Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” Chủ đề 6: Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ doàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam Lào dưới sự lãnh đọa của hai Đảng, hai nhà nước từ khi thiết lập mối quan hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.04 KB, 6 trang )

Bài dự thi: “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”
Chủ đề 6: Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ doàn kết, gắn
bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam- Lào dưới sự lãnh
đọa của hai Đảng, hai nhà nước từ khi thiết lập mối quan hệ hợp
tác hữu nghị đến nay.

Bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, nhận thức sâu sắc
về ý nghĩa và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, ngày 18/7/1977, hai nước đã
ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau
như một, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Tuy nhiên, sau thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hai nước Việt Nam và Lào đều phải
ra sức khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh kéo dài 30 năm. Nền kinh tế
của Việt Nam và Lào về cơ bản còn hết sức lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào
nước ngoài. Điểm xuất phát của hai nước đều từ nền kinh tế nông nghiệp có
trình độ canh tác, năng suất và sản lượng rất thấp; tư duy lãnh đạo kinh tế còn
mang nặng tính tập trung bao cấp từ thời chiến. Trong khi đó, các thế lực thù
địch trong nước và bên ngoài câu kết, tìm cách chia rẽ Lào với Việt Nam, Việt
Nam với Lào gây khó khăn, trở ngại không nhỏ cho mối quan hệ giữa Việt Nam
và Lào. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với nỗ lực và sự đoàn
kết quyết tâm cao, từ năm 1977 đến nay, hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam
vẫn đạt được nhiều thành công lớn trên mọi lĩnh vực.

1


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội CHDCND Lào Pany Yathotu.(Nguồn: Internet)

Trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại giữa hai nước đã, đang phát triển trên
một nền tảng sâu rộng và ngày càng gắn bó, tin cậy. Hai bên thường xuyên tiếp
xúc cấp cao giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và địa phương;


Ủy ban liên Chính phủ thường niên được duy trì và củng cố. Giao lưu giữa các
tổ chức, các tầng lớp nhân dân được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú. Đặc biệt, gần đây nhất là các chuyến thăm chính thức nước ngoài
đầu tiên trên cương vị mới nhiệm kỳ 2016-2020 của Tổng Bí thư Đảng Nhân
dân cách mạng Lào Bounnhang Volachit tới Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Lào; các chuyến thăm của các đồng
chí Bộ Chính trị hai bên đã góp phần đưa quan hệ hai Đảng, hai nước lên một
tầm cao mới.

2


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong (hàng sau) chứng kiến lễ ký bản ghi nhớ giữa
chính phủ hai nước về chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030, tại thủ đô
Vientiane ngày 14-9 -2015

Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được củng cố
chặt chẽ. Hai nước đã ký 2 văn kiện pháp lý quan trọng là “Nghị định thư về
đường biên giới và mốc quốc giới” và “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới
và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào”.
Việc hoàn thành hệ thống mốc quốc giới đã góp phần hoàn thành chất lượng
đường biên giới Việt Nam-Lào cả về pháp lý và thực tiễn. Cùng với sự hợp tác
trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào còn
được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như LHQ, Hiệp hội các
quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng
sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước
Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), tam giác phát triển Việt Nam
- Lào - Camp-chia, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực
và trên thế giới.


3


Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith tiếp thân mật Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng Việt Nam, Trung tướng Phan Văn Giang.

Về phương diện kinh tế, hai nước đã thiết lập cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ
để cụ thể hóa chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học
- kỹ thuật… thông qua việc xây dựng nội dung hợp tác của từng thời kỳ, từng
giai đoạn và hàng năm. Cho tới nay (2017), Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam Lào đã tiến hành được 39 kỳ họp định kỳ hàng năm luân phiên tại mỗi nước. Hai
bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước và thống nhất nâng cao hơn nữa
hiệu quả hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thống nhất tập trung thực hiện tốt chỉ
đạo của hai Bộ Chính trị, thúc đẩy quan hệ chính trị - đối ngoại - an ninh quốc
phòng, đầu tư, thương mại, du lịch…, mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực,
đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối hai nước, hợp tác quản lý sử dụng
bền vững nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, v.v. Ủy ban Liên
Chính phủ Việt Nam - Lào tại kỳ họp twhs 39 đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác
quan trọng, như Thỏa thuận về hợp tác đầu tư quản lý và khai thác cảng Vũng
Áng (cầu cảng 1,2,3); Thỏa thuận thành lập công ty liên doanh đầu tư dự án xây
dựng đường dây tải điện 500 Kv Lào-Việt Nam; Thỏa thuận về đầu tư xây dựng
tuyến đường sắt Vientiane -Tha Khaek-Mụ Giạ-Tân Ấp-Vũng Áng...

4


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một buổi hội nghị hợp tác đầu tư Việt- Lào

Nhờ các chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý của cả hai bên nên thương mại và
đầu tư Việt Nam - Lào tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây, tạo nền
tảng vật chất để liên kết và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Từ năm

1989 đến nay, đầu tư của Việt Nam vào Lào đã đạt giá trị gần 4 tỷ USD. Năm
2016, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Lào đạt 801 triệu USD; trong
đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 342 triệu USD và xuất khẩu từ Việt Nam
sang Lào đạt 459 triệu USD. Các dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào tập trung
có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông vận tải, trồng
cây công nghiệp… Không chỉ giới hạn trong hợp tác kinh tế, hợp tác trên các
lĩnh vực khác cũng được quan tâm thúc đẩy. Hợp tác giáo dục, đào tạo đã và
đang là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và được nâng lên cả về số lượng và chất
lượng. Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Hợp tác giữa các địa phương giáp biên được chú trọng thúc
đẩy, với việc hình thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu
quốc tế và quốc gia.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, mỗi nước cũng đang trong giai
5


đoạn quan trọng của sự phát triển, dù ở hoàn cảnh cảnh nào, hai đảng, hai nước
và nhân dân hai nước cũng trước sau như một, quyết tâm gìn giữ mối quan hệ
hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững,
đưa quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. Đó thực sự là
những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt trong
thời kì mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước
Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng 55 năm qua, đặc biệt qua 40 năm thực
hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, nhân dân Việt Nam và Lào có thể hoàn toàn
tự hào về mối quan hệ thủy chung trong sáng, đoàn kết đặc biệt và hiếm có giữa
hai dân tộc anh em.
Với những gì đã có trong quá khứ cùng với sự quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo
và người dân hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và
sự hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt
Nam-Lào chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới, năng động, hiệu quả, thiết

thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước là xây dựng thành công nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng
thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh, đóng
góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế
giới./.

6



×