Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

QUY TRINH SAN XUAT CAY CA ROT THEO GAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.39 KB, 3 trang )

Cây cà rốt

I. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng

1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Cây cà rốt có nguồn gốc ở Afganistan ở ngã ba chân núi Hymalaya và Hindu Kush, sát các nước Nga,
Iran, ấn Độ và Pakistan.
Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị
dinh dưỡng và giá trị chữa bệnh đối với con người
Cà rốt là loại ra ăn củ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao đặc biệt là hàm lượng,Caroten, trong 100 g cà
rốt có tới 6-20mg Beta caroten.
Cà rốt không chỉ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà nó còn có tác dụng như một vị thuốc với
nhiều công hiệu. Cà rốt giàu dinh dưỡng nhưng rất nghèo năng lượng, do đó khi đói bụng hãy nhai một củ cà
rốt vừa chắc răng, đẹp da lại chống béo phì. Nhai cà rốt đã gọt vỏ, rửa sạch giúp sạch răng và làm chắc răng
lợi.
Cà rốt còn có tác dụng chống tiêu chảy
Một 100g cà rốt xay, một nắm gạo rang, thêm một thìa cà phê muối ăn và 1lít nước nấu thành nước
cháo đổ vào bình cho trẻ em uống trị tiêu chảy rất tốt. Khả năng chống tiêu chảy của cà rốt nhờ vào
chất Pectin điều hoà đường ruột và những hạt cà rốt say nhỏ li ti có khả năng hấp thụ vi trùng để tống
ra ngoài. Do đó, nên xay hay băm nhuyễn cà rốt để nấu và cho trẻ ăn luôn cả phần xác cà rốt chứ không
chỉ dùng nước cháo không. Cà rốt còn có thể chống Cholesterol cao trong máu và tăng khả năng hấp
thụ các chất dinh dưỡng khác.
Rất nhiều nghiên cứu của Nauy, Nhật Bản, Pháp, Iran, Mỹ, Isrel đã cho thấy những người ăn nhiều
thực phẩm giàu nguyên tố A hoặc tiền sinh tố A (Caroten) có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung
thư dạ dày, phổi, thực quản, ruột già, bàng quang và trực tràng.
II. Biện pháp kỹ thuật

2.1. Thời vụ


Vụ sớm: gieo tháng 7- 8, thu hoạch tháng 10- 11.


Vụ chính: gieo tháng 11-12, thu hoạch tháng 12, tháng 1 năm sau.
Vụ muộn: gieo tháng 1-2; thu hoạch tháng 4 - 5.
2.2. Giống: Giống cà rốt Nhật là giống lai F1 có năng suất, chất lượng cao, củ to, ngắn, ít xơ, màu đỏ
tươi, bảo quản được lâu, khối lượng củ trung bình 300g/củ, năng suất 1,2-1,5 tấn/sào.
Ngoài ra còn rất nhiều giống cà rốt của các công ty nước ngoài như Victoria, Royal cross
2.3. Làm đất, bón phân
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, chủ động tưới tiêu. Nếu đất chua pH< 5,5, cần bón thêm 300kg vôi bột/ha,
bón trước khi bừa lần cuối. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20- 25cm, rộng 1- 1,2m. Phân
bón lót là chủ yếu.


Lượng bón
Bón thúc (%)

Tổng lượng phân

Bón lót

bón (kg/ha)

(%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

15.000 - 20.000


100

-

-

-

20

-

30

40

30

P2O5

40 - 50

100

-

-

-


K 2O

40

-

30

40

30

Loại phân
Phân chuồng hoai mục
N

Các loại phân trộn đều rồi rải vào luống khi làm đất. Có thể bón 30kg phân NPK loại (5:10:3) + 2kg
kali/sào thay đạm, lân, kali cho hiệu quả kinh tế hơn.
2.4. Gieo hạt
Cà rốt gieo liền chân, vãi cho đều. Lượng hạt cần 160- 180g/sào. Vụ sớm gieo thưa, vụ chính gieo dày.
Trước khi gieo, bỏ hạt giống vào một túi vải đập nhẹ, vò kỹ cho gãy hết lông, sau đó trộn hạt với mùn
theo tỷ lệ 1:1, bỏ vào chậu tưới nước cho ẩm, đảo đều rồi đậy lại, sau 8- 10 giờ lại tưới ẩm lần nữa. ủ 2
ngày đêm, sau đó đem gieo, hạt sẽ mọc đều. Gieo hạt xong lấy cào trang cào đi cào lại vài ba lần cho
đất lấp hạt, rồi lấy rạ phủ lên.
2.5. Chăm sóc
Tưới nước: Gieo hạt xong cần tưới nước ngay, mỗi ngày tưới 1 lần, đến khi cà rốt mọc đều thì 3- 5
ngày tưới một lần. Khi củ bắt đầu phát triển, mỗi tuần chỉ cần tưới một lần, đảm bảo độ ẩm 60-70%.
Tỉa, vun xới: Khi cây cao 5 - 8cm thì tỉa, xới lần thứ nhất, loại bỏ những cây xấu. Khi cây cao 1215cm thì tỉa, xới lần thứ hai (tỉa định cây), để khoảng cách cây × cây 10- 12cm, hàng cách hàng 20cm.
Xới đất khi cây còn nhỏ là biện pháp kỹ thuật có tác dụng đến năng suất, vì ngoài việc làm tơi xốp đất



cho củ phát triển, còn có tác dụng diệt cỏ dại, đảm bảo đầy đủ chế độ ánh sáng cho cây cà rốt quang
hợp. Nếu cây mọc kém có thể bón thúc bằng cách tưới thêm nước phân chuồng ngâm ngấu với supe lân
+ 1-2kg urê/sào. Sau khi tỉa định cây, nếu cây sinh trưởng kém có thể tưới thúc thêm một lần nữa với
lượng phân như trên.
Có thể dùng phân bón qua lá K-Humate hay K-H + Multi-K (13:0:46) phun cho cà rốt 2-3 lần, mỗi lần
cách nhau 10 ngày, năng suất có thể tăng thêm 20-30%.
2.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Cây cà rốt bị rất ít sâu bệnh hại, nhưng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt kéo dài và vệ sinh đồng ruộng
không tốt cây cà rốt có thể bị một số sâu bệh hại như sau:
Sâu hại: Sâu xanh ăn lá: dùng thuốc trừ sâu sinh học BT phun theo liều lượng ghi trên bao bì
Bệnh hại: bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni) hại lá và hại củ, bệnh đốm vi khuẩn (Alternaria dauci),
Bệnh lở cổ rễ (Pythium violate)
- Bệnh thối nhũn và tuyến trùng: thường xuất hiện trên đất nặng và đất trồng cà rốt liên tục nhiều vụ.
Các loại sâu bệnh hại khi cần thiết sử dụng các thuốc BVTV an toàn đã ghi trong phần phụ lục theo
liều lượng và thời gian cách ly trên bao bì.
2.7. Thu hoạch: Khi lá gốc ngả vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để
quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Hạn chế tối đa làm xây sát củ.
2.8. Sau Thu hoạch: Rửa sạch sản phẩm bằng cách xịt nước máy vào củ cho sạch đất, phân loại, để củ
cà rốt ráo nước mới đóng gói bao bì có in nhãn mác và đưa đi tiêu thụ



×