Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6 bài 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.01 KB, 24 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

TUẦN 31
Tiết 113, 114
Văn bản

Ngày soạn: .........................................

LAO XAO
(Đọc thêm)

Duy Khán.

A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên làng quê qua hình ảnh các loài chim
trong văn bản, Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của
tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả chính xác, óc quan sát sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở
làng quê của tác giả.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu bài hồi kí – tự truyện có yếu tố miêu tả.
- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
4. Tích hợp:
- Kĩ năng sống: Giáo dục kĩ năng tự nhận thức được thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp
đặc sắc của làng quê miền Bắc, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng giao tiếp, trao đổi, trình bày
suy nghĩ của bản thân về những thông tin bổ ích và lí thú về một số loài chim ở làng quê nước
ta.
B. Chuẩn bị:


GV: - Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực: động não, thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một
phút.
- Giáo án và các tài liệu liên quan.
HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
C Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
I. Tác giả - tác phẩm.
Hs đọc chú thích dấu sao sgk và cho biết vài - Duy Khán ( 1934 – 1995), quê ở Bắc Ninh.
nét về tác giả - tác phẩm?
- Là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng
Hs trình bày.
chiến chống Mỹ cứu nước.
- Văn bản “ Lao xao” trích từ tác phẩm“ Tuổi
thơ im lặng” của Duy Khán.
Chú ý: Giọng đọc chậm rãi, đọc lưu ý đối
II. Đọc- hiểu văn bản.
với các câu văn ngắn, thành ngữ, tục ngữ. ..
* Đọc,từ khó
Xác định bố cục và nội dung chính của từng * Bố cục: hai phần.
phần.
Đoạn 1: cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
Hs trình bày.
Đoạn 2: Giới thiệu các loài chim.
*Thể loại: Kí – hồi tưởng.

- Các loài chim hiền.
II. Nội dung
- Các lào chim ác.
1. Nghệ thuật miêu tả các loài chim.
Hãy cho biết thể loại và phương thức biểu
- Chọn miêu tả ở mỗi loài một vài nét nổi bật
đạt của văn bản?
Miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn, thể hiện
Gv hướng dẫn hs phân tích văn bản.
Mừa hè ở làng quê được tác giả miêu tả như sự yêu mến quê hương và gắn bó với thiên nhiên
làng quê cảu tác giả.
thế nào? Nó đã gợi lên không gian của làng
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

quê như thế nào?
2. Chất văn hóa dân gian trong bài.
Các loài chim được miêu tả bằng những
- Sử dụng các yếu tố dân gian như đồng dao,
phương diện nào, và mỗi loài được miêu tả
thành ngữ, truyện cổ tích được sử dụng đúng lúc,
kĩ điểm gì?
đúng nơi.
Qua miêu tả, em có nhận xét gì về tác giả?
- Nhìn thiên nhiên trong mối quan hệ với con
Chất dân gian trong bài tạo nên nét đặc sắc

người, con vật như con người.
gì?
3. Ý nghĩa của văn bản.
Hs: Đó là cách nhìn theo mối quan hệ với
Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu
con người, với công việc nhà nông.
quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu
Nêu ý nghĩa của văn bản?
làng quê đất nước.
Hs trình bày và đọc ghi nhớ sgk.
4 Củng cố.
Gv củng cố bài bằng cách cho hs làm bài tập sau:
Hãy miêu tả một loài chim mà em yêu thích khỏng 5, 6 câu. Có sử dụng các biện pháp
nghệ thuật so sánh, nhân hóa …
Hs suy nghĩ, viết bài, hs đọc trước lớp.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, chuẩn bị bài “Ôn tâp truyện kí “
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 115
Tiếng Việt

Ngày soạn: ...............................

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
A Mục tiêu cần đạt.
- Kiểm tra nhận thức của hs về câu trần thuật đơn, chủ ngữ. vị ngữ, các phép so sánh, ẩn dụ,
nhân hóa, hoán dụ. …
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện, vận dụng kiến thức đã học vào bài.
B Chuẩn bị:
Gv: Đề bài, đáp án, biểu điểm.

Hs: Học bài , ôn tập lại các kiến thức đã học về tiếng Việt.
C Tiến trình dạy học.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
3 Bài mới.
1 Giáo viên phát bài đã phô tô cho hs.
Hs làm bài, thời gian 45 phút. Gv theo dõi quá trình làm bài của hs.
2 Ma trận.
Mức độ
Tên
chủ đề
1/ Câu
thuật đơn.

Vận dụng
Nhận biết
trần

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
GV TRẦN HUY THAO

Thông hiểu
Hiểu và trình
khái niệm về
câu trần thuật
đơn, cho ví dụ
và xác định
chủ ngữ, vị

ngữ trong câu.
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30 %

Cấp độ
thấp

Cấp độ cao

Cộng

Số câu: 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30 %
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

2/ Biện pháp nt Nhận ra biện
So sánh
pháp nt So
sánh trong câu
và chỉ ra.
Số câu:
Số câu: 1
Số điểm:
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ:

Tỉ lệ: 10 %
3/ Nghệ thuật
Nhận và chỉ ra
nhân hóa
nghệ
thuật
nhân hóa trong
đoạn cho biết
kiểu nhân hóa
được sử dụng.
Số câu:
Số câu: 1
Số điểm:
Số điểm: 3, 0
Tỉ lệ:
Tỉ lệ:30 %
4/ Nghệ thuật
Nhận và chỉ ra
hoán dụ
nghệ
thuật
hoán dụ trong
câu cho biết
kiểu hoán dụ
được sử dụng.
Số câu:
Số câu: 1
Số điểm:
Số điểm: 3, 0
Tỉ lệ:

Tỉ lệ:30 %
Số câu: 1
Số câu: 3
Tổng số câu:
Số điểm: 1,0
Số điểm: 9.0
Tỉ lệ: 10 %
Tỉ lệ: 30 %

Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10 %

Sốcâu: 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30 %

Sốcâu: 1
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%

II Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Câu 1:( 3 điểm) Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Câu 2: ( 1, điểm) Trong cụm từ “ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô
tận.” , tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3: ( 3 điểm) Cho đoạn văn:
“ – Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi – dạ, bảo – vâng.

Cũng giống như chúng mình. Ừ nhỉ! Chim gặp bác Chào mào, chào bác. Chim gặp cô Sơn ca,
chào cô. Chim gặp anh Chích chòe, chào anh. Chim gặp chị Sáo nâu, chào chị.”
Tìm phép nhân hóa trong đoạn và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?
Câu 4: ( 3 điểm) Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ
nào.
a. Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
( Nguyễn Tuân)
b. Tự nhiên Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ông trúc, véo von …. Tiếng sáo
bay theo chân hai người tới chỗ rẽ.
( Ma Văn Kháng)
III Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm:
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Tiếng Việt 6
Câu 1: :( 1,5 điểm) Ghi nhớ sgk.
Ví dụ: :( 1,5 điểm) Mã Lương không còn ở trong chuồng ngựa nữa.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Câu 2: :( 1 điểm) Nghệ thuật so sánh.
Câu 3: :( 1,5 điểm) Phép nhân hóa: bác, cô, anh, chị.
Kiểu nhân hóa: (1,5 điểm) dùng các từ vốn để gọi người (bác, cô, anh, chị) để gọi sự vật.
Câu 4: - (1,5 điểm) Các hoán dụ:
a. Tay sào, tay chèo.
b. Chân.
- (1,5 điểm) Kiểu hoán dụ: Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể.
4 Củng cố:

- Gv thu bài, đếm số bài, ghi danh sách hs vắng thi để có kế hoạch kiểm tra bù.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, làm lại bài kt vào vở bài tâp. Soạn bài “ Câu trần thuật đơn không có từ là”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 116
Tập làm văn

Ngày soạn:....................

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI.
A Mục tiêu cần đạt.
- Giúp hs nhận ra ưu, khuyết điểm trong bài làm của bản thân về nội dung và hình thức diễn đạt.
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra, cách phân bố thời gian cho phù hợp với nội dung câu hỏi.
B Chuẩn bị:
Gv: Bài đã chấm, đáp án, nội dung nhận xét.
Hs: bài đã làm lại, bài đã chấm được gv trả, chú ý lời nhận xét của gv trên bài làm.
C Tiến trình dạy học.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
I Trả bài kiểm tra văn.
Gv : Nhận xét bài làm của hs
- Nhiều bài đã nêu lên cụ thể nội dung yêu cầu, phân tích cụ thể.
- Nhiều bài phân bố thời gian chưa hợp lí, trình bày nội dung còn thiếu nhiều.
- Cách trình bày cẩu thả, tẩy xóa quá nhiều trong bài làm.
- Gv phát bài cho hs. Hs đọc bài làm và nhận xét, đối chiếu lại bài với phần trình bày trên,
đưa ra ý kiến thắc mắc nếu có.

III Trả bài tập làm văn tả người.
Đề bài: Tả người thân yêu gần gũi nhất với em.
1 Gv cùng hs xây dựng dàn ý chi tiết:
Mở bài: Tả những nét khái quát về người thân: tên, quan hệ đối với em, ấn tượng nổi bật nhất, lí
do chọn miêu tả…
Thân bài:
- Tả những nét tiêu biểu, nổi bật về hình dáng, chân dung bên ngoài của người được miêu tả:
đầu tóc, mặt mũi, da dẻ, chân tay, tiếng nói, nụ cười…
- Tả tính nết trong công việc, trong tình cảm gia đình, trong học tập, lao động, trong lời nói,
trong cử chỉ hành động…
Kết bài: Ấn tượng sâu sắc nhất về bạn.
2 Gv nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm:
Ưu điểm:
- Nhiều bài viết đã đảm bảo nội dung của đề bài yêu cầu.
- Bố cục đủ ba phần, làm nổi bật chân dung nhân vật.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

- Dùng nhiều từ miêu tả: tính từ, động từ phù hợp …
Nhược điểm:
- Nhiều bài chứ phân biệt mở bài, thân bài, kết bài.
- Yếu tố tự sự nhiều hơn miêu tả.
3 Gv hướng dẫn hs chữa bài ngay tại lớp.
- Hs tự chữa lỗi bài viết của mình, đặc biệt lỗi chính tả.
- Trao đổi bài cho bạn bè rà soát thêm.
- Gv theo dõi tiến độ và rà soát thêm.

4 Hướng dẫn đọc mẫu.
Gv cho hs đọc những bài hay nhất của từng lớp.
4 Củng cố:
Gv cho hs phát biểu ý kiến thắc mắc về bài viết của mình, lấy điểm vào sổ.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, tiếp tục chữa bài của mình.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
TUẦN 32
Tiết 117

Ngày soạn: .......................

ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ.
A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp ha nắm được những nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của
các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kĩ năng: Hệ thống hóa, so sánh tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
- Trình bày những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản than về thiên nhiên, đất nước, con
người qua các truyện, kí đã học.
B Chuẩn bị:
Gv: Hệ thống hóa kiến thức lập thành bảng hệ thống.
Hs: Học bài, hệ thống bài theo yêu cầu sgk.
C Tiến trình lên lớp
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ: gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
I. Ôn tập nội dung cơ bản của các tác phẩm truyệnvà kí.

Gv cho hs nhắc lại tên các truyện kí đã học và thể loại của chúng.
Hs lên bảng trình bày theo bảng hệ thống.
stt
Tên văn bản
1 Bài học đường
đời đầu tiên

Tác giả
Tô Hoài

Thể loại
Truyện

2

Sông nước Cà
Mau

Đoàn Gỏi

Truyện

3

Bức tranh của
em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện


4

Vượt thác

Võ Quảng

Truyện

GV TRẦN HUY THAO

Tóm tắt nội dung.
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế
thanh niên, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Do
bày trò trêu chị Cốc đã gây nên cái chết thảm
thương cho Dế Choắt, Dế Mèn rút ra bài học
đường đời đầu tiên cho mình.
Cảnh thiên nhên độc đáo của vùng Cà Mau, với
sông ngòi kênh rạch chi chít, rừng đước trùng điệp,
cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú hợp ngay trên
mặt sông
Tài năng hội họa, tâm hồn trong sáng và lòng nhân
hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên
lòng tự ái và nhận ra phần hạn chế của mình.
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6


5

Buổi học cuối
cung

An – phông
– xơ Đô-đê.

Truyện

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân Kí

7

Cây tre Việt
Nam

Thép Mới



8

Lòng yêu nước

I Ê-ren-bua


Tùy bút

9

Lao xao

Duy Khán

Hồi kí

dòng sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và
sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh
thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng
Pháp ở vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng và
hình ảnh thầy Ha – men, truyện đã thể hiện lòng
yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu
tiếng nói của dân tộc.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên
vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi
đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế,
chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn
Tuân.
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân
dân VN trong cuộc sống hàng ngày, trong lđsx,
trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Cây tre đã
trở thành biểu tượng của đất nước và của dân tộc
Việt Nam.
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật

tầm thường nhất, từ tình yêu gia đình, yêu quê
hương trở nên lòng yêu nước. lòng yêu nước được
thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh
bảo vệ tổ quốc.
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ
đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản
sắc văn hóa dân tộc.

2 Ôn tập về đặc điểm truyện và kí.
Gv cho hs lập bảng theo yêu cầu sgk.
- Truyện và phần lớn thể kí đều thuộc loại hình tự sự.
- Những gì xảy ra trong truyện không phải đúng xảy ra trong thực tế, còn kí lại kể ra những gì có thực,
đã từng xảy ra.
- Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật. Kí, thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân
vật

3 Cảm nhận về đất nước và con người qua truyện và kí.
- Truyện và kí giúp ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống
con người ở nhiều vùng miền. Cùng với thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của
họ, trước hết là những con người lao động.

4. Tổng kết. hs đọc ghi nhớ sgk.
4 Củng cố.
Gv hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: học bài và làm bài tập sau: viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong
các truyện kí đã học mà em thích nhất. soạn bài “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 118
Tiếng Việt


Ngày soạn: ..............................

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ.
A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được kiến thức về câu trần thuật đơn không có từ là. Các kiểu câu
trần thuật đơn không có từ là.
2. Kĩ năng: Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

3. Tích hợp:
a. Giáo dục kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp.
B Chuẩn bị:
1. Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn …
Ptdh: Giáo án, bảng phụ, các tài liệu liên quan khác ….
2. Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung bài học.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và gọi tên các kiểu câu đó.
- Bồ các là bác chim ri.
- Khóc là nhục.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài

Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Gv chép vd vào bảng phụ, hs đọc.
I Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các ví dụ
là.
trên.
1 Ví dụ. (sgk)
Hs xác định.
* Nhận xét.
Vn trong các câu trên do từ loại nào tạo
- phú ông/ mừng lắm -> VN do cụm TT tạo thành.
thành?
- Tụ họp /ở góc sân. -> VN do cụm ĐT tạo thành.
a. cụm tính từ: phú ông/ mừng lắm.
=> Do một cụm V – V tạo thành.
b. Cụm động từ: Tụ họp ở góc sân.
- Vị ngữ do cụm tính từ và cụm động từ tạo thành.
Chọn những từ ngữ hoặc cụm từ phủ định
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với từ phủ
thích hợp cho các câu trên?
đinh không chưa…
Hs: Điền trước vị ngữ:
2 Ghi nhớ: sgk.
Phú ông không mừng lắm.
II Câu miêu tả và câu tồn tại.
Chúng tôi chưa tụ họp ở góc sân.
1. Ví dụ: sgk.
Qua việc tìm hiểu trên, hãy nêu đặc điểm

* Nhận xét.
của câu trần thuật đơn không có từ là?
- Câu a: Miêu tả sự chuyển động của hai cậu bé.
Hs trình bày và đọc ghi nhớ sgk.
-> Câu miêu tả (chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dung
Gv chép vd vào bảng phụ, hs đọc.
để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm … của
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ vừa
sự vật)
đọc.
- Câu b: Vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ ->
Hs: Đằng cuối bãi, hai cậu bé/ co tiến lại.
Câu tồn tại (vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để
Đằng cuối bãi, tiến lại/ hai cậu bé con.
thông báo sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của
Trong hai câu trên, câu nào là câu miêu tả, sự vật).
cau nào là câu tồn tại?
2. Ghi nhớ.
Gv: Hãy điền một trong hai câu trên vào
III Luyện tập.
chỗ trống trong đoạn văn sgk?
Bài 1: Câu miêu tả và câu tồn tại trong đoạn văn.
Hs: Câu b là câu phù hợp điền
a. Bóng tre/ trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.
Vì hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện
-> Câu miêu tả.
trong đoạn trích. Nếu đưa a vào có nghĩa
Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng/
các nhân vật đó đã được biết trước.
mái đình mái chùa cổ kính. -> -> Câu tồn tại.

Hs đọc ghi nhớ.
Dưới bóng tre xanh, ta/ gìn giữ một nền văn hóa
lâu đời. -. Câu miêu tả.
b.Bên hàng xóm tôi, có /cái hang của Dế Choắt.
Gv chép nội dung bài tập 1 lên bảng phụ,
-> Câu tồn tại.
hs đọc và lên xác định.
Dế Choắt / là tên .... -. Câu miêu tả.
c. Dưới gốc tre, tua tủa /những mầm măng. -> Câu
tồn tại.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Măng / trồi lên ..trỗi dậy.-> Câu miêu tả.
Gv đọc, hs ghi, gv quan sát cách ghi của hs, Bài 3: ( Nghe viết) “Cây tre Việt Nam” từ “Nước
chữa lỗi khi cần thiết.
Vn ... chí khí như người”.
4 Củng cố:
Gv hệ thống lại toàn bài, hs trả lời cau hỏi sau:
- Câu có phải khi nào chủ ngữ cũng đứng trước, vị ngữ đứng sau không? Vì sao/
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: học bài, học thuộc nội dung phần ghi nhớ, làm bài tập 2 sgk. Soạn bài “ Chữa lỗi về chủ
ngữ, vị ngữ”.
Gv: Nhận xét và xếp lạo giờ học.
Tiết 119
Tập làm văn


Ngày soạn: ..............................

ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ.
A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: - Giúp hs nắm vững sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
- Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng: - Giúp ha rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng trong văn miêu
tả.
- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
B Chuẩn bị:
- Gv giúp hs chuẩn bị bài ôn tập, bài soạn, các phương tiện liên quan.
- Hs chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Trong kiểu bài chúng ta vừa học, hãy
1 Những yêu cầu cần nắm vững về văn miêu tả.
chỉ ra đối tượng miêu tả trong văn miêu - Đối tượng: Tả người và tả cảnh.
tả?
Tả người : tả chân dung và tả người trong trong hoạt
Trong tả người có những cách miêu tả
động, hành đọng.
nào?

- Yêu cầu: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận
xét.
Những yêu cầu trong bài miêu tả là gì? 2. Các bước làm bài văn miêu tả:
=> Dù tả người hay tả cảnh thì cũng
- Xác định đối tượng cần tả
phải lựa chọn được những chi tiết, hình - Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu
ảnh đặc sắc, tiêu biểu sau đó trình bày
- Trình bày kết quả quan sát được theo một trình tự
theo một thứ tự nhất định. Muốn tả
hợp lí
sinh động, cần phải biết liên tưởng,
3 Bố cục của bài miêu tả:
tưởng tượng, ví von, so sánh.
MB: Giới thiệu người hoặc cảnh được tả một cách
Các bước làm bài văn miêu tả?
khái quát.
TB: Miêu tả chi tiết theo một thứ tự nhất định.
Nêu bố cục của bài miêu tả?
KB: Nêu nhận xét, cảm nghĩ về cảnh hoặc người được
Hs trình bày, hs khác bổ sung.
tả.
Gv ghi lại lên bảng.
4. Bài tập.
Bài 1: Những điều làm cho đoạn văn hay và độc đáo.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6


Hs đọc đoạn văn sgk.
Qua đoạn văn, hãy cho biết điều gì làm
cho đoạn văn của Nguyễn Tuân hay và
độc đáo.

Hs đọc đề, nêu yêu cầu của đề bài.

- Lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể
hiện được linh hồn của cảnh vật.
- Có những liên tưởng so sánh độc đáo.
- Có ngôn ngữ phong phú, diễn đạt một cách trôi chảy,
lưu loát.
- Thể hiện rõ tình cảm của người tả đối với đối tượng
được tả.
Bài 2: Tả một em bé bụ bẫm đang tập đi, tập nói.
MB: Em bé con nhà ai? Tên, họ? bao nhiêu tháng
tuổi? quan hệ với em như thế nào?
TB: Miêu tả chi tiết:
- Bé tập đi: (chân, tay, mắt, dáng đi, …).
- Em bé tập nói: ( miệng, môi, lưỡi, mắt …).
KB: Hình ảnh chung về em bé. Thái độ của mọi người
đối với em.
4 Kết luận: Ghi nhớ sgk.

Hs: Làm bài, đại diện các nhóm trình
bày.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
4 Củng cố.
Gv nhấn mạnh lại bố cục của bài miêu tả.Gv gọi hai hs khác nhắc lại.

5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, viết dàn ý cho các đề sau:
- Tả khu vườn nhà em.
- Tả một người khác thường mà em đã gặp trong thực tế, hoặc trong ác mộng.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
--------------------------------------------------------------------------------Tiết 120
Ngày soạn: ..............................
Tiếng Việt

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ.
A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: giúp hs nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, cách chữa lỗi về
chủ ngữ, vị ngữ.
2. Kĩ năng: Phát hiện câu thiếu cn, vn, sửa được lỗi câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng câu đúng.
B Chuẩn bị:
Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn …
Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung sgk.
C Tiến trình lên lớp:.
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ
Thế nào là câu miêu tả? Thế nào là câu tồn tại?
3 Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hs đọc vd sgk.
I Câu thiếu chủ ngữ.

Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi a. Trạng ngữ: qua truyện ….
câu?
- thiếu chủ ngữ.
- Vị ngữ: cho thấy …
Tìm nguyên nhân và cách chữa lỗi
- nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ với chủ ngữ.
câu thiếu chủ ngữ.
- Cách chữa: Thêm chủ ngữ: Tác giả …hoặc biến trạng
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hs trình bày.

Gv chép vd sgk vào bảng phu, hs
đọc.
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong
mỗi câu.
Tìm câu thiếu vị ngữ, nêu nguyên
nhân và cách chữa?

Gv hướng dẫn hs làm bài tập phần
luyện tập.
Đặt câu hỏi để kiểm tra xem câu có
thiếu chủ ngữ hay vị ngữ không?
Nêu cách chữa.
Hs đọc và trả lời trực tiếp.

Hs khác nhận xét, bổ sung.

Hs đọc bài tập 2, thảo luận và trình
bày theo nhóm.
Hs khác nhận xét bổ sung.

Hs đọc yêu cầu bài tập 4, hs trả lời
trực tiếp.

ngữ thành chủ ng\x bằng cách bỏ từ “qua”.
b. Đầy đủ chủ và vị ngữ.
II Câu thiếu vị ngữ.
a. Chủ ngữ: Thánh Gióng
Vn: Cưỡi, vung ..
b. Chủ ngữ : hình ảnh … quân thù.
VN: không có.
- Nguyên nhân: Nhầm định ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa: Thêm vn.
Vd: …đã để lại trong em niềm kính phục.
… là hình ảnh hào hùng và lãng mạn.
Hoặc: bỏ từ “hình ảnh” để như câu a.
c. Chủ ngữ: Lan.
VN: Không có.
- Nhầm phần phụ chú với vị ngữ.
- Cách chữa: Thêm vn: … là bạn thân của tôi.
… đang phổ biến kinh nghiệm học tập.
- Thay dấu phẩy bằng từ “là”.
III Luyện tập.
Bài 1:
a. Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu chân, cậu Tay không

làm gì nữa.
câu hỏi:
- Ai? (bác Tai, cô Mắt, cậu chân, cậu Tay)
- Như thế nào? (không làm gì nữa.)
=> Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
b. Lát sau, hổ đẻ được.
Con gì đẻ được? (hổ). Con hổ làm gì? (đẻ được)
=> Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
c. Tương tự.
Bài 2: Xác định câu mắc lỗi và giải thích nguyên nhân.
a. chủ ngữ: Cái gì? (kết quả năm học)
vị ngữ: như thế nào? (đã động viên.)
=> Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
b. chủ ngữ: cái gì? Không có.
Vị ngữ: Như thế nào? (Đã động viên).
=> Câu thiếu chủ ngữ.
Cách chữa: bỏ từ “với” biến trạng ngữ thành cn.
e. Chủ ngữ: Cái gì? Những câu chuyện dân gian.
Vị ngữ: Làm sao? Không có.
=> Câu thiếu vị ngữ.
- Cách chữa: Thêm vn “đã theo chúng tôi suốt cuộc đời”.
Bài 4: Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống.
a. Khi học lớp 5, Hài rất hồn nhiên.
b. Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất ân hận.
c. Buổi sáng, mặt trời bừng lên thật đẹp.
d. Trong hè, chúng tôi đi du lịch ở MN.

4 Củng cố.
Hs trả lời câu hỏi hệ thống sau:
Qua bài học này, em rút ra bài học gì cho bản thân?

GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hs: Trong khi nói và viết phải có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, không nhầm lẫn giữa chủ ngữ, vị
ngữ với thành phần khác.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, soạn bài “ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ”( tiếp).
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tuần 33
Ngày soạn: ................................
Tiết 121, 122
Tập làm văn

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.
A Mục tiêu cần đạt
- Kiểm tra nhận thức , kĩ năng của học sinh về kiểu bài miêu tả sáng tạo.
- Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa bài viết.
B Chuẩn bị:
- Gv: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- Hs: Học bài chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv.
C Tiến trình dạy học.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
3 Bài mới.
I Đề bài:
Em đã từng gặp một tiên ông trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại ông tiên theo trí

tưởng tượng của em.
II Yêu cầu:
- Tiến hành đầy đủ các bước khi làm bài.
Tìm hiểu đề kĩ càng.
Lập dàn ý chi tiết với ba phần cụ thể:
MB: mở bài tự nhiên, hấp dẫn.(,5 điểm)
TB: Tưởng tượng sáng tạo nhưng không viễn vông.(7 điểm)
KB: Bất ngờ, gọn gàng.(1,5 điểm)
- Viết bài hoàn chỉnh.
- Sửa bài kĩ trước khi nộp.
4 Củng cố:
Gv thu bài, đếm số bài.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: chuẩn bị một số loại đơn theo mẫu. Soạn bài “ Viết đơn”.
Gv: nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 123
Văn bản

Ngày soạn:

CẦU LONG BIÊN - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ.
(Đọc thêm)
- Thúy Lan A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: - Giúp hs bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc
học loại văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cây cầu Long Biên qua cảm nhận của tác giả,
qua đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di
tích lịch sử.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng, có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu
cảm theo dòng hồi tưởng.

- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí
mang nhiều yếu tố hồi kí.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của
đất nước.
3. Thái độ: Tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước, nâng cao, làm phong
phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di tích lịch sử.
4. Tich hợp:
a. Kĩ năng sống: Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa,
Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa, giao tiếp/ phản hồi/ lắng
nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa chứng nhân lịch sử
của cây cầu Long Biên.
B Chuẩn bị:
1. Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: Thảo luận nhó, kĩ thuật trình bày một phút về những ý
nghĩa lịch sử của cây cầu Long Biên – một nhân chứng quan trọng của lịch sử dân tộc. Cặp đôi
chia sẻ những suy nghĩ về cách ứng xử với di sản văn hóa
Ptdh: Giáo án, bảng phụ, các tài liệu liên quan khác ….
2. Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung bài học.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Gv hướng dẫn cách đọc.
I Tìm hiểu chung về văn bản.
Gv cùng ba hs đọc toàn bộ văn bản.
1 Đọc và giải nghĩa từ khó.
Gv nhận xét cách đọc của hs
Hs đọc phần chú thích sgk.
Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung 2 Bố cục: Ba phần.
chính của từng phần.
- P1; từ đầu đến “ Hà Nội” -> Giới thiệu tổng quát về
cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
- P2: tiếp theo đến “ dẻo dai, vững chắc” -> Cầu
Long Biên qua những chặng đường lịch sử.
- P3: Còn lại -> Khẳng định ý nghĩa của cây cầu trong
xã hội hiện tại.

Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt
chính của văn bản?
Qua chú thích hãy cho biết thế nào là văn
bản nhật dụng?
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
Trong đoạn đầu của văn bản tác giả đã giới
thiệu về cây cầu Long Biên như thế nào? Hs:
trình bày.
Hs đọc lại đoạn 2 của văn bản.
Hs đọc đoạn cuối cùng của văn bản. Hãy bàn
luận ý tưởng của tác giả “muốn bắc nhịp cầu
vô hình nơi du khách” để họ ngày càng xích
lại gần hơn với đất nước VN.

-> Cách kết thúc hay để lại nhiều dư vị.
Nêu ý nghĩa của văn bản?

GV TRẦN HUY THAO

3 Thể loại: Bút kí – Văn bản nhật dụng.
- Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức
thiết đối với cuộc sống trước mắt của con
người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
II. Nội dung.
1 Cầu Long Biên qua những chặng đường
lịch sử.
a. Trong thời thuộc Pháp:
Sự tiến bộ của công nghệ làm cầu song bộc lộ
sự mất tự do của dân tộc.
b Cầu Long Biên từ cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay.
- Đổi tên thành cầu Long biên.
- Chứng kiến người dân VN phải hi sinh vì tổ
quốc
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Qua văn bản, hãy rút ra nét đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của văn bản.

- Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, trực
tiếp chịu sự tàn phá của bom đạn.

=> Khẳng định chững nhân lịch sử của cây
cầu.
2 Cầu Long hôm nay và mai sau.
- Cầu Long Biên là nhịp cầu của tình hòa
bình, hữu nghị và thân thiện.
3 Ý nghĩa của văn bản:
Văn bản cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại
của cây cầu Long Biên, bài văn là chứng nhân
sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên
cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

4 Củng cố:
- giáo viên hệ thống lại toàn bài.
- Hs trả lời câu hỏi sau:
Tìm hiểu và cho biết ở địa phương em có những di tích nào có thể xem là “chứng nhân lịch sử”?
Hs tìm hiểu, suy nghĩ và trình bày
5. Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, soạn bài “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.
Gv: nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 124
Tập làm văn

Ngày soạn:

VIẾT ĐƠN
A Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: - Nhận biết được khi nào cần phải viết đơn. Những loại đơn thường gặp và những
nội dung không thể thiếu trong đơn.
- Biết viết đơn theo đúng quy cách. Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
B Chuẩn bị:

Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn …
PTDH: giáo án, các mẫu đơn viết theo mẫu, bảng phụ…
Hs: Học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ: gv kiểm tra sự chuẩn bị về đơn theo mẫu đã phân công.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Gv chép vd vào bảng phụ, hs đọc vd và nhận
I Khi nào cần viết đơn?
xét.
1 Ví dụ; sgk/ 131.
Sau kh đọc xong, em thấy những trường hợp
* Nhận xét.
nào cần phải viết đơn?
- Khi muốn đề đạt một nguyện vọng, đến một
Hs: Khi tham gia vào một tổ chức nào đó
cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền hạn giải
(đoàn, đội…). phải nghỉ học, xin được miễn
quyết nguyện vọng đó thì phải viết đơn.
giảm học phí…
- Các trường hợp phải viết đơn:, muốn gia
Vậy khi nào cần viết đơn?
nhập một cơ quan, tổ chức , phải nghỉ học, xin
được miễn giảm học phí…
Hs đọc kĩ hai lá đơn sgk.
II Các loại đơn và những nội dung không

Qua ví dụ cho biết có mấy loại đơn?
thể thiếu trong đơn.
Hãy chỉ ra điểm giống nhau, khác nhau giữa
1 Các loại đơn.
hai loại?
- Đơn theo mẫu.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hs: Giống nhau: các mục chung cần tuân
thủ…

- Đơn không theo mẫu.

Khác nhau:
- Đơn theo mẫu chie điền những thông tin cần thiết
theo yêu cầu.
- Đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghi ra nội
dung và trình bày.

2 Các mục không thể thiếu trong đơn.
- Tên cơ quan, tổ chức cần gửi đơn.
- Tên người viết đơn.
Trong đơn, theo em mục nào là mục không thể
- Lí do viết đơn.
thiếu?

- Nguyện vọng, yêu cầu của người viết.
( Cần trả lời câu hỏi: Ai gửi đơn? gửi cho ai?
III Cách viết đơn.
Gửi để làm gì? )
1 Đơn theo mẫu:
Hs suy nghĩ trình bày.
- Điền vào chỗ trống những nọi dung cần thiết
Cho biết cách viết đơn theo mẫu và đơn không theo yêu cầu.
theo mẫu?
2 Đơn không theo mẫu.
Hs trình bày.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Gv chốt, ghi bảng
- Tên đơn.
Gv nhấn mạnh: Đơn có thể viết tay, đánh máy,
- Nơi, ngày viết đơn.
in vi tính, phô tô nhiều bản nhưng chữ kí phải
- Nơi gửi.
là tự kí. Trình bày trang trọng ngắn gọn, không
- Họ tên, nơi ở, nơi công tác của người
dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ, không
vđ.
dùng câu có hàm ý …
- Lí do viết đơn và nguyện vọng.
- Kí tên.
Hs đọc mục ghi nhớ sgk.
IV Tổng kết. Ghi nhớ sgk.
4 Củng cố.
Gv củng cố bài bằng cách cho hs làm bài tập sau:
- Nhóm 1, 2 viết giấy xin phép nghỉ học – lí do: ốm.

- Nhóm 3 viết đơn xin việc làm ( theo mẫu)
- Nhóm 4 viết giấy mời phụ huynh học sinh (theo mẫu).
Các nhóm thảo luận, trình bày, Gv nhận xét.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, soạn bài “ Luyện tập cách viết đơn”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tuần 34
Tiết 125, 126
Văn bản

Ngày soạn:

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ.
- Xi – at – tơn –
A Mục tiêu cần đạt:
1. Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thấy được tiếng nói đầy tình cảm và trách
nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi – at – tơn. Thấy được tác dung
của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đốivới việc diễn đạt ý nghĩa và biểu
hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hóa, yếu tố trùng điệp à thủ pháp đối lập.
2. Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung của một văn bản nhật dụng. cảm nhận được tình yêu tha
thiết đối với quê hương của Xi – at – tơn. Phát hiện và nêu được tác dụng của một số biện pháp
nghệ thuật tu từ trong vb.
3 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
4. Có ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.
B Chuẩn bị:
Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, …
PTDH: Giáo án, bài soạn, tranh …
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY



GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hs: Học bài, trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Tại sao nói cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” không chỉ của Thủ đô Hà Nội, mà
còn là của nhân dân cả nước trong một thế kỉ qua?
- Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản trên.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Gv hướng dẫn cách đọc.
Gv cùng ba hs đọc toàn bộ văn bản.
Gv nhận xét cách đọc của hs
Hs đọc phần chú thích sgk.
Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung
chính của từng phần.
P1: Đất là bà mẹ vĩ đâị của người da đỏ.
P2: Sự đối lập giữa người da trắng và người da
đỏ.
P3: Phải kính trọng đát đai vì đất là mẹ.
Qua việc đọc tác phẩm, hãy rút ra đại ý của
bài.

Nội dung cần đạt.
I Tìm hiểu chung về văn bản.

1 Đọc và giải nghĩa từ khó.
2 Bố cục: Ba đoạn MB, TB, KB.

3 Đại ý: Bài văn đề cập tới một vấn đề có ý
nghĩa toàn nhân loại: Con người muốn tồn tại
tốt đẹp và bền vững thì phải sống hòa hợp với
thiên nhiên, phải biết bảo vệ đất đai, nguồn
nước, không khí và muôn thú.
II Phân tích.
Gv hướng dẫn hs phân tích.
1 Phần mở đầu.
Ngay từ phần mở đầu, tác giả đã cho chúng ta - Đất đai, dòng nước, động vật, thực vật… là
thấy vai trò của đất đai, môi trường đối với
thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ.
người da đỏ như thế nào?
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so ánh: là mẹ,
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ
là chị.
thuật gì trong đoạn? tác dụng của nó là gì?
=> Đất không dễ gì đem bán.
Qua đoạn mở đầu của văn bản, tác giả đã thể
2. Phần giữa của bức thư.
hiện dụng ý gì?
- Thái độ của người da trắng đối với đất trái
Hs đọc đoạoạn văn đã nói lên sự khác biệt, sự ngược với người da đỏ.
đối lập trong “cách sông”, trong thái độ đối với - Sử dụng nghệ thuật đối lập: (người anh em/
đất, đối với thiên nhiên giữa người da trắng và kẻ thù; mẹ đất/ anh em bầu trời/ vật tước đoạt
người da đỏ trên những vấn đề gì?
được, mua được; yên tĩnh/ ồn ào)
Hs: trình bày.

- Sử dụng điệp ngữ (tôi biết, cách sống của
Hãy chỉ ra đặc điểm nghệ thuật ở phần giữa
chúng tôi khác với cách sống của ngài; tôi thật
của bức thư?
không hiểu nổi; tôi không hiểu một cách sống
Hs trình bày.
nào khác; …)
Gv: Trong vấn đề bảo vệ môi trường, thái độ
của người VN chúng ta như thế nào? (vấn đề
phá rừng, giết muôn thú) và hậu quả của nó ra
sao?
Hs: Nạn phá rừng và săn bắn, buôn bán chim
thú quý ở VN đã và đang hoành hoành dữ dội,
gây thiệt hại không nhỏ tới nền kinh tế, xã hội,
phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái.
3 Phần cuối của bức thư.
Hs đọc phần cuối của bức thư.
- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hãy nêu ý chính của đoạn này?
Em hiểu câu “Đất là mẹ”?
Hs suy nghĩ và trả lời.
- Đất là mẹ vì đất nuôi sống, che chở, bảo vệ
con người. điều gì xảy ra với đất chính xảy ra

với những đứa con của đất.
Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về
chuyện mua bán đất cách đây một thế kỉ rưỡi
nay mà vẫn được mọi người xem là văn bản
hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
Hs: Vì xuất phát của bức thư là lòng yêu quê
hương. Trong thời kì họ còn đang sống chế độ
bộ lạc, đang sống hòa với thiên nhiên. Thiên
nhiên như là mẹ hiền che chở họ, cung cấp cho
họ tất cả những gì cần thiết. cơ khí xâm nhập
đã làm đảo lộn tất cả, hủy hoại hoàn toàn môi
trường sống của họ.
Nêu ý nghĩa của văn bản.

của chủng tộc da đỏ.
- Nếu phải bán đất, thì người da trắng và cả
con cháu của họ phải đối xử với đất như người
da đỏ.
=> Khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát giá trị của
đất, môi trường đối với người da đỏ.

4 Ý nghĩa của văn bản:
- Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa
thiết thực và lâu dài: chăm lo và bảo vệ mạng
sống của mình, con người phải biết bảo vệ
thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
III Tổng kết.
Ghi nhớ sgk.

Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn

bản?
Hs trình bày và đọc ghi nhớ sgk.
4 Củng cố - luyện tập.
Gv cho hs làm bài tập sau:
Nêu những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc ở trên cả
nước ta?
Hs trả lời
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: học nội dung bài học, nội dung phần ghi nhớ, Soạn bài “Động Phong Nha”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 127
Tiếng Việt

Ngày soạn:

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ.

(tiếp)

A Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa
giữa các bộ phận trong câu.
- Tự phát hiện và tự sửa được hai loại lỗi nói trên.
- Có ý thức viết câu đúng cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Có ý thức sử dụng câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
B Chuẩn bị:
Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn …
Bài soạn, các tài liệu liên quan.
Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung sgk.
C Tiến trình lên lớp.

1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ: gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hoạt động của thầy và trò
Hs đọc kĩ nôi dung mục 1 và trả câu hỏi.
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu
a, b.
Hai câu trên mắc lỗi gì? Nguyên nhân?
Cách chữa?
Hs suy nghĩ và trình bày.
Cả hai câu đều thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
Chỉ mới có trang ngữ.
Cách chữa: bổ sung nòng cốt câu.
Hs đọc mục II.
Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu
đã dẫn.
Cách viết câu như vậy sẽ gây hiểu nhầm
như thế nào? Cách chữa?
Hs suy nghĩ và trình bày.
1 Chủ ngữ: Ta.
Vị ngữ: Thấy Dượng Hương Thư …

Có thể gây hiểu lầm: “Hai hàm răng cắn
chặt, quai hàm bạnh ra …” miêu tả hành
động của chủ ngữ ta.
-> Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa.
Cách chữa: chữa câu lại đúng quan hệ ngữ
nghĩa.
Gv hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện
tập.
Gv chép bài tập 1 vào bảng phụ.
Hs suy nghĩ và trình bày trực tiếp trên
bảng.
Hs khác bổ sung nếu có.
Hs dọc bài tập 2 và trình bày trực tiếp, gv
ghi bảng.
Gv chia lớp thành ba nhóm, thảo luận và
trình bày bài 2 theo nhóm, đại diện nhóm
trình bày trên bảng phụ.
. Hs khác nhận xét, bổ sung.

Nội dung cần đạt.
I Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, lòng tôi bồi hồi
rất lạ.
b. Bằng khối óc, … , nhà điêu khắc đã biến khối đá
vô tri thành bức tượng vô cùng sống động.
II Chữa câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các
thành phần câu.
- Ta thấy dượng Hương Thư ….
Hoặc.
- Ta thấy Dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào…


III Luyện tập.
Bài 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ.
a. Năm 1945, cầu/ được …Long Biên.
b. Lòng tôi/ lai nhớ …
c. Tôi/ cảm thấy ….
Bài 2: Bổ sung chủ ngữ và vị ngữ cho phù hợp.
a. … , hoc sinh ùa ra đường.
b. …, nước ngập mênh mông.
c. …., mọi người cùng reo lên.
Bài 3: phát hiện và chữa lỗi về cấu trúc ngữ pháp.
a. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
cách chửa: …, hai chiếc thuyền đang bơi.
Hoặc …., một cụ rùa nổi lên.
b. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của
mình.
c. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
…, chúng ta nên xây dựng bảo tàng cầu Long Biên.

4 Củng cố.
Gv củng cố bài bằng cách cho hs làm bài tập sau: trên bảng phụ.
Bài tập: xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng.
Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại
của những chiếc vuốt, tôi co cảng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy
rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
( Tô Hoài)
Hs thảo luận và trình bày.
5 Dặn dò và nhận xét.

Hs: Học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì II. Soạn bài “Ôn tập về dấu câu”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Tiết 128
Tập làm văn

Ngày soạn:

LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ CHỮA LỖI VỀ ĐƠN.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Nhận ra được các lỗi thường mắc khi viết đơn.
- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.
- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ.
- Rèn luyện kĩ năng phát hiện và chữa lỗi trong khi viết đơn.
- Giáo dục tính cẩn thận, thái độ tôn trọng người nhận đơn, đặc biệt giấy xin phép.
B. Chuẩn bị.
gv: PP chính: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm.
bài soạn, giấy xin phép của hs, các tài liệu liên quan.
Hs: Học bài, soạn bài, chuẩn bị một số đơn theo mẫu.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lps.
2 Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: - Nêu các nôi dung không thể thiếu trong đơn?
- Nêu cách viết đơn.

3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Hs đọc kĩ ba lá đơn sgk. Và trả lời câu
hỏi.
- Chỉ ra các lỗi trong đơn?
- Nêu cách chữa?
Gv: chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm
làm một bài.
Hs thảo luận và đại diện nhóm trình bày.
Gv nhận xét và chữa chung cho lớp.

Qua ba lá đơn trên, hãy nêu các lỗi
thường mắc phải khi viết đơn là gì?
Hs trình bày.
Gv: Viết đơn tuy đơn giản, rất bình
thường, nhưng cũng rất dễ sai sót và vô
hình dung thiếu tôn trọng người nhận
đơn. Vì vậy cần lưu ý cẩn thận khi viết
đơn.
Gv tổ chức hs tập cách viết đơn.
Gv chia lớp thành ba nhóm mỗi nhóm
làm một bài tập.
Nhóm 1; Viết đơn xin cấp điện cho gđ.
Nhóm 2: Đơ xin vào đội “Tình nguyện
bảo vẹ môi trường”.
GV TRẦN HUY THAO

Nội dung cần đạt.

I Các lỗi thường mắc khi viết đơn.
Bài 1: Thiếu:
- quốc hiệu.
- Ngày tháng năm viết đơn.
- Họ tên người viết đơn.
- Nơi nhận đơn không rõ.
- Người viết đơn chưa kí.
Cách chữa:
- Bổ sung những phần còn thiếu.
Bài 2:
- Thừa phần viết về bố, mẹ.
- Lí do trình bày chưa rõ ràng.
- Thiếu nơi, thời gian, lời cam đoan, chữ kí.
Cách chữa: bổ sung chỗ viết thiếu, bỏ chỗ viết thừa.
Bài 3:
- Lí do viết đơn không xác đáng, đơn này nhất thiết
phải do phụ huynh viết.
Cách chữa:
- Thay người viết bằng cách xưng hô của phụ huynh.
- Trình bày lại phần lí do cho thích hợp.
=> Các lỗi thường gặp:
- Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Thiếu chủ ngữ.
- Lí do không rõ ràng, không phù hợp.
II Luyện tập.
1 Đơn xin cấp diện.
- Trong đơn cần phải có lời cam đoan tuân thủ quy
định dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ.
2 Đơn xin vào đội tình nguyện.
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY



GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Nhóm 3: Đơn xin cấp lại bàn ghế mới.
Các nhóm thảo luận theo nhóm đại diện
nhóm trình bày.
Gv nhận xét về nội dung, hình thức của
các nhóm.

- Gửi tới BGH, hoặc đội trưởng của đội nhưng phải
được sự đồng ý của gvcn.
3 Đơn xin “ Cấp bàn ghế mới”
- Phải trình bày tình trạng hư hỏng của bàn ghế hiện
tại.

4 Củng cố.
Gv hệ thống lại toàn bài.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, tập viết giấy xin phép nghỉ học. soạn bài “ Tổng kết phần tập làm văn”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
TUẦN 35
Tiết 129
Văn bản

Ngày soạn:

ĐỘNG PHONG NHA
(Đọc thêm)
- Trần Hoàng A Mục tiêu cần đạt.

1 Tiếp tục củng cố về văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp lộng lẫy của động Phong Nha, vai trò và vị trí của nó trong đời sống người
dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
2 Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, miêu tả và kể.
3 Giáo dục lòng yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước.
B Chuẩn bị:
Gv: Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, pp động não …
PTDH: Giáo án, bài soạn, tranh …
Hs: Học bài, trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: So sánh thái độ đối với đất của người da trắng và người da đỏ trong văn bản “ Bức thư
của thủ lĩnh da đỏ”
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Gv hướng dẫn hs đọc toàn bộ văn bản.
Yêu càu: Giọng đọc phấn khỏi hồ hởi như lời
mời gọi hiếu khách.
- Bảy cái nhất của động cần được đọc nhấn
mạnh.
Hs đọc chú thích sgk.
Gv hỏi: Thế nào là “ Đệ nhất kì quan”?
Hs: Nghĩa là có cảnh đẹp bậc nhất.
Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung
chính của từng phần?
Hs: Chia làm ba phần :
- Từ đầu đến “ nằm rải rác” -> Giới thiệu vị trí

địa lí và hai con đường vào động.
- tiếp theo đến “ nơi cảnh chùa, đất bụt”-> Cảnh
động Phong Nha.
GV TRẦN HUY THAO

Nội dung cần đạt.
I Tìm hiểu chung về văn bản.
1 Đọc và giải nghĩa từ khó.

2 Bố cục: ba phần.

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

- Còn lại-> Giá trị của động.
Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt chính
của văn bản?
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
Qua phần 1, tác giả đã giới thiệu và cho biết gì
về động?
Hs dựa vào văn bản sgk và chú thích trả lời.
Đến động Phong Nha, khách tham quan có thể
đi bằng những con đường nào? Theo tác giả đi
theo con đường nào sẽ thú vị hơn?
Hs: Hai con đường vào động:
- Đường thủy: Êm ái, đôi chân đỡ mỏi mệt,
ngắm cảnh thanh bình trải dọc hai bên bờ.
- Đường bộ có cái thú riêng.

Mục dích của việc giới thiệu hai con đường này
để làm gì?
Hs: Để du khách có thể tự lựa chọn.
Động Phong Nha được cấu tạo nhờ những bộ
phận nào?
Vẻ đẹp của động khô và động nước đã được
miêu tả bằng những chi tiết nào?
Hs đọc sgk và trình bày.
Cảnh sắc của động Phonh Nha được miêu tả
theo trình tự nào?
Hs: Theo trình tự từ người vào trong.
Qua việc giới thiệu trên, em có nhận xét gì về
động Phong Nha?
Hs:Đây là một danh lam thắng cảnh, nơi đây
non nước hữu tình, lạ lùng và hùng vĩ, nên thơ.
Hs đọc lại đoạn cuối của văn bản.
Ông trưởng đoàn thám hiểm hội địa lí Hoàng
gia Anh đã đánh giá động Phong Nha như thế
nào?
Hs trình bày.
Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?
( GDTTHS).
Hs: Tháy tự hào vì động Phong Nha không chỉ
là danh lam thắng cảnh đẹp nhất nước ta mà còn
đẹp và dài nhất thế giới. Việt Nam chúng ta vô
cùng tự hào về điều đó.
Vậy động Phong Nha đang mở ra triển vọng gì?
Hs: ĐPN đã và đang trở thành điểm du lịch,
thám hiểm thu hút nhiều nhà nghiên cứu và
khách du lịch.

Nêu ý nghĩa của văn bản?
Hs trình bày.
Qua văn bản, em có thể rút ra được điều gì?
Hs trình bày và đọc ghi nhớ sgk.

3 Thể loại: Bút kí – nhật dụng.
II Phân tích.
1 Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào
động.
a. Vị trí:
- Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi
đá vôi Kẻ Bàng miền tây Quảng Bình.
b. Hai con đường vào động:
- Đường bộ và đường thủy.
- Cả hai con đường đều gặp nhau ở bến sông
Son.
2 Quần thể hang động.
- Gồm ba bộ phận: Động khô, động nước và
động Phong Nha.
a. Động khô:
- Cao 200 m.
- Vòm đá trắng vân nhũ.
- Cột đá màu xanh ngọc bích.
b. Động nước:
- Dài 1500m.
- Nước chảy suốt ngày đêm.
c. Động chính Phong Nha:
- Gồm 14 buồng, dòng sông ngầm phía dưới.
- Buồng ngoài cách mặt nước 10m.
- Từ buồng 4 độ cao khoảng 25->30m

- Dòng sông ngầm dài nhất Đông Nam Á.
- Khu rừng nguyên sinh rộng 40 000ha.
- Động Phong Nha càng đi vào sâu càng chiêm
ngưỡng nhiều cảnh huyền bí.
=> Vẻ đẹp độc đáo của Phong Nha.
3 Giá trị của động Phong Nha.
- Theo Hao – ơt Lim – be “ Động Phong Nha là
hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”.
=> Sự đánh giá khách quan của những chuyên
gia.

4 Ý nghĩa của văn bản:
- Cần bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như
thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh tế du
lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

4 Củng cố - luyện tập.
Gv củng cố bài bằng cách cho hs làm bà tập sau:
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hãy giới thiệu cho mọi người một danh lam thắng cảnh ở địa phương em ? Theo em, ta phải làm
gì để phát huy thế mạnh của danh lam thắng cảnh đó?
Hs trình bày.
Gv nhận xét.
5 Dặn dò và nhận xét.

Hs: Học bài, soạn bài “ Tổng kết phần văn”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 130
Tiếng Việt

Ngày soạn:

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU.
(dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
A Mục tiêu cần đạt.
1 Giúp hs hiểu được công dụng của ba loại dấu câu kết thúc: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
than.
2 Rèn luyện năng lực phát hiện và chữa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và
của người khác.
3 Giáo dục hs có ý thức sử dụng dấu câu phù hợp khi viết văn bản. phát hiện và chữa lỗi vè dấu
câu.
B Chuẩn bị.
Gv: - PP chính: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, động não …
- PTDH: Bài soạn, bảng phụ, các tài liệu liên quan khác …
Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung bài học.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lps.
2 Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Hãy liệt kê những dấu câu đặt ở cuối câu? Tác dụng của nó dùng để làm gì?
3 Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Hs đọc kĩ mục 1 và trả lời câu hỏi.
- Gọi tên các câu a, b, c, d dựa trên cơ sở các

kiến thức về câu trần thuật, câu nghi vấn, câu
cảm thán, câu cầu khiến…?
Dựa vào kiểu câu đó, hãy điền dấu thích hợp
vào đoạn văn sgk.
Gv chia lớp thành bốn nhóm,mỗi nhóm làm một
câu.
Hs trình bày, gv nhận xét và chữa lỗi.
Hs đọc mục I2 và cho biết cách dùng dấu chấm,
dấu chấm hỏi và dấu chấm than ở các câu có gì
đặc biệt?
Qua việc phân tích trên, hãy cho biết công dụng
cuả các dấu câu trên và các trường hợp đặc biệt
của các dấu câu?
Hs trình bày và đọc ghi nhớ sgk.
Hs đọc bài 1 và trả lời trực tiếp.
Gv chữa lỗi.
.
GV TRẦN HUY THAO

Nội dung cần đạt.
I Công dụng.
1 Ví dụ.
* Nhận xét.
- Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
- Dấu chấm hỏi: dùng cuối câu nghi vấn.
- Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán hoặc
cuối câu cầu khiến.
- Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong dấu
ngoặc đơn thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm
biếm.

2 Ghi nhớ sgk.
II Chữa một số lỗi thường gặp.
1 Ví dụ.
* Nhận xét.
a1- Đặt dấu chấm để tách lời nói thành các câu
khác nhau có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng
nghĩa của câu.
b2: Dùng dấu chấm phẩy để đánh dấu phần liệt
kê là hợp lí.
c1: Dùng dấu hỏi và dấu chấm than là không
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

hợp lí vì đây là câu trần thuật.
III Luyên tập.
Hs đọc bài 2 và trả lời câu hỏi
Bài 1: Điền dấu thích hợp.
Cần đặt dấu chấm sau các từ sau:
- …sông Lương.
- …đen xám.
- … đã đến.
Gv Hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện tập.
- … tỏa khói.
Hs đọc và điền dấu trực tiếp lên bảng phụ.
- … trắng xóa.
Bài 2: Dùng dấu chấm hỏi.
- Bạn đã đến động PN chưa?
- Chưa. Thế còn bạn?

- Mình đến rồi, có đến đó bạn mới biết tại
Nghe – viết chính tả từ “Đồng bào tôi” đến “kí
sao người ta lại thích đến thăm động đến
ức của người da đỏ”.
vậy.
Gv đọc hs nghi và viết, gv theo dõi quá trình ghi Bài 5: Nghe – viết “ Bức thư của thủ lĩnh da
của hs.
đỏ”.
4 Củng cố.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, làm bài tập 3,4 sgk. Soạn bài “Ôn tập về dấu câu” ( Tiếp)
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 131
Tiếng Việt

Ngày soạn

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU.
(Dấu phẩy)
I Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được công dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: Phát hiện và chữ đúng về một số lỗi thường gặp về dấu phẩy, lựa chọn và sử dụng
đúng dấu phẩy khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu phù hợp trong mục đích giao tiếp, biết đặt dấu phẩy phù
hợp trong những câu văn cụ thể.
4. Tích hợp:
- Giáo dục kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng dấu câu phù hợp để giao tiếp có hiệu
quả,.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá
nhân về cách sử dụng dấu câu.

II Chuẩn bị:
Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: thực hành có hướng dẫn: sử dụng dấu câu theo những tình
huống cụ thể; động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách
sử dụng dấu câu.
III Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Những lỗi thường gặp khi sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Nội dung bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Gv chép vd sgk vào bảng phụ.
I. Công dụng:
Hs đọc.
1. Ví dụ:
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong
các ví dụ trên?
Hs: trình bày trực tiếp trên bảng phụ.
Tại sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị
trí trên?
Gv đặt ví dụ:

Bạn Lan người học giỏi nhất lớp 6a là bạn
tôi.
Hãy điền dấu phẩy vào câu trên và cho biết
công dụng của dấu phẩy trong câu.
Hs: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6a là
bạn tôi.
-> Dấu phẩy dùng để đánh dấu giữa một từ
ngữ với bộ phận chú thích của nó.

* Nhận xét:
a. . . . sứ giả đêm roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt đến
-> Dấu phẩy dùng để đánh dấu giữa các từ ngữ có
cùng chức vụ
b. Suốt một …xuôi tay, tre với minh …-> Dấu
phẩy dùng để đánh dấu giữa trạng ngữ với chủ
ngữ, vị ngữ trong câu.
c. Nước bị cản …tung, thuyền vùng vằng … ->
Dấu phẩy dùng để đánh dấu giữa các vế của một
câu ghép.
d. : Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6a là bạn tôi.
-> Dấu phẩy dùng để đánh dấu giữa một từ ngữ
với bộ phận chú thích của nó.
2. Ghi nhớ sgk.

Qua việc phân tích các ví dụ trên, hãy nêu
công dụng của dấu phẩy?
Hs trình bày.
Hs đọc ghi nhớ sgk.
Hs đọc vd sgk, và đặt dấu phẩy vào đúng
chỗ của nó.

Hs trình bày theo nhóm, nhóm 1,2 làm câu
a, nhóm 3,4 làm câu b.
Đại diện các nhóm trình bày, giải thích lí
công dụng của dấu phẩy.

II Chữa một số lỗi thường gặp.
1. Ví dụ:
* Nhận xét:
a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen …. Đần đàn, lũ lũ,
bay đi, bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng nó
gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau
ồn ào mà vui không thể tưởng được.
( theo Vũ Tú Nam)
-> Dấu phẩy dùng để đánh dấu giữa các từ ngữ có
cùng chức vụ
b. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những
chiếc lá vàng còn sót lại ……-> Dấu phẩy dùng
để đánh dấu giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ
trong câu.
.. . sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn
còn y
-> Dấu phẩy dùng để đánh dấu giữa các vế của
một câu ghép.
III Luyện tập:
Bài 1: Điền dấu phẩy.
a. Từ xưa đến nay, Thánh Gióng luôn … yêu
nước, sức mạnh phi thường …
b. … núi đồi, thung lũng chìm trong biển mây mù.
Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy
người đi đường.

Bài 2: Điền vào chỗ trống:
a. Vào giờ tan tầm, xee ô tô, xe máy, xe đạ đi lại

b. Trong vườn, hia hồng, hoa huệ, hoa lan đua
nhau nở rộ.
c. dọc theo bờ song, những vườn ổi, vườn cam
xum xuê trĩu quả.

Gv hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện
tập.
Hs: Ghi bài tập 1 vào vở và điền dấu phẩy
cho phù hợp và trình bày giải thích lí công
dụng của dấu phẩy.

Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
Gv gọi hs trình bày trực tiếp.
Gv nhận xét.

4 Củng cố.
Hs: Đọc bài đọc thêm sgk.
Gv hệ thống lại toàn bài, nhấn mạnh lại công dụng của dấu phẩy.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: về nhà làm tiếp bài tập 3, 4 sgk.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6


Chuẩn bị bài “Tổng kết phần văn”
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
Tiết 132
Ngày soạn:
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO,TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
A Mục tiêu cần đạt,
1 Giúp hs tự nhận ra ưu, nhược điểm trong bài viết, bài làm của mình về nội dung và hình thức
trình bày.
2 Củng cố thêm một số kĩ năng:
- Viết câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là.
- Làm văn miêu tả sáng tạo.
3 Giáo dục tinh thần tự giác, ý thức tự rèn luyện tính cẩn thận khi viết bài và trình bày bài tập
làm văn.
B Chuẩn bị.
Gv: Giáo án nhận xét, bài đã chấm.
Hs: Học bài và lập dàn ý bài.
C Tiến trìnhlên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ.
3 Bài mới.
I Tả và chữa bài văn miêu tả sáng tạo.
Đè bài: Em đã từng gặp ông tiên trong những chuyện kể dân gian, hãy miêu tả lại ông tiên theo
trí tưởng tượng của mình.
Gv nhận xét sơ bộ bài làm của hs theo yêu cầu của đề bài.
- Một số bài có hiểu bài, trình bày sạch sẽ. miêu tả theo đúng trình tự.
- Nhân vật ông tiên còn quá chung chung.
- Nhiều bài còn sơ sài. ( Kể lại nguyên văn câu chuyện có ông tiên, mà thiếu miêu tả nhân vật
này).
- Diễn đạt còn hạn chế do thiếu vốn từ.

- Nhiều bài trình bày cẩu thả.
Hs: Đọc bài của một số bài làm được.
Hs tự nhận xét, bổ sung và rút ra phần hạn chế của bản thân.
Gv cho hs thảo luận nhóm lạp dàn ý, một, hai nhóm trình bày.
Hs tự chữa bài viết của bản thân.
II Trả và chữa bài kiểm tra tiếng Việt.
Gv nhận xét chung về bài làm, kết quả và điểm số.
- Nhiều hs hiểu bài, trình bày sạch đẹp kết quả cao.
- Đại đa số hs đã nắm được các biện pháp nghệ thuật vận dụng tốt về bài làm.
- Một số hs chưa xác định được biện pháp nghệ thuật hoán dụ.
- Gv nhận xét và chữa từng câu trong bài làm của hs.
Gv cho hs thảo luận, trao bài cho nhau để rút kinh nghiệm trong bài làm của mình.
4 Củng cố.
- Gv gọi điểm vào sổ.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài chuẩn bị bài kiểm tra học kì II.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.

GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY



×