Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

video 4 _LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2018 TRÊN CÁC WEB HỌC ONLINE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.66 KB, 3 trang )

Thầy Nguyễn Anh Phong
nguyenanhphong.vn

KHÓA HỌC – BÁM SÁT KIẾN THỨC SGK
LỚP 12 & LỚP 11
CHƯƠNG 2 : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

NAPBÀI GIẢNG CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Dạng 1: Kim loại tác dụng với HCl, H2SO4 loãng
NAP 1. Cho 12 gam hỗn hợp (Al, Zn, Fe) tác dụng dung dịch HCl dư thoát ra 0,8
gam H2 và được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 40,4.
B. 42,6.
C. 43,8.
D. 44,2.
NAP 2. Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ
H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị
của m là:
A. 10,27g
B. 8,98
C. 7,25g
D. 9,52g
NAP 3. Hòa tan hết 6,3 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong vừa đủ 150 ml dung dịch
gồm HCl 1M và H2SO4 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được
bao nhiêu gam muối khan?
A. 30,225 g
B. 33,225g C. 35,250g
D. 37,250g
NAP 4. Hòa tan hoàn toàn 2,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn vào dung dịch
HCl, sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc). Mặt khác, cũng cho 2,0 gam X tác
dụng hết với clo dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Fe


trong X là
A. 22,4%.
B. 19,2%.
C. 16,8%.
D. 14,0%.
Dạng 2: Kim loại tác dụng với phi kim (O2, Cl2)
NAP 5: Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung
nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O2 trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn
trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là:
A. 1,2 gam. B. 0,2 gam. C. 0,1 gam. D. 1,0 gam.
NAP 6: Đốt 1 lượng nhôm (Al) trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho
hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở
đkc). Khối lượng nhôm đã dùng là
A. 8,1gam.
B. 16,2gam. C. 18,4gam. D. 24,3gam.
Dạng 3: Kim loại tác dụng với HNO3
NAP 7. Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu
được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 (không còn sản phẩm khử khác) có tỉ lệ mol
tương ứng là 2 : 1. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là:
A. 86,4 lít
B. 8,64 lít
C. 19,28 lít D. 192,8 lít
Biên soạn và giảng dạy: Thầy Nguyễn Anh Phong – NAP

1


NAP 8. Cho m gam Al phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 8,96 lít hỗn
hợp NO và N2O (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,75. Biết sản phẩm khử chỉ
gồm NO và N2O. Giá trị của m là:

A. 17,5 gam B. 13,5 gam C. 15,3 gam D. 15,7 gam
NAP 9: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch X
và 448 ml khí N2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m

A. 29,6.
B. 30,6.
C. 31,6.
D. 30,0.
NAP 10: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung
dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X
(đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20.
B. 97,20.
C. 98,75.
D. 91,00.
Dạng 4: Kim loại tác dụng với H2SO4 (đặc, nóng)
NAP 11: Hòa tan hoàn toàn 11,9 g hỗn hợp gồm Al và Zn bằng H2SO4 đặc nóng thu
được7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 g S và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch
X là:
A. 50,3 g
B. 30,5 g
C. 35,0 g
D. 30,05 g.
NAP 12: Cho Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 (sản
phẩm khử duy nhất) và 8,28 gam muối. Biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4 phản
ứng. Khối lượng Fe đã tham gia phản ứng là
A. 1,68 gam. B. 1,12 gam. C. 1,08 gam. D. 2,52 gam.
Dạng 5: Kim loại tác dụng với hỗn hợp axit
NAP 13: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3 thu được
dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được

0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử
duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu
(không tạo thành sản phẩm khử của N5+). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là :
A. 4,20.
B. 4,06.
C. 3,92.
D. 2,40.
NAP 14: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch X
và thấy thoát ra 2,688 lít khí NO (đktc). Đổ 100ml dung dịch HCl 1M vào X được
dung dịch Y và lại thấy có khí thoát ra. Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa
xuất hiện. Biết các phản ứng hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị
của m gần nhất với:
A. 14
B. 15
C. 18
D. 16
+
Dạng 6: Kim loại tác dụng với H trong môi trường NO3NAP 15: Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam Fe vào
dung dịch X, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y gồm hai
Biên soạn và giảng dạy: Thầy Nguyễn Anh Phong – NAP

2


kim loại có khối lượng 0,8m gam và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 40 và 2,24. B. 20 và 1,12. C. 40 và 1,12. D. 20 và 2,24.
NAP 16: Cho 8,64 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 đun nhẹ đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A; 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí B

có khối lượng 1,84 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu và còn lại 4,08
gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam muối khan.
Giá trị m là
A. 31,5 gam. B. 29,72 gam. C. 36,54 gam. D. 29,80 gam.
Dạng 7: Kim loại tác dụng với muối.
NAP 17: Cho 8,4 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,5M
và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 3,2
B. 6,4
C. 5,24
D. 5,6
NAP 18: Cho 0,96 gam Mg vào dung dịch có 0,06 mol AgNO3 và 0,04 mol
Cu(NO3)2, cho tới khi phản ứng kết thúc thì lọc, được m gam chất không tan. Giá trị
của m là :
A. 6,14.
B. 7,12.
C. 7,28.
D. 8,06.
NAP 19: Cho m gam bột Cu vào 500ml dung dịch AgNO3 0,32M sau một thời gian
phản ứng thu được 15,52 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi
thêm 11,7 gam bột Zn vào Y,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,06 gam
chất rắn Z. Giá trị của m là:
A. 10,24
B. 7,68
C. 12,8
D. 11,52
Dạng 8. Khử oxit kim loại bằng CO, H2, C
NAP 20: Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến
khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình

được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tổng số gam 2
oxit ban đầu là
A. 6,24.
B. 5,32.
C. 4,56.
D. 3,12.
NAP 21: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một
oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so
với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong
hỗn hợp khí sau phản ứng.
A. Fe2O3; 65%.
B. Fe3O4; 75%.
C. FeO; 75%.
D. Fe2O3; 75%.
--------------- HẾT --------------Chú ý: Làm kỹ phần Bài tập rèn luyện rồi mới vào thi online (tích điểm) trên web.
Biên soạn và giảng dạy: Thầy Nguyễn Anh Phong – NAP

3



×