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục
vụ cho các ngành sản xuất CMH vùng, những ngành này có mối liên hệ, gắn bó với các
ngành sản xuất CMH.
Các ngành sản xuất bổ trợ thƣờng bao gồm : các ngành khai thác và làm giàu
nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất CMH, các ngành có liên hệ chặt chẽ với các
ngành sản xuất CMH về quy trình công nghệ.
- Các ngành sản xuất phụ : bao gồm những ngành không có liên quan trực tiếp với
các ngành sản xuất CMH vùng, nhƣng lại rất cần thiết cho sự phát triển vùng, vì những
ngành này có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu sản xuất có tính chất địa phƣơng
dựa trên nguồn nguyên liệu nhỏ có tại địa phƣơng. Các ngành này bao gồm : các ngành
sử dụng các phế liệu và phế phẩm của ngành sản xuất CMH, các cơ sở sản xuất vật liệu
xây dựng, các cơ sở chế biến và sữa chữa máy móc dùng trong địa phƣơng.
1.1.4. Các loại vùng kinh tế
1.1.4.1. Vùng kinh tế ngành
Vùng kinh tế ngành là vùng mà ở đó phân bố tập trung một ngành sản xuất nhất
định (vùng NN, vùng CN). Vùng kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó (ngoài

các ngành sản xuất CMH, còn có cả một cơ cấu các ngành phát triển hỗ trợ). Vùng kinh
tế ngành là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển và phân bố của ngành, là cơ sở để
kết hợp kế hoạch hóa và quản lý theo ngành – theo lãnh thổ.
9


1.1.4.2. Vùng kinh tế tổng hợp
Là vùng kinh tế đa ngành, phát triển cân đối, nhịp nhàng, nó là một phần tử - cơ
cấu của nền kinh tế quốc gia. Sự CMH của vùng kinh tế tổng hợp đƣợc quy định bởi các
vùng kinh tế đa ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng hợp, sự CMH của chúng còn có ý
nghĩa đối với cả các vùng kinh tế tổng hợp khác. Vùng kinh tế tổng hợp gồm 2 loại :
- Vùng kinh tế cơ bản : là vùng có diện tích rộng, có nhiều ngành sản xuất CMH
và sự phát triển tổng hợp của vùng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Là vùng
chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế, giúp cho việc nghiên cứu và lập các chƣơng trình kế
hoạch dài hạn về phát triển kinh tế có tầm cỡ quốc gia.
- Vùng kinh tế hành chính : là vùng có cả chức năng kinh tế lẫn hành chính, là sự
thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là vùng đƣợc xây dựng theo
nguyên tắc kinh tế. Do ý nghĩa và chức năng kinh tế nên vùng kinh tế hành chính cũng có
đầy đủ 2 chức năng cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp.
1.2. Những vấn đề phát triển vùng kinh tế ở Việt Nam
1.2.1. Quan niệm về vùng
Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có sắc thái đặc thù nhất định, hoạt
động như một hệ thống do có mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần tạo
nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài.
Quan niệm trên chỉ ra rằng:
- Vùng là một hệ thống.
- Vùng có quy mô khác nhau.
- Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền KTQD.
- Vùng là cơ sở hoạch định các chiến lƣợc.
1.2.2. Hệ thống vùng qua các giai đoạn lịch sử

1.2.2.1. Những nhận biết ban đầu về vùng kinh tế
Giữa thế kỷ XV, « Dƣ địa chí » của Nguyễn Trãi ra đời (1435) với một loạt công
trình nghiên cứu theo địa vực hành chính, tiếp cận với quan điểm dân tộc, độc lập, tự chủ
đƣợc biên soạn.
Giữa thế kỷ XVII, Lê Qúy Đôn đã nghiên cứu trọn vẹn một địa phƣơng (Thuận
Hóa, Quảng Nam).
Trải qua các Triều đại phong kiến, có nhiều công trình nghiên cứu địa phƣơng nhƣ
« Lịch triều hiến chương », «Đại Nam nhất thống chí». Xét dƣới góc độ địa lý hành
chính, mỗi triều đại phân chia lãnh thổ ra thành những đơn vị nhiều cấp khác nhau để
thuận tiện cho việc quản lý và bảo vệ an ninh.
Thời kỳ Pháp thuộc, Pháp chia lãnh thổ nƣớc ta ra thành : Bắc Kỳ, Trung Kỳ và
Nam Kỳ.
Sau 1954, các khu tự trị đƣợc thành lập nhƣ Khu tự trị Việt Bắc (1956), Khu tự trị
Thái Mèo (1955) và năm 1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc.
Nhƣ vậy, tùy từng thời kỳ, tùy theo mục đích chính trị - kinh tế - quân sự mà các
đơn vị hành chính đƣợc gộp lại thành những đơn vị hành chính dƣới cấp quốc gia. Việc
hình thành các đơn vị hành chính này đó là do nhu cầu quản lý đất nƣớc, cần có nhiều
cấp, trong đó nổi lên cấp quản lý trung gian giữa quốc gia và tỉnh – tạm gọi là vùng.
1.1.2.2. Giai đoạn 1960 – 1975

10


Giai đoạn này, việc nghiên cứu và phân vùng diễn ra chủ yếu ở Miền Bắc (từ Vĩnh
Linh trở ra) với đặc trƣng chính về kinh tế nông – lâm – ngƣ. Chia thành 2 thời kỳ :
a. Thời kỳ 1960 - 1970
Việc phân vùng, quy hoạch tập trung chủ yếu vào những vấn đề nhỏ lẻ từng vùng
cụ thể (chủ yếu là phân vùng nông nghiệp). Ví dụ chia Miền Bắc ra thành 4 vùng NN
lớn : Tây Bắc, Đông Bắc, ĐBSH, Khu IV cũ.
b. Thời kỳ 1971 – 1975 (phương án 2 vùng kinh tế cơ bản)

Một số vùng kinh tế mới đƣợc hình thành ở TDMNPB, Nhà nƣớc tiến hành quy
hoạch các vùng chuyên canh cây CN. Cuối những năm 1960, GS. Trần Đình Gián phân
chia lãnh thổ nƣớc ta thành 2 vùng kinh tế cơ bản với 4 á vùng theo ranh giới chính trị.
1.1.2.3. Giai đoạn 1976 – 1980
Sơ đồ 7 vùng nông – lâm nghiệp, bao gồm :
- Trung du và miền núi phía Bắc (9 tỉnh)
- Đồng bằng sông Hồng (6 tỉnh)
- Khu Bốn cũ (BTB) (3 tỉnh)
- Duyên hải Nam Trung Bộ (4 tỉnh)
- Tây Nguyên (3 tỉnh)
- Đông Nam Bộ (4 tỉnh)
- Đồng bằng sông Cửu Long (9 tỉnh)
1.1.2.4. Giai đoạn 1981 – 1985
Năm 1982, đƣợc sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), lần đầu tiên chúng ta lập sơ đồ phân
bố LLSX giai đoạn 1986 – 2000, đây là quá trình nghiên cứu tƣơng đối tổng hợp và toàn
diện. Với 40 tỉnh, TP, đặc khu, lãnh thổ nƣớc ta chia thành 4 vùng kinh tế cơ bản với 7
tiểu vùng NN – CN chế biến :
- Vùng Bắc Bộ (16 tỉnh), chia thành 2 tiểu vùng là TDMN (10 tỉnh) và ĐBSH (6
tỉnh), gồm : Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh
Phú, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Hà Nội, Hà Sơn Bình, Hải Hƣng, Hải
Phòng, Thái Bình.
- Vùng Bắc Trung Bộ (3 tỉnh) : Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên.
- Vùng Nam Trung Bộ (7 tỉnh), 2 tiểu vùng là Duyên hải Khu V và Tây Nguyên
(Quảng Nam – Đà Nẵng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia
Lai – Kon Tum).
- Vùng Nam Bộ (14 tỉnh), 2 tiểu vùng là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, gồm :
Đồng Nai, TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Cửu
Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải.
* Những căn cứ để phân chia 4 vùng kinh tế cơ bản :
- Có cơ cấu tài nguyên nhất định trên lãnh thổ để đảm bảo việc CMH và phát triển

tổng hợp nền kinh tế.
- Có nguồn lao động đủ để đảm bảo kết hợp TNTN – LLLĐ – TLSX.
- Có vị trí, chức năng nhất định trong nền kinh tế cả nƣớc trên cơ sở CMH và phát
triển tổng hợp.
- Có hệ thống GTVT đảm bảo mối liên hệ nội vùng, liên vùng, khu vực và thế
giới.
11


1.1.2.5. Giai đoạn 1986 đến nay
a. Từ 1986 – 2000
* Hệ thống 8 vùng kinh tế lớn đƣợc gộp từ 61 tỉnh – TP của cả nƣớc
- Đông Bắc (11 tỉnh) : Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
- Tây Bắc (3 tỉnh) : Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- ĐBSH (11 tỉnh) : TP Hà Nội, Hải Phòng, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Tây (cũ),
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế.
- Duyên hải Nam Trung Bộ (6 tỉnh, TP) : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
- Tây Nguyên (4 tỉnh) : Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
- ĐNB (8 tỉnh, TP) : TP HCM, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh,
đặc khu Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- ĐBSCL (12 tỉnh) : Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh
Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
* Ba vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là :
- Vùng KTTĐ Bắc Bộ (5 tỉnh, TP) : TP Hà Nội, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải
Phòng, Quảng Ninh ; 3 đô thị là 3 cực phát triển (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
- Vùng KTTĐ miền Trung (4 tỉnh, TP) : Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi.
- Vùng KTTĐ phía Nam (4 tỉnh, TP) : TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Dƣơng. Ba cực tạo thành tam giác phát triển là TP HCM – Biên Hòa – Vũng
Tàu.
b. Từ 2001 đến nay
* Hệ thống 6 vùng và trọng điểm kinh tế đƣợc gộp từ 64 tỉnh, thành cả nƣớc.
- TD-MNPB (15 tỉnh) : Đông Bắc (11 tỉnh : Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú
Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và Quảng
Ninh). Tây Bắc (4 tỉnh : Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, TP Điện Biên (tách từ tỉnh Sơn La
1/2004).
- ĐBSH và trọng điểm Bắc Bộ (12 tỉnh, TP) : TP Hà Nội, Hải Phòng, Hƣng Yên,
Hải Dƣơng, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh.
- BTB, DH Nam Trung Bộ và KTTĐ miền Trung (14 tỉnh, TP) : Bắc Trung Bộ (6
tỉnh) : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ; Duyên
hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh, TP) : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Tây Nguyên (5 tỉnh) : Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông.
- Đông Nam Bộ và trọng điểm kinh tế (8 tỉnh, TP) : TP HCM, Đồng Nai, Bình
Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, đặc khu Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.
- ĐBSCL (13 tỉnh, TP) : Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh
Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang.
* Bốn vùng KTTĐ :
12


- Vùng KTTĐPB (bao gồm 7 tỉnh, Tp): Tp Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng
Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội 8/2008).
- Vùng KTTĐ miền Trung (bao gồm 5 tỉnh, Tp): Thừa Thiên Huế, Tp Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng KTTĐPN (bao gồm 8 tỉnh, Tp): Tp HCM, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà RịaVũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phƣớc, Long An và Tiền Giang.
- Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (bao gồm 4 tỉnh, Tp): Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau.
1.3. Bốn vùng kinh tế trọng điểm
1.3.1. Quan niệm vùng kinh tế trọng điểm
▪ Nhận thức về tầm quan trọng của vùng KTTĐ: Một vùng không thể phát triển
đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó trong cùng một thời gian. Thông thƣờng
có xu hƣớng phát triển mạnh nhất ở một (hoặc vài điểm) trong khi đó ở những điểm khác
lại chậm phát triển (hoặc trì trệ). Tất nhiên, các điểm phát triển mạnh nhất này phải là
những trung tâm có lợi thế so với toàn vùng.
▪ Tại sao phải hình thành các vùng KTTĐ:
(1) Do trình độ phát triển nền kinh tế của nƣớc ta còn ở mức độ thấp, vấn đề tăng
tốc và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một nhu cầu cấp bách, nhằm tránh
tình trạng tụt hậu ngày càng xa đối với chiến lƣợc hƣng thịnh của đất nƣớc.
(2) Lãnh thổ nƣớc ta kéo dài, hẹp ngang, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phân
dị rất rõ giữa các vùng; nhƣ vậy, sẽ có vùng hội tụ đƣợc nhiều điều kiện thuận lợi (nhất là
vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, lao động có kĩ thuật...), đã có lịch sử phát triển lâu dài;
ngƣợc lại, có vùng thiếu những điều kiện cần thiết cho sự phát triển, đang gặp khó khăn;
mặt khác, khả năng nguồn vốn trong nƣớc là có hạn, muốn phát triển nhanh cho cả nƣớc,
không cho phép đầu tƣ dàn trải.
(3) Hiện nay, xu hƣớng quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ;
những thách thức trong hợp tác và cạnh tranh đối với nƣớc ta ngày càng gay gắt; các nhà
đầu tƣ khi vào Việt Nam, tất nhiên đều muốn tới những nơi thuận lợi.
Từ những lí do trên, đòi hỏi chúng ta phải sớm hình thành các vùng KTTĐ, để tạo
ra động lực mới cho sự phát triển KT-XH của cả nƣớc. Cần hiểu rằng, các vùng khác
không phải là không đƣợc đầu tƣ phát triển, việc phát triển ở những vùng thuận lợi sẽ tạo
điều kiện để tất cả các vùng cùng đi lên và quan hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống
nhất. Các lãnh thổ đƣợc đầu tƣ trọng điểm bao gồm các lãnh thổ giàu tiềm năng, tập
trung các tiềm lực kinh tế, có ý nghĩa động lực và cả những lãnh thổ còn gặp nhiều khó
khăn, cần đƣợc trợ giúp để tự phát triển.

▪ Thế nào là vùng KTTĐ: Vùng KTTĐ là vùng có ranh giới "cứng" và "mềm";
ranh giới “cứng” bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; ranh giới “mềm” là khu
nhân, gồm các đô thị và phạm vi ảnh hƣởng của nó.
▪ Lãnh thổ được gọi là vùng KTTĐ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, trên cơ sở đó nếu đƣợc đầu tƣ tích
cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nƣớc.
- Hội tụ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định đã tập trung tiềm lực kinh
tế (kết cấu hạ tầng, lao động kĩ thuật, các trung tâm đào tạo – nghiên cứu khoa học cấp
quốc gia và vùng, có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tƣ...)

13


- Có khả năng tạo tích lũy đầu tƣ để tái sản xuất mở rộng; đồng thời, có thể tạo
nguồn thu ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này không chỉ đảm bảo cho mình, mà còn
có khả năng hỗ trợ cho các vùng khó khăn khác.
- Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt
để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nƣớc. Từ đây, tác
động của nó sẽ lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với chức năng
là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn.
1.3.2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển
1.3.2.1. Quá trình hình thành
Bảng 1.1. Thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Sau năm 2000
trọng điểm
Hà Nội, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Thêm 3 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh
Phía Bắc
Phòng, Quảng Ninh

Phúc, Bắc Ninh
Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng
Miền Trung
Thêm tỉnh Bình Định
Nam, Quảng Ngãi
TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Thêm 4 tỉnh: Bình Phƣớc, Tây
Phía Nam
Tàu, Bình Dƣơng
Ninh, Long An, Tiền Giang
Cần Thơ, An Giang, Kiên
Vùng ĐBSCL
Giang, Cà Mau
1.3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
- Trên lãnh thổ 4 vùng KTTĐ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu
hạ tầng, lao động kỹ thuật. Diện tích 4 vùng là 91.664,1 km2, chiếm 27,7% (năm 2013);
dân số 4 vùng KTTĐ là 46,38 triệu ngƣời, chiếm 51,7% (năm 2013).
- Bốn vùng KTTĐ phát triển nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế
chung và GDP cả nƣớc. Năm 2009, 4 vùng đóng góp 76,5% GDP cả nƣớc. Cơ cấu 4
vùng KTTĐ là: khu vực 1 - 12,9%; khu vực 2 - 45,8%; khu vực 3 - 41,3%.
- Bốn vùng KTTĐ là địa bàn tập trung phần lớn các KCN và các ngành CN chủ chốt
của cả nƣớc. Giá trị sản xuất CN chiếm 45,8% cơ cấu GDP của vùng và 79% giá trị sản
xuất CN cả nƣớc.
- Bốn vùng KTTĐ đóng góp tới 98,4% (2009) giá trị xuất khẩu, thu hút 90,2% các
dự án ĐTNN và 76,7% số vốn FDI của cả nƣớc.
1.3.3. Tiềm năng, thực trạng và định hƣớng phát triển bốn vùng kinh tế trọng điểm
1.3.3.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KTTĐPB)
a. Tiềm năng và thực trạng
- Về VTĐL: vùng nằm giữa 2 bộ phận lãnh thổ là ĐBSH và vùng núi Đông Bắc
với 3 cực phát triển (Hà Nội - Hải Phòng - Q.Ninh), Vị trí này tạo ra lợi thế so sánh mang
ý nghĩa quốc gia và khu vực, cũng nhƣ đảm nhận vị trí quan trọng trong việc bảo vệ ANQP.

- Diện tích đất tự nhiên 16.523,4 km2 (4,99% cả nƣớc). Dân số (2013) là 15.089,8
ngàn ngƣời (16,82% cả nƣớc). Ở đây có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, KT, VH,
KH-KT của cả nƣớc; Có 2 sân bay quốc tế Nội Bài và Cát Bi cùng cụm cảng Hải Phòng Cái Lân là cửa mở ra - vào của toàn vùng Bắc Bộ (và có thể cả vùng tây nam Trung
Quốc). Tuyến QL18 và QL5 là 2 trục xƣơng sống cho cả Bắc Bộ. Vùng này nằm gần một
14


trong những khu vực phát triển năng động nhất của thế giới. Nằm gần nguồn tài nguyên
khoáng sản (quặng sắt, kim loại màu...), năng lƣợng (thủy - nhiệt điện, than), N - L - TS
(lúa gạo, chè, cây ăn quả, thuốc lá, lạc, lâm sản, cá tôm...) và nguồn lao động dồi dào của
Bắc Bộ, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
- Vùng có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất nƣớc ta. Là địa bàn tập trung
nhiều cơ sở công nghiệp mang ý nghĩa quốc gia. Đặc biệt là năng lực cơ khí chế tạo
(vùng này sản xuất ra 90% máy công cụ, máy cắt gọt kim loại; > 74% sản phẩm động cơ
điện; 70% quạt điện của cả nƣớc), khai thác than (trên 90%) và các ngành sản xuất
VLXD, sản xuất HTD, đồ điện-điện tử, công nghiệp CB' LT-TP…; Đã và đang hình
thành nhiều cụm, khu CNTT, tạo động lực đƣa nền kinh tế của vùng phát triển. Nguồn
nhân lực có chất lƣợng cao nhất so với các vùng khác. Các cơ sở NCKH nhiều nhất, đây
là một thế mạnh, một tiềm năng lớn của vùng (lực lƣợng cán bộ có trình độ trên đại học
chiếm 72,4% cả nƣớc, lao động đã qua đào tạo chiếm 29,5% lao động xã hội). Về quĩ đất
cho bố trí các ngành công nghiệp: Tuy phần lớn nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng,
nhƣng ở nhiều nơi quĩ đất thuận tiện cho việc bố trí công nghiệp (hàng chục ngàn ha) và
có nguồn nƣớc có thể phục vụ cho quá trình CNH' và ĐTH' (trừ một số nơi ở ven biển).
- Vùng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo (vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, bán
đảo Đồ Sơn) cùng các điểm du lịch lân cận (Đồng Mô-Ngải Sơn, Côn Sơn-Kiếp Bạc,
chùa Hƣơng...), những di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dƣơng, Quảng Ninh... có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Đây là lợi thế
rất lớn để phát triển du lịch.
▪ Một số tồn tại:
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, tuy phát triển sớm nhƣng chất lƣợng còn thấp. Mạng

lƣới GTVT còn bất cập so với yêu cầu phát triển, cảng Hải Phòng chỉ tiếp nhận tàu <
7.000 tấn; các trục lộ huyết mạch lòng đƣờng còn hẹp, mặt đƣờng xấu, chịu tải kém;
Đƣờng sắt còn tồn tại nhiều khổ đƣờng, trang bị ở những ga đầu mối thiếu và lạc hậu; GT
nội địa ở các Tp lớn còn hạn chế, gây ách tắc GT. Mạng lƣới cấp - thoát nƣớc tại nhiều
đô thị rất lạc hậu (nhiều nơi thiếu nƣớc nhất là vào mùa hè, trong khi đó lƣợng nƣớc thất
thoát lớn), nếu mƣa lớn kéo dài là nhiều điểm bị ngập úng. Phần lớn các khu vực nông
thôn chƣa có hệ thống nƣớc sạch. CSVC của các ngành giáo dục, y tế, văn hóa còn thiếu
thốn.
- Trang thiết bị kĩ thuật của các cơ sở công nghiệp hiện nay nhìn chung là lạc hậu
(chỉ ~ 1/3 là có trình độ tƣơng đối khá). Sản phẩm làm ra kém chất lƣợng, khó cạnh tranh
trên thị trƣờng, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng còn phổ biến. Điểm xuất phát chƣa cao; sự
phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Vì thế tác dụng của nó đối với cả nƣớc
còn khiêm tốn.
- Vùng nằm gần khu vực phát triển năng động của Trung Quốc, do đó việc cạnh
tranh gặp nhiều khó khăn hơn; hơn nữa còn bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi những tình huống
phức tạp trên biển Đông và biên giới phía Bắc. Ngoài ra, vùng Bắc Bộ (tính từ Thừa
Thiên Huế trở ra) có 41.657,7 nghìn dân, cuộc sống đại bộ phận của dân cƣ trông cậy vào
sản xuất N-L-N, muốn phát triển nhanh phải có động lực mà trọng trách này thuộc về
vùng KTTĐPB'.
● Những định hướng chính về thiết kế lãnh thổ
▪ Mục tiêu chung của vùng là: xây dựng vùng trở thành một trong những vùng
kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác
trong cả nƣớc.
15


▪ Về phát triển công nghiệp. Nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp có
hàm lƣợng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm MT, tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng
tốt, thay thế hàng nhập khẩu và một phần để xuất khẩu. Phát triển một số ngành công
nghiệp chủ lực trên cơ sở lợi thế và tài nguyên của vùng. Song song với phát triển các

ngành công nghiệp chủ đạo, cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng
bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm; Phát triển các ngành công nghiệp có qui mô vừa
và nhỏ với công nghệ tiên tiến. xây dựng và phát triển các KCNTT tại khu vực ngoại vi
Tp lớn dọc đƣờng QL5, 21, 18. Những ngành công nghiệp trọng điểm cần ƣu tiên phát
triển là kĩ thuật điện, điện tử, SX thiết bị máy móc, đóng và chữa tàu thuyền, lắp ráp chế
tạo ô tô, xe gắn máy, sản xuất VLXD, năng lƣợng, luyện cán thép, CB' LTTP, dệt, da,
may.
▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
của các loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch;
mở thêm các tuyến du lịch quốc tế từ Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long với các nƣớc khu
vực và thế giới. Xây dựng CSVC - KT, kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, bảo vệ
tài nguyên du lịch, truyền thống VH dân tộc.
▪ Về nông - lâm – ngư. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đƣa tỉ trọng chăn nuôi từ
36% hiện nay lên 45% (2010). Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa có
chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu cho các Tp lớn, KCNTT; tạo nguồn nguyên liệu cho
việc chế biến sản phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu gỗ trụ
mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Tăng cƣờng trồng cây xanh trong các đô thị và KCN.
Đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy-hải sản nƣớc ngọt, lợ. Tăng cƣờng việc đánh bắt xa bờ.
Sớm hình thành một số trung tâm dịch vụ nghề cá ở vịnh Bắc Bộ.
▪ Về kết cấu hạ tầng. Kết hợp cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng biển,
sân bay, đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy. Hoàn chỉnh hệ thống GT công cộng ở các Tp
lớn. Nâng cấp và xây dựng mạng lƣới điện tƣơng ứng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu
sản xuất và đời sống của nhân dân. Hiện đại hóa mạng lƣới TTLL; cải tạo, nâng cấp và
xây dựng hệ thống cấp - thoát nƣớc ở các đô thị lớn, các KCNTT.
▪ Về các đô thị hạt nhân:. Các đô thị hạt nhân của vùng sẽ là: 3 đỉnh tam giác
tăng trƣởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và có tác dụng thúc đẩy quá trình
phát triển của cả vùng Bắc Bộ. Tỉ lệ dân đô thị sẽ tăng từ 28% (hiện nay) lên 56% (2010);
Về công nghiệp và dịch vụ, thì tỉ trọng GDP của khu vực thành thị so với cả nƣớc sẽ tăng
từ 69% (hiện tại) lên ~ 81% (2010).
- Tp Hà Nội: Sẽ là trung tâm kinh tế, CT, KH-KT, VH, GD - ĐT, YT lớn của cả

nƣớc. Đi đầu trong sự phát triển của vùng và cả nƣớc. Diện tích nội thành (dự kiến) sẽ
tăng từ 4,6 ngàn ha lên ~15,0 ngàn ha. {Tháng 08/2008 toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây
(219.800 ha), H.Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã (Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Trung
Yên (H.Lương Sơn (Hoà Bình) đã sát nhập vào Hà Nội, diện tích của Hà Nội là
334.470,02 ha với số dân là 6,2 triệu người. Tháng 12/2008, thành phố Hà Đông trở
thành quận Hà Đông}.
Hƣớng phát triển chủ yếu của nội thành là ở hữu ngạn sông Hồng và một phần tả
ngạn. Tƣơng lai, sẽ phát triển lớn về các phía nhƣ: Phía tây bắc theo QL 21, 32 và đƣờng
cao tốc Láng - Hòa Lạc gắn với khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai (1.700 - 2.000 ha); Phía
nam Thăng Long (1.500 ha); Phía tây nam bám theo trục QL6 (500 - 600 ha); Phía nam
theo QL1 đến Pháp Vân, một phần mở rộng vào đất Thanh Trì (600 - 700 ha); Phía Gia
Lâm theo đƣờng Nguyễn văn Cừ, đƣờng 1 và 5 (700 - 1.000 ha).

16


Thành phố sẽ phát triển theo các trục lộ chính dạng hình sao, xen kẽ các vùng cây
xanh, mặt nƣớc để tạo cảnh quan, cải tạo MT đô thị. Để giảm bớt sự tập trung quá mức
vào nội thành, sự kiến sẽ phát triển một số đô thị vệ tinh nhƣ: Nội Bài (3.000 ha và 14 15 vạn dân vào 2010), Hòa Lạc (7000 ha và 30 vạn dân).
- Tp Hải Phòng: Tiếp tục giữ vai trò là là một trong những đầu mối lớn về giao
lƣu liên vùng và cửa ngõ mở ra thế giới của cả nƣớc ở phía Bắc, trên cơ sở phát huy tiềm
năng và lợi thế về cảng, CN cảng, dịch vụ cảng; Phát triển nhiều ngành CN (cả CN nặng,
nhẹ và dịch vụ). Không gian Tp sẽ mở ra các vùng ven đô phía nam và đông nam; Hình
thành khu phố mới ở bắc sông Cấm gắn với việc xây dựng cầu Bính (thuộc khu vực Tân
Dƣơng, Vũ Yên - huyện Thủy Nguyên). Dân số dự kiến sẽ tăng lên 75 vạn (2010) sau đó
tăng lên >1,0 triệu ngƣời. Phát triển các điểm vệ tinh ở khu vực Minh Đức, Vật Cách,
Kiến An, Đình Vũ... để cùng nội thành hình thành một chùm đô thị.
- Tp Hạ Long: Tƣơng lai có số dân ~ 35 - 50 vạn. Đây là Tp du lịch hàng đầu của
cả nƣớc gắn với cảng biển lớn nhất ở Bắc Bộ trong tƣơng lai. Việc phát triển Hạ Long sẽ
gắn với toàn tuyến ven biển Đông Bắc, đối ứng với Trung Quốc. Đặc biệt coi trọng vấn

đề BVMT biển ven biển để vừa phát triển du lịch, vừa phát triển công nghiệp, cảng biển
theo các mục tiêu trên.
- Phát triển các cụm đô thị Chí Linh - Phả Lại, Đông Triều - Mạo Khê với qui mô
mỗi cụm ~ 30 - 35 vạn dân.
▪ Về tuyến trục (hành lang) kinh tế.
- Tuyến hành lang đƣờng 5: là tuyến hành lang quan trọng của vùng và cả nƣớc
(trong giai đoạn hiện nay). Ƣu tiên bố trí các ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến,
sử dụng nhiều lao động (đặc biệt là lao động lành nghề); Hạn chế sử dụng đất NN (nhất
là đất lúa). Tập trung sức đầu tƣ khai thác tiềm năng để phát triển CNCB' nông sản và
công nghiệp nhẹ hƣớng về xuất khẩu cũng nhƣ các loại dịch vụ; Thúc đẩy sự phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả khu vực nông thôn dọc theo tuyến hành lang này.
- Tuyến QL18 (từ sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Phả Lại- Hạ Long và kéo dài tới
Móng Cái): Tuyến này cùng với tuyến hành lang QL5 tạo thành bộ khung cho cả Bắc Bộ.
Đây là địa bàn có điều kiện phân bố công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), VLXD,
năng lƣợng, làm xoay chuyển hẳn sự phân bố công nghiệp của toàn vùng và kéo theo sự
phát triển đô thị. Trong quá trình phát triển hành lang này, cần xử lý các mối quan hệ
giữa công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ; giữa công nghiệp - du lịch; giữa phát triển
kinh tế - BVMT.
- Tuyến hành lang QL21: sẽ là khu vực bố trí công nghiệp, các trung tâm đào tạo,
NCKH và du lịch, nghỉ dƣỡng để giảm bớt sự tập trung quá mức cho Hà Nội.
▪ Tổ chức nền KT-XH ở khu vực nông thôn cho phù hợp với quá trình chuyển biến
nhanh chóng của các đô thị hạt nhân. Trƣớc hết, hình thành các thị trấn, thị tứ đa chức
năng. Tùy điều kiện cụ thể mỗi địa phƣơng, từng bƣớc qui hoạch và có kế hoạch tổ chức
lại các điểm dân cƣ nông thôn trên cơ sở hình thành các cụm kinh tế-kĩ thuật, làng nghề,
tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hóa tại chỗ. Nông thôn ở vùng này phải
đi trƣớc và trở thành điển hình của quá trình CNH' nông thôn cho vùng Bắc Bộ và cả
nƣớc trong chừng mực nhất định.
▪ Về phát triển kinh tế biển: Phát triển kinh tế biển theo hƣớng mở của, đồng thời
kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với QP, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi

quốc gia trên vùng biển của tổ quốc. Phát triển kinh tế biển và ven biển tạo thành một
17


vành đai kinh tế mặt tiền cho cả vùng Bắc Bộ với các hƣớng ƣu tiên là: Hƣớng tới khai
thác hải sản xa bờ, kết hợp với tăng cƣờng QP-AN trên biển. Phát triển cảng biển và các
đội tàu vận tải biển để mở rộng giao lƣu quốc tế, đảm nhận chức năng xuất-nhập khẩu
hành hóa cho cả vùng. Phát triển du lịch trên toàn tuyến duyên hải từ Đồ Sơn đến Móng
Cái. Chú ý phát triển du lịch trong mối quan hệ chặt chẽ với việc BVMTST; Phát triển
kinh tế ở các hải đảo; Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; Tăng cƣờng CSHT, tiến
hành di dân, đẩy mạnh khai thác hải sản; Phát triển du lịch, dịch vụ kết hợp với QP-AN.
Phối - kết hợp giữa vùng với các vùng xung quanh. Trƣớc hết với các lãnh thổ
trong vùng (bán kính 50 - 100 km) thuộc các tỉnh phụ cận trong việc xây dựng kết cấu hạ
tầng, phát triển công nghiệp, thƣơng mại, du lịch, chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực, và thu hút nguyên liệu N – L - TS, TP từ các vùng xung quanh vào
vùng trọng điểm.
1.1.3.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT)
a. Tiềm năng và thực trạng
Vùng KTTĐMT là dải lãnh thổ ven biển kéo dài từ Thừa Thiên - Huế đến Bình
Định với 400 km bờ biển, hạt nhân của vùng là Tp Huế và Đà Nẵng cùng các đô thị kéo
dài từ Tam Kỳ - Qui Nhơn. Các hạt nhân này đƣợc gắn kết bởi trục tuyến QL1A, đƣờng
sắt Thống Nhất và các cửa ra - vào nhƣ Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung
Quất, Qui Nhơn.
Diện tích 27.959,3 km2, dân số (2013) là 6,32 triệu ngƣời (8,45% diện tích và
7,05% dân số cả nƣớc). Vùng nằm ở vị trí trung độ của cả nƣớc, trên các trục QL1A và
đƣờng sắt Bắc-Nam, đầu mối phía Đông của trục QL14B, 14 nối với Tây Nguyên, có 4
sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và
Nam Lào, đồng thời cũng rất thuận lợi để trao đổi giao lƣu với khu vực và quốc tế. Có
các vịnh nƣớc sâu (Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất) gắn với các bến có diện tích mặt
bằng rộng chủ yếu là đất cát, dân cƣ thƣa thớt, lại gần các sân bay lớn (Phú Bài, Đà nẵng,

Chu Lai); gần đƣờng sắt, đƣờng bộ và đƣờng điện quốc gia, không xa nguồn nƣớc ngọt
và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cảng nƣớc sâu có ý nghĩa quốc gia;
xây dựng các KCN lọc dầu, KCNTT.
Vùng có thế mạnh về khai thác tài nguyên biển - khoáng sản - rừng để phát triển
du lịch - dịch vụ - nuôi trồng thủy sản, công nghiệp cơ khí đóng mới và sữa chữa tàu
thuyền, công nghiệp CB' N-L-HS, công nghiệp đƣờng mía, khai thác khoáng sản, nhằm
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH', HĐH'. Đã hình thành một dải đô thị gồm:
Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và các thị trấn (Chân Mây, Vạn
Tƣờng, Nhơn Hội...). Những đô thị này là trung tâm hạt nhân, có sức lan tỏa và thu hút
các lãnh thổ xung quanh vào việc phát triển kinh tế của vùng. Dân cƣ, một bộ phận đã
đƣợc tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa. Nhân dân cần cù, có truyền thống CM, nếu
đƣợc đào tạo và có chính sách sử dụng hợp lý sẽ là động lực để phát triển kinh tế của
vùng.
▪ Những hạn chế của vùng:
- Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ và yếu kém (đặc biệt là vùng nông thôn, miền
núi); Thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn lạc hậu đã làm giảm
hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ và hạn chế sự giao lƣu kinh tế với bên ngoài.
- Nền kinh tế còn ở trình độ thấp, chƣa có tích lũy, đời sống của một bộ phận dân
cƣ còn gặp khó khăn. sản xuất công nghiệp chƣa phát triển; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm; hậu quả của chiến tranh còn để lại nhất là về xã hội và môi trƣờng.
18


- Dân số tăng nhanh, LĐ chƣa có việc làm còn lớn. Lực lƣợng lao động bổ sung
hàng năm chủ yếu ở nông thôn lại chƣa qua đào tạo. Việc sử dụng và thu hút chất xám
còn nhiều hạn chế. Sự thấp kém thể hiện ở chỗ: dân số chiếm 7,05% cả nƣớc, song mới
chỉ tạo ra 5,15% GDP, mức thu ngân sách chỉ đạt 4% so với cả nƣớc.
- Mặc dù gần đây, cơ cấu kinh tế đã có nhiều biến đổi, tỉ trọng công nghiệp, dịch
vụ có tăng lên; Song năm 2002, GDP công nghiệp cũng chỉ ~ 1,59% cả nƣớc và ~ 30,9%
của vùng, TNBQ/ng/năm mới đạt 4,27 triệu đồng. Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tuy có

cải thiện, nhƣng chƣa đủ sức để có những chuyển biến thực sự và trở thành động lực phát
triển (mặc dù ở đây có nhiều tiềm năng đầy hứa hẹn nhƣ vịnh Dung Quất, đƣờng Xuyên
Á, cảng Chân Mây, khu du lịch Huế...). Đây là nơi hội tụ của những tai biến thiên nhiên,
hạn hán, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra với tần suất lớn, cƣờng độ mạnh, gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho sản xuất, đời sống.
● Những định hướng chính về thiết kế lãnh thổ
▪ Định hướng chung:
- Nhanh chóng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng mạnh và đồng bộ, tạo môi
trƣờng pháp lý ổn định để phát triển công nghiệp và du lịch-dịch vụ; Trong đó có các
trọng điểm nhƣ lọc - hóa dầu, đóng tàu, luyện kim, sản xuất HTD xuất khẩu, CB'TP, dịch
vụ cảng biển và hàng hải, du lịch biển...
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong
chiến lƣợc phát triển. Đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng lao động đáp ứng nhu cầu phát
triển nhanh của vùng và của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
- Phát triển công nghiệp và đô thị phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền vững.
▪ Về kết cấu hạ tầng.
- Xây dựng đi đôi với cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; chú trọng mạng
lƣới GT nông thôn và MN’, biên giới, tạo điều kiện phát triển cho vùng khó khăn, căn cứ
kháng chiến cũ.
- Xây dựng dải hành lang ven biển gắn với trục QL1A, đƣờng sắt xuyên Việt, cảng
biển, sân bay; thiết lập đầu mối GT từ cảng biển đến vùng Tây Nguyên theo các trục 14B,
24, 19 với Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Cămpuchia theo trục đƣờng Xuyên Á.
Từng bƣớc hiện đại hóa các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Chu Lai phục vụ sự
nghiệp CNH', HĐH'.
- Nâng cấp hệ thống cấp-thoát nƣớc ở các KCN Dung Quất, Đà Nẵng, T-T-Huế,
Quảng Nam, Chân Mây. Giải quyết nƣớc sạch cho khu vực thành thị và nông thôn. Cải
tạo và làm mới các công trình thủy lợi đầu nguồn để giữ nƣớc ngọt, điều tiết, kiếm soát
lũ, chống nhiễm mặn, đảm bảo tƣới-tiêu cho sản xuất và nhu cầu dân sinh.
- Đầu tƣ nâng cấp mạng lƣới điện, bƣu chính viễn thông.

- Nâng cấp, phát triển các Tp, thị xã hiện có. Xây dựng các đô thị mới; chú trọng
bảo tồn, tôn tạo và phát triển Tp Huế và Đà Nẵng. Tổ chức không gian đô thị theo hành
lang phát triển; đồng thời tổ chức các điểm dân cƣ khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, vùng
đồng bào DT ít ngƣời, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều trong vùng và cả nƣớc.
▪ Về phát triển nông - lâm – ngư.
- Hình thành các vùng nông sản hàng hóa tập trung trên cơ sở thay đổi mùa -vụ,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Đầu tƣ thâm canh phù hợp với hệ sinh thái và

19


môi trƣờng, phòng tránh thiên tai; Gắn nông nghiệp với CNCB' nhằm tạo ra thế phát triển
bền vững.
- Chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá...) phù hợp
với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của vùng nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến và
xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi theo hƣớng đa dạng hóa, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn bò
sữa, bò thịt, đàn gia cầm phục vụ đời sống và công nghiệp CB'TP xuất khẩu.
- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn.
- Chú trọng quản lý, bảo vệ, tái tạo và tu bổ rừng tự nhiên, nhằm giữ gìn cảnh
quan môi trƣờng. Đẩy mạnh trồng rừng ở các khu vực đất trống, ven biển.
- Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hƣớng đánh bắt-nuôi trồng- CB' thủy hải
sản, làm muối, làm nông nghiệp và trồng rừng ven biển. Hình thành và phát triển các làng
cá để cung cấp thực phẩm tƣơi sống có giá trị cao. Đầu tƣ, hiện đại hóa phƣơng tiện,
trang thiết bị, CSHT đánh bắt thủy hải sản (đặc biệt là phƣơng tiện đánh bắt xa bờ),
khuyến khích tạo điều kiện CB' xuất khẩu.
▪ Về phát triển công nghiệp.
- Hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở những ngành đƣợc đầu
tƣ tập trung, có lợi thế về tài nguyên, lao động, thị trƣờng để tăng trƣởng với tốc độ cao,
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển

những ngành sản xuất có hiệu quả và góp phần xuất khẩu, tạo ra lợi thế trong quá trình
hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Đầu tƣ cho các KCN Dung Quất, Điện Nam - Điện Ngọc, Hòa Khánh - Liên
Chiểu, Phú Bài, An Đồn, Chân Mây, Tịnh Phong.
- Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số điểm công nghiệp khác với các ngành
chủ yếu là CB' N - L - TS, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp đóng tàu và sản xuất
hàng tiêu dùng. Đầu tƣ đồng bộ CSHT để thu hút đầu tƣ. Đẩy mạnh phát triển CNCB' qui
mô nhỏ ở nông thôn thuộc các ngành VLXD, thủ công mĩ nghệ, gia công cho các KCN
lớn nhằm tạo ra sự đổi mới ở nông thôn.
▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Xây dựng Tp Huế, Đà Nẵng thành đầu mối giao lƣu quốc tế và xuất-nhập khẩu.
Phát triển các trạm trung chuyển, hình thành một số siêu thị và trung tâm thƣơng mại tại
Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và ở một số đô thị mới.
- Phát triển du lịch gắn với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, VH, khu bảo tồn
thiên nhiên. Kết hợp du lịch với nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ven biển và rừng quốc
gia. Chú trọng phát triển dải du lịch trọng điểm nhƣ: Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh
Dƣơng, Đà Nẵng, Hội An, Cổ Lũy và các khu vực phụ cận. Gắn du lịch giữa các tỉnh, Tp
trong vùng với các vùng khác trong cả nƣớc. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đa dạng
hóa các loại hình du lịch, từng bƣớc hình thành các tuyến du lịch khu vực miền Trung.
Về lâu dài, nối liền với tuyến du lịch Chiềng Mai (Thái Lan) - Luông Phabăng (Lào) Ăngkovat (CPC).
1.3.3.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN)
a. Tiềm năng và thực trạng
▪ Phạm vi lãnh thổ bao gồm 8 tỉnh, Tp với diện tích (theo đơn vị hành chính) là
30.592,3 km2, dân số 18,63 triệu ngƣời (9,24% diện tích và 20,77% dân số cả nƣớc).

20


Hạt nhân tạo vùng là 3 cực Tp HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu. Trong đó, Tp HCM
có ảnh hƣởng rõ rệt tới các đô thị vùng ĐBSCL và Lâm Đồng (Tp Đà Lạt có mối quan hệ

qua lại qua các dòng rau quả hoa và du lịch).
Bốn phía của vùng tiếp giáp với các không gian kinh tế đa dạng và phong phú:
Phía đông là vùng biển giàu tài nguyên dầu khí, hải sản với cảng biển lớn trong giao lƣu
quốc tế; Phía tây với vùng nông-lâm nghiệp phong phú và là cửa ngõ đƣờng bộ chính đi
Cămpuchia, Thái Lan; Phía bắc là miền Trung, Tây Nguyên giàu tiềm năng về cây công
nghiệp, lâm sản, khoáng sản. Phía nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa
cây trái lớn của cả nƣớc.
Địa hình ~ bằng phẳng với 3/4 diện tích là đồng bằng và bán bình nguyên đồi gò.
Độ dốc phổ biến 3 - 150, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đô thị và các điểm
dân cƣ nông thôn. Khí hậu nhiệt đới-gió mùa cận xích đạo với tổng bức xạ ổn định và ~
cao, lƣợng mƣa trung bình ~ 1.500mm/năm và giảm dần về phía tây lên phía bắc. Mƣa
tập trung theo mùa; mùa mƣa (tháng 5 - 10) chiếm 90% lƣợng mƣa. Hầu nhƣ không có
những biến động lớn về thời tiết nhƣ bão lụt, sƣơng muối... Mạng lƣới sông ngòi gồm các
sông lớn nhƣ Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, Vàm Cỏ cùng các nhánh của chúng chuyển
hầu nhƣ toàn bộ lƣợng nƣớc từ thƣợng lƣu thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắc Lắc
vào vùng này thông qua các phụ lƣu Lòng Tàu, Thị Vải, Soài Rạp và Vàm Cỏ; đồng thời
cũng là tuyến vận tải đƣờng thủy quan trọng (đã hình thành hệ thống cảng Sài Gòn với
năng lực bốc xếp tới 7 triệu tấn hàng/năm).
Vùng KTTĐ này cùng với Đông Nam Bộ đã xây dựng đƣợc hệ thống CSVC phục
vụ cho sự phát triển KT-XH. Đặc biệt là CSHT khá phát triển (GTVT tốt hơn hẳn các
vùng khác), hệ thống các đƣờng trục (bộ, sông) tỏa ra khắp vùng. Đƣờng biển và hàng
không cũng phát triển khá. Tuy nhiên, CSVC và mạng lƣới GT còn bất cập so với yêu
cầu mới. Nhiều nơi có thể làm cảng biển để tạo cửa ra-vào cho vùng nhƣng chƣa đƣợc
xây dựng. Cảng hàng không còn hạn hẹp so với nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng
hóa đang tăng lên (mặc dù đã vào loại nhất so với cả nƣớc hiện nay). Giao thông đƣờng
bộ đã trở nên quá tải; đƣờng sắt chƣa phát triển đủ để có thể liên kết với các phƣơng tiện
vận tải khác nhằm hình thành mạng lƣới thống nhất trong vùng. Đất có khả năng cho xây
dựng công nghiệp, CSHT và đô thị còn nhiều và khá thuận lợi; ít ảnh hƣởng đến đất nông
nghiệp nhất là lúa nƣớc (theo tính toán sơ bộ, trƣớc mắt vùng có thể dành ~ 150 ngàn ha
cho phát triển công nghiệp, 30 - 35 ngàn ha cho đô thị và GT mà không động chạm đến

đất lúa). Về mức độ ĐTH', đây là vùng có tỉ lệ đô thị cao; tốc độ ĐTH' đạt ~ 5 - 7%/năm,
đã hình thành hệ thống đô thị thực sự là hạt nhân phát triển KT-XH của vùng với Tp
HCM trung tâm kinh tế, VH, KH-KT lớn của Nam Bộ và cả nƣớc.
▪ Hạn chế:
- Nguồn nhân lực tuy dồi dào, nhƣng lao động tại chỗ chƣa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu phát triển (cả về số - chất lƣợng).
- Các luồng di dân vào Tp HCM có chiều hƣớng ngày càng gia tăng. Sự quá tải về
nhiều mặt ở các đô thị hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Việc di dân quá nhanh
vào Tp HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu đã làm cho khả năng đáp ứng về các điều kiện kết
cấu hạ tầng đô thị (điện, nƣớc, GT, y tế, GD,...) trở nên quá tải, gây ra những hậu quả rõ
rệt về KT – XH - MT.
- Mạng lƣới đô thị của vùng có những nét đặc trƣng riêng; số dân tập trung chủ
yếu ở các đô thị lớn (Tp HCM, chỉ tính các quận nội thành đã chiếm 72,9% số dân đô thị
của vùng); dân số của 2 Tp Biên Hòa và Vũng Tàu cũng chỉ bằng 1/20 dân số nội thành
Tp HCM. Bán kính ảnh hƣởng của các đô thị cũng khác nhau, nếu tính từ trung tâm Tp
21


HCM với bán kính 20 km có các thị trấn An Lạc, Nhà Bè, Duyên Hải, Hoóc Môn; với
bán kính 30 km có thêm Tp Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, thị trấn Cần Giuộc (Long
An); với bán kính 40 km có thị trấn Củ Chi, Đức Hòa, Bến Lức. Trong khi đó, từ Tp Biên
Hòa với bán kính 20 km chỉ có thị trấn huyện lị Thống Nhất; bán kính 30 km có thêm thị
trấn Long Thành và Vĩnh An. Tp Vũng Tàu gắn với TX Bà Rịa trong vòng bán kính 30
km.
▪ Về các hoạt động kinh tế, vùng KTTĐ này phát triển tốt hơn: So với cả nƣớc,
vùng này chỉ chiếm 9,24% diện tích, 20,77% dân số, nhƣng TSP quốc nội (GDP) lại
chiếm 36,7%, công nghiệp 21,8%. Nếu tính GDP của các khu vực, thì kinh tế đô thị
chiếm > 70% GDP toàn vùng (không tính dầu khí) và tập trung chủ yếu vào các đô thị hạt
nhân. Trên địa bàn thu hút 54,9% số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, hơn 60% các KCN của cả
nƣớc. Hoạt động của các KCN (đặc biệt là KCX Tân Thuận) đã phát huy có hiệu quả.

● Những định hướng chính về thiết kế lãnh thổ
▪ Định hướng chung: Xây dựng vùng KTTĐPN thành vùng kinh tế phát triển
nhanh, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao nhất cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng CNH', HĐH' trong toàn vùng và toàn khu vực phía nam. Hoàn thiện và bƣớc đầu
hiện đại hóa hệ thống CSHT. Giải quyết việc làm cho những ngƣời trong độ tuổi lao
động. Phát triển KT - XH đi đôi với bảo vệ, cải thiện MTST, nhất là trong khai thác, sử
dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng đất đai trong quá trình ĐTH' và CNH'. Phát triển kinh tế
gắn với tăng cƣờng khả năng bảo vệ AN - QP.
▪ Về phát triển công nghiệp.
- Công nghiệp phải là lĩch vực then chốt tạo động lực cho phát triển KT - XH.
Phấn đấu tăng tốc độ tăng trƣởng CN để ngành có vị trí xứng đáng trong GDP. Phát triển
các ngành công nghiệp sạch, kĩ thuật cao ở Tp HCM. Hình thành các KCN tại Tp HCM,
Bình Dƣơng qua Biên Hòa chạy dọc QL51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu liên kết thành mạng
lƣới các KCN.
- Kết hợp phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn (nhƣ khai thác - CB' dầu khí,
năng lƣợng, điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và
vật liệu...) để làm nền tảng cho CNH' các ngành kinh tế với phát triển sản xuất HTD, đáp
ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
▪ Về thương mại, dịch vụ, du lịch. Phát triển thƣơng mại-dịch vụ ngang tầm với vai
trò của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía nam, với cả nƣớc và quốc tế. Hình
thành hệ thống các trung tâm thƣơng mại có qui mô và trình độ ngang tầm với các nƣớc
trong khu vực. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các loại hình du lịch.
Hình thành các tuyến du lịch để thu hút khách; xây dựng CSVC - KT, kết cấu hạ tầng,
bảo đảm về nhu cầu lƣu trú, vui chơi giải trí... cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Đa
dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực tài chín, ngân hàng, viễn thông, dịch
vụ cảng... nhằm phục vụ sản xuất và đời sống.
▪ Về nông - lâm - ngư. Từng bƣớc khai thác đất hoang để sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng
khối lƣợng sản phẩm hàng hóa. Đƣa tiến bộ KH - KT và công nghệ mới vào sản
xuấtcùng với chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy ngành nông nghiệp; Đồng thời có

kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai. Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh (tập trung ở
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển (đặc
biệt là rừng ngập mặn Cần Giờ - Tp HCM và ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu), chú trọng
rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An. Phát triển ngành thủy
hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ hậu cần. Nâng cao
22


năng lực khai thác và đánh bắt xa bờ. Đầu tƣ theo chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch
vụ phục vụ nghề cá. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ thúc đẩy ngành thủy hải
sản phát triển.
▪ Về kết cấu hạ tầng. Hoàn thiện và bƣớc đầu hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ
tầng là nhiệm vụ cần đƣợc ƣu tiên đi trƣớc. Xây dựng các tuyến GT huyết mạch (trục QL
51, 13, 22, tuyến Xuyên Á), nhanh chóng cải thiện GT đô thị; Nâng cấp sân bay Tân Sơn
Nhất (có tính đến xây dựng sân bay quốc tế mới cho toàn vùng sau khi sân bay Tân Sơn
Nhất đã quá tải). Nâng cấp cụm cảng: Sài Gòn, Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình và các cảng
hiện có. Cải tạo đầu mối GT đƣờng sắt Tp HCM, xây dựng các tuyến đƣờng sắt từ Tp
HCM đi Vũng Tàu, Phnôm Pênh, Tây Nam Bộ và đi Tây Nguyên. Nâng cấp, xây dựng
mới mạng lƣới điện tƣơng đƣơng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống
nhân dân. Hiện đại hóa mạng lƣới TTLL, mở rộng thông tin di động, mạng lƣới truyền số
liệu, bƣu chính viễn thông, phủ sóng phát thanh- truyền hình toàn vùng. Cải tạo nâng cấp
và xây dựng hệ thống cấp - thoát nƣớc ở các đô thị lớn, các KCNTT. Đảm bảo nƣớc sạch
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ MT
trƣờng đô thị. Hình thành các cực phát triển gắn với các tuyến đƣờng 51; tạo sự lan tỏa
tới toàn Nam Bộ thông qua các tuyến trục.
Tp HCM là trung tâm đa chức năng của vùng Nam Bộ và cả nƣớc, ở đây tập trung
nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và ngành công nghiệp có công nghệ cao;
thƣơng mại, tài chính ngân hàng, TTLL, giao dịch quốc tế, khoa học - công nghệ, GDĐT, khách sạn - du lịch. Cần biến Tp này thành một cực phát triển tầm cỡ quốc gia (quốc
tế). Tp Vũng Tàu phát triển các KCNTT, trong đó có công nghiệp tái chế xuất khẩu, công
nghiệp đóng và sửa chữa tàu, dịch vụ công nghiệp dầu khí và hàng hải, dịch vụ đánh bắt

hải sản, các cơ sở nghỉ mát, điều dƣỡng và du lịch (nội địa và quốc tế). Cùng với 3 Tp hạt
nhân này, sẽ hình thành tuyến hành lang phát triển dọc QL51 với các KCN ở Long Bình,
Nhơn Trạch - Tuy Hạ, Tam Phƣớc, Gò Dầu - Phƣớc Thái, Mỹ Xuân, Phú Mỹ - Bà Rịa,
Bến Đình, Long Sơn... hành lang này góp phần giãn bớt sự tập trung quá mức vào khu
vực Tp HCM, tạo sự phân bố hợp lý với nhiều nét đặc trƣng của vùng.
1.3.3.4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL
a. Tiềm năng và thực trạng
* Tiềm năng :
Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, TP là Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau với diện tích là 16.589,1 ngàn ngƣời (chiếm 5,01% cả nƣớc), dân số 6,34
triệu ngƣời (chiếm 7,06% cả nƣớc).
Giáp giới : phía Bắc giáp Campuchia trên chiều dài đƣờng biên giới 260,8 km,
phía Đông Bắc giáp 2 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Đông Nam giáp Hậu Giang và
Bạc Liêu, về phía Đông trở ra vịnh Thái Lan với chiều dài đƣờng bờ biển 347 km và phía
Nam giáp biển Đông với 107 km.
Vùng có vị trí đặc biệt trong phát triển KT-XH của vùng ĐBSCL và cả nƣớc, hội
tụ các tiềm năng phát triển to lớn, đầu mối giao thƣơng quan trọng bằng đƣờng thủy,
đƣờng bộ và đƣờng hàng không với các vùng trong cả nƣớc và với quốc tế.
Vùng nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, bên cạnh VKTTĐ
phía Nam, gần các nƣớc Đông Nam Á, giáp Campuchia… nên còn là cầu nối trong hội
nhập kinh tế với các vùng của cả nƣớc, với các nƣớc trong khu vực và giữ vị trí quan
trọng về QP, AN của đất nƣớc.

23


Tài nguyên đất và nƣớc phong phú đã tạo cho VKTTĐ tiềm năng lớn về sản xuất
lúa, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Vùng tiếp giáp với ngƣ trƣờng vùng biển Tây Nam, là một trong những ngƣ
trƣờng trọng điểm của cả nƣớc, có trữ lƣợng lớn và đa dạng các loài hải sản.

Ở thềm lục địa Tây Nam thuộc vùng biển Cà Mau – Kiên Giang có nhiều bể trầm
tích có trữ lƣợng đáng kể về dầu khí thiên nhiên, trong đó quan trọng nhất là bể Malay –
Thổ Chu.
Tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đặc sắc, cơ sở để phát triển nhiều loại hình
du lịch. Du lịch sinh thái rừng ngập mặn là sản phẩm đặc trƣng của vùng. Trong vùng, có
4 vƣờn quốc gia : Phú Quốc, U Minh Thƣợng (Kiên Giang), Mũi Cà Mau và U Minh Hạ
(Cà Mau) và 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Khu biển Kiên Giang với hệ sinh thái
đặc trƣng là rừng tràm, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô.
Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa, giàu truyền
thống cách mạng, thông minh, sáng tạo, có thể thích ứng với sự thay đổi của điều kiện
sản xuất và thị trƣờng.
Mạng lƣới GT tƣơng đối đồng bộ, cả đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng hàng không.
Hệ thống đô thị khá phát triển (1 TP trực thuộc TW, 3 thành phố tỉnh lị), là trung tâm
giáo dục – đào tạo, dịch vụ của toàn ĐBSCL.
* Thực trạng :
Quy mô GDP, VKTTĐ ĐBSCL chiếm 8% cả nƣớc và chiếm 42,3% GDP của toàn
vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của VKTTĐ khá cao, năm 2009 đạt 11% so
với 10,9% của vùng ĐBSCL và 5,3% cả nƣớc. GDP/ngƣời của toàn VKTTĐ năm 2009
đạt 21,2 triệu đồng/ngƣời, khá cao so với cả nƣớc (19,3 triệu đồng/ngƣời) và so với toàn
vùng ĐBSCL (17,76 triệu đồng/ngƣời).
Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hƣớng CNH – HĐH, song vẫn còn
chậm, tỉ trọng khu vực I còn cao (32,5%) vì là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản của cả nƣớc ; CN-XD chiếm 26% ; dịch vụ chiếm
41,5%.
Trên địa bàn VKTTĐ hình thành cụm khí – điện – đạm Cà Mau, trung tâm điện
lực Ô Môn và trung tâm nhiệt điện lớn tại khu vực Kiên Lƣơng (Kiên Giang) với công
suất 9.000 – 9.400 MW. Sản lƣợng điện năm 2009 đạt trên 3 tỉ Kwh.
Hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển. Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu toàn
VKTTĐ đạt 1.991,6 triệu USD, chiếm 3,2% giá trị xuất khẩu cả nƣớc. Sản phẩm XK chủ
yếu là thủy sản đông lạnh, gạo…


CHƢƠNG 2. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.1. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KT - XH CỦA VÙNG
2.1.1. Vị trí địa lý
- Trung du và miền núi Phía Bắc gồm 15 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn
La (thuộc Tây Bắc), Cao Bằng Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên
Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc (thuộc Đông Bắc).
- Diện tích: 95.274,7 km2 chiếm 28,8 % diện tích cả nƣớc.
24


- Giáp giới: phía bắc giáp các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc); phía tây giáp
Lào; phía nam giáp ĐBSH và BTB; phía đông giáp Trung Quốc và Quảng Ninh.
Có vị trí đặc biệt tiếp giáp với Trung Quốc, Thƣợng Lào, đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ nên có thể giao lƣu phát triển kinh tế bằng đƣờng bộ, đƣờng biển
với các nƣớc, với các vùng kinh tế trong cả nƣớc, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.
Với vị trí địa lý nhƣ trên, TDMNBB có điều kiện giao lƣu trực tiếp với ĐBSH bằng
hệ thống đƣờng quốc lộ 1A, 2, 3, 18 từ TP Hà Nội qua các tỉnh tới các cửa khẩu quốc tế và
quốc gia trên biên giới Việt Trung.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Đặc điểm tổng quát của địa hình vùng TD-MNPB là địa hình núi với đầy đủ thang
bậc độ cao, cụ thể:
Địa hình Tây Bắc chủ yếu là địa hình núi cao và chia cắt sâu. Đó là các cao
nguyên Tà Phỉnh, Sín Chải, Sơn La, Mộc Lâu và những dãy núi dọc theo biên giới Việt –
Trung, Việt – Lào với đỉnh cao từ 1.500m trở lên: Pu Si Lung (3.076m), Khoan La San
(1.853m), Phan Xi Păng (3.143m).
Địa hình Đông Bắc có độ cao trung bình. Dọc theo biên giới Việt Trung của tiểu
vùng Đông Bắc có sơn nguyên đá Đồng Văn – Lũng Cú. Nhiều dãy núi cao trên 1.500m
nhƣ Tây Côn Lĩnh (2.419 m), Kiều Liêu Ti (2.402m)..; các dãy núi hình cánh cung: Sông

Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Một số cánh đồng giữa núi có diện tích rộng,
tƣơng đối bằng phẳng, dân cƣ đông đúc, nông nghiệp trù phú nhƣ Văn Chấn, Nghĩa Lộ
(Yên Bái), Hòa An (Cao Bằng)…
Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi và ĐBSH đƣợc gọi chung là vùng trung du. Địa
hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng tƣơng đối bằng phẳng, chủ yếu là địa bàn hạ
huyện các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình.
2.1.2.2. Khí hậu
Đặc điểm địa đới ở vùng TD-MNPB là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với nhiệt độ
trung bình năm 20 – 220C, lƣợng mƣa 1.800 – 2.000mm. Một số nơi khí hậu có tính pha
trộn cận nhiệt và ôn đới núi cao.
TD-MNPB có sự phân hóa khí hậu theo đai cao rất điển hình:
- Từ 0 đến 600m là đai nội chí tuyến chân núi với đặc điểm là mùa hè nóng, nhiệt
độ TB tháng trên 250, tổng nhiệt độ trên 75000C, thích hợp với các loại sinh vật nhiệt đới.
Có thể phân đai này thành ba á đai: Á đai thấp đến 100m: chỉ có mùa đông lạnh (t 0TB
tháng <180C). Á đai 100 đến 300m: có nơi đã có mùa đông rét (t0TB tháng <150C). Á đai
300 – 600m: nhiều nơi đã có mùa đông rét.
- Từ 600 – 2.600m: là đai á nhiệt đới từ ẩm đến ẩm ƣớt trên núi, t0TB tháng
0
<25 C. Trong đai này, có 3 á đai:
+ Á đai 600 – 1.000m: là á đai có tính chất chuyển tiếp từ nội chí tuyến chân núi
lên á nhiệt đới trên núi.
+ Á đai 1.000 – 1.600m: mang tính chất á nhiệt đới rõ với đất đỏ vàng á nhiệt đới,
nhiều mùn và các loại dẻ, re, thông chiếm ƣu thế.
+ Á đai 1.600 – 2.600m: mang tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới do tháng nóng
nhất không quá 200C, nghĩa là có mùa nóng tƣơng đƣơng mùa hè ôn đới.
- Từ 2.600m trở lên: là đai ôn đới từ ẩm đến ẩm ƣớt trên núi với tổng nhiệt độ
xuống dƣới 4.5000C, quanh năm rét dƣới 150C, mùa đông xuống dƣới 100C.
25



×