Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nâng cao vai trò của công tác điều dưỡng tại bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.11 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU
DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN

ĐẶNG THỊ HẠNH
MSSV: 125272031

Tp. HCM, 08/2017

[Type text]
[Type text]


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy cô liên Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế Khoa YĐại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, qua 3 tuần học lý thuyết tại giảng đường, em cảm
nhận từng buổi học, từng giờ, từng phút, từng giây mà thầy cô dành thời gian để truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm thực sự hết sức lớn lao và đầy ý nghĩa. Những vấn đề về
công việc Quản lý bệnh viện cũng như vấn đề Kinh tế y tế từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản
đến phức tạp đều được thầy cô giảng dạy để chúng em có cái nhìn khái quát, góp phần
quan trọng trong công việc của chúng em sau này.
Nhân cơ hội được làm bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và đầy lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng, người
thầy luôn tận tụy, hết lòng vì học trò, truyền ngọn lửa đam mê. Những bài giảng của


thầy luôn mang nét đặc sắc riêng, đó là những kiến thức được lồng ghép trong những
câu chuyện về cuộc đời, câu chuyền về hành nghề, câu chuyện về cư xử mà ắt hẳn rất
cần thiết cho cuộc sống và công việc của mỗi đứa học trò nhỏ sau này.
Cám ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và các Phòng Chức năng luôn
hết lòng tạo điều kiện cho chúng em có nơi học tập thuận lợi.
Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc
gia TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này
để cho chúng em có những kiến thức bổ ích, là những hành trang không thể thiếu trong
công tác học tập và làm việc. Đây là những kiến thức sơ khai nhưng là tiền đề cho
công việc Quản lý bệnh viện và những vấn đề Kinh tế y tế về sau.
Kiến thức của chúng em còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất
định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.
Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy,
các cô.

Trân trọng.
Lâm Đồng, ngày 2 tháng 08 năm 2017
SV. Đặng Thị Hạnh

i
[Type text]


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong liên module Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế, chúng em nhận thấy có rất
nhiều vấn đề đáng lưu tâm, tất cả đều là vấn đề thiết thực trong đời sống xã hội cũng
như đời sống y tế hiện nay. Một số vấn đề được đặc biệt quan tâm như: bảo hiểm y tế,

bác sĩ gia đình hay giao tiếp giữa nhân viên Y tế và bệnh nhân… Tuy nhiên, qua bài
giảng của ThS. Phạm Thị Lượm với nội dung: “Chăm sóc điều dưỡng & Hiệu quả
công tác trị liệu người bệnh”, em nhận thấy đội ngũ điều dưỡng trong hệ thống y tế
nước nhà hiện nay đã góp phần to lớn trong sự nghiệp nâng cao chất lượng khám, chữa
bệnh. Chính vì thế, thông qua bài báo cáo nhỏ này, em xin phép được trình bày đôi
dòng về vấn đề: nâng cao vai trò của công tác điều dưỡng tại bệnh viện.
Bài báo cáo của em sẽ nói rõ về những công việc của công tác điều dưỡng tại
bệnh viện, nhấn mạnh vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện
cho người dân, phân tích về thực trạng của công tác điều dưỡng của nước ta hiện nay,
sau cùng là làm sao để nâng cao vai trò của công tác điều dưỡng tại bệnh viện.

i
[Type text]


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii


Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách bảng biểu

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

3

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5


Thế nào là công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh?
Những công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh.
Vai trò người điều dưỡng đối với người bệnh.
Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam.
Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc người bệnh
toàn diện tại các bệnh viện.

3
3
5
6
8

2.6 Quy chế chăm sóc bệnh nhân toàn diện.

9

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

12

3.1 Nhận định về vai trò và vị trí của người điều dưỡng ở nước
ta hiện nay.

12

3.2 Vấn đề về số lượng và chất lượng điều dưỡng ở nước ta hiện nay.

13


3.3 Vấn đề đào tạo ngành điều dưỡng và định hướng con đường
phát triển của ngành điều dưỡng nước ta trong những năm tới.

15

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

Tài liệu tham khảo

18

i
[Type text]


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03

Trang
Điều dưỡng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho

5
bệnh nhân tại bệnh viện.
Lễ công nhận và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng 15
khóa I tại trường Đại học điều dưỡng Nam Định.
Sinh viên Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Đông Á 16
thực tập tại bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng.

i
[Type text]


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Danh sách bảng biểu
Tên bảng
Bảng 01
Bảng 02

Trang
Phân biệt chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán
4
điều trị.
Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới
14
năm 2020.

i
[Type text]



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.

i
[Type text]


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện bao gồm chăm sóc
sức khỏe toàn diện cho người bệnh là một sự mệnh quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong
sự nghiệp phát triển của nền Y tế Việt Nam nói riêng và nền Y tế thế giới nói chung.
Chất lượng khám, chữa bệnh tốt hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố tác động: máy
móc, trang thiết bị, năng lực nguồn nhân lực bao gồm trình độ chuyên môn và kỹ năng
giao tiếp, chất lượng trong công tác quản lý,... Tại Việt Nam, yếu tố nguồn nhân lực
trong bệnh viện luôn luôn là vấn đề mà người bệnh đặc biệt quan tâm. Nhân lực-đội
ngũ cán bộ y tế, những con người hết mình vì lợi ích sức khỏe bệnh nhân, từ bác sĩ,
điều dưỡng, hộ lý,... mỗi người một vị trí nhưng luôn luôn trong tâm thế sẵn sàng, phối
hợp nhịp nhàng để làm sao tạo được niềm tin nơi bệnh nhân về sức khỏe và y đức.
Điều dưỡng là một nguồn nhân lực quan trọng và công tác điều dưỡng gắn liền
với sự phát triển của ngành Y tế nhằm mục tiêu then chốt là chăm sóc sức khoẻ con
người một cách toàn diện. Nghề Điều dưỡng là một nghề phát triển song song với
những nghề khác trong ngành Y, luôn tạo được chỗ đứng riêng trong công tác chăm

sóc bệnh nhân tại bệnh viện thể hiện rõ rệt qua hệ thống đào tạo và hệ thống quản lý
ngành. Tuy nhiên, quay ngược về khoảng thời gian trước, khoảng 30 năm trước, 20
năm trước hay thậm chí 10 năm trước, nghề Điều dưỡng vẫn chưa được đánh giá đúng
vai trò bởi nhiều lý do và xã hội vẫn nhầm lẫn điều dưỡng là chỉ làm theo chỉ dẫn của
bác sĩ. Thực tế, điều dưỡng có nhiệm vụ riêng, họ là người gần gũi với bệnh nhân nhất
và công việc của họ là kết hợp thực hiện y lệnh của người bác sĩ cùng với chăm sóc,
phục hồi sức khỏe cho người dân.
Ta có một ví dụ như sau, tại phòng khám Tim mạch tại bệnh viện, bệnh nhân đến
khám thường sẽ gặp điều dưỡng đầu tiên để được lấy dấu hiệu sinh tồn: đo huyết áp,
mạch, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng... nhằm góp phần hoàn thành thông tin cơ bản về
sức khỏe cũng như giúp đỡ một số vấn đề về hành chính trong công tác khám bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Trong lúc thực hiện những việc trên, người điều
dưỡng cũng thường xuyên trao đổi thông tin về tình trạng bệnh. Những câu hỏi quen
thuộc chúng ta thường được quan tâm khi đến khám bệnh: “Chào bác, bác tên gì?”,
“Sao bác đến khám bệnh ạ?”… Thông qua những cuộc đối thoại dù ngắn nhưng phần
nào giúp người bệnh an tâm, tin tưởng, đặc biệt người bệnh lần đầu đến khám tại bệnh
viện. Tiếp đó, người điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân đến bàn bác sĩ khám. Sau khi
bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán bệnh thông thường điều dưỡng lại là người trực tiếp
hướng dẫn người bệnh thực hiện những y lệnh của bác sĩ: hướng dẫn liều lượng dùng
thuốc, cách dùng thuốc, ngày tái khám cũng như một số lưu ý khác. Thật sự, ta nhìn
thấy hầu hết khoảng 60-70% thời gian khám bệnh, người bệnh được tiếp xúc với người
điều dưỡng. Vì vậy, người điều dưỡng đòi hỏi phải giỏi một cách toàn diện về chuyên
môn, kỹ năng ứng xử, họ phát triển độc lập nhưng luôn song hành với bác sĩ để hoàn
thành quy trình khám bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Từng giai đoạn lịch sử Y học khác nhau, con người ta có những nhận định về vai
trò và bản chất của người điều dưỡng, của công tác chăm sóc người bệnh của điều
8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
dưỡng mang đậm dấu ấn của từng thời kỳ. Nhìn chung, các tác giả đều nêu cao vai trò
của công tác điều dưỡng trong chăm sóc và phục hồi sức khỏe người bệnh. Nhìn
ngược dòng thời gian vào khoảng thế kỉ XIX, Florent Nightingale (1820-1910), là một
người phụ nữ vĩ đại, bà còn được tưởng nhớ với danh hiệu: “The Lady with the
Lamp”(Người phụ nữ với cây đèn), là người sáng lập ra ngành y tá hiện đại (cụm từ y
tá thời đó chính là điều dưỡng) và là một nhà thống kê y tế. Từ năm 1860, bà Florent
Nightingale đã nhận thấy: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của
người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”. Đúng như vậy, những hoạt động của người
điều dưỡng là cả một nghệ thuật. Đội ngũ điều dưỡng luôn dùng tình thương, sự tận
tâm của mình, và cả kỹ năng nghề nghiệp để giúp người bệnh chống chọi với bệnh tật:
những nỗi đau thể xác của căn bệnh và xoa dịu nỗi đau về tinh thần hành hạ bệnh
nhân, thông qua việc “sử dụng môi trường của người bệnh” ngay tại bệnh viện hoặc
thậm chí tận nhà người bệnh.
Ngày nay, nhận định về vai trò của công tác điều dưỡng trong chăm sóc sức
khỏe, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khẳng định: “Nursing encompasses autonomous
and collaborative care of individuals of all ages, families, groups and communities,
sick or well and in all settings. It includes the promotion of health, the prevention of
illness, and the care of ill, disabled and dying people [1]. Ta tạm dịch như sau: Công
việc điều dưỡng bao gồm chăm sóc tự trị và chăm sóc hợp tác cho từng cá nhân ở mọi
lứa tuổi, mọi gia đình, mọi nhóm và cả cộng đồng, dù khi người bệnh ốm yếu hay
khỏe mạnh và ở mọi hoàn cảnh. Nó bao gồm việc thúc đẩy sức khoẻ, phòng ngừa bệnh
tật, và chăm sóc người bị bệnh, tàn tật và ngay cả khi người bệnh đang hấp hối. Định
nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới một lần nữa nhấn mạnh về vai trò của công tác điều
dưỡng trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
Hơn thế nữa, Tổ chức Y tế thế giới cũng nói rằng: Ở bất cứ quốc gia nào, muốn
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng.
Vậy làm sao để phát triển công tác điều dưỡng tốt nhất, để ngành nghề Điều dưỡng
thực sự phát triển theo đúng vị trí của nó trong hệ thống Y tế?
Chúng ta biết rằng để nâng cao chất lượng của công tác điều dưỡng là một vấn đề

bức thiết của toàn ngành Y tế. Ở nước ta, đào tạo ngành nghề Điều dưỡng cũng đang
ngày một đổi mới, chú trọng về chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành
Điều dưỡng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và có những mặt hạn chế để
làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh cũng như có thể phát triển xứng tầm
với ngành Điều dưỡng của các quốc gia trên thế giới.

[1] />9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Thế nào là công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh?
Về khái niệm công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh, ta có những định nghĩa
sau:
-

Chăm sóc theo từ điển tiếng Việt là trông nom, nuôi nấng, bảo dưỡng, giúp đỡ,
hỗ trợ, chia sẻ, chú ý đến, để ý đến, quan tâm đến, lo lắng đến, cần đến,…
Chăm sóc điều dưỡng là bao hàm những “công việc” trên, được thực hiện bởi
người điều dưỡng dành cho người bệnh.
Một số định nghĩa về Điều dưỡng, tương ứng với thời đại và nền Y học mà các
tác giả đang sống, họ đưa ra định nghĩa phản ánh bản chất công tác chăm sóc
Điều dưỡng:

“Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục
hồi của họ”.
Florent Nightingale 1860
“Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc hồi phục sức khỏe của người

bệnh hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể thực
hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự
độc lập càng sớm càng tốt”.
Virginia Handerson 1960
“Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc hồi
phục và nâng cao sức khỏe”.
America Nurses Association 1965
“Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh
hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra”.
America Nurses Association 1995
2.2/ Những công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh:
Theo dòng lịch sử, công tác chăm sóc thể hiện những nguyên lý, những học thuyết của
các chuyên gia Điều dưỡng. Học thuyết Điều dưỡng là kết quả những khái niệm được
xác định, được công nhận một cách có hệ thống qua các nghiên cứu khoa học Điều
dưỡng, có liên quan những hiện tượng, sự kiện chăm sóc thực hành điều dưỡng nhằm
hướng dẫn việc chăm sóc điều dưỡng đạt được hiệu quả tốt.
 Một số học thuyết Điều dưỡng tiêu biểu:
- Học thuyết Florence Nightingale (1820 – 1910).
- Học thuyết Virginia Henderson (1960).
- Học thuyết Abdellah’s (1960).
- Học thuyết Dorothea Orem’s (1971).
 Những nguyên lý Điều dưỡng hiện đại:
• Quy trình điều dưỡng (Nursing proces):
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Được đưa ra bởi Hall năm 1955, Johnson 1959, Wiedenbach 1963. Quy trình điều
dưỡng được xem là công cụ mang tính khoa học để người điều dưỡng thực hiện chức

năng độc lập của mình trong chăm sóc người bệnh.
Các bước của quy trình điều dưỡng:
- A (Assessing): Nhận định.
- D (Diagnosing): Chẩn đoán điều dưỡng.
- P (Planing): Lập kế hoạch điều dưỡng.
- I (Implementing): Thực hiện kế hoạch.
- E (Evaluating): Đánh giá.
• Chẩn đoán điều dưỡng:
Cũng như bác sĩ, muốn điều trị người bệnh có hiệu quả bác sĩ phải chẩn đoán ra bệnh,
người điều dưỡng cũng vậy, muốn chăm sóc người bệnh có hiệu quả điều dưỡng phải
chẩn đoán ra những vấn đề của người bệnh và hiểu nguyên nhân của vấn đề. (Bảng
01).
-

Chẩn đoán điều dưỡng là cụm từ nêu lên vấn đề của người bệnh cần điều
dưỡng can thiệp.
Chẩn đoán điều dưỡng gồm 2 vế: vấn đề của người bệnh + nguyên nhân.

Ví dụ:
-

Mất ngủ do stress từ bệnh.
Giảm vận đông do yếu liệt.
Nguy cơ té ngã do kích động, co giật.
Nguy cơ táo bón do người bệnh không vận động.

Chẩn đoán điều trị
-

-


Mô tả bệnh.
Tồn tại trong quá trình bệnh.

Ví dụ: sốt xuất huyết ngày 4

Chẩn đoán điều dưỡng
Mô tả phản ứng người bệnh.
Thay đổi trong quá trình bệnh, theo
sự đáp ứng của người bệnh.

Bảng 01: Phân biệt chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị.
Chăm sóc bệnh nhân toàn diện:
Chăm sóc bệnh nhân toàn diện là sự chăm sóc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người
bệnh hàng ngày về thể chất, tinh thần và xã hội. Định nghĩa này giúp chúng ta hình
dung được bức tranh về nội dung của công tác chăm sóc người bệnh toàn diện không
chỉ các nhu cầu chữa bệnh mà còn nhu cầu cơ bản của một con người như: ăn, mặc, ở,
vệ sinh cá nhân, giao tiếp với thầy thuốc và điều dưỡng, hiểu biết về chăm sóc và
phòng bệnh… Những nhu cầu này ngày càng trở nên thiết yếu và trực tiếp tác động
đến chất lượng trị liệu cũng như sự hài lòng của người bệnh.


11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình ảnh 01: Điều dưỡng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại
bệnh viện (ảnh từ yduoctaynguyen.vn).



-

Nội dung chăm sóc toàn diện:
Chăm sóc y tế.
Chăm sóc thể chất liên quan đến thực hiện các chức năng cơ thể.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Chăm sóc sức khỏe về phương diện xã hội.
Mô hình phân công chăm sóc:
Chăm sóc người bệnh toàn diện.
Phân công theo công việc.
Chăm sóc theo đội nhóm.
Điều dưỡng ban đầu.

2.3/ Vai trò người điều dưỡng đối với người bệnh:
a. Khái quát về vai trò người điều dưỡng đối với người bệnh:
Điều dưỡng là người chăm sóc với đầy đủ ý nghĩa của từ “chăm sóc” được định
nghĩa trên. Những công việc chăm sóc được điều dưỡng thực hành thể hiện các
học thuyết đã nêu.
• Điều dưỡng là người truyền đạt thông tin cho đồng nghiệp, cho người bệnh,
người nhà người bệnh những vấn đề liên quan và cần thiết về người bệnh.
• Điều dưỡng là người giáo viên hướng dẫn cho người bệnh, người nhà người
bệnh, sinh viên, học sinh những vấn đề liên quan cần thiết phải lưu ý hoặc nên
làm hay không nên làm cho người bệnh. Điều dưỡng còn là người thường xuyên
giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh.
• Điều dưỡng là người tham vấn, tư vấn. Sử dụng những kỹ năng giao tiếp trị liệu
cá nhân để cung cấp thông tin, tham vấn thích hợp, trợ giúp giải quyết những khó
khăn và giúp người bệnh đưa ra những quyết định. Tư vấn có thể thực hiện cá thể
hoặc nhóm người, ở mức cá thể như tư vấn những người cần giảm hút thuốc lá,

giảm cân nặng, chấp nhận sự thay đổi hoặc đương đầu với cái chết đang tiến đến


12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
gần. Ở mức nhóm, người điều dưỡng có thể đóng vai trò là người lãnh đạo, thành
viên, người trợ giúp trong việc tạo ra môi trường để nhóm làm việc có hiệu quả.
• Điều dưỡng là người bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bệnh và an
toàn khi chăm sóc cho tất cả người bệnh trong cơ sở, tin tưởng rằng bệnh nhân có
quyền đưa ra quyết định về sức khỏe và lối sống của họ.
• Về phương diện khác, Điều dưỡng còn là người lãnh đạo, người quản lý, người
làm công tác nghiên cứu Điều dưỡng và là những chuyên gia giỏi về lâm sàng.
b. Tầm quan trọng của công tác điều dưỡng đối với hiệu quả trị liệu:


Thế nào là hiệu quả trị liệu?

Theo từ điển tiếng Việt "hiệu quả” là quan hệ giữa kết quả đạt được và nguồn lực được
sử dụng.


Những hiệu quả trị liệu mang lại cho người bệnh.

Hiệu quả trị liệu ở đây được hiểu theo quan điểm toàn diện. Điều đó có nghĩa, hiệu quả
trị liệu không chỉ đơn thuần là việc chữa trị người bệnh khỏi hay thuyên giảm bệnh
hiện có một cách kinh tế nhất mà còn phải mang lại cho người bệnh những hiệu quả
khác về mặt sức khỏe như:



Trạng thái tâm lý bình an.
Hạn chế các chứng bệnh Y sinh.
Tầm soát những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Cho bệnh nhân một số kiến thức phòng bệnh và tự chăm sóc.
Tạo sự gắn bó giữa nhân viên Y tế và người bệnh.
Vai trò người điều dưỡng đối với hiệu quả trị liệu.

Người điều dưỡng góp phần to lớn đối với hiệu quả trị liệu, điều này đã được nhìn
nhận một cách hiển nhiên, bởi lẽ điều dưỡng là lực lượng đông đảo trong hệ thống Y
tế, chiếm tỉ lệ trên 50% họ có mặt ở mọi nơi từ cộng đồng đến các cơ sở Y tế nhất là
bệnh viện, thời gian mà họ có mặt bên người bệnh là 24/24, số lượng công việc mà họ
đảm nhận khổng lồ, ở một khía cạnh nào đó họ được xem là bộ mặt của bệnh viện, họ
được giao những trọng trách làm nên hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên để có hiệu quả trị liệu tốt cho người bệnh, không phải chỉ là sự đóng góp
của lực lượng điều dưỡng mà phải là sự đóng góp trực tiếp của đội ngũ chăm sóc–điều
trị (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế khác như vật lý trị
liệu, nhân viên dinh dưỡng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh…), ngoài ra còn có sự
đóng góp của các nhà quản lý cũng như lực lượng hậu cần bệnh viện.
Trong đội ngũ trên cần có sự phối hợp nhịp nhàng, nhất là bác sĩ và điều dưỡng. Vì
đây là thành phần nồng cốt trong đội. Bác sĩ là người tìm ra bệnh và cho quyết định
điều trị cũng như những can thiệp y khoa trên người bệnh. Điều dưỡng là người chăm
sóc, đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần, theo dõi, gần
gủi, động viên an ủi, tạo các điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong sinh hoạt và
điều trị, ra những quyết định chăm sóc cũng như thực hiện một phần y lệnh điều trị.
2.4/ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam: [2]
a. LĨNH VỰC 1: Năng lực thực hành chăm sóc:
13



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TIÊU CHUẨN 1: Thể hiện sự hiện sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe/bệnh tật của các
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
TIÊU CHUẨN 2: Đưa ra quyết định chăm sóc phù hợp với nhu cầu của các cá nhân,
gia đình và cộng đồng.
TIÊU CHUẨN 3: Xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia
đình và cộng đồng.
TIÊU CHUẨN 4: Sử dụng quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc và can
thiệp điều dưỡng.
TIÊU CHUẨN 5: Tạo sự an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh.
TIÊU CHUẨN 6: Tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình.
TIÊU CHUẨN 7: Dùng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả.
TIÊU CHUẨN 8: Đảm bảo chăm sóc liên tục.
TIÊU CHUẨN 9: Sơ cứu và đáp ứng khi có tình huống cấp cứu.
TIÊU CHUẨN 10: Thiết lập được mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình và đồng
nghiệp.
TIÊU CHUẨN 11: Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình người bệnh.
TIÊU CHUẨN 12: Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông và phương tiện nghe nhìn
trong giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh.
TIÊU CHUẨN 13: Cung cấp các thông tin cho người bênh, người nhà về tình trạng
sức khỏe hiệu quả và phù hợp.
TIÊU CHUẨN 14: Xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá
nhân, gia đình, cộng đồng.
TIÊU CHUẨN 15: Hợp tác tốt với các thành viên nhóm chăm sóc.
b. LĨNH VỰC 2: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp:
TIÊU CHUẨN 16: Quản lý, ghi chép sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định.
TIÊU CHUẨN 17: Quản lý công tác chăm sóc người bệnh.
TIÊU CHUẨN 18: Quản lý, vận hành và sử dụng các trang thiết bị Y tế có hiệu quả.

TIÊU CHUẨN 19: Sử dụng nguồn tài chính thích hợp để chăm sóc người bệnh hiệu
quả.
TIÊU CHUẨN 20: Thiết lập môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
TIÊU CHUẨN 21: Cải tiến chất lượng chăm sóc và quản lý nguy cơ trong môi trường
chăm sóc.
TIÊU CHUẨN 22: Nghiên cứu khoa học và thực hành dựa vào bằng chứng.
TIÊU CHUẨN 23: Duy trì và phát triển năng lực cho bản than và đồng nghiệp.
[2] Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế về chuẩn năng lực cơ bản
của điều dưỡng Việt Nam.
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
c. LĨNH VỰC 3: Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề :
TIÊU CHUẨN 24: Hành nghề theo quy định của pháp luật.
TIÊU CHUẨN 25: Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
2.5/ Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc người bệnh toàn diện tại các
bệnh viện:
Chăm sóc người bệnh toàn diện là nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân
viên trong toàn bệnh viện nhằm đảm bảo chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc
người bệnh. Để tăng cường chất lượng các dịch vụ chăm sóc và niềm tin cho người
bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện trong Quy chế
bệnh viện, tại Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 và Kế hoạch tăng
cường dịch vụ điều dưỡng hộ sinh đến năm 2010, tại Quyết định số 1613/2002/QĐBYT ngày 03/5/2002.
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế
chỉ thị Giám đốc các Sở Y tế, Thủ trưởng y tế các ngành. Giám đốc các bệnh viện
trong toàn quốc triển khai thực hiện các công việc sau:
1. Phải kiện toàn mạng lưới y tá-điều dưỡng trưởng ở Bộ Y tế, Sở Y tế, bệnh viện
thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện

ngành, Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là
trung tâm y tế huyện), điều dưỡng trưởng khối, điều dưỡng trưởng khoa trong bệnh
viện. Đảm bảo tỷ lệ 1 bác sĩ có 2,5 y tá-điều dưỡng, hộ sinh. Giám đốc bệnh viện,
Giám đốc Trung tâm y tế quận, huyện, Giám đốc Trung tâm y tế ngành có giường bệnh
(sau đây gọi chung là bệnh viện) phải bố trí y tá-điều dưỡng làm đúng nghề đào tạo và
giao nhiệm vụ cho y tá-điều dưỡng trưởng theo quy định của Bộ Y tế. Y tá-điều dưỡng
trưởng có trách nhiệm thực hiện tốt chức trách được giao.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo chăm sóc người bệnh toàn diện trong các bệnh viện. Giám
đốc bệnh viện làm trưởng ban, Trưởng phòng y tá-điều dưỡng làm thường trực;
Trưởng các phòng chức năng, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trưởng khoa Chống nhiễm
khuẩn, Trưởng khoa Dược và đại diện Trưởng khoa lâm sàng (do Giám đốc bệnh viện
lựa chọn) là thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện chăm sóc người bệnh toàn diện trong toàn bệnh viện.
3. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, cập nhật kiến thức và kỹ
năng cho các bác sĩ, y tá-điều dưỡng, hộ lý về nội dung chăm sóc người bệnh toàn
diện, chống nhiễm khuẩn, kỹ năng giao tiếp; đảm bảo nhân lực, trang thiết bị để thực
hiện chăm sóc toàn diện; tổ chức các dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho
người bệnh. Tổ chức tốt phong trào thi đua chăm sóc người bệnh toàn diện và định kỳ
đánh giá kết quả thực hiện.
4. Trưởng khoa của bệnh viện có trách nhiệm tổ chức các nhóm chăm sóc toàn diện.
Mỗi nhóm phải có đầy đủ bác sĩ, y tá-điều dưỡng, hộ lý và phải chịu trách nhiệm thực
hiện các nội dung chăm sóc toàn diện về chẩn đoán, điều trị, theo dõi, chăm sóc, giáo
dục sức khỏe, dùng thuốc hợp lý an toàn, đảm bảo nuôi dưỡng người bệnh theo chế độ
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
bệnh lý; cung cấp đủ quần áo, đồ vải cho người bệnh; có lịch đi buồng hàng ngày để
theo dõi, tiếp xúc với người bệnh.

5. Các khoa xét nghiệm, dược, chống nhiễm khuẩn và khoa dinh dưỡng phải cung cấp
dịch vụ đến các khoa lâm sàng để tạo điều kiện cho y tá-điều dưỡng có nhiều thời gian
trực tiếp chăm sóc, phục vụ người bệnh.
2.6/ Quy chế chăm sóc bệnh nhân toàn diện:
a. Quy định chung:
Chăm sóc người bệnh toàn diện là sự theo dõi, chăm sóc điều trị của bác sĩ và điều
dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người bệnh cả về thân thể và tinh thần trong
thế gian nằm điều trị tại bệnh viện, không áp dụng hình thức phân công theo công
việc.
Các bệnh viện phải thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện.
b. Quy định cụ thể:
Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực điều dưỡng chăm sóc người
bệnh theo quy định, đầu tư đủ thiết bị và dụng cụ phục vụ chăm sóc.
Mỗi người bệnh phải được một bác sĩ và một điều dưỡng chịu trách nhiệm cụ thể về
điều trị và chăm sóc toàn diện.
Điều dưỡng có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng y lệnh, đúng quy định kĩ thuật bệnh viện.
- Theo dõi sát người bệnh, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực các diễn
biến, các nội dung chăm sóc vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc; khi phát
hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử trí kịp thời.
• Người bệnh được bác sĩ, điều dưỡng phổ biến kiến thức y học phổ thông và
hướng dẫn phương pháp tự chăm sóc. Ta có phân cấp chăm sóc sau:
 Chăm sóc cấp một:
- Yêu cầu phải có sự theo dõi, chăm sóc hoàn toàn và liên tục của y tá (điều
dưỡng).
- Đối tượng gồm những người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy
tuần hoàn, phải nằm bất động và một số yêu cầu đặc biệt của chuyên khoa.
- Theo đợt và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh
tồn, tình trạng và các diễn biến, của người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc người bệnh hoàn toàn về ăn uống, vệ sinh thân thể, đại tiện, tiểu

tiện, thay đổi tư thế, thay quần áo, vải trải giường, chăn màn, giường, chiếu,
vận động trị liệu, an ủi động viên gia đình người bệnh yên tâm điều trị qua
cơn bệnh hiểm nghèo.
 Chăm sóc cấp hai:
- Yêu cầu phải có sự hỗ trợ cộng tác của người bệnh.
- Đối tượng gồm những người bệnh không nguy kịch, thay đổi tư thế và hoạt
động còn hạn chế, có chỉ định truyền dịch, truyền máu; phải theo dõi chức
năng hô hấp, tuần hoàn và phục hồi chức năng.


16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh về vệ sinh cá nhân, đại tiện, tiểu tiện, tập vận
động, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, giáo dục sức khoẻ khuyến khích
người bệnh cùng phối hợp điều trị để sức khoẻ chóng phục hồi.
 Chăm sóc cấp ba:
- Yêu cầu người bệnh tự chăm sóc là chính.
- Đối tượng gồm những người bệnh nhẹ, tự vận động tự phục vụ.
- Theo dõi và ghi chép vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc các chỉ số sinh tồn
theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc và tập luyện, tuyên truyền giáo dục sức
khoẻ, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, an ủi, khuyến khích người bệnh tập
luyện và phối hợp điều trị.
• Trách nhiệm trong chăm sóc người bệnh toàn diện:
-


Người bệnh và gia đình người

Bác sĩ điều trị

bệnh

Hộ lý

Điều dưỡng trưởng khoa

Điều dưỡng điều trị

Trong đó:
 Bác sĩ điều trị:
- Ghi y lệnh vào hồ sơ bệnh án cụ thể về điều trị, nội dung theo dõi, phân cấp

chăm sóc, chế độ dinh dưỡng.
- Giải thích, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, động viên, an ủi
người bệnh và gia đình người bệnh an tâm điều trị.
- Theo dõi diễn biến tình trạng của người bệnh, đôn đốc kiểm ra, giám sát y tá
(điều dưỡng) chăm sóc thực hiện y lệnh.
 Y tá (điều dưỡng) trưởng khoa:
- Phân công, giám sát y tá (điều dưỡng) và hộ lí thực hiện việc theo dõi, chăm
sóc người bệnh theo phân cấp chăm sóc.
- Thông báo chăm sóc người bệnh cấp một trên bảng tổng hợp hàng ngày.
- Tổ chức sinh hoạt hàng tuần với người bệnh hoặc gia đình người bệnh; giải
quyết những ý kiến đóng góp trong công tác chăm sóc và báo cáo cấp trên
giải quyết những nội dung góp ý không thuộc phạm vi trách nhiệm giải
quyết.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tham gia chăm sóc người bệnh.
 Y tá (điều dưỡng) chăm sóc:
- Thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của bác sĩ điều trị.
- Phát hiện những diễn biến bất thường và báo cáo bác sĩ điều trị để xử lí kịp
thời.
- Ghi phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc theo đúng mẫu quy định.
- Giáo dục kiến thức y học phổ thông, phương pháp tự chăm sóc và động viên
an ủi người bệnh và gia đình người bệnh.
 Hộ lý:
- Thực hiện vệ sinh, thu dọn buồng bệnh, cọ rửa, tẩy uế dụng cụ đựng chất
thải.
- Phụ y tá (điều dưỡng) di chuyển và chăm sóc người bệnh.
 Người bệnh và gia đình người bệnh:
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy bệnh viện và quy định quyền lợi và nghĩa
vụ của người bệnh và gia đình người bệnh để với bệnh viện.
- Gia đình người bệnh chỉ được tham gia chăm sóc khi bác sĩ điều trị cho
phép và sinh hoạt thông thường và động viên an ủi người bệnh. Người nhà
người bệnh không được thực hiện các kĩ thuật chuyên môn.
- Tham gia hội đồng người bệnh theo quy định.
-

18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Nhận định về vai trò và vị trí của người điều dưỡng ở nước ta hiện nay:
Tuy vai trò của người điều dưỡng đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe toàn diện cho người bệnh, hiện nay, nhiều người vẫn có quan điểm chưa đúng về
vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người điều dưỡng. Một số ý kiến nhận định Điều
dưỡng là người phụ tá của bác sĩ, điều dưỡng là người luôn nghe theo y lệnh của bác sĩ
cũng như họ không có vai trò quan trọng trong quyết định cũng như kế hoạch chăm
sóc người bệnh.
Như ta đã biết, từ “Y tá” dùng cho người điều dưỡng đã được thay đổi và mất hẳn ở
các nước tiên tiến, có nền Y học hiện đại. Người điều dưỡng ở những nước có nền Y
học phát triển thật sự đã làm đúng theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như có
chỗ đứng nhất định trong ngành Y tế. Họ có được những quyền lợi, thành công vượt
bậc trong công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện người bệnh.
Tuy nhiên, ở nước ta thỉnh thoảng từ “Y tá” vẫn còn xuất hiện, điều đó cũng đồng
nghĩa với việc vẫn còn xem người điều dưỡng là phụ tá của bác sĩ. Đôi khi chúng ta
cảm thấy khó chịu thay cho người điều dưỡng vì điều đó cũng phần nào phản ánh vai
trò và vị trí của ngành Điều dưỡng ở Việt Nam vẫn còn chưa chuẩn xác, chưa theo
đúng chức năng, vị trí của ngành trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Nó tồn
tại song hành với những quan điểm lệch lạc về Điều dưỡng.
Có lẽ nguyên nhân của những trở ngại trên là dù được đánh giá có vai trò rất quan
trọng nhưng bản thân người điều dưỡng ở nước ta tính chuyên nghiệp còn chưa cao,
một số điều dưỡng còn tự ti, thiếu tính tự chủ trong thực hành chăm sóc người bệnh,
thực hiện nhiệm vụ hành chính nhiều, thời gian chăm sóc người bệnh chưa đủ theo yêu
cầu. Mặt khác, do chất lượng đào tạo chưa đúng chuẩn, một số kiến thức xã hội nhân
văn, kỹ năng chăm sóc người bệnh chưa đúng. Một số vì áp lực công việc cao tại các
bệnh viện, người điều dưỡng đôi khi không nhiệt tình trong chăm sóc, thiếu niềm nở
khi làm việc, tiếp xúc với bệnh nhân, chưa thật sự thông cảm, chia sẻ, còn cáu gắt với
bệnh nhân và gia đình... Những hạn chế trên đã làm cho vai trò, hình ảnh người điều

dưỡng chưa thực sự được xã hội đánh giá và quan tâm đúng mức, giá trị nghề nghiệp
chưa được nâng cao.
Để bác bỏ những quan niệm sai lầm về ngành Điều dưỡng, người điều dưỡng cần trau
dồi, nâng cao trình độ chuyên môn cao, kiến thức nhân văn, kỹ năng giao tiếp,... để
thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần khẳng định vai trò thật sự
của mình trong công tác nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Bởi vì trước nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một cao; đồng thời hưởng ứng phong trào:
“Đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”,
vai trò của người điều dưỡng càng nặng nề hơn. Cho nên, bên cạnh việc không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, điều dưỡng cần sự chuyển biến tích cực về y đức, về
kỹ năng giao tiếp, về trách nhiệm nghề nghiệp… Từ đó từng bước khẳng định vị thế
của người điều dưỡng trong xã hội, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân…
19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,... cũng như các nước đang phát triển như
Thái Lan, Philippines, Malaysia,... Điều dưỡng viên đã được nâng cấp vai trò trong
việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, tham gia
khám và điều trị-chăm sóc các bệnh cấp tính và mãn tính theo chuyên ngành của điều
dưỡng và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khác và là một trong những nghề được kính
trọng nhất hiện nay. Đã có những bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe điều dưỡng
là Giám đốc, phó Giám đốc và họ đã làm tốt vai trò của mình cũng như phát triển tốt
bệnh viện và cơ sở họ quản lý.
Ở nước ta cũng đã có điều dưỡng là vụ phó Vụ điều trị, là phó Giám đốc bệnh viện.
Ngoài ra, Bộ y tế, Vụ điều trị, Hội điều dưỡng, Phòng điều dưỡng của Bộ, Sở, các
bệnh viện và các trường đào tạo điều dưỡng đã nỗ lực huấn luyện đào tạo, biên soạn
tài liệu, ra các thông tư chỉ thị, chính sách, thúc đẩy điều dưỡng đóng góp vào hiệu quả

trị liệu.
3.2/ Vấn đề về số lượng và chất lượng ngành Điều dưỡng ở nước ta hiện nay:
Tuy nhiên, Theo Bộ Y tế, ngành Y hiện đang thiếu điều dưỡng viên có trình độ cao,
nhất là tuyến y tế cơ sở. Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, trong khi nhiều quốc gia
trong khu vực và thế giới đã chuẩn hóa trình độ điều dưỡng viên, hộ sinh phải từ cao
đẳng trở lên, thì ở Việt Nam trình độ trung cấp vẫn chiếm đa số (74,6%) và thậm chí
vẫn còn 1,6% đang ở trình độ sơ học. Trong khi đó, tỷ lệ điều dưỡng đại học, cao đẳng
là 10,3%; và sau đại học rất thấp chưa đạt 1%. Như vậy, chất lượng điều dưỡng cần
được cải thiện vì nếu chất lượng nguồn nhân lực thấp thì chất lượng chăm sóc người
bệnh cũng sẽ không cao.
Không chỉ chưa đạt chuẩn về chất lượng trình độ, lực lượng điều dưỡng, hộ lý ở nước
ta còn đang gặp phải khó khăn trong vấn đề số lượng điều dưỡng, hộ sinh phục vụ
trong công tác chăm sóc người bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay
nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam còn
thiếu điều dưỡng, hộ sinh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ
tối thiểu 1 bác sĩ cần tới 3,5 điều dưỡng viên; trong khi Việt Nam đang có tỷ lệ điều
dưỡng viên bình quân là 1 bác sĩ có khoảng 1,8 điều dưỡng; trong khi ở Philippines là
5,1; Indonesia là 8 và Thái Lan là 7. Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ ở nước ta là tỷ lệ thấp
nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ngành y đến thời điểm hiện tại có 125.966 điều
dưỡng viên, theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế đến năm 2020, cả nước cần
khoảng 220.000 điều dưỡng viên để đáp ứng nhu cầu xã hội. (Bảng 01).

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Loại
nhân

(người)

lực Năm 2011
(*)

Bác sĩ
Điều dưỡng
Dược sĩ đại học
Kỹ thuật viên
Các nhóm chuyên
ngành khác

44 104
141 494
16 875
24 076
36 114

Cần có năm Chỉ tiêu 2020
2020
(***)
(**)
99 351
8
225 345
20
27 762
2
89 337
8

134 006
12

Số cần bổ sung
55 245
83 851
10 887
65 261
97 892

Bảng 02: Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm 2020 ( bảng từ Bộ Y Tế
Cục Quản ly khám, chữa bệnh Quyết định số 2992/QĐ-BYT)
Chú thích bảng 01:
(*) Số liệu kiểm tra bệnh viện năm 2011 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
(**) Dựa trên dự báo dân số Việt Nam năm 2020 là 97,5 triệu người, mỗi năm nhân
lực y tế bị tiêu hao 5% do nghỉ hưu, chuyển công tác.
(***) Số cán bộ trên 10000 dân.
Do vấn đề thiếu nguồn nhân lực điều dưỡng, các điều dưỡng chỉ có thể thực hiện y
lệnh điều trị và theo dõi bệnh nhân, và đôi khi chỉ đáp ứng nhu cầu người bệnh khi có
tình trạng khẩn cấp chứ không có thời gian chăm sóc toàn diện bệnh nhân đúng như
chức năng của họ (gần gũi thăm hỏi, an ủi động viên, chăm sóc về tinh thần, giúp đỡ
người bệnh phục hồi chức năng…). Do tình trạng thiếu điều dưỡng trầm trọng nên một
số bệnh viện phải thuê những người không có chuyên môn làm công việc chăm sóc
bệnh nhân khiến chất lượng dịch vụ chăm sóc giảm xuống.
Ngoài ra, một vấn đề mà ngành Y tế cũng đang gặp phải đó là sự phân bố lực lượng
cán bộ điều dưỡng, hộ sinh có sự không đồng đều giữa các tuyến điều trị. Khảo sát của
Bộ Y tế cho thấy điều dưỡng viên, hộ sinh đang công tác tại các BV tuyến tỉnh chiếm
tỷ lệ cao nhất (49,8%), sau đó là các BV tuyến quận/huyện (29,1%) và tiếp đến là các
BV trực thuộc Bộ Y tế (12,2%). Không những thế, tại các BV ngoài công lập chỉ có
8% và nhất là các BV bộ, ngành chỉ có 0,9% điều dưỡng viên, hộ sinh đang làm việc.

Như chúng ta cũng thấy, kinh tế phát triển, xã hội nâng cao và nhu cầu về dịch vụ
chăm sóc có chất lượng ngày càng gia tăng. Về dân số, quá trình già hóa ngày càng
tăng, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72,8 tuổi (năm 2009) và năm nay đã
tăng lên 75 tuổi và sẽ còn tăng trong tương lai. Nghĩa là sắp tới nhu cầu chăm sóc y tế
cho người già ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với nhu cầu điều dưỡng viên chăm sóc
cho đối tượng người già cũng nâng cao. Chúng ta lại đứng trước nguy cơ phải giải
quyết sự thiếu hụt nguồn nhân lực điều dưỡng trong đội ngũ cán bộ Y tế.
Để đáp ứng cho tất cả nhu cầu xã hội nêu trên, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và
đào tạo, tăng dần chỉ tiêu tuyển sinh y dược, chỉ đạo các trường đào tạo ngành Y nâng
cao chất lượng đào tạo cũng như trang thiết bị giảng dạy nhằm giúp các điều dưỡng

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
viên, bác sĩ sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được những yêu cầu của nơi tuyển dụng, có thể
làm việc ở rất nhiều cơ sở trong và ngoài ngành Y tế.
3.3/ Vấn đề đào tạo ngành điều dưỡng và định hướng con đường phát triển của
ngành Điều dưỡng nước ta trong những năm tới:
Trước nhu cầu bắt buộc phải phát triển số lượng và nâng cao chất lượng ngành điều
dưỡng, trong hệ thống đào tạo điều dưỡng đã có thay đổi tích cực. Tại Việt Nam, theo
những nguồn tài liệu thu thập được, tính đến thời điểm hiện tại vào năm 2017 có
khoảng 30 trường đại học tuyển sinh đào tạo ngành Y, khoảng 43 trường cao đẳng Y,
ngoài ra có 135 trường trung cấp Y đào tạo ngành Điều dưỡng. Quy mô đào tạo Điều
dưỡng hệ đại học, cao đẳng có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng quy mô đào tạo
trình độ trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao khoảng 50%. Hơn nữa, Việt Nam đã có hệ
thống đào tạo điều dưỡng sau đại học, cao học (thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng). (Hình ảnh
02).


Hình ảnh 02: Lễ công nhận và trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng khóa I tại
trường Đại học điều dưỡng Nam Định (ảnh từ />Trong 10 năm trở lại đây, quy mô các cơ sở đào tạo về điều dưỡng ở nước ta cũng
ngày được củng cố và mở rộng. Năm 2005, cả nước mới có 70 cơ sở đào tạo điều
dưỡng hệ tại chức, cao đẳng, đại học, đến năm 2015, con số này tăng gấp đôi với 151
cơ sở. Đến thời điểm hiện nay, con số đã tăng đáng kể. Đặc biệt hệ thống cơ sở công
lập đào tạo điều dưỡng hệ đại học đã tăng hơn so với hệ ngoài công lập. Hệ thống giáo
dục cũng đã xác định rõ lộ trình giảm dần quy mô đào tạo nhân lực điều dưỡng trình
độ trung cấp, tiến tới dừng đào tạo trình độ trung cấp; đồng thời có kế hoạch đào tạo
nâng cao trình độ cho đội ngũ điều dưỡng trình độ trung cấp đang làm việc trong hệ
thống Y tế cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho
người dân. (Hình ảnh 03).

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình ảnh 03: Sinh viên Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Đông Á thực tập tại bệnh
viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng (ảnh từ />
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
4.1/ Kết luận:
Thực trạng ngành Điều dưỡng ở nước ta hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thách
thức về vị trí ngành, số lượng và chất lượng điều dưỡng viên. Vì vậy, Bộ Y tế nói riêng

và Nhà nước nói chung đã có kế hoạch cụ thể trong chiến lược phát triển ngành Điều
dưỡng nhưng việc thực hiện chưa hiệu quả, nhiều Quyết định đã được ban hành nhưng
khi đưa vào triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đồng thời công tác đào tạo
điều dưỡng vẫn còn nhiều bất cập.
Điều dưỡng Việt Nam vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
để sánh tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chuyên môn người điều
dưỡng chưa thực sự được chuẩn hóa, kỹ năng làm việc chưa hoạt động hết công suất
làm cho công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện người bệnh vẫn còn nhiều hạn chế.
Xã hội Việt Nam vẫn còn có những quan niệm sai lệch về vai trò, vị trí, trách
nhiệm của nghề Điều dưỡng. Chính những điều đó phần nào làm kìm hãm sự phát
triển nghề Điều dưỡng.
4.2/ Kiến nghị:
1. Về phía người điều dưỡng, tôi nghĩ họ cần tích cực trong việc học tập, nâng cao tay
nghề, chủ động nắm bắt kiến thức chuyên môn; song song với việc trau dồi kinh
nghiệm làm việc, đặc biệt trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh, thân nhân
người bệnh. Chẩn đoán và điều trị chuẩn xác nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc
sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
2. Về phía ngược lại, xã hội cần có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về ngành Điều
dưỡng. Xã hội phải biết rằng, Điều dưỡng là một nghề phát triển độc lập nhưng luôn
song hành với các nghề khác trong nền Y tế. Lực lượng điều dưỡng viên giữ vai trò
nồng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, nếu nền Y tế muốn nâng cao chất
lượng điều trị người bệnh phải nâng cao chất lượng đào tạo điều dưỡng.
3. Cơ quan quản lý Nhà nước cần có chế độ đặc biệt nhằm chăm lo đời sống cho điều
dưỡng nói riêng và cán bộ Y tế nói chung để họ thực hiện công tác chuyên môn tốt
nhất có thể nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân.

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

BĐP Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lượm, P. (2017). Bai giang ĐHYD–Đieu duong va hieu qua tri lieu nguoi benh.
pptx
[2] Lượm, P. (2017). Bai giang ĐHYD–Đieu duong va hieu qua tri lieu nguoi
benh.docx
[3] WHO (2017). Health topics of nursing.
Truy cập ngày 02-08-2017 từ />[4] Vi.Wikipedia (2017). Florence Nightingale.
Truy cập ngày 03-08-2017 từ />[5] Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam ban hành kèm theo quyết định
số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012.
[6] Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện trong Quy chế bệnh viện tại Quyết định số
1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997.
[7] Kế hoạch tăng cường dịch vụ điều dưỡng hộ sinh đến năm 2010 tại Quyết định số
1613/2002/QĐ-BYT ngày 03/5/2002.
[8] Thông tư Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động
làm việc tại các cơ sở y tế số 07/2014/TT-BYT.
[9] Tổng quan về công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định tại Thông tư
07/2011/TT-BYT.
[10] Kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư
07/2011/TT-BYT.
[11] Hà, V. (24-05-2017). Các trường trung cấp y dược lại kêu cứu . Tuoitre.
Truy cập ngày 05-08-2017 từ />[12] Dương, T. (18-03-2016). Hơn 92000 điều dưỡng, nữ hộ sinh cần chuẩn hóa.
Tuoitre.
Truy cập ngày 05-08-2017 từ />
25


×