Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài giảng thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là một mơn học
mới trong hệ thống chương trình các mơn học, được đưa vào trong chương trình
đào tạo giáo viên giáo dục Tiểu học trình độ Đại học nhằm trang bị cho sinh viên
những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bài giảng thực hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được biên soạn nhằm
phục vụ yêu cầu học tập của sinh viên và là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh
viên hệ Cao đẵng giáo dục Tiểu học Trường Đại học Quảng Bình. Thơng qua tài
liệu bài giảng này giúp cho sinh viên nắm được các nội dung chính như sau:
Bài 1: Họat động giáo dục ngồi giờ lên lớp
1.1.Khái niệm
1.2.Vai trị, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.3. Nội dung và hình thức của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
1.4. Thiết kế chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.5. Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bài 2: Thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.1. Thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
Sau khi học xong chương trình Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, sinh
viên có khả năng vận dụng giải quyết trong thực tế khi đi thực tập ở các trường
Tiểu học và làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sau này.
Bài giảng được biên soạn để giảng dạy cho sinh viên hệ Cao đẵng giáo dục
Tiểu học, là bộ môn mới biên soạn nên khơng thể tránh được những thiếu sót nhất
định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp
và các anh, chị sinh viên để bài giảng lần sau được hoàn thiện tốt hơn.

Giảng viên bộ môn

1



BÀI 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1.1.

Khái niệm
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là những hoạt động được
tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối giữa
hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh.
1.2. Vai trị, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
1.2.1. Vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chiếm một vị trí then chốt trong q trình
giáo dục, là một bộ phận của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục của cấp học, nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh.
- Thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp hình thành cho học sinh ý thức
thái độ, hành vi đúng đắn, tạo điều kiện cho các em kiểm nghiệm lại những tri thức
đã học và biết vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống, tự điều chỉnh những hành vi
, đạo đức, lối sống của mình cho phù hợp.
- Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục cho học sinh trở thành
một con người phát triển toàn diện.
1.2.2. Nhiệm vụ của HĐGD NGLL
- Về nhận thức: Giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, hiểu biết thêm về
truyền thống dân tộc, về Đảng, Bác Hồ, Đoàn, Đội và các lĩnh vực khác trong đời
sống xã hội.
Ví dụ: Bảo vệ mơi trường, phát triển dân số, chăm sóc sức khỏe, phịng chống
tệ nạn xã hội, các vấn đề về hịa bình, hữu nghị giữa các dân tộc...
- Về kỹ năng:
+ Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói
quen tốt trong học tập, lao động, có kỹ năng sống an tồn và khỏe mạnh, biết hịa
nhập với cộng đồng, biết giải quyết được những tình huống xảy ra trong cuộc sống.
+ Rèn luyện kỹ năng tự quản trong sinh hoạt tập thể, biết lập kế hoạch, tổ chức,

điều khiển, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động.
- Về thái độ:
+ Giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống lành mạnh
đúng đắn, biết yêu thương, tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật.
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị với Thiếu nhi quốc tế và các dân tộc trên
thế giới.
1.3.Nội dung, hình thức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.1. Nội dung hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
Nội dung
Hình thức
u cầu giáo dục
Hoạt động Xây dựng nhà truyền thống.
- Giáo dục chính trị, tư tưởng
2


chính trị xã
hội

Hoạt động
văn hóa,
nghệ thuật.

Hoạt động
thể dục thể
thao.

Hoạt động
lao động,
khoa học,


Tổ chức các hoạt động tập thể, sinh
hoạt theo chủ đề, chủ điểm.
Tuyên truyền, cổ động, báo tường…
Tìm hiểu truyền thống của nhà trường,
của địa phương của dân tộc thông qua
các ngày lễ lớn của đất nước.
Tổ chức, xây dựng quỹ giúp bạn nghèo
vượt khó.
Tổ chức hội thảo, nghe báo cáo về tình
hình chính trị, xã hội trong nước và
Quốc tế.
Tổ chức các câu lạc bộ, các phong trào
”Nói lời hay làm việc tốt”….

đạo đức, làm cho các em hiểu
về Đảng CSVN, Nhà nước và
pháp luật…
- Giáo dục ý thức trách nhiệm
đối với dân tộc, với quê
hương, đất nước.
- Học sinh xác định được
trách nhiệm của mình đối với
gia đình, nhà trường và xã
hội.
- Ln ln sống “Mình vì
mọi người, mọi người vì
mình”
Giáo dục các em trở
thành những con ngoan, trị

giỏi, người cơng dân tốt.
- Tổ chức hướng dẫn các em tham quan - Giáo dục cho thiếu nhi biết
du lịch, xem biểu diễn nghệ thuật như
cách rung cảm với nghệ thuật,
phim ảnh, kịch, ca múa, hóa nhạc…
hiểu biết và phân biệt được
- Tổ chức, hướng dẫn đọc sách báo,
cái hay, cái đẹp trong cuộc
truyện.
sống, văn học, văn hóa, nghệ
- Sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật.
thuật.
- Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, nét
- Giáo dục truyền thống cách
đẹp tuổi thiếu niên, tìm hiểu nét đẹp
mạng, hình thành thế giới
văn hóa của địa phương, của dân tộc,
quan khoa học, nhân sinh
thi khéo tay hay làm, vẽ theo chủ đề.
quan đúng đắn.
….
- Tổ chức cho học sinh tập thể dục giữa - Giáo dục cho các em ý thức
giờ, buổi sáng để rèn luyện sức khỏe..
tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn
- Tổ chức các câu lạc bộ: Thể dục nhịp kết, dũng cảm, ý chí vượt
điệu, đá cầu, nhảy dây, bóng đá, cờ
khó…..
vua, điền kinh, các trị chơi tập thể….
- Học sinh nhận thức được
- Tổ chức “Hội khỏe phù đổng”, ngày

mục đích của việc luyện tập
hội thể dục tể thao toàn trường….
thể thao, rèn luyện sức khỏe.
- Tham quan du lịch, hành quân cắm
- Tham gia luyện tập thể dục
trại, rèn luyện sức khỏe.
thể thao ở địa phương, ở nhà
trường, các câu lạc bộ …
- Sinh hoạt chủ đề, hội thảo nghe nói
chuyện về các thành tựu khoa học kỹ
thuật.
3

- Giáo dục lịng u lao động,
tơn trọng người lao động.
- Yêu quý thành quả lao động,


kỷ thuật và
hướng
nghiệp

Hoạt động
vui chơi,
giải trí

- Tham quan các cơ sở sản xuất.
- Trao đổi, tọa đàm với các nhà doanh
nghiệp trẻ.
- Tổ chức các buổi lao động cơng ích.

- Tổ chức các cuộc triển lãm, các hội
thi nấu ăn, cắm hoa…
- Tham gia lao động sản xuất với các
cơ sở sản xuất tại địa phương…
- Tổ chức cho các em đi tham quan,
cắm trại, giao lưu với các đơn vị bạn.
- Tổ chức các trò chơi lớn, nhỏ, vừa ….
- Tổ chức các hội thi như: Thi đố vui để
học, thi thể dục thể thao, thi ứng xử …

thức, trách nhiệm trong lao
động.
- Lao động, làm quen với lao
động từ đơn giản đến phức tạp
- Thông qua hoạt động lao
động dần dần định hướng
nghề nghiệp cho các em.

- Góp phần giáo dục học sinh
phát triển toàn diện, tăng
cường thể lực, sức khỏe,
trạng thái tâm lý, phát triển
trí tuệ , thúc đẩy khả năng học
tập của các em.
- Rèn luyện cho học sinh các
kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỷ
năng tổ chức, điều khiển,
tham gia các hoạt động.
Hoạt động
- Tham gia vệ sinh trường, lớp học.

- Giáo dục cho học sinh biết
lao động
- Trồng cây, chăm sóc vườn hoa, cây giữ gìn và bảo vệ mơi trường,
cơng ích.
cảnh.
những nơi cơng cộng.
- Tổ chức vệ sinh, bảo vệ môi trường ở - Giúp học sinh gắn với thực
địa phương, những nơi công cộng ….
tiễn cuộc sống, tạo điều kiện
cho các em vận dụng những
kiến thức đã học vào trong
đời sống hàng ngày.
1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động Giáo dục ngồi giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện chủ yếu thơng qua ba
hình thức cơ bản sau:
+ Tiết chào cờ đầu tuần.
Tiết chào cờ đầu tuần là dịp để học sinh được sinh hoạt tư tưởng, tham gia các
hoạt động do nhà trường tổ chức.
* Yêu cầu giáo dục
- Học sinh phải ý thức được trách nhiệm của mình trong trường học, từ đó xác định
tư tưởng, đạo đức, thái độ, động cơ học tập đúng đắn biến ý thức thành hành động
thực tiễn.
- Định hướng trọng tâm các hoạt động của nhà trường trong từng thời điểm để thúc
đẩy học sinh thi đua học tập và rèn luyện tốt.
- Phát huy tính tự giác và khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động dưới
cờ như khả năng nắm tình hình, điều khiển hoạt động, đánh giá thi đua.
* Nội dung tiết chào cờ đầu tuần
4



- Nhận xét tình hình hoạt động, đánh giá kết quả thi đua của trường, lớp, cá nhân
sau một tuần hay một đợt hoạt động.
- Đề ra phương hướng kế hoạch, nội dung hoạt động trong tuần tới, trong tháng
(nếu là tháng đầu tuần). Nội dung kế hoạch hoạt động phải căn cứ vào chủ đề, chủ
điểm và các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra trong tuần, tháng.
- Phát động học sinh hưởng ứng thi đua, tham gia các hoạt động
- Tổ chức các nội dung hoạt động GDNGLL như văn hóa văn nghệ, vui chơi, thi
đố vui, tìm hiểu theo chủ đề, bảo vệ mơi trường, phòng chống HIV và các tệ nạn xã
hội khác .
+ Tiết hoạt động tập thể cuối tuần
Tiết hoạt động tập thể cuối tuần là hoạt động tập thể của lớp sau một tuần do các
em tự tổ chức và điều khiển nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong
tuần và định hướng một số hoạt động của lớp sẽ phải thực hiện trong tuần tới.
* Yêu cầu giáo dục
- Học sinh cần phải hiểu được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc đóng góp, xây
dựng tập thể.
- Nâng cao tính tích cực, tự giác của học sinh trong hoạt động tập thể, có ý thức tổ
chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trước tập thể.
- Hình thành những kỹ năng về xây dựng tập thể như kỹ năng tự điều khiển, tự tổ
chức, tự tham gia, đánh giá các hoạt động.
* Nội dung của tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần.
- Đánh giá tồn diện những nội dung cơng việc trong tuần như về việc thực hiện
nền nếp, học tập, lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, các hoạt động Đội, các phong
trào thi đua …..
- Tổ chức đăng ký thi đua giữa các tổ, cá nhân theo các nội dung hoạt động.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, một đợt, một học kỳ,
một năm học.
- Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm. Các nội dung sinh hoạt thường gắn với
các ngày lễ kỉ niệm lớn, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở trong nước
và trên thế giới, những sự kiện của địa phương, nhà trường hay tập thể lớp.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thi đố vui...
+ Hoạt động giáo dục theo chủ điểm.
* Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử, cách mạng của dân tộc, tình hình
thực tiễn đất nước, có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Bồi dưỡng lòng tự hào, niềm tin vào Đảng, vào sự phát triển của dân tộc, giáo
dục lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng động
cơ, ý thức học tập đúng đắn, xứng đáng là thế hệ tiếp bước cha anh phát huy truyền
thống của dân tộc.
- Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tổ chức và điều khiển các
hoạt động. của tập thể.
5


* Nội dung hoạt động:
Căn cứ vào các ngày lễ, kỷ niệm lớn của dân tộc và yêu cầu giáo dục trọng tâm
của nhà trường trong từng tháng để lựa chọn nội dung hoạt động cho phù hợp. Nội
dung được xây dựng theo các chủ điểm và mỗi chủ điểm gắn với 1 ngày lịch sử
đáng ghi nhớ trong tháng.
Ví dụ: Tháng 11 chủ điểm về Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Yêu cầu giáo dục: Giáo dục cho học sinh truyền thống "tơn sư trọng đạo", lịng
biết ơn các thầy các cơ, biết giao tiếp ứng xử có văn hóa với các thầy các cơ...
- Nội dung hình thức: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổ chức văn nghệ,
đọc thơ, kể chuyện, báo tường, hái hoa dân chủ.....
1.4. Hướng dẫn thiết kế hoạt động GDNGLL.
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động
- Chọn tên một hoạt động đã được gợi ý trong chương trình và sách.
- Chọn tên một hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của địa phương, của trường,
lớp nhưng phải bám sát mục tiêu giáo dục của chủ điểm.
Bước 2: Xác định yêu cầu giáo dục của chủ điểm

Sau khi tham gia hoạt động học sinh đạt được yêu cầu gì về nhận thức, kỹ
năng, thái độ.
Bước 3: Xác định nội dung và hình thức ( đối tượng tham gia, thời gian, địa điểm)
- Nội dung bao gồm: các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục
thể thao, vui chơi giải trí, lao động khoa học kỷ thuật hướng nghiệp, lao động
cơng ích.
- Hình thức là sự thể hiện của nội dung bao gồm: Quy mô, màu sắc, số lượng
của hoạt động; cơ cấu, sự gắn kết, sắp xếp các yếu tố nhằm diễn đạt những tư
tưởng, nội dung của hoạt động.
Bước 4 : Chuẩn bị hoạt động
- Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động, hệ thống câu hỏi, đáp
án….
- Về công tác tổ chức; Dự kiến Ban tổ chức, Ban giám khảo, thư ký, dự kiến phân
cơng các tổ, nhóm, cá nhân học sinh chuẩn bị các công việc.
- Về phương tiện, dụng cụ ….
- Về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động…
- Về kinh phí, phần thưởng (có dự trù kinh phí kèm theo).
Bước 5: Tiến hành hoạt động
Thực hiện theo thiết kế nội dung chương trình hoạt động (kịch bản) đã xây
dựng. Khi thực hiện bước này giáo viên cần thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính tự
quản và phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ giữ vai trò cố vấn,
hướng dẫn cho các em.
Bước 6: Kết thúc hoạt động

6


Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà thiết kế phần này cho phù hợp. Có thể cho
học sinh tự đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động, giáo viên bổ sung, nhắc nhở
động viên các em thực hiện hoạt động tốt hơn.

Bài 2: THỰC HÀNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP
2.1. Thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.1.1. Thiết kế tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần
2.1.2. Thiết kế tiết sinh hoạt cuối tuần
2.1.3. Thiết kế tiết sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm
- Nhóm 1: Tháng 9: Truyền thống nhà trường
- Nhóm 2: Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
- Nhóm 3: Tháng 11: Tơn sư trọng đạo
- Nhóm 4: Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
- Nhóm 5: Tháng 1,2: Mừng Đảng - Mừng xuân
- Nhóm 6 : Tháng 3: Tiến bước lên Đồn
- Nhóm 7: Tháng 4: Hịa bình và hữu nghị
- Nhóm 8: Tháng 5: Bác Hồ kính u
2.2.Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.2.1. Tổ chức sinh hoạt chào cờ đầu tuần
2.2.2. Tổ chức sinh hoạt cuối tuần
2.2.3. Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm.
2.3. Hướng dẫn một số bài hát, múa, trò chơi thiếu nhi.
a. Hát, múa thiếu nhi.
* Ý nghĩa, tác dụng của hát, múa thiếu nhi
- Hát múa là những bộ môn nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, Hát múa
mang đến cho các em niềm vui tươi phấn khởi, lạc quan yêu đời, làm phong phú
thêm nội dung sinh hoạt đội.
- Hát, múa là phương tiện giao lưu tình cảm, thắt chặt tình bạn, tình đồn kết thân
ái làm cho mỗi người càng gắn bó hơn với tập thể cộng đồng.
- Hát múa tập thể là sự kết hợp giữa các yếu tố nghe, nhìn, chạy, nhảy làm cho các
em năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát, góp phần giúp cơ thể phát triển cân đối, rèn
luyện tính bền bỉ, dẻo dai, khéo léo trong cơng việc và trong cuộc sống.
- Hát múa tập thể góp phần giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức

thẩm mĩ lành mạnh, trong sáng qua vẻ đẹp của nhịp điệu âm thanh và các động tác
tạo hình .
- Hát múa tập thể tạo điều kiện cho các em học sinh có năng khiếu phát triển tài
năng của mình và có ý thức phục vụ cộng đồng.
* Hướng dẫn hát, múa thiếu nhi
- Các bước tiến hành dạy một bài hát tập thể:
7


Bước 1: Phổ biến nhạc và lời bài hát bằng nhiều cách như phát bài hát đã pho to
sẵn, viết bài hát lên bảng, đọc cho học sinh chép ..
Bước 2: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ của bài hát, nội dung của lời ca, giải
thích các từ khó hiểu, nêu hình tượng, tình cảm của bài hát để tạo cảm xúc ban đầu.
Cần nói rõ yêu cầu, tốc độ của bài hát, yêu cầu về nhịp phách.
Bước 3: Giáo viên cần hát mẫu, vài lần hoặc mở băng đài cho học sinh làm quen
dần với nhịp điệu của bài hát.
Bước 4: Tiến hành dạy hát từng câu sau đó ghép lại tồn bài và cho cả lớp hát đi
hát lại nhiều lần.
- Các bước dạy một bài múa tập thể
Bước 1: Giảng viên giới thiệu các điệu múa và múa mẫu
Bước 2: Tập từng động tác, ghép lại tồn bài
Bước 3: Mời nhóm nồng cốt lên múa, giảng viên chỉnh sửa
Bước 4: Múa cả lớp 1 - 2 lần
Bước 5: Chia nhóm luyện tập.
Bước 6: Thi đua múa giữa các nhóm.
b. Trị chơi Thiếu nhi
* Ý nghĩa ca trũ chi
- Đối với tập thể: Trò chơi tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái sau những giờ học
tập, lao động căng thẳng. Thông qua trò chơi các em có dịp gần gủi, hiểu biết và
thông cảm cho nhau hơn,từ đó tạo tinh thần đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong

học và rèn luyện.
- Đối với cá nhân: Trò chơi giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, tạo nên
một cơ thể khỏe mạnh (nhiều trò chơi đòi hỏi sự vận động toàn cơ thể )
+ Trò chơi góp phần phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng, óc quan sát , nhanh nhẹn,
tháo vát, phản ứng nhanh.
+ Trò chơi làm cho tâm hồn con người phát triển lành mạnh, tạo tinh thần thoải mái
vui vẻ, cởi mở , trung thực, thẳng thắn, mạnh dạn
Lưu ý : - Chia nhãm, cư nhãm tr­ëng tỉ chøc trß chơi minh họa tìm hiểu ý nghĩa
giáo dục ( đối với cá nhân, đối với tập thể)
- Các nhóm nhận xét
- Giảng viên góp ý bổ sung
Câu hỏi : - Khi tham gia các trò chơi tập thể những nét tính cách nào của Thiếu nhi
được bộc lộ rõ ?
- Trò chơi mang lại cho cá nhân những lợi ích gì ?
* Vai trũ, v trớ ca ngi qun trũ
Quản trò là một nhân vật có trình độ, năng khiếu và có nhiều kinh nghiệm trong
hoạt động tập thể. Trong các trò chơi quản trò là nhân vật trung tâm điều khiển các
hoạt động chơi của một tập thể, là người làm chủ tập thể trong thời gian chơi. Muốn
trở thành quản trò tốt chúng ta cần phải rèn luyện :
+ Về tính cách
- Phải có tâm hồn cởi mở, sẵn sàng tham gia các cuộc vui chung
8


- ý thức sâu sắc những việc mình làm, biết nói đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng.
- Có bản lĩnh vững vàng, ứng biến nhanh nhạy, sẵn sàng nhường bước cho người
khác mà không mặc cảm.
- Có nhiều tài năng và sở trường.
+ Về năng khiếu
- Giọng nói to, dõng dạc, ngắn gọn, dể hiểu gây dược sự chú ý của mọi người. Luôn

luôn vui vẻ, cởi mở không nóng nảy, la nạt người khác.
- Dáng điệu vui vẻ, dễ thương . Cử chỉ gần gủi, thân thiện làm cho người chơi có
cảm giác như quản trò đang ở cùng phía với mình.
- Nhanh nhẹn, tháo vát, có sức khỏe tốt.
- Luôn ý thức được việc mình làm và giúp mọi người nhận ra được các giá trị giáo
dục mà trò chơi đem lại.
- Phải có vốn trò chơi phong phú.
+ Về kinh nghiệm
- Người quản trò phải tham gia nhiều cuộc chơi, qua mỗi cuộc chơi cần phải rút
kinh nghiệm cho bản thân.
- Phải tự tin
- Thắng không kiêu - bại không nản.
- Biết xuất hiện đúng lúc cần thiết.
- Nhiệt tình, vị tha và hướng thượng.
- Không nên giấu nghề.
- Khiêm tốn học hỏi
Lưu ý - Thảo luận mỗi người tự đánh giá quản trò của mình ?
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
- Giảng viên góp ý bổ sung
c. Cụng tỏc chun b
* Nhận dạng đối tượng tham gia trò chơi (cần chú ý số lượng người và giới tính)
* Lựa chọn trò chơi. Cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Xác định được mục đích tổ chức trò chơi.
- Người tổ chức và hướng dẫn phải hiểu thấu đáo từ luật chơi cho đến các diễn biến
của nó
- Phải nắm rõ đặc điểm đối tượng chơi (tâm lý, giới tính, sức khỏe, độ tuổi, số
lượng người)
- Chọn những trò chơi mà mọi người đều tham gia được.
- Phù hợp với địa điểm và phương tiện chơi.
* Xây dựng chương trình cuộc chơi

Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, xen kẽ giữa trò chơi tĩnh với trò
chơi động.
* Chuẩn bị dụng cụ
Tùy theo nội dung trò chơi mà chuẩn bị dụng cụ và phân công cụ thể.
* Chuẩn bị địa điểm
Địa điểm ở trong nhà hay ngoài trời phải phù hợp và đáp ứng với nội dung trò
chơi, không gây nguy hiểm và làm mất vệ sinh cho người ch¬i.
9


* Chuẩn bị tinh thần thật tốt và thoải mái trước khi tham gia trò chơi.
Lưu ý : - Khi hướng dẫn tổ chức trò chơi cần phải chuẩn bị những gì ?
- Chia nhóm tổ chức trò chơi
- Các nhóm nhận xét
- Giảng viên góp ý bổ sung
Câu hỏi : - Khi lựa chọn trò chơi ta nên lựa chọn như thế nào ?
- Ai là người chuẩn bị các dụng cụ để chơi ?
* Hng dn t chc trũ chi
+ ổn định tổ chức, tạo tâm thế sẵn sàng tham gia trò chơi.
+Giới thiệu, trình bày, phân tích trò chơi
- Dùng chuyện lịch sử, thời sự để giới thiệu trò chơi
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích và dể hiểu các yêu cầu cách chơi, luật chơi
(nên pha tính dí dỏm, hài hước)
- Cử trọng tài, quản trò.
+Chia nhóm theo yêu cầu nội dung trò chơi (nếu cần
- Dùng hình thức điểm số hoặc trò chơi ®Ĩ chia nhãm.
- Chän nhãm tr­ëng.
+Tỉ chøc ch¬i thư 1 vài lần.
+ Tổ chức chơi thật.
- Khi trò chơi được chính thức bắt đầu người quản trò phải quan sát, theo dõi hoặc

cử người theo dõi hoạt động của từng cá nhân hay tập thể tham gia chơi.
- Người quản trò có lúc là trọng tài nên phải luôn đảm bảo được tính công bằng.
- Theo dõi sát diễn biến của trò chơi.
- Phải vận dụng linh hoạt chương trình cuộc chơi như dự kiến.Nếu cần phải điều
chỉnh cho phù hợp với thực tế.
- Xử lý kịp thời những tình huống phát sinh một cách công bằng, khi bắt lỗi phải
khách quan chính xác, thưởng phạt nghiêm minh.
- Phải biết kết thúc cuộc chơi đúng lúc khi đà xác định thắng thua rõ ràng.
- Phải thường xuyên thay đổi trò chơi tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia
chơi có cơ hội thắng cuộc.
Lưu ý : - Thảo luận những việc cần làm khi hướng dẫn tổ chức trò chơi ?
- Chia nhóm tổ chức trò chơi
- Các nhóm nhận xét
- Giảng viên góp ý bổ sung
Câu hỏi : - Khi gặp những trường hợp những học sinh cá biệt , phá phách quản trò
phải làm gì ?
- Khi người chơi đà thấm mệt quản trò phải làm gì ?
- HÃy sắp xếp các nội dung theo trình tự công việc phải làm khi tiến hành
trò chơi :
Tổ chøc ch¬i thư - Chia nhãm - Tỉ chøc ch¬i - ổn định tổ chức - Giới thiệu,
trình bày, phân tích trò chơi.

10


11




×