Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VẬN DỤNG QUAN điểm của JACQUE DERRIDA TRONG QUÁ TRÌNH đọc văn bản (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.31 KB, 5 trang )

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA JACQUE DERRIDA
TRONG QUÁ TRÌNH ĐỌC VĂN BẢN
Mai Thị Liên Giang
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt: Xuất hiện ở giai đoạn cuối của thế kỷ XX, Jacque Derrida đã góp phần khẳng định
rõ hơn về quan niệm tác phẩm văn học chỉ là một "trò chơi ngôn ngữ" mà việc tạo nghĩa là tùy thuộc
vào người đọc. Chính vì vậy, giải cấu trúc (Deconstruction), liên văn bản (Intiertextuality) cũng là
vấn đề cơ bản trong những luận giải của Jacque Derrida. Đây là đặc điểm giúp người đọc vận dụng
trong quá trình đọc văn bản.
Từ khóa: Quan điểm, quá trình đọc, tác phẩm văn học

Khoảng giữa thế kỷ XX, nền văn học hậu hiện đại ra đời từ châu Âu và nhanh chóng
ảnh hưởng đến các nước. Trong khi chủ nghĩa hiện đại tìm sự thống nhất trong mọi yếu tố và
quy về một trung tâm nhất định trong một cấu trúc chặt chẽ mang tính thứ bậc thì chủ nghĩa
hậu hiện đại chủ trương phi tâm hóa, hướng đến đa tâm điểm. Tính bất định, tính đa dạng và
tính phân mảnh được đề cao trong sáng tạo. Từ quan điểm lí luận hậu hiện đại, nhà văn xây
dựng tác phẩm từ sự lắp ghép ngẫu nhiên của các yếu tố. Có khi tác phẩm của họ là sự kết
hợp lỏng lẻo giữa các chi tiết. Sự kết hợp ngẫu nhiên đó trong nhiều trường hợp được xem
như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Người tiếp nhận vì vậy phải luôn ở vai trò chủ
động tìm ra cho mình những cách đọc mới khi tiếp cận văn bản. Xuất hiện ở giai đoạn cuối
của thế kỷ XX, Jacque Derrida đã góp phần khẳng định rõ hơn về quan niệm tác phẩm văn
học chỉ là một "trò chơi ngôn ngữ" mà việc tạo nghĩa là tùy thuộc vào người đọc. Chính vì
vậy, giải cấu trúc (Deconstruction), liên văn bản (Intiertextuality) cũng là vấn đề cơ bản trong
những luận giải của Jacque Derrida. Đây là đặc điểm giúp người đọc vận dụng trong quá
trình đọc văn bản.
1. Jacques Derrida đã cho thấy những vấn đề cần xem xét lại trong quan niệm ngôn
ngữ học hiện đại và chủ nghĩa cấu trúc. Theo ông, các cấu trúc chỉ bề ngoài là có vẻ ổn định;
mọi cấu trúc, đằng sau vẻ tin cậy bề ngoài là sự bấp bênh, là giải cấu trúc. Derrida đã cho
thấy "ở nơi sâu lắng của ngôn ngữ có một trò chơi liên tục di chuyển, trong khuôn khổ của sự
di chuyển này, các kí hiệu được tạo thành hệ thống khác biệt, không ổn định; rồi lại có những
khác biệt mới xuất hiện, được tổ chức và sau đó tan rã. Như những khác biệt của ngôn ngữ là


vô tận và không ổn định, mỗi người nói đều phát hiện ra những khác biệt mới, và ngay cả
những khác biệt được duy trì lâu hơn, được thừa nhận cũng cho thấy khi ở trong tình thế khác
thì những khác biệt mới lại quan trọng hơn" (1). Từ đây chúng ta có thể thấy, cũng đặt ra vấn
đề trò chơi ngôn từ như ở Gadamer nhưng nguyên lí sự xác lập của Derrida xuất phát từ sự
tiếp nhận, sự trải nghiệm, sự cắt nghĩa văn bản. I.P.Iin (Nga) cũng cho rằng: "trong mỗi văn
bản được phân tích, Derrida tìm kiếm tính bất định, những điểm gãy hay chỗ yếu của luận cứ,
nơi văn bản bắt đầu mâu thuẫn với chính mình. Việc nghiên cứu cơ chế nhiễu thông tin, sự
phong tỏa quá trình hiểu đặt cơ sở cho thực tiễn phân tích mà các nhà hậu hiện đại nắm bắt
được thực ra đã được bắt đầu với phê bình giải cấu trúc. Đồng thời, cái nổi lên hàng đầu ở
đây không chỉ là đặc trưng nhận thức các văn bản đã được đọc mà còn là bản chất của sự


không nhận thức được của con người như nó vốn vậy" (2). Nếu Gadamer muốn nói đến thái
độ của người tham gia cuộc chơi thì Derrida nhấn mạnh rằng trong văn bản viết hoặc nói,
không có yếu tố nào có thể hoạt động được như là kí hiệu mà lại không dựa vào một yếu tố
khác. Tất cả mọi yếu tố đều có kết cấu liên quan đến vết tích của các yếu tố hệ thống hoặc
các yếu tố khác. Derrida phê phán chủ nghĩa cấu trúc, phê phán sự tin cậy mà chủ nghĩa cấu
trúc gửi vào cái toàn thể của tồn tại như là sự có mặt của bản chất, tồn tại, chủ thể, ý thức,
thượng đế, con người... Theo Derrida, trong quá trình vận động của những sự khác biệt,
chúng ta cảm nhận được ý nghĩa của tồn tại. Tất cả mọi sự thiếu vắng đều cần đến sự bổ
sung, sau đó những thiếu hụt mới lại nảy sinh để rồi sự bổ sung chúng lại dẫn tới sự thiếu hụt
mới hơn. Đây chính là một luận điểm quan trọng mà những nhà mỹ học tiếp nhận chưa nói
đến. Như vậy người đọc cũng luôn ở trong trạng thái của một quá trình vận động.
Có thể mô hình hóa quá trình này như sau:
Người đọc

Tồn tại - thiếu hụt - bổ sung - thiếu hụt mới hơn

bổ sung


ý nghĩa mới

Trong cách giải thích của Derrida, trò chơi là phương thức hoạt động của cấu trúc
không có tâm điểm. Trò chơi là khái niệm của giải cấu trúc, bởi vì nó nhấn mạnh cái hiện thể
tuyệt đối, cái bản chất đáng tin cậy đằng sau cấu trúc, bởi đã là trò chơi thì tất yếu nó phải
thuộc về người tiếp nhận, bởi vì không phải người nghĩ ra trò chơi mà là người chơi chơi nó.
Từ phân tích trên, chúng ta thấy, trong cách hiểu của Derrida, ý thức của tác giả không hề có
ưu thế tuyệt đối bên trên nghĩa của ngôn từ. Ý nghĩa được tạo thành từ việc người tiếp nhận
đặt nó trong mối quan hệ với các thông điệp có trong văn bản. Đối với Derrida, văn bản văn
học là mảnh đất đặc trưng của vấn đề nghĩa. Ông cho rằng các kí hiệu và cái biểu đạt trong
quan hệ với nhau, chúng tạo nên một sự kết nối. Văn bản văn học không khép kín, nghĩa của
nó không bị trói buộc bằng sự giúp đỡ của tác giả hay sự liên quan với hiện thực; văn bản
luôn mở, nó cần được bổ sung và tạo khả năng bổ sung. Việc đọc hết một văn bản văn học
cũng tạo nghĩa như là việc viết ra nó, thậm chí tất cả sự viết thực ra cũng là đọc văn bản.
2. Từ quan niệm của Derrida, có thể thấy việc quan tâm đến quá trình đọc sẽ góp phần
khẳng định thêm về tính đa nghĩa của tác phẩm. Đây là vấn đề mà Tường giải học và Mỹ học
tiếp nhận đã đưa ra như một trong những nội dung cơ bản của việc chiếm lĩnh giá trị của tác
phẩm văn học. Tuy nhiên, Derrida không xem đây là mục đích chính trong các công trình của
mình. Các nhà lí luận văn học ở nước ta cũng chưa có một công trình nào đưa ra vấn đề này
một cách hệ thống. Tuy vậy, căn cứ vào những thành tựu của mỹ học tiếp nhận, căn cứ vào
quan điểm của Derrida về sự tồn tại, thiếu hụt, bổ sung, ý nghĩa mới, chúng tôi thiết nghĩ nên
đưa ra các bước đọc một tác phẩm văn học.
a. Chuẩn bị các điều kiện đọc: Trước thời điểm đọc, người đọc cần có sự chuẩn bị.
Năng lực người đọc không thể có được ngay lập tức trước thời điểm người đọc bắt đầu tiếp
xúc với văn bản mà phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và sự đồng hóa thế giới về mặt
thẩm mỹ. Bên cạnh đó, trước thời điểm đọc, người đọc còn chuẩn bị tâm thế, hiểu động cơ


tiếp nhận, không gian đọc, các văn bản chuẩn xác... Các yếu tố như: tầm nhìn, kinh nghiệm
thẩm mỹ, tầm đón đợi... không thể chỉ xuất hiện tức thời trong khi đọc mà có trong quá trình

chuyển biến cả trước và sau đó. Việc rèn luyện, chuẩn bị các điều kiện đọc là việc làm
thường xuyên cho mỗi người đọc.
b. Đọc, tiếp xúc trực tiếp với văn bản: (Theo các nhà nghiên cứu ở nước ta, có các
kiểu đọc cụ thể là: Đọc; đọc hiểu; đọc tri âm và đọc kí thác; đọc sáng tạo). Trong tiếp nhận
văn học, đọc văn bản là một yếu tố chủ yếu được quan tâm. Sự đọc đi liền với tiếp nhận thẩm
mỹ chứ không chỉ đọc như một việc thưởng thức các món ăn một cách đơn thuần. Bởi muốn
chiếm lĩnh giá trị văn học một cách trọn vẹn thì không thể thiếu quá trình đọc tác phẩm.
Trong quá trình đọc, người đọc có thể vận dụng các hình thức khác nhau để chiếm lĩnh giá
trị, người đọc đối thoại với tác giả, phát hiện và sáng tạo, thể hiện cái Tôi của mình thông qua
văn bản. Mỗi giai đoạn, mỗi thể loại văn học khác nhau có những cách đọc khác nhau. Tác
phẩm văn học dịch cũng có cách đọc khác với tác phẩm văn học trong nước. Thậm chí ở một
tác phẩm được đọc ở những thời điểm khác nhau cũng có cách đọc khác nhau. Đọc văn thể
hiện một năng lực nhận thức, một trình độ hiểu biết của người đọc về ngôn ngữ hình tượng
nghệ thuật, về sức mạnh diễn tả của văn học trong sự hòa hợp giữa âm thanh, nhịp điệu, thể
hiện những cảm xúc ban đầu của người đọc. Trong quá trình đọc, cần tránh xa những việc
không cần thiết không liên quan đến văn bản.
c. Đối chiếu so sánh, khám phá, phát hiện ý nghĩa: đối chiếu, so sánh với những cách
đọc về văn bản trong lịch sử tiếp nhận để tìm ra những điểm mới của mình và những chỗ còn
thiếu hụt. Thực ra thao tác này cũng có thể tiến hành đồng thời trong bước nhận xét đánh giá,
song để có một hệ thống thao tác trong việc đọc, có thể xem đây như là một bước tiếp nối
được tiến hành sau. Đọc chỉ là bước cảm nhận ban đầu. Tiếp nhận văn học phải đi từ cảm
nhận trực tiếp đến sự phân tích khái quát các yếu tố nghệ thuật để cắt nghĩa tác phẩm. Ở bước
này người đọc không chỉ tìm nghĩa mà còn phải phát hiện ra ý nghĩa của tác phẩm.
d. Nhận xét, đánh giá, bổ sung những thiếu hụt: Nhận xét đánh giá là sự phát hiện ra
giá trị tác phẩm. Thấy được giá trị của tác phẩm ở các phương diện nội dung và hình thức.
Việc khen chê tác phẩm cần đúng mức, khách quan và hướng đến hiệu quả thẩm mỹ. Trong
quá trình đọc, người đọc cảm nhận được ý nghĩa của những hình tượng nghệ thuật tồn tại
trong thế giới thẩm mỹ của họ. Và không phải lúc nào chúng cũng được tái hiện một cách đầy
đủ thông qua một lần đọc nhất thời nào đó. Vì vậy, người đọc cần xem lại những kết quả đã
đọc được của mình, phát hiện và cảm thấy được những chỗ thiếu hụt và có phương án bổ

sung. Nói như Derrida, trong ý nghĩa tồn tại, tất cả mọi thiếu vắng đều cần đến bổ sung, sau
đó những thiếu hụt mới lại nảy sinh để rồi sự bổ sung lại dẫn đến sự thiếu hụt mới hơn. Quá
trình này cũng xảy ra trong khi đọc.
e. Mở ra hướng ứng dụng: Người đọc cần thấy rõ những giá trị cơ bản do một văn bản
mang lại, từ đó mở ra hướng ứng dụng của văn bản theo cách đọc của mình. Hiệu quả ứng
dụng một mặt tùy thuộc vào giá trị tác phẩm, mặt khác còn tùy thuộc vào khả năng tiếp thu
và nghệ thuật chuyển tải được ý nghĩa đó vào cuộc sống riêng của bạn đọc như thế nào.


f. Viết lại những suy nghĩ cuối cùng về tác phẩm, kiểm tra, sửa chữa văn bản và công
bố kết quả đọc: Trong quá trình viết, một lần nữa, người đọc có thể thay đổi, điều chỉnh
những kết quả đọc của mình. Đây là một bước không nên bỏ qua của người đọc, nó cho thấy
đằng sau sự đọc là trách nhiệm của họ đối với quá trình phát triển của lịch sử nghiên cứu phê
bình văn học nước ta.
Trong quá trình tiếp xúc với một văn bản, vì nhiều lí do, có thể các bước đọc sẽ không
xảy ra theo trình tự như trên nhưng dẫu sao đây cũng là những khâu quan trọng của quá trình
đọc. Nói như Hans Jobert Jauss thì mỗi lần đọc là mỗi lần vấp ngã vào văn bản, văn bản chỉ
là bộ xương mà việc đọc là quá trình lấp dần những khoảng trống. Như vậy, chúng ta cần
quan tâm hơn đến tầm đón đợi của mỗi người khi nhìn thấy kết quả đọc của họ. Trong quá
trình đọc, cũng không thể tách rời vấn đề liên văn bản, liên chủ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Đăng Dung (2003), “Tác phẩm văn học như là cấu trúc ngôn từ động”, Tạp chí Văn học (10), 4.
[2] Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà
văn, 12- 13.
[3] Hoàng Ngọc Tuấn, Từ chủ nghĩa hiện đại đến hậu hiện đại, Tiểu luận, .
[4] Postmodernism & Hypertext & Literature. www.blaklalchemistpress.com.


APPLYING JACQUE DERRIDA’S

VIEWPOINT IN THE PROCESS OF READING TEXT
Mai Thi Lien Giang
Quang Binh University
Abtract: Appearing at the end of the twentieth century, Jacque Derrida has contributed to
more clearly confirm the concept of literature is a "language games" that the creation of meaning
depends on the reader. Therefore, deconstruction (Deconstruction), related documents
(Intiertextuality) is the fundamental problem in the interpretation of Jacque Derrida. These features
help readers applying the process of reading text.
Keywords: Viewpoint, process of reading, literature



×