Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

QUY TRINH SAN XUAT CAY CAI XANH NGOT (brassica juncea l ) THEO GAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.62 KB, 4 trang )

Cây cải xanh ngọt
(Brassica juncea L.)
I. Nguồn gốc, đặc tính sinh học và giá trị dinh dưỡng
1.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Cải xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến và tập trung ở các nước
châu á, đặc biệt là Trung Quốc. Theo ý kiến của nhiều tác giả trung tâm đa dạng của cải xanh là
Trung á.
Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu hóa đờm thấp, chữa ho
hen, làm tan khí trệ, giảm đau chữa kết hạch. Để chữa ho hen, đờm suyễn ở người già, dùng hạt
cải xanh, hạt cải củ, tía tô ba thứ bằng nhau (mỗi vị 8-12 g) sắc uống mỗi lần 4-6g, ngày uống
2-3 lần
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
• Nhiệt độ
Cải xanh ngọt có khả năng chịu đựng với khí hậu nóng, ẩm. Trong điều kiện thời tiết lạnh, cải
xanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giầu mùn. Cải xanh ngọt có thể sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 10 -27 0C. Do có phạm vi nhiệt độ rộng cho
nên cải xanh ngọt có thể gieo trồng quanh năm ở nước ta.
• Ánh sáng
Cải xanh ngọt ưa thích thời gian chiếu sáng dài. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cay cải
xanh yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng quá
mạnh không thuận lợi cho quá trình tổng hợp vitamin C.
• Độ ẩm
Cải xanh ngọt là cây ưa ẩm, ưa tưới, nhưng không chịu hạn cũng không chịu ngập úng. Bộ rễ
ăn nông nên hút nước ở tầng đất dưới kém. Cải xanh ngọt có bộ lá phát triển, to bản nhưng
mỏng, nên khả năng chịu hạn kém. Khi đất và không khí thiếu ẩm thì cây còi cọc, sinh rưởng
chậm, lá nhỏ, thân ngắn, năng suất và chất lượng đều giảm.
Độ ẩm đất thích hợp là từ 80%, độ ẩm không khí khoảng 85 - 90% giúp cây sinh trưởng và phát


triển tốt. Cải xanh ngọt không chịu ngập úng, nếu độ ẩm đất quá cao và kéo dài 2-3 ngày sẽ làm
bộ rễ hư hỏng, làm giảm năng suất và chất lượng.


• Đất và dinh dưỡng
Cải xanh ngọt nói chung là dễ trồng, không có đòi hỏi khắt khe đối với các điều kiện đất đai, phân
bón. Cây cải thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước tốt, ẩm và độ pH
từ 6 - 6,5. Cây cải xanh ngọt cho năng suất cao khi gieo trồng trên đất thịt nhẹ pha cát, tốt nhất là
đất phù sa được bồi hàng năm.
Tuy nhiên, để đạt năng suất cao và nâng cao chất lượng thì yêu cầu lượng phân bón cho cây
còn tuỳ thuộc vào từng loại đất. Thông thường lượng phân dùng cho gieo trồng 1 ha cải xanh
ngọt là: phân chuồng 20 tấn, 150 kg đạm ure, 350- 400kg super lân, 70 kali sunphat. Ngoài ra,
còn thể cung cấp phân bón lá trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, mưa kéo dài bằng cánh hoà với
nước để phun.
II. Biện pháp kỹ thuật
2.1. Thời vụ
- Vụ xuân hè: Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 6.
- Vụ thu đông: Gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 11;
Có thể dùng các biện pháp che phủ để trồng cải xanh ngọt quanh năm
2.2. Vườn ươm
Cây cải xanh ngọt có thể gieo thẳng hoặc gieo vườn ươm. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao
0,3m, rãnh rộng 0,3m. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục 2 - 3 kg/1m2. Nếu gieo thẳng: 1m2
gieo 0,5 - 1g hạt giống; nếu gieo vườn ươm rồi cấy: 1m2 gieo 1 -1,2 g hạt giống. Hạt được
ngâm 2 giờ trong nước ấm 30 -35 0C, sau đó vớt ra và thanh hạt hơi khô để gieo. Gieo hạt xong
phủ trấu hoặc rơm rạ trên mặt luống rồi tưới đều bằng ô doa mỗi ngày 1 lần vào bưổi sáng.
2.3. Làm đất, trồng cây
Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH từ 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1,0m, cao 30
cm, rãnh rộng 30cm.


Nếu gieo để liền chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật và 4 - 5 lá thật với khoảng cách
12 - 15cm. Nếu cấy thì để với khoảng cách 20 - 30cm, đảm bảo mật độ trồng từ 80 -100 ngàn
cây/ha.
2.4. Bón phân

+ Lượng bón:
Tổng

Bón thúc (%)

lượng

Bón lót

phân bón

(%)

Lần 1

Lần 2

20.000

100

-

-

70 – 75

30

40


30

P2O5

60

100

-

-

K2 O

70

50

30

20

Loại phân

(kg/ha)
Phân chuồng ủ
mục
N


Không dùng phân tươi chưa hoai mục để bón cho cây, nếu không có phân chuồng hoai mục có
thể dùng phân hữu cơ sinh học với lương 1.000 - 2.000 kg/ha tùy từng loại đất.
+ Cách bón:
Bón thúc:
Lần 1: Khi cây hồi xanh (sau trồng 7 -10 ngày)
Lần 2: sau trồng 15 - 20 ngày.
2.5. Tưới nước, chăm sóc
Cây cải xanh ngọt là cây ngắn ngày và rất cần nước để sinh trưởng nên phải giữ ẩm thường
xuyên sau khi trồng, mỗi ngày tưới 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày tưới 1 lần, kếp hợp bón phân thúc
với tưới nước, nhặt sạch cỏ dại và xới sáo vun gốc từ 1 - 2 lần.
2.6. Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh hại chính sau: cây con thường xuất hiện bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn ở giai
đoạn cây to, các bệnh này thường xuất hiện khi có độ ẩm cao. Cải xanh ngọt thường xuất hiện
rệp các loại, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh. Cải ngọt là cây có thời gian sinh trưởng ngắn,


vì vậy cần áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Trong trường hợp sâu bệnh xuất hiện
chỉ được dùng các thuốc dạng sinh học, thảo mộc hoặc thuốc có thời gian cách ly sử dụng
ngắn.
2.7. Thu hoạch
Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý rửa sạch, không để giập nát
cho vào bao bì sạch để sử dụng. Nếu làm đúng quy trình trên có thể đạt 15 - 20 tấn/ha.



×