Ngày soạn:
TIẾT 78: SO SÁNH (T1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: - Nhận diện được phép so sánh.
- Nhận biết được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được các
kiểu so sánh đó.
3. Thái độ: - Học sinh có ý thức sử dụng so sánh để đặt câu, tạo lập văn
bản..
4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
B. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức : dạy học trên lớp.
- Phương pháp :
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
+ Phương pháp giao tiếp.
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
- Kĩ thuật dạy học :
+ Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
+ Kĩ thuật chia nhóm. ( chia lớp làm 3 nhóm) và giao nhiệm vụ cho từng
nhóm.
+ Kĩ thuật "động não"
C. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên : giáo án, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị các ví dụ về phép so sánh.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức :
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
6A
6B
6C
2. Kiểm tra bài cũ:
Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Cho ví dụ?
3. Thiết kế các hoạt động :
* Hoạt động 1: Khởi động
. Có gì đặc biệt trong cách nói Da đen như cột nhà cháy ?( Da được ví với
cột nhà cháy)
Đó là phép so sánh. Vậy so sánh là gì? Cấu tạo của so sánh như thế nào? Có
mấy kiểu so sánh? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Các bước
Nội dung thực hiện
tiến hành
Chuyển
1. NHIỆM VỤ 1 : Phân tích ngữ liệu/sgk/24 rút ra khái niệm so
giao nhiệm sánh và tác dụng của phép so sánh?
vụ học tập - CH1: Những sự vật sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể
( GV giao so sánh như vậy?
cho HS lần - CH2: So sánh sự vật, sự việc với nhau để làm gì?
lượt từng - CH3: Sự so sánh ở 2 ngữ liệu trên có gì khác sự so sánh trong câu
nhiệm vụ) "Con mèo vằn ..., to hơn cả con hổ nhưng ....vô cùng dễ mến."
- CH4: Từ phân tích ngữ liệu, em hiểu thế nào là so sánh? Tác dụng
của so sánh trong khi nói và viết?
2. NHIỆM VỤ 2 : Tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh
- CH1: Điền tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào sơ đồ sgk/24?
- CH2: Nêu thêm một số từ so sánh mà em biết?
- CH3: Cấu tạo của phép so sánh ở ngữ liệu 3/25 có gì đặc biệt?
Thực hiện - Học sinh lần lượt thực hiện từng nhiệm vụ theo 3 nhóm.
nhiệm vụ
- Phân tích ngữ liệu.
- Rút ra khái niệm, cấu tạo của phép so sánh.
- Từng nhóm lên báo cáo kết qủa của từng nhiệm vụ.
- Nhóm khác bổ sung, sửa chữa đảm bảo kết quả sau :
1. NHIỆM VỤ 1 : Phân tích ngữ liệu rút ra khái niệm so sánh và
tác dụng của phép so sánh?
* TL1: các sự vật, sự việc so sánh.
a. Trẻ em / búp trên cành.
b. Rừng đước / hai dãy trường thành vô tận .
àGiữa các sự vật, sự việc so sánh có quan hệ tương đồng cả hình
thức, tính chất.
GV phân tích : Vì trẻ em mầm non của đất nước, nhỏ bé, xinh xắn,
tươi trẻ có nét giống với búp trên cành, mầm non của cây, tươi mới.
Rừng đước cao, san sát nhau, tạo thành một dãy tường thành chống
ngập mặn bảo vệ mù màng..
* TL 2: Tác dụng :
a. Thể hiện tình cảm yêu thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng
cần nâng niu, chăm chút..
Báo cáo kết
b. Rừng đước hiện lên cụ thể, sinh động hơn đồng thời thể hiện niềm
quả và thảo tự hào của tác giả về vẻ đẹp quê hương
luận
* TL3: các sự vật, sự việc được so sánh ở 2 ngữ liệu trên có nét tương
đồng về cả hình thức lẫn tính chất.
Nhưng sự vật so sánh và được so sánh trong câu "Con mèo...
nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến" giống nhau về hình thức (lông
vằn); khác nhau về tính chất (mèo hiền / hổ dữ.) -> Nhấn mạnh sự
tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật.
*TL4: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc
khác có nét tương đồng.
- Tác dụng : gợi ra hình ảnh mới mẻ, sinh động cho sự vật, sự việc.
Cách diễn đạt hấp dẫn hơn, biểu đạt tư tưởng tình cảm sâu sắc.
2. NHIỆM VỤ 2 : Tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh
* TL1:
Vế A
Phương diện
Từ
Vế B
(Sự vật được
so sánh
so sánh
(Sự vật dùng để
so sánh )
so sánh)
trẻ em
như
b búp trên cành
rừng đước
dựng lên cao
như
hai
dãy....
ngất
trường thành
vô tận
GV giảng : Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và gồm 4 yếu tố . Nhưng khi
sử dụng có thể lược bớt một yếu tố nào đó.
* TL2: Một số từ so sánh : như, giống như, như là, bằng, tựa, hơn,
tưởng…
* TL3: Cấu tạo của phép so sánh ở ngữ liệu 3/25 đặc biệt:
- Lược bớt từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh :
a. Trường Sơn: chí lớn ông cha.
Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.
- Đảo vế B lên trước vế A.
b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
*GV đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
* Nội dung bài học:
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng.
- Tác dụng : gợi ra hình ảnh mới mẻ, sinh động cho sự vật, sự việc.
Đánh giá Cách diễn đạt hấp dẫn hơn, biểu đạt tư tưởng tình cảm sâu sắc.
kết
quả - Mô hình cấu tạo của phép so sánh gồm 4 yếu tố :
thực hiện
+ Vế A(sự vật, sự việc được so sánh)
nhiệm vụ
+ Vế B(sự vật, sự việc dùng để so sánh)
+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (như, giống như, như là, bằng, tựa, hơn,
tưởng…)
* Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1/25:
* Đáp án:
+ So sánh đồng loại :
Bài 1/25: Tìm thêm một - So sánh người với người : Người là cha, là bác, là
số ví dụ theo mẫu.
anh.
- So sánh vật với vật : rừng đước.....dãy trường
thành vô tận.
+ So sánh khác loại :
- So sánh vật với người : Biển cho ta cá như lòng
mẹ.
Bài 2/26 : Dựa vào - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Công cha
thành ngữ đã biết, Hãy như núi nhất trời...
viết tiếp vế B vào Bài 2/26 :
những chỗ trống dưới * Hoàn thành phép so sánh:
đây để tạo thành phép
- khỏe như voi
so sánh:
- đen như cột nhà cháy
- Khỏe như.....
- trắng như trứng gà bóc.
- đen như......
- cao như núi Thái Sơn.
- trắng như....
- cao như......
Bài 3/26 : Tìm những
câu văn có sử dụng
phép so sánh trong bài “
Bài học đường đời đầu
tiên”
Bài 3 /26 :
* Đáp án:
- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia
qua.
- Cái chàng Dế Choắt....như một gã nghiện. Đã
thanh niên rồi... như người cởi trần mặc áo gi-lê...
* Hoạt động 4 : Vận dụng
Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác . Em
thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
* Gợi ý :
* Các hình ảnh so sánh:
- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
- Dượng ...như một pho tượng đồng...như một hiệp sĩ của...
- Dọc sườn núi, những cây to....như những cụ già vung tay hô.....phía trước.
Phân tích cảm nhận được hình ảnh so sánh mà HS thích ( Nêu T/d của phép
so sánh)
* Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng
THBVMT: Từ những hình ảnh so sánh ở bài “Sông nước Cà Mau” và bài
“Vượt thác” em cảm nhận được vẻ đẹp phong cảnh đất nước ta ntn? Chúng
ta phải làm gì để bảo vệ và tôn tạo vẻ đẹp đó
V. KẾT THÚC BÀI HỌC
1. Củng cố
- So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh.
2. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài. Chuẩn bị bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh......
3. Rút kinh nghiệm bài học.
....................................................................................................................
....................................................................................................................