Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chiến lược và kế hoạch hành động phát triển sản phẩm du lịch tại khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.79 KB, 3 trang )

CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
1.1 Xác định tầm nhìn, mục đích và mục tiêu phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa có trách nhiệm tại địa đạo Củ Chi
- Tầm nhìn:
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại khu di tích, nhằm tạo sức hút
với du khách. Khai thác hết tiềm năng du lịch của khu di tích, đưa khu di
tích trở thành khu du lịch trọng điểm của khu vực, mang lại sự phát triển
bền vững cho cộng đồng địa phương lẫn khu di tích.
- Mục đích:
Thu hút được nhiều khách du lịch đến, từ đó mang lại lợi nhuận khu
di tích, tăng sức hút đối với các nhà đầu tư du lịch.
Phát triển các sản phẩm du lịch bền vững phục vụ công tác bảo tồn và
phát triển khu di tích.
Tạo nhiều việc làm cho cư dân địa phương mà không phá vỡ thiết chế
văn hóa tại đây.
Tránh sự nhàm chán của du khách khi đến với di tích, từ việc sử dụng
những sản phẩm du lịch bền vững sẽ truyền đạt được cho du khách ý thức
bảo vệ, gìn giữ khu di tích.
- Mục tiêu:
Đến năm 2020, địa đạo Củ Chi sẽ thu hút được 2,5 triệu lược khách.
Tăng chi tiêu của khách du lịch từ việc cho ra đời những sản phẩm du
lịch mới. Tăng cơ cấu số lao động phục vụ du lịch là người dân địa
phương lên 50 % vào năm 2020.

1.2 Phát triển các sản phẩm du lịch mới tại địa đạo Củ Chi
Hiện tại địa đạo Củ Chi có rất nhiều sản phẩm du lịch phục vụ cho du


khách. Tuy nhiên các dịch vụ này chủ yếu để phục vụ nhu cầu vui chơi


giải trí, chưa thực sự gắn với văn hóa bản địa, cũng như chưa có sự tham
gia của cộng đồng địa phương trong các sản phẩm du lịch. Vì vậy, cần
phải phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới bền vững hơn và có trách
nhiệm hơn.
- Phát triển loại hình du lịch Homestay tại địa đạo Củ Chi. Đây chính
sản phẩm du lịch mà chính người dân địa phương là người cung cấp sản
phẩm du lịch cho du khách. Và loại hình này cũng giải quyết được vấn đề
cơ sở lưu trú tại đây.
- Cung cấp sản phẩm du lịch “1 sống trong địa đạo”. Với sản phẩm
này du khách có thể hóa thân thành những người giải phóng quân sống
trong các địa đạo, được trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống bên dưới lòng
đất.
- Cung cấp các lớp đào tạo kỹ năng sống trong ngày tại chính khu vực
địa đạo. Đây sẽ là sản phẩm du lịch kết hợp với giáo dục cực kỳ lý thú,
thu hút được nhiều du khách tham gia đặc biệt là giới trẻ.
- Đưa các làng nghề truyền thống của Củ Chi vào phục vụ nhu cầu ẩm
thực, nhu cầu mua sắm quà lưu niệm của du khách: Làng nghề bánh tráng
Phú Hòa Đông, làng nghề đan lát Thái Mỹ.
1.3 Các giải pháp tiến hành phát triển các sản phẩm du lịch mới tại
địa đạo Củ Chi
- Nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm du lịch mới tại địa đạo Củ
Chi phải dựa vào các đặt trưng văn hóa - lịch sử của điểm di sản, của địa
phượng
- Cần xây dựng kế hoạch để tiếp cận thị trường mục tiêu, liên kết với
các thị trường du lịch khác trong và ngoài nước.
Xác định thị trường mục tiêu, nhu cầu của du khách là cơ sở để phát
triển các sản phẩm du lịch mới tại khu di tích, cung như công tác quảng
bá và tuyên truyền cho các sản phẩm du lịch mới tại đây.
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn từ các nhà



đầu tư,... Để đầu tư xây dựng và tạo ra sản phẩm du lịch mới.
- Xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nhân lực trong quản lí khu di
tích để đáp ứng nhu cầu về phát triển các sản phẩm du lịch mới.
- Sự tham gia phối hợp giữa 4 nhà. Tiến hành đàm phán giữa những
người trực tiếp tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới như
nhà đầu tư, người dân địa phương, ban quản di tích và nhà nước để có
được sự đồng thuận và nhất trí từ đó tạo nên sự thành công khi cho ra đời
một sản phẩm du lịch mới.
- Mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng
địa phương. Ví dụ: để phát triển loại hình homestay của người dân địa
phương cần phải đào tạo họ những nghiệp vụ cơ bản về loại hình
homestay, nghiệp vụ phục vụ du khách, về ngoại ngữ,...
Xây dựng và xúc tiến các chương trình giáo dục cộng đồng nhằm
nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong cách ứng xử, giao
tiếp với khách du lịch.



×