Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Văn 6 tuần 27 tiết 86 vượt thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.9 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 10/02/2017
Ngày giảng: 6A, 6D 16/02/2017
Bài 21 - Tiết 86
VƯỢT THÁC
Võ Quảng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu con người và cuộc
sống lao động.
4. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, phân tích, khái quát
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, máy chiếu
2. Học sinh:
- Đọc, soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
6A......................................
6D......................................
2. Kiểm tra bài cũ
? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong văn bản Vượt thác như thế nào?
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ dòng sông:
+ Chưa đến thác: sông đẹp, êm đềm, hiền hòa, thơ mộng …
+ Đến thác: núi sông hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ


+ Qua khỏi thác: núi sông bớt hiểm trở và hiền hoà hơn, đồng ruộng mở ra xanh tươi.
=> Thiên nhiên sinh động, phong phú, hùng vĩ nhưng lại rất thơ mộng.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, vấn đáp
- Thời gian: 10 phút.
HĐ CỦA THẦY

HĐ CỦA TRÒ

Cho HS xem hình ảnh trong SGK phóng to Quan sát, tái hiện
trên nền nhạc bài hát “Thu Bồn ơi”
trả lời
Em hiểu nhan đề “Vượt thác” là như thế
nào? Gợi dẫn HS vào bài
*Điều chỉnh, bổ sung:

ND CẦN ĐẠT


* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Hiểu được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp - Kĩ năng: Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
- Thời gian: 20 phút
HĐ CỦA THẦY

HĐ CỦA TRÒ

Cho HS đọc lại phần 2 văn bản

Thảo luận nhóm
Câu 1 : (Nhóm 1, 2)
Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình
Thảo luận nhóm
dượng Hương Thư khi vượt thác.
Câu 2 : (Nhóm 3, 4)
Tìm những chi tiết miêu tả các hành động
của dượng Hương Thư khi vượt thác.
- Ngoại hình:
+ Đánh trần
+ Như pho tượng đồng đúc
+ Các bắp thịt cuồn cuộn
+ Hai hàm răng cắn chặt
+ Quai hàm bạnh ra
+ Cặp mắt nảy lửa
+ Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh
hùng vĩ…
- Hành động:
+ Co người phóng sào
+ Ghì chặt đầu sào
+ Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
? Tìm những hình ảnh so sánh vềề̀ dượng
Hương Thư và tác dụng của các hình ảnh so - Phát hiện, trả lời
sánh đó.?
* Các hình ảnh so sánh:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng
nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng
đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn …. giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh


ND CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu tác giả, tác
phẩm.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên
nhiên.
2. Hình ảnh Dượng
Hương Thư.

- Ngoại hình: gân guốc,
rắn chắc,
khỏe khoắn

- Hành động: Nhanh
nhẹn, mạnh mẽ, quả cảm
dứt khoát


hùng vĩ.
+ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác
hẳn dượng HT ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ,…
=> Như một pho tượng đồng đúc: thể hiện
ngoại hình gân guốc, rắn chắc của nhân vật;
như một hiệp sỹ củaTrường Sơn oai linh
hùng vỹ: thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào
hùng của con người trước thiên nhiên; hình
ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác
hẳn với khi ở nhà càng làm nổi bật vẻ dũng
mãnh của nhân vật.

GV: Miêu tả con người trong cuộc chiến với
thác dữ, nhà văn đã dùng nhiều phép so sánh
nghệ thuật. Có so sánh bằng thành ngữ dân
gian “nhanh như cắt”, nhưng phần nhiều là
dùng những so sánh bằng hình ảnh hợp lí,
góp phần vào việc khắc họa vẻ đẹp rắn chắc,
dũng mãnh, tư thế hào hùng của nhân vật
dượng Hương Thư, làm nổi bật cái “thần”
nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước
thiên nhiên rộng lớn
? Nhận xét nghệ thuật miêu tả của Võ Trả lời
Quảng trong đoạn này có gì đặc sắc?
- Tả thiên nhiên - tả người.
- Tả chân dung con người trong hoạt động.
- Kể việc + miêu tả.
=> Nghệ thuật: Các hình ảnh so sánh độc
đáo, gợi hình.
Trả lời
?Qua ngoại hình và hành động nêu cảm
nhận của em về dượng Hương Thư ?

? Bút pháp nghệ thuật đặc sắc của chương
truyện?
- Tả cảnh , tả người từ điểm nhìn trên con
thuyền theo hành trình vượt thác tự nhiên
sinh động.

Trả lời

Nghệ thuật: Các hình

ảnh so sánh độc đáo, gợi
hình.
=> Con người lao động
quả cảm, người chỉ huy
vượt thác bình tĩnh, dày
dạn kinh nghiệm lại
nhu mì, khiêm
nhườngtrong cuộc sống
gia đình
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tả cảnh phối hợp tả
người tự nhiên, sinh
động bằng từ ngữ gợi
tả, sử dụng phép so
sánh, nhân hóa hợp lí


- Sử dụng so sánh, nhân hóa phù hợp gây ấn
tượng
Trả lời
? Bài văn tả gì? ca ngợi điều gì?
- Hiểu vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên
nhiêm miền Trung thơ mộng và dữ dội.
- Vẻ đẹp của con người lao động trước thiên
nhiên hùng vĩ.
* Ghi nhớ: SGK/41

2. Nội dung
Tả vẻ đẹp hùng dũng

và sức mạnh của con
người trước thiên nhiên
hùng vĩ.
* Ghi nhớ: SGK/41

*Điều chỉnh, bổ sung:

Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để làm bài tập
- Phương pháp - Kĩ năng: Tái hiện, trả lời
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY
? Nội dung miêu tả đầy đủ của văn bản?
Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con
người trước thiên nhiên hùng vĩ.
?Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của
văn bản là:
Tả cảnh phối hợp tả người tự nhiên, sinh
động bằng từ ngữ gợi tả, so sánh,nhân hóa.

HĐ CỦA TRÒ
Trả lời

ND CẦN ĐẠT
III Luyện tập:

*Điều chỉnh, bổ sung:

Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh bút pháp nghệ thuật giữa các văn bản.

- Phương pháp - Kĩ năng: Thảo luận nhóm
- Thời gian: 5 phút.
HĐ CỦA THẦY

HĐ CỦA TRÒ

Hai văn bản “Sông nước Cà Mau” và
“Vượt thác” đều tả cảnh sông nước. Em - Thảo luận nhóm
hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh
thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và
nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.
- Nét đặc sắc của phong cảnh thiên
nhiên:
“ Sông nước Cà Mau ” : Miêu tả cảnh
chằng chịt của sông ngòi, vẻ đẹp phong

ND CẦN ĐẠT
Bài tập
- Nét đặc sắc của
phong cảnh thiên
nhiên:
+ Sông nước Cà Mau
+ Vượt thác
- Nghệ thuật miêu tả :
+ Sông nước Cà Mau


phú của vùng sông nước Cà Mau cảnh sinh
hoạt nhộn nhịp của những người dân sống
ở đây.

“ Vượt thác ” : Tả cảnh tượng hùng vĩ, địa
thế hiểm trở của một đoạn sông Thu Bồn
từ đó làm bật lên sức mạnh lao động, khắc
phục thiên nhiên của con người.
- Nghệ thuật miêu tả :
“ Sông nước Cà Mau ” : Vừa miêu tả cảnh
vật, vừa giải thích cách đặt tên của đất đai
nên bài văn vừa có giá trị văn học, vừa có
giá trị lịch sử.
“ Vượt thác ” : Dùng bút pháp khắc họa để
dựng lên một hình tượng nhân vật mạnh
mẽ, lớn lao giữa một khung cảnh thiên
nhiên hùng vĩ.

+ Vượt thác

*Điều chỉnh, bổ sung:

Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
-Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học chỉ ra nội dung và nghệ thuật của văn bản
-Phương pháp - Kĩ năng: Tìm tòi, phát hiện
-Thời gian: 5 phút
HĐ CỦA THẦY

HĐ CỦA TRÒ

Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ Trả lời
thuật của văn bản?
* Với những quan sát tinh tế, cụ thể,
Những so sánh mới lạ, sáng tạo, nhà

văn đã đem đến cho người đọc một hình
ảnh đẹp của người lao động trên sông
nước mà ta vẫn gặp trong cuộc sống đời
thường.
Vượt thác” không chỉ là vượt qua thác
nước khó khăn, nguy hiểm thể hiện ý chí,
lòng quả cảm, kinh nghiệm của con người
mà ở đây còn có lớp nghĩa khác là chỉ ý
chí, nghị lực vượt mọi khó khăn, thử thách
trong cuộc sống của con người
*Điều chỉnh, bổ sung:

ND CẦN ĐẠT


4. Củng cố
?Hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả trong cảnh vượt thác ra sao ?
?Nêu giá trị nghệ thuật của truyện?
5. Hướng dẫn tự học
- Đọc lại văn bản và mục ghi nhớ để nắm chắc nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài tập 1, 2, 3 phần I và 1, 2 phần II SGk/42.
- Tìm những câu văn, thơ có sử dụng phép so sánh.
- Chuẩn bị tiết 87: “So sánh” (tiếp)



×