TRƯỜNG THCS THÀNH LONG
NĂM HỌC 2016-2017
Tuần:26.
Tiết 99.
Văn bản
LƯỢM
Tố Hữu
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của
nhân vật Lượm .
- Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm .
- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng đọc và cảm thụ thơ bốn chữ.
3. Thái độ:
- Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp
các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Đọc – hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm .
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối
thoại trong bài thơ .
II. Nội dung học tập:
Hình ảnh Lượm và nghệ thuật miêu tả của tác giả.
III. Chuẩn bị:
a. Giáo viên : tranh “Chân dung Lượm”, tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài
giảng.
b. Học sinh : chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 94.
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng:
Thông qua vì tiết trước kiểm tra 1 tiết.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Vào bài : giáo viên giới thiệu về bối
cảnh sáng tác của bài thơ để dẫn vào bài.( 1 phút)
Hoạt động 2 :(7 phút)
I/ Tìm hiểu chú thích:
Hoạt động2.1
1.Tác giả, tác phẩm: (SGK)
O: HS đọc chú thích (*).
* GV: giới thiệu thêm:
- Tố Hữu tham gia cách mạng từ rất sớm, từng bị
KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGỮ VĂN 6
GV: LÊ THỊ THANH NHI. Trang 1
TRƯỜNG THCS THÀNH LONG
NĂM HỌC 2016-2017
bắt, bị tù đày.
- Là một nhà thơ rất nổi tiếng. Thơ ông được nhiều
người yêu thích. Tố Hữu có nhiều bài thơ viết về các em
nhỏ rất xúc động: mồ côi, đi đi em, Hai đứa bé, Một
tiếng rao đêm …
- Bài thơ được viết và in trong tập “Việt Bắc” gồm
những bài thơ viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954).
2.Chú thích:
Hoạt động 2.2
* GV: kiểm tra việc tìm hiểu chú thích ở nhà của
HS. Chú ý các chú thích: 1, 3, 4, 6.
II/ Đọc, tìm hiểu chung về tác phẩm:
Hoạt động 3 :(7 phút)
1. Đọc bài thơ:
Hoạt động 3.1
* GV: nêu yêu cầu giọng đọc: đoạn 1: giọng vui,
nhanh. Đoạn 2,3: đọc chậm, chú ý ngắt nhịp ở các câu
hỏi tu từ.
* GV: cùng 2 HS đọc bài thơ.
2. Thể thơ và bố cục:
Hoạt động 3.2
Δ: Bài thơ này được viết theo thể thơ nào?
O: thể thơ bốn chữ.
*GV: cho HS đọc phần đọc thêm rồi dựa vào bài thơ
minh họa về cách gieo vần, ngắt nhịp của thể thơ này.
( liên hệ với Tập làm văn).
Δ: Hãy tìm bố cục của bài thơ?
O: Có 3 phần:
- Phần 1: “từ đầu … xa dần”. Cuộc gặp gỡ giữa
Lượm và chú bô đội.
- Phần 2: “tiếp theo … giữa đồng”. Lượm đi liên lạc
và hi sinh.
- Phần 3: còn lại. Hình ảnh Lượm sống mãi.
*GV: lưu ý HS: bài thơ được viết theo lối kết hợp
miêu tả, kể chuyện và biểu cảm.
III/ Đọc phân tích tác phẩm:
Hoạt động 4 :(23 phút)
1) Lượm trước lúc hi sinh:
Hoạt động 4.1
O: HS đọc đoạn 1.
Δ: Hình ảnh Lượm được dựng lên qua cách nhìn, kể
của ai? Trong tình huống, hoàn cảnh như thế nào?
O: qua cái nhìn. Kể của tác giả, trong những ngày
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Huế(Ngày Huế
đổ máu) với tình huống rất tình cờ. Cuộc gặp gỡ ấy ngắn
ngủi nhưng hình ảnh Lượm cũng đã kịp khắc sâu trong
lòng của tác giả.
Δ: Hãy tìm những câu thơ miêu tả Lượm? Cho biết
tác giả đã tả những điểm gì ở Lượm?
O: Tả trang phục, hình dáng, cử chỉ và lời nói.
Δ: Từ việc miêu tả đó đã làm nổi bật được nét gì
KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGỮ VĂN 6
GV: LÊ THỊ THANH NHI. Trang 2
TRƯỜNG THCS THÀNH LONG
NĂM HỌC 2016-2017
đáng yêu, đáng mến ở Lượm?
O: HS trao đổi, thảo luận theo bàn.
Δ: Hãy tìm các yếu tố nghệ thuật được sử dụng khi
miêu tả Lượm? tác dụng của các yếu tố nghệ thuật ấy?
O: HS tìm kiếm, phân tích. (việc sử dụng nhiều từ
láy có tác dụng gợi hình rất lớn; kết hợp biện pháp so
sánh và nhịp thơ nhanh đã góp phần tăng thêm nét đáng
yêu của Lượm.
Hoạt động 4.2
O: HS đọc đoạn 2.
Δ: Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả có tâm trạng gì?
Tâm trạng ấy được thể hiện trong câu thơ, khổ thơ nào?
O: Đau đớn, nghẹn ngào.
Δ: Em có nhận xét gì về cấu tạo của khổ thơ đó?
Cấu tạo như thế có tác dụng gì?
O: HS thảo luận nhóm → trình bày kết quả → tranh
luận → thống nhất kết quả.
*GV: Câu thơ bị ngắt đôi, đứng riêng thành một
khổ, diễn tả sự đau xót đột ngột như một tiếng nấc
nghẹn ngào, đau đớn đến tột cùng của nhà thơ.
Δ: Sau sự đau đớn, nhà thơ đã hình dung, miêu tả
việc đi liên lạc của Lượm như thế nào? (Lượm đưa thơ
trong hoàn cảnh như thế nào? Trong hoàn cảnh đó,
Lượm đưa thư với tinh thần ra sao? Câu thơ nào diễn tả
điều đó?)
O: HS thảo luận nhóm.
*GV: giống như bao lần khác, Lượm dũng cảm,
nhanh nhẹn, hăng hái, quyết hoàn thành nhiệm vụ.
không nề nguy hiểm.
Δ: Trong sự hình dung đó, tác giả tưởng tượng ra
sự hi sinh của Lượm như thế nào?
O: HS trao đổi theo bàn.
Δ: Câu thơ “Thôi rồi. Lượm ơi!” cùng sự thay đổi cách
xưng hô “chú đồng chí nhỏ” cho thấy tình cảm gì của tác
giả?
O: HS trao đổi theo bàn.
Hoạt động 4.3
Δ: Em có nhận xét gì về việc câu thơ “Lượm ơi!
Còn không?” được tách ra thành một đoạn?Vì sao nhà
thơ lại tách ra như vậy?
O: HS thảo luận nhóm.
*GV: Việc tách đoạn và hỏi như thế diễn tả thái độ
KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGỮ VĂN 6
−
Là một em bé hồn nhiên,
nhanh nhẹn, tinh nghịch, yêu đời và mê đi
kháng chiến.
->Miêu tả bằng từ láy và so sánh.
2) Lượm khi làm nhiệm vụ và hi sinh:
− Lượm làm nhiệm vụ với một tinh
thần dũng cảm, hăng hái, không nề nguy
hiểm.
− Sự hi sinh của Lượm là sự hi sinh
thiêng liêng, cao cả.
− Tác giả vô cùng đau xót, tiếc thương,
trân trọng trước sự hi sinh của Lượm.
3) Lượm còn sống mãi:
GV: LÊ THỊ THANH NHI. Trang 3
TRƯỜNG THCS THÀNH LONG
NĂM HỌC 2016-2017
không muốn tin trước sự ra đi của Lượm ở tác giả.
Δ: Câu hỏi đó có được trả lời không?
O:HS Xác định, trả lời.
*GV: Thực ra, đây là câu hỏi tu từ. Nó không cần trả lời
(thực tế Lượm không còn) nhưng nhà thơ vẫn hỏi để khẳng
định tình cảm của mình. Trong trường hợp này, câu hỏi tu từ
vẫn có câu trả lời đó là hai khổ thơ cuối.
Δ: Việc lặp lại hai khổ thơ miêu tả Lượm ở đoạn
−
Dù hi sinh nhưng Lượm vẫn
đầu có ý nghĩa gì?
sống mãi với quê hương, đất nước.
O: HS thảo luận nhóm → trình bày kết quả → tranh
luận → thống nhất kết quả.
4) Ghi nhớ: (SGK/77)
Hoạt động 4.4
Δ: Nội dung, nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc?
O: HS tổng kết nội dung.
*GV: gọi HS đọc ghi nhớ →nhấn mạnh ý cần nhớ.
4. Tổng kết: (5 phút)
GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm bài thơ. Từ đó nêu ý nghĩa bài thơ?
-> Giáo dục thái độ cho HS và chốt ý tiết học.
5. Hướng dẫn học tập:(2 phút)
* Ở tiết này:
- Học bài, ghi nhớ, học thuộc lòng đoạn: “Một hôm … hết”.
- Làm bài tập 2 của phần luyện tập (GV hướng dẫn).
* Ở tiết sau:
- Soạn bài: “Mưa”. Yêu cầu:.
+
Đọc trước văn bản, chú thích.
+
Trả lời các câu hỏi mục “Đọc hiểu văn bản”.
V. Phụ lục:
……………………………………………………………………………………………
…………………………………...........................................................................................
...............................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGỮ VĂN 6
GV: LÊ THỊ THANH NHI. Trang 4