Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Tập bài giảng cờ vua 1 và phương pháp giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TẠ HỮU MINH

TẬP BÀI GIẢNG

CỜ VUA 1 VÀ
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - NĂM 2016


ThS. TẠ HỮU MINH

TẬP BÀI GIẢNG

CỜ VUA 1 VÀ
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
“Tài liệu dùng sinh viên ngành Giáo dục thể chất”

HÀ NỘI - NĂM 2016


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔN CỜ VUA
1.1.

Lịch sử và xu hướng phát triển môn Cờ Vua



1
1

1.1.1. Nguồn gốc của môn Cờ Vua

1

1.1.2. Lịch sử phát triển môn Cờ Vua

1

1.1.3. Xu hướng phát triển môn Cờ Vua

4

1.2.

Đặc điểm, tác dụng của môn Cờ Vua

5

1.2.1. Đặc điểm

5

1.2.2. Tác dụng

5


1.3.

Bàn cờ, quân cờ, một số điều luật cơ bản

6

1.3.1. Bàn cờ

6

1.3.2. Quân cờ

6

1.3.3. Cách di chuyển quân

7

1.3.4. Một số điều luật cơ bản

9

1.4.

Các thuật ngữ, thông tin quy ước, cách ghi chép biên bản trong Cờ Vua

9

1.4.1. Các thuật ngữ trong Cờ Vua


9

1.4.2. Thông tin quy ước trong Cờ Vua

10

1.4.3. Cách ghi chép biên bản trong Cờ Vua

12

Chương 2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÁN ĐẤU

15

2.1.

Giai đoạn khai cuộc

15

2.1.1. Khái niệm

15

2.1.2. Các nguyên tắc khai cuộc

15

2.1.3. Phân loại khai cuộc


17

2.1.4. Một số khai cuộc cơ bản

18

2.2.

Giai đoạn trung cuộc

38

2.2.1. Khái niệm

38

2.2.2. Các nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung cuộc

39

2.2.3. Đòn phối hợp

39

2.2.4. Một số dạng thức đòn phối hợp cơ bản

40

2.3.


Giai đoạn tàn cuộc

45

2.3.1. Khái niệm

45

2.3.2. Đặc tính của tàn cuộc

45

2.3.3. Các nguyên tắc trong tàn cuộc

46

2.3.4. Phân loại tàn cuộc

46


Chương 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỜ VUA
3.1.

Phương pháp giảng dạy Cờ Vua

78
78

3.1.1. Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp trong giảng dạy Cờ Vua


78

3.1.2. Các nguyên tắc về phương pháp trong giảng dạy Cờ Vua

79

3.1.3. Hình thức tổ chức giảng dạy trong Cờ Vua

81

3.1.4. Kế hoạch giảng dạy Cờ Vua

81

3.1.5. Trình tự giảng dạy trong Cờ Vua

83

3.1.6. Cấu trúc giáo án lên lớp môn Cờ Vua

83

3.2.

Giới thiệu một số phần mềm giảng dạy và thi đấu Cờ Vua

84

3.2.1. Phần mềm Chessbase


84

3.2.2. Thi đấu trực tuyến Playchess

98

Chương 4. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU, TRỌNG TÀI CỜ VUA

104

4.1.

Phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài Cờ Vua

104

4.1.1. Nguyên tắc chung về phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài Cờ Vua

104

4.1.2. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài Cờ Vua

104

4.2.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm bốc thăm SwissManager

116


4.2.1

Giới thiệu phần mềm

116

4.2.2. Quy trình sử dụng phần mềm

117


Chương 1.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔN CỜ VUA
1.1. Lịch sử và xu hướng phát triển môn Cờ Vua
1.1.1. Nguồn gốc của môn Cờ Vua
Qua nhiều chứng cứ khảo cổ học, lịch sử thừa nhận: Cờ Vua xuất hiện ở Ấn Độ
vào thế kỷ thứ VI sau Công nguyên. Cho đến nay người ta không biết chính xác ngày
tháng nào và ai là người khởi xướng ra trò chơi này, chỉ biết rằng đây là một trò chơi
phức tạp về đủ mọi phương diện: bàn cờ, hình thức quân, nhất là luật chơi, phong
cách, đường lối, chiến thuật và chiến lược. Do vậy, Cờ Vua không phải là sản phẩm
của một người nào mà là một trò chơi trí tuệ tập thể của các dân tộc phương Đông.
Trải qua nhiều thế hệ, mà trò chơi này đã phát triển thành một môn thể thao cuốn hút
hàng triệu triệu người tham gia tập luyện và thi đấu như ngày nay.
Ở Ấn Độ, trò chơi này ban đầu có tên là: Chatugara, có nghĩa là: 4 thành viên
tương ứng với 4 loại binh chủng của quân đội thời đó là: Chiến xa, tượng xa, kỵ binh và
lục quân. Như vậy, Cờ vua ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của nghệ thuật
quân sự, nghệ thuật " bài binh - bố trận" và "điều binh- khiển tướng", giá trị của nó về
nguồn gốc cho đến nay vẫn giữ được nguyên giá trị trong Cờ vua hiện đại.
1.1.2. Lịch sử phát triển môn Cờ Vua

1.1.2.1. Lịch sử phát triển môn Cờ vua trên thế giới
Từ Ấn Độ trò chơi này được chuyển sang Trung Á, ở Ả Rập, nó được mang tên
mới là Satơrăng và cũng từ Ả Rập, Satơrăng theo những cuộc chiến tranh, buôn bán...
du nhập vào Tây Ban Nha, Italia rồi lan rộng ra khắp châu Âu.
Ở châu Âu, Satơrăng lại được mang những tên mới ở mỗi nước như: Schanh
(Đức), Sacch (Tiệp), Szchung (Ba lan), Chess (Anh), Echess ở Pháp ...
Lịch sử Cờ Vua đã cho thấy, mỗi một thế kỷ là một nấc thang phát triển và sự sáng
tạo trong môn thể thao trí tuệ này. Vào cuối thế kỷ thứ XV đến đầu thế kỷ thứ XVI luật
chơi Cờ Vua bắt đầu được hình thành. Thời kỳ này, môn Cờ Vua phát triển mạnh nhất ở
Tây Ban Nha và Italia với sự tham gia của nhiều thiên tài của nhân loại như: Lêôna đơ
Vanhxi, Raphaen Mikenlănggiêô, Xecvăng - Leccluxena, Đamiani, Ruklôfec... Đến thế
kỷ thứ XIX, luật chơi Cờ Vua được hoàn thiện cơ bản như ngày nay.
Thế kỷ XVI - XVII, các trường phái cờ bắt đầu xuất hiện như trường phái
Italia (1600 - 1634), trường phái Kalabri - Pôlôria, Xenviô, Klêva... Với tư tưởng
chủ đạo là phối hợp chiến thuật. Các trường phái này đã tạo ra được tính năng
động của các quân cờ, những đòn phối hợp đẹp mắt, nhiều nước đi mang lại hiệu
quả bất ngờ, tạo ra những tình thế chiếu hết chớp nhoáng. Đó là trí tưởng tượng
tuyệt vời với những thế biến độc đáo, những ý đồ chiến thuật dũng cảm, táo bạo,
cùng với những vấn đề trên là sự sáng tạo tài tình trong các ván đấu của những
trường phái Cờ Vua trong thời kỳ này.
Sang thế kỷ thứ XVIII, hệ thống lý thuyết Cờ Vua cũng đạt đến đỉnh cao, trung
tâm Cờ Vua đã chuyển sang vùng Địa trung hải ven bờ Đại tây dương và đi sâu vào
châu Âu, khi đó Pari đã trở thành trung tâm Cờ Vua. Vào thời kỳ này A.Philiđô (1726
- 1795), vận động viên Cờ Vua kiệt xuất người Pháp, đã đưa ra cho công chúng một
lối chơi mới - lối chơi thế trận liên hoàn. Ông viết: "ý đồ chính của tôi là đưa ra cho
công chúng một cách chơi mà chưa ai hiểu thấu đáo. Tôi muốn nói đến cách chơi
1


bằng các Tốt, chúng là linh hồn của ván cờ, chỉ có chúng mới tạo ra thế tấn công hay

phòng thủ, cách bố trí chúng sẽ quyết định số phận của ván cờ".
Cũng trong thời gian này, nổi lên các quán quân thành Nôđôma (Italia), Đenriô
- Pônsiani... đưa ra lối chơi thoáng và phối hợp, đó là vũ khí chính của cuộc đấu cờ.
Những nhà chơi cờ lỗi lạc của thành Nôđôma đều đi đến kết luận: "Thành công của
ván cờ không chỉ phụ thuộc vào tấn công và nghị lực mà còn phụ thuộc vào giai đoạn
tàn cuộc. Ai là người biết chơi khôn ngoan hơn thì sẽ thắng cuộc!".
Qua đó, chúng ta thấy rằng cùng với sự hoàn thiện về tấn công thì Cờ Vua
cũng không ngừng hoàn thiện về phòng thủ. Sang thế kỷ thứ XIX, lối chơi lại quay về
trường phái Italia. Lúc này các kiện tướng người Nga, Anh, Đức chính thức bước lên
vũ đài Cờ Vua quốc tế.
Thế kỷ thứ XIX là sự kết hợp hài hoà giữa lối chơi phối hợp chiến thuật và
lối chơi thế trận liên hoàn do các VĐV Cờ Vua nổi tiếng như: Vimhem Xtâynic,
Alecxanđơ Pêtơrốp, Mikhain Trigôrin... đưa ra, và đây cũng chính là một trong những
trường phái mạnh của Cờ Vua hiện đại.
Cũng trong thời kỳ này Philíp Xtamma đã đi vào lịch sử môn Cờ Vua- là người
đã có công nghiên cứu để hoàn thiện các ký hiệu trên bàn cờ (hàng, cột, ô). Năm 1883,
một thợ đồng hồ người Anh tên là Uynxơn đã sáng chế ra đồng hồ chuyên dụng trong
thi đấu Cờ Vua và loại đồng hồ này vẫn được sử dụng trong các cuộc thi đấu Cờ Vua
hiện nay.
Năm 1886, bắt đầu tổ chức giải vô địch Cờ Vua thế giới dành cho nam, và tới
năm 1927 giải vô địch dành cho nữ mới được tổ chức. Cho đến nay đã có 14 nhà vô
địch nam và 8 nhà vô địch nữ.
Năm 1924, Liên đoàn Cờ Vua thế giới (Fédération internationale des échecs viết tắt là FIDE) được thành lập tại Paris. Năm 1993, Hiệp hội Cờ Vua nhà nghề thế
giới được thành lập (gọi tắt là PCA). Hoạt động của PCA với nhiệm vụ chủ yếu là tổ
chức trận thi đấu tranh chức vô địch thế giới và phát triển các giải cờ nhanh.
Thế vận hội Olimpic Cờ Vua được tổ chức tách biệt với thế vận hội của các
môn thế thao khác, thế vận hội Cờ Vua được thiết lập vào năm 1927, sau đó cứ 2 năm
tổ chức một lần. Hiện nay, liên đoàn Cờ Vua thế giới đang vận động để đưa Cờ Vua
thành môn thi đấu chính thức của thế Thế vận hội.
1.1.2.2. Lịch sử phát triển môn Cờ vua ở Việt Nam

Liên đoàn Cờ Việt Nam (tiền thân là hội Cờ Tướng Việt Nam) được thành lập
ngày 14/02/1965 tại Nhà khai trí kiến thức (nay là Trung tâm phương pháp Câu lạc bộ
- 14 Lê Thái Tổ - Hà Nội) do bác sĩ Lê Đình Thám là Chủ tịch Uỷ ban hoà bình Việt
Nam, Uỷ viên Uỷ ban hoà bình thế giới làm Hội trưởng. Trong hoàn cảnh chiến tranh
chống đế quốc Mỹ, Hội Cờ tướng Việt Nam đã tổ chức được 3 giải vô địch toàn miền
Bắc và mời đoàn Cờ Tướng Trung Quốc sang thi đấu hữu nghị. Sau này, vì không đủ
điều kiện nên chỉ tổ chức được những giải nhỏ ở Hà Nội. Năm 1975, Hội Cờ gần như
không còn hoạt động, duy nhất chỉ còn ông Lê Uy Vệ, còn những người khác, người
thì chuyển công tác, người thì nghỉ hưu nên đã giải thể. Tháng 8 năm 1976, Việt Nam
nhận được thư mời tham dự cuộc thi đấu Cờ Vua tổ chức tại thành phố Tôvipôli (thủ
đô Libi) do Liên đoàn Cờ của các nước Ả Rập tổ chức và Libi là nước đăng cai. Ở
Việt Nam thời gian này, Cờ Vua chưa phát triển, chỉ có một số người chơi ở một vài
thành phố. Với sự ghi nhận về tương lai phát triển môn Cờ Vua ở Việt Nam, Tổng cục
thể dục thể thao đã cử một đoàn đến tham dự với tư cách là quan sát viên.
2


Năm 1978 Tổng cục thể dục thể thao đã ra chỉ thị số 73/CT để hướng dẫn
phong trào Cờ Vua rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thanh
thiếu niên, học sinh.
Ngày 05/08/1980 Bộ Giáo dục đã ra văn bản số 1787/TDQS về việc chính thức
đưa Cờ Vua vào giảng dạy trong các trường phổ thông, các trường Cao đẳng, Đại học
Sư phạm và trường Đại học thể dục thể thao trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 15/12/1980, Hội Cờ được thành lập lại, lấy tên là Hội Cờ Việt Nam do
ông Hồ Trúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục làm Hội trưởng. Trước bối cảnh mới, Hội đã
mạnh dạn đưa môn Cờ Vua vào Việt Nam và thực tế đã chứng minh cho quyết định
sáng suốt đó: Cờ Vua Việt Nam bước đầu đã phát triển sâu, rộng ở mọi đối tượng
trong xã hội.
Nước ta có nhiều môn thể đang được phát triển, giờ đây lại được bổ sung thêm
một môn thể thao mới thì hoạt động thể dục thể thao càng thêm phong phú, đa dạng.

Cờ Vua góp phần đáng kể vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh của quần chúng nhân
dân và góp phần xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa.
Tháng 10/1984, Hội Cờ Việt Nam chính thức là thành viên của Liên đoàn Cờ
châu Á và năm 1988, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên của Liên
đoàn Cờ Vua thế giới (FIDE). Cuối năm 1991, Hội Cờ tổ chức Đại hội toàn quốc lần II
và đổi tên thành Liên đoàn Cờ Việt Nam do ông Nguyễn Hữu Thọ, Tổng biên tập báo
Nhân Dân làm Chủ tịch. Cũng từ Đại hội này, môn Cờ Tướng được đưa vào thi đấu.
Như vậy, quá trình tồn tại và phát triển của Liên đoàn Cờ Việt Nam đã có một bề dày
thời gian và lịch sử hào hùng, tuy bước hội nhập của môn Cờ vào làng Cờ khu vực và
thế giới còn ngắn ngủi (Cờ Vua năm 1988, Cờ Tướng năm 1993), nhưng Liên đoàn Cờ
Việt Nam đã đóng góp cho làng Cờ khu vực và thế giới 18 Kiện tướng FIDE, Kiện
tướng quốc tế, và 2 Đại kiện tướng...
Hiện tại, Liên đoàn mới đưa thêm môn Cờ Vây vào Việt Nam, và đã tổ chức
được một lớp huấn luyện viên cho các địa phương. Bộ môn mới mẻ này bước đầu đã có
những tín hiệu đáng mừng, đặc biệt ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Với những bối cảnh như vậy, Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Liên đoàn Cờ
Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 28/09/1997 và ông Nguyễn Minh Hiển - Uỷ viên
Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được bầu làm Chủ tịch Liên
đoàn Cờ Việt Nam. Đại hội đã tổng kết và đề ra phương hướng hoạt động đổi mới nhằm
đẩy mạnh sự phát triển môn Cờ Vua, Cờ Tướng nước ta trong giai đoạn mới.
Sau 5 năm phát triển (1990 - 1995), đã có 20 ngành, địa phương xây dựng
được phong trào ở môn thể thao này. Khi đó, có một số địa phương đã đưa môn Cờ
Vua vào chương trình hoạt động của các trường và tổ chức đào tạo vận động viên
Cờ Vua ở một số trường năng khiếu thể dục thể thao cơ sở. Từ đó, Hội Cờ Việt Nam
(sau này là Liên đoàn Cờ Việt Nam), tổ chức đều đặn giải vô địch toàn quốc hàng
năm cho thanh thiếu niên, học sinh và người lớn. Năm 1980, tại giải vô địch toàn
quốc được tổ chức ở Hà Nội đã áp dụng luật thi đấu của FIDE và ở các tỉnh, thành
đều có tổ chức thi đấu xếp hạng để tuyển chọn vận động viên, đặc biệt là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thi đấu cho nữ thanh niên. Những năm gần đây,
phong trào Cờ Vua phát triển rất mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc. Nhiều nơi phong

trào đã biểu hiện chiều sâu với hàng loạt trung tâm Cờ Vua được thành lập và tổ
chức hoạt động như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc
Giang, Thanh Hóa, Đồng Tháp...
3


Hàng năm, giải Cờ Vua cho các đối tượng được tổ chức rộng rãi. Đỉnh cao về qui
mô phong trào là các giải: vô địch cá nhân toàn quốc (A1); vô địch đồng đội toàn quốc
(A2); vô địch cờ nhanh, cờ chớp toàn quốc; cũng như giải Cờ Vua cho học sinh, sinh
viên được tổ chức định kỳ và đặc biệt giải Cờ Vua trong khuôn khổ Hội khỏe phù đổng,
mỗi giải đều có trên 500 vận động viên nam nữ tham gia. Ngoài các giải trong nước, đội
tuyển Cờ Vua quốc gia với các lứa tuổi đã được hình thành thông qua các giải toàn
quốc. Các đội tuyển đó thường xuyên tham dự các giải thi đấu quốc tế và đã thu được
không ít những thành công.
Hiện nay, Cờ Vua là một trong những môn thể thao trọng điểm được đầu tư, quan
tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà ngành thể dục thể thao đã đề ra.
Sự thành công của các đấu thủ Cờ Vua Việt Nam trên thế giới trong những năm gần đây
đã khẳng định quan điểm đúng đắn đó: Lê Quang Liêm vô địch thế giới cờ chớp năm
2013, hiện nước ta có 12 đại kiện tướng thế giới…
1.1.3. Xu hướng phát triển môn Cờ Vua
1.1.3.1. Xu hướng phát triển môn Cờ Vua trên thế giới
Hiện nay, một trong những xu hướng mở rộng và phát triển ở hầu hết các môn thể
thao đó là xu hướng tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho
sự nghiệp phát triển thể dục thể thao. Cờ Vua cũng không phải là môn thể thao ngoại lệ.
Việc nắm bắt các xu hướng phát triển này tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của phong
trào cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Sự phát triển của phong trào Cờ Vua thế giới trong
những năm gần đây cho thấy có 3 xu hướng đặc biệt, đó là:
- Xu hướng thương mại hoá Cờ Vua: Nếu như trước đây, hầu hết các vận
động viên tham gia thi đấu vì lòng ham thích, say mê môn thể thao này và muốn thể
hiện sự sáng tạo của mình, thì ngày nay đa số các vận động viên tham gia thi đấu với

mục đích khác hẳn - mục đích kinh tế, chúng ta đều biết rằng cho đến thời điểm hiện
tại, trị giá các giải thưởng trong các giải vô địch Cờ Vua thế giới đã lên đến con số
hàng triệu - điều mà trước nay không hề có. Cũng như gần đây, giải Linaress (một giải
Cờ Vua giành cho các vận động viên có trình độ cao nhất) có số tiền thưởng kỷ lục,
thậm chí cho cả các vận động viên không vượt qua vòng đấu loại. Đặc biệt, sự ra đời
của "hiệp hội Cờ Vua nhà nghề thế giới - PCA" là minh chứng rõ nhất cho xu thế này.
Và vì vậy, dường như trên thế giới tồn tại 2 dạng Cờ Vua "lớn" và "nhỏ" mà trong đó
Cờ Vua "lớn" chỉ dành cho những vận động viên có trình độ cao với tính chất chuyên
nghiệp và được sự bảo trợ của các tập đoàn tài chính kinh tế lớn, còn Cờ Vua "nhỏ" có
thể coi như Cờ Vua quảng đại quần chúng.
- Xu hướng tích cực hóa thi đấu: Hiện nay, trên thế giới các giải thi đấu: Cờ
nhanh, cờ chớp đang chiếm ưu thế so với các giải Cờ Vua ‘‘truyền thống’’. Trong thời
gian gần đây, các giải cờ nhanh, cờ chớp được tổ chức thường xuyên hơn. Điều này đã
đòi hỏi sự thay đổi cả về lý luận và thực tế giảng dạy, đào tạo môn Cờ Vua theo hướng
tích cực hóa quá trình tư duy của người chơi Cờ Vua trong điều kiện hạn hẹp về thời
gian thi đấu.
- Xu hướng tổ chức các giải đấu qua mạng: Cùng với sự phát triển như vũ
bão của khoa học công nghệ trong đó có công nghệ thông tin thì Cờ Vua không nằm
ngoài sự phát triển đó. Các trang thi đấu Cờ Vua trực tuyến trên mạng, các phần mềm
phục vụ tập luyện, thi đấu, nghiên cứu ngày càng phát triển. Xu hướng này dự báo hệ
thống thi đấu Cờ Vua trực tuyến (online) ngày càng phát triển trong thời gian tới.
4


1.1.3.2. Xu hướng phát triển môn Cờ Vua ở Việt Nam
Ở nước ta, Cờ Vua phát triển sau nhiều môn thể thao khác nhưng tốc độ phát triển
khá nhanh. Cho đến nay ở hầu hết các tỉnh, thành và nhiều ngành đã có phong trào Cờ
Vua khá rộng rãi. Phát triển mạnh nhất là các trường phổ thông, các trường Đại học và các
tỉnh thành như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Bắc Giang...
Đến nay, Cờ Vua là một trong 10 môn thể thao mũi nhọn của nước ta và đang

được đầu tư, quan tâm phát triển để phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà ngành thể dục
thể thao đã đề ra. Sự thành công của các đấu thủ Cờ Vua Việt Nam trên trường quốc tế
trong những năm gần đây đã chứng minh và khẳng định quan điểm đúng đắn đó.
Thực tế hoạt động trong những năm qua, đã chứng minh sức sống tiềm tàng, và
triển vọng tiến nhanh của môn Cờ Vua nước ta. Với cách nghĩ cách làm năng động,
sáng tạo và có hiệu quả - nhất định Cờ Vua Việt Nam sẽ tiến kịp trình độ quốc tế trong
một thời gian không xa.
Từ thực tế phong trào Cờ Vua Việt Nam và phương hướng hoạt động của
Liên đoàn Cờ Việt Nam cho thấy xu hướng phát triển của Cờ Vua Việt Nam trong
giai đoạn tới là:
- Phải có phong trào phổ biến, sâu rộng trong cả nước, đặc biệt là trong các
trường học. Đây cũng là xu hướng thứ nhất của Cờ Vua Việt nam: Xu hướng quần
chúng hoá môn Cờ Vua.
- Xu hướng phát triển thứ hai của Cờ Vua Việt Nam: Xu hướng hội nhập trình
độ thế giới.
1.2. Đặc điểm, tác dụng của môn Cờ Vua
1.2.1. Đặc điểm
Cờ Vua là trò chơi giữa hai người - gọi nhau là “đấu thủ”, “đối thủ” hay “đối
phương” bằng cách luân phiên thực hiện các nước đi tuân theo những điều luật quy
định trước.
Cờ Vua là một môn thể thao có đặc trưng là ít đòi hỏi cao về các tố chất thể lực,
song lại có yêu cầu cao về sự bền bỉ, mưu trí, thông minh, óc sáng tạo ở người chơi.
Chính vì vậy, Cờ Vua phù hợp với con người và có điều kiện phát triển ở Việt Nam.
Chơi cờ không đòi hỏi dụng cụ, sân bãi phức tạp như một số môn thể thao khác, tập
luyện nó không đòi hỏi phải cần thiết đông người. Hình thức tập luyện phong phú, đa
dạng, có thể tự mình nghiên cứu tài liệu sách báo, máy đánh cờ, hoặc chơi trên máy vi
tính tùy theo từng trình độ khác nhau.
1.2.2. Tác dụng
Cờ Vua là môn thể thao có tác dụng phát triển tư duy lôgic, luyện trí thông
minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như tính tổ chức kỷ luật, kiên cường bình

tĩnh, luyện mưu trí, óc sáng tạo, luyện cách nhìn xa trông rộng biết phân tích, tổng hợp
tình hình một cách khách quan khoa học, rèn luyện cách làm việc có kế hoạch, tính quyết
đoán và táo bạo trong xử lý tình huống.
Chơi Cờ Vua, chính là góp phần xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa,
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, thực hiện việc trao đổi văn hóa thể
dục thể thao với các nước trên thế giới. Chơi cờ là một môn giải trí tao nhã, tạo ra cảm
giác sảng khoái của sự sáng tạo và mưu trí, bởi có sự biến hóa kỳ diệu trong mỗi nước
cờ, mỗi thế biến.
5


Hầu hết các lãnh tụ thiên tài, các nhà bác học, các nhà văn như Lênin,
Leptônxtôi, Menđêlêép... đều rất thích chơi cờ. Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu
niên, học sinh, các em đều ham thích chơi cờ. Và chính do tập luyện môn thể thao
này, đã giúp cho các em học tập, tiếp thu kiến thức về các môn khoa học tự nhiên
và xã hội tốt hơn.
1.3. Bàn cờ, quân cờ, một số điều luật cơ bản
1.3.1. Bàn cờ
Bàn Cờ Vua hình vuông, bao gồm 64 ô cờ
màu sáng, tối xen kẽ. Các ô cờ màu sáng, theo quy
ước gọi là ô trắng; còn các ô cờ màu tối là ô đen.
Bàn cờ có 8 hàng ngang được “đặt tên”lần
lượt từ dưới lên theo số thứ tự từ 1 đến 8, và 8 cột
dọc được đặt bằng các chữ cái Latinh “a”, “b”,
“c”, “d”, “e”, “f”, “g”, “h” (Hình 1.1).
Do mỗi ô cờ đồng thời nằm trên một cột dọc
và một hàng ngang, nên khi ghép “chữ” của cột dọc
với “số” của hàng ngang, ta sẽ có tên của ô cờ.
Ví dụ: Ô “a4”, ô “c6”, ô “g2”, ô “f6”, ô
“h8” … (Hình 1.1).


8
7
6
5
4
3
2
1
a

b

c

d

e

f

g h

Hình 1.1. Bàn cờ, quân cờ

Ngoài ra, bàn cờ còn có các đường chéo, gồm các ô cờ cùng màu nối liền các
góc với nhau. Ta gọi tên của mỗi đường chéo bằng cách ghép tên ô cờ đầu và ô cờ
cuối. Ví dụ: đường chéo “a1- h8”, “e1- a5”....
Khu trung tâm của bàn cờ là hình vuông được tạo bởi 4 ô cờ (d4, d5, e4, e5), khu
trung tâm mở rộng gồm 16 ô cờ được tạo bởi hình vuông với các ô góc là: c3, c6, f3, f6).

Chia đôi dọc bàn cờ từ cột a đến cột d gọi là cánh Hậu, từ cột e đến cột h gọi là
cánh Vua.
1.3.2. Quân cờ
Trước khi ván cờ bắt đầu mỗi đấu thủ có 16 quân cờ cùng màu trắng hoặc đen,
gọi là quân Trắng và quân Đen gồm: 1 quân Vua, 1 quân Hậu, 2 quân Xe, 2 quân
Tượng, 2 quân Mã, 8 quân Tốt. Ký hiệu các quân cờ được nêu trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Quân cờ và ký hiệu các quân cờ

Quân cờ

Biểu tượng
Trắng

Đen

Ký hiệu
Tiếng Việt

Tiếng Nga

Tiếng Anh

Tiếng Đức

Quân Vua

V

Kp


K

K

Quân Hậu

H

φ

Q

D

Quân Xe

X

Π

R

T

Quân Tượng

T

C


B

L

Quân Mã

M

K

N

S

Tốt

Chính là các ô cờ mà tốt đó đang đứng, ví dụ e2, c3…
6


1.3.3. Cách di chuyển và bắt quân
Trước khi ván cờ bắt đầu, 2 đấu thủ sắp xếp các quân cờ vào bàn cờ (Hình 1.1).
Như vậy, các quân của bên trắng được đặt ở hàng ngang thứ nhất và thứ hai, các quân của
bên đen được đặt ở hàng ngang thứ tám và thứ bảy.
Bàn cờ được đặt giữa hai đấu thủ, sao cho, ô cờ góc bên tay trái của mỗi đấu thủ
(“a1” và “h8”) luôn luôn là ô màu đen. Các quân trắng ở hàng ngang 1 và 2, còn các
quân đen ở hàng ngang 7 và 8.
Luật cờ Vua quy định: Bên trắng luôn đi trước.
Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng. Nếu một
quân đi tới một ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân của đối phương bị

bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và tính là một phần của nước đi đó. Một quân được cho là
đang tấn công một quân của đối phương nếu quân đó có thể thực hiện bước bắt quân
tại ô cờ đó.
* Quân Vua (Hình 1.2) có thể đi từ ô cờ nó đang đứng tới một ô bất kỳ liền bên
nếu ô cờ đó không bị quân nào của đối phương tấn công.
- Vua di chuyển và ăn quân đối phương theo tất cả các hướng (hàng ngang, cột
dọc hay đường chéo) nhưng chỉ một ô kề bên.
- “Nhập thành” là một nước đi của Vua và một trong hai Xe cùng màu trên
cùng hàng ngang (Hình 1.3. Trước khi nhập thành) và được thực hiện như sau: Vua
di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu sang phía Xe tham gia nhập thành, tiếp theo
Xe nói trên di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi qua. Có 2 cách nhập
thành là: Nhập thành cánh Vua (Hình 1.4 - bên đen) và nhập thành cánh Hậu (Hình
1.4 - bên trắng).
- Các trường hợp một bên không thể nhập thành:
+ Vua đã di chuyển hoặc quân Xe bên nhập thành đã di chuyển.
+ Vua đang bị chiếu hoặc ô cờ quân Vua đi qua hay đến bị quân đối phương
kiểm soát.
+ Có quân đứng giữa Vua và Xe, Vua đi vào “ô bị chiếu”.
- Các trường hợp một bên vẫn có thể nhập thành:
+ Khi Xe đi qua ô cờ mà quân đối phương kiểm soát.
+ Khi Xe đang bị quân đối phương tấn công.

Hình 1.2. Quân Vua

Hình 1.3. Trước khi
nhập thành

Hình 1.4. Sau khi
nhập thành


* Quân Hậu (Hình 1.5) có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc, hàng
ngang hoặc đường chéo mà nó đang đứng.
7


Hậu là quân mạnh nhất trên bàn cờ, Hậu có khả năng di chuyển và ăn quân đối
phương theo các đường thẳng (như Xe) và theo các đường chéo (như Tượng).
* Quân Xe (Hình
1.6) có thể đi tới bất cứ ô
cờ nào trên cùng cột dọc
hoặc hàng ngang mà nó
đang đứng.
Xe di chuyển và ăn
quân đối phương theo các
hàng ngang và cột dọc
(Hình 1.6).

Hình 1.5. Quân Hậu

Hình 1.6. Quân Xe

* Quân Tượng (Hình 1.7) có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng đường chéo mà
nó đang đứng.
Tượng di chuyển và ăn quân đối phương theo các đường chéo về các hướng và
với số lượng các ô tuỳ ý trong giới hạn cho phép.
* Quân Mã (Hình 1.8) có thể đi từ ô nó đang đứng đến một trong các ô gần
nhất nhưng không nằm trên cùng hàng ngang, cột dọc hay đường chéo với ô nó đang
đứng theo hình chữ “ L”.
Mã ăn quân của đối phương theo hình chữ “ L”. Mã là quân cờ duy nhất trên
bàn cờ được phép nhảy qua các quân khác, không phụ thuộc vào các quân cùng bên

hay của đối phương.

Hình 1.7. Quân Tượng

Hình 1.8. Quân Mã

Hình 1.9. Quân Tốt

* Quân Tốt (Hình 1.9) có thể tiến tới một ô cờ trống trước nó, trên cùng cột dọc.
- Ở nước đi đầu tiên của mình, Tốt có thể tiến hai ô cờ trên cùng cột dọc với
điều kiện cả hai ô cờ đó đều trống (Hình 1.9).
- Tốt đi theo đường chéo tới một ô cờ ngay phía
trước nó trên cột dọc bên cạnh đang bị một quân của đối
phương chiếm giữ và bắt quân này (Hình 1.9).
- Khi Tốt đối phương (bên đen) từ vị trí ban đầu
tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt bên có lượt đi kiểm
soát (bên trắng), thì Tốt bên có lượt đi (bên trắng) có thể
bắt Tốt đối phương (bên đen) vừa đi hai ô như khi tốt
đen đi một ô cờ. Nước bắt này chỉ được thực hiện ngay
sau nước tiến Tốt hai ô và được gọi là “bắt Tốt qua
đường” (Hình 1.10).

Hình 1.10. Bắt tốt
qua đường
8


- Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó sẽ được đổi thành Hậu, hoặc
(Xe, Tượng, Mã) cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa chọn để đổi quân của đấu
thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị bắt trước đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác

được gọi là “phong cấp” cho Tốt và quân mới có hiệu lực ngay.
1.3.4. Một số điều luật cơ bản
- Thực hiện nước đi: Đến lượt đi của mình mà chạm tay vào quân cờ của mình
thì phải đi quân cờ đó (nếu nước đi đó hợp lệ), còn chạm vào quân đối phương thì phải
ăn quân cờ đó (nếu quân đó có thể ăn được).
- Nước đi được tính là hoàn thành: Khi đấu thủ đã đưa quân cờ đến ô cờ
mới và rời tay khỏi quân cờ, lúc này đấu thủ không được quyền thay đổi nước đi
nữa. Trường hợp tay chưa rời khỏi quân cờ thì đấu thủ vẫn có quyền di chuyển
quân đó đến những ô cờ khác. Sau khi nước đi hoàn thành thì đấu thủ phải bấm
đồng hồ (nếu có đồng hồ thi đấu, tay nào di chuyển quân cờ thì tay đó bấm đồng
hồ) và ghi chép biên bản thi đấu.
- Quân Vua được coi là “bị chiếu” nếu như nó bị một hay nhiều quân của đối
phương tấn công, thậm chí cả khi những quân này không thể tự di chuyển. Việc thông báo
nước chiếu Vua là không bắt buộc.
- Chiếu hết (Mat):
+ Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ – thắng ván cờ.
Ván cờ ngay lập tức kết thúc.
+ Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua. Ván cờ kết thúc ngay
lúc đó.
- Cờ hòa (Pat):
+ Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu
thủ đó không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “hết nước đi”. Ván cờ ngay
lập tức kết thúc với điều kiện nước dẫn tới thế “hết nước đi” (Pát) là nước đi hợp lệ.
+ Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết
Vua của đối phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế
“không có khả năng đánh thắng”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều kiện nước dẫn
tới thế cờ này là nước đi hợp lệ.
+ Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình ván đấu. Ván cờ
kết thúc ngay lúc đó.
+ Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba

lần trên bàn cờ.
+ Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau các đấu thủ đã
không thực hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào và không có nước bắt quân nào.
1.4. Các thuật ngữ, thông tin quy ước, cách ghi chép biên bản trong Cờ Vua
1.4.1. Các thuật ngữ trong Cờ Vua
- Pát: là trường hợp hòa cờ do hết nước đi. Khi một thế cờ trong đó đến lượt đi
của mình đấu thủ không thể thực hiện được nước đi quân hợp lệ.
- Xucxvăng: là tình thế bó buộc - tức là bên có lượt đi bắt buộc phải thực hiện
nước đi dẫn tới một thế cờ kém hơn. Nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Đức xuc là nước
đi, xvăng là bắt buộc.
9


- Temp: là nhân tố thời gian của một nước đi. Vì vậy có nước đi lợi temp có
nước đi thiệt temp. Lợi một temp tương đương với lợi một nước đi và ngược lại, khi
nói bị thiệt temp có nghĩa là thiệt nước đi.
- Phiankét Tượng: là khi quân Tốt ở cột "b" hoặc Tốt ở cột "g" từ vị trí ban đầu
dịch chuyển lên một ô, sau đó phát triển quân Tượng của mình lên chiếm ô mà Tốt vừa
giải phóng.
- Chiếu vĩnh viễn: là một đối thủ liên tục thực hiện nước chiếu Vua đối phương
và đối phương không thể chấm dứt được nước chiếu Vua.
- Chiếu Mát (chiếu hết): khi đối thủ đến lượt đi của mình, không thể đưa Vua
của mình thoát khỏi nước chiếu của đối phương bằng một trong 3 cách:
+ Tiêu diệt quân đang chiếu.
+ Dùng quân cờ khác che chắn cho Vua.
+ Di chuyển Vua đến một ô cờ khác hợp lệ.
- Blốc: là sự ngăn chặn, thông thường thuật ngữ này sử dụng trong việc ngăn
chặn Tốt tiến xuống phong cấp.
- Tốt cô lập: là một quân Tốt đứng đơn lẻ. Hai cột bên cạnh không có quân Tốt
nào của bên mình.

- Tốt chồng: là khi hai quân Tốt của một bên nằm trên một cột.
Thí dụ: Tốt Trắng ở c4 và c5 hoặc c4 và c6.
- Tốt phong tỏa: là hai quân Tốt của hai bên đứng đối diện nhau và cả hai đều
không thể di chuyển được.
- Đa số Tốt: là sự so sánh (hơn) về số lượng Tốt của một trong hai đấu thủ ở cánh
Hậu hoặc cánh Vua.
- Tốt chậm tiến: khi dãy Tốt liên hoàn nằm trên một đường chéo, thì quân Tốt
sau cùng sẽ được gọi là Tốt chậm tiến khi một quân Tốt
của đối phương phong toả quân Tốt trên nó.
Ví dụ: Ở Hình 1.9 thì Tốt f3 gọi là Tốt chậm tiến.
- Tốt thông có bảo vệ: là Tốt không bị cản trở bởi Tốt
đối phương trong việc tiến xuống phong cấp nhưng lại được
một quân Tốt bên mình bảo vệ.
Tốt h5 được gọi là Tốt thông có bảo vệ (Hình 1.11).
- Chiến lược Cờ Vua: là định hướng trung tâm cơ bản
của ván cờ, hoặc một giai đoạn của ván cờ.
Hình 1.11
- Chiến thuật Cờ vua: là tổ hợp một loạt các nước đi
có định hướng nhằm giải quyết một mục đích nào đó, tại tình huống đã được định trước
trong diễn biến của ván cờ.
1.4.2. Thông tin quy ước trong Cờ Vua
Những thông tin quy ước trong Cờ Vua được sử dụng trong quá trình đọc, ghi
chép và phân tích các ván đấu. Hiện nay Liên đoàn Cờ Vua thế giới đều thống nhất và
sử dụng các ký hiệu, thông tin quy ước theo bảng 1.2.
Bảng 1.2. Ký hiệu thông tin quy ước trong Cờ Vua
+
=

Bên Trắng có ưu thế nhỏ.




Ô yếu, điểm yếu.
10


=
+
+_
_
+

Bên Đen có ưu thế nhỏ.

Chuyển về tàn cuộc.

Bên Trắng có ưu thế lớn.

Ưu thế hai Tượng.

Bên Đen có ưu thế lớn.

Hai Tượng khác màu.

+

Bên Trắng có ưu thế quyết định.

Hai Tượng cùng màu.


+

Bên Đen có ưu thế quyết định.



=

Thế cờ cân bằng.

  Tốt cô lập.



Thế cờ không rõ ràng.

=


Thế cờ có bù đắp về chất.
Ưu thế về phát triển quân.

Tốt liên kết.
Tốt chồng.





Ưu thế về không gian.


Tốt thông.
Ưu thế về số lượng Tốt.

+

Sêinốt (thiếu thời gian).



Với sự tấn công.

Quân Vua (V).



Với việc phát triển ưu thế.

Quân Hậu (H).

Phản công.

Quân Xe (X)

Xuxvăng (tình thế bó buộc).

Quân Tượng (T).

Chiếu hết (chiếu Mat).


Quân Mã (M)

!

Nước đi mạnh.

Quân Tốt (không có ký hiệu)

!!

Nước đi rất mạnh.

N

Nước đi mới.

?

Nước đi yếu.

(ch)

Giải vô địch,

??

Nước đi sai lầm.

(izt)


Giải khu vực, liên khu vực.

!?

Nước đi đáng chú ý.

(ct)

Vòng đấu tranh chức vô địch.

?!

Nước đi gây tranh luận.

(m)

Trận giao hữu.

Với ý đồ.

(ol)

Giải Olimpíc.

Nước đi duy nhất

corr

Ván đánh qua thư.


Tốt hơn, tốt hơn là.

RR

Bình luận của ban biên tập.



Hàng ngang.

R

Còn những nước đi khác.



Đường chéo.

Với, cùng với.

+

Trung tâm.

Không có, thiếu.



Cánh Vua.


Vân vân.



Cánh Hậu.

_

Nước đi quân - hoặc xem tiếp.

0-0

Nhập thành gần

:

Ăn quân, nước đi ăn quân.

0-0-0

Nhập thành xa

/

Phong cấp

11


1.4.3. Cách ghi chép biên bản trong Cờ Vua

Có hai hình thức ghi chép biên bản (ghi các nước đi của 2 bên khi thực hiện ván
đấu): Cách ghi ngắn gọn và cách ghi đầy đủ.
* Cách ghi đầy đủ: là ghi thứ tự nước đi cùng với vị trí xuất phát quân cờ và vị trí
nó dịch chuyển tới, ở giữa chúng có ký hiệu nước đi "-" hoặc ký hiệu bắt quân ":".
Ví dụ: - Tốt từ ô e2 đi lên e4 ở nước đi thứ nhất của Trắng được ghi là 1. e2 - e4
- Mã từ ô h1 lên ô g3 ở nước đi thứ 5 của Trắng được ghi là: 5.Mh1- g3
* Cách ghi ngắn gọn: là chỉ ghi thứ tự nước đi cùng với vị trí mà quân cờ nào
đó dịch chuyển tới. Trong trường hợp nhiều quân tới được vị trí đó, thì cần thiết phải
sử dụng thêm hàng ngang hoặc cột dọc của quân cờ đó ở vị trí ban đầu để làm sáng tỏ
nước đi.
Ví dụ: - Tốt Trắng ở ô c2 đi lên ô c4 ở nước đi thứ sáu được ghi là 6. c4
- Mã từ ô g1 lên ô f3 ở nước đi thứ năm của Trắng được ghi là: 5. Mf3
Hai quân Mã, một ở ô f3, một ở b1 cùng đến được ô d2, thì phải ghi rõ Mfd2,
hoặc Mbd2. Tương tự như vậy, nếu nó cùng nằm ở trên một cột thì dùng hàng ngang
để biểu thị nước đi: M1d2 hoặc M3d2 ...
Trong Cờ Vua, người ta quy định cách ghi biên bản như sau: mỗi một nước đi
bao gồm 2 lượt đi, 1 lượt đi của bên Trắng và 1 lượt đi của bên Đen.
Ví dụ: 1. c2 - c4 d7 - d5 2. Mg1 - f3 Mb8 - c6
Nếu trong một thế cờ nào đó quy định bên Đen đi trước thì sẽ ghi số thứ tự của
nước đi và nước đi của bên Đen còn nước đi của bên Trắng thì bỏ trống bằng cách thay
vào đó là 3 dấu chấm. Nước tiếp theo được ghi bình thường.
Ví dụ: Đen đi trước được ghi là: 1. . . Mg8 - f6 2. e2 - e3 Mb8 - c6
* Trong cách ghi chép thế cờ, cần lưu ý một số điểm sau:
- Tốt không có ký hiệu, nên khi viết vị trí của Tốt, ta chỉ cần viết tên ô cờ.
- Ghi chép thế cờ Trắng trước, thế cờ Đen sau.
- Ghi chép vị trí của các quân lần lượt theo trình tự Vua, Hậu, Xe, Tượng, Mã
và Tốt.
- Đối với cùng một quân, ghi chép lần lượt vị trí từ cột “a” sang cột “h”, và khi
chúng đứng trên cùng một cột dọc thì ghi lần lượt từ hàng ngang 1 đến hàng ngang 8.
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1

Bài 1: Không nhìn bàn cờ, hãy viết tên lần lượt tất cả các ô cờ tạo nên các
đường chéo:
* a1 - h8: a1 , b2 , c3 , d4 , e5 , f6 , g7 , h8.
* h1 - a8: _________________________________
* e1 - h4: _________________________________
* f1 - a6: _________________________________
Bài 2: Không nhìn bàn cờ, hãy viết màu của các ô cờ sau:
* a1: ___đen____ * a8 : __________ * h1: _________
* h8: __________ * e1: __________ * e8: _________
* d1: __________ * d8: __________ * e4: _________
* b5: __________ * g2: __________ * h7: _________
12


Bài 3: Dựa vào bàn cờ, hãy viết lại tuyến đường đi của Mã:
* Từ ô “b1” tới ô “a1”: __Mb1 - a3 - c2 - a1__
* Từ ô “a1” tới ô “b1”: _______________________
* Từ ô “g1” tới ô “b1”: _______________________
* Từ ô “h3” tới ô “e2”: _______________________
* Từ ô “c1” tới ô “c8”: _______________________
* Từ ô “f3” tới ô “d5”: _______________________
Bài 4: Giải các thế cờ sau: Trắng đi trước chiếu hết đen sau 1 nước.

Bài 4.1.…………….

Bài 4.2.…………….

Bài 4.3.…………….

Bài 4.4.…………….


Bài 4.5.…………….

Bài 4.6.…………….

Bài 4.7.…………….

Bài 4.8.…………….

Bài 4.9.…………….

Bài 4.10.…………….

Bài 4.11.…………….

Bài 4.12.…………….
13


Bài 4.13.…………….

Bài 4.14.…………….

Bài 4.15.…………….

Bài 4.16.…………….

Bài 4.17.…………….

Bài 4.18.…………….


Bài 4.19.…………….

Bài 4.20.…………….

Bài 4.21.…………….

Bài 5: Hãy ghi chép lại ván cờ dưới đây theo cách ghi ngắn gọn.
_________

1. e2-e4

e7-e5

2. Mg1-f3
3. Tf1-c4

Mb8-c6 _________
_________
d7-d6

4. Mb1-c3

Tc8-g4

5. 0-0

Mc6-d4 _________
Tg4:d1 _________


6. Mf3:e5
7. Tc4:f7+
8. Mc3-d5 #

_________

Ve8-e7 _________
_________
14


Chương 2.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÁN ĐẤU
2.1. Giai đoạn khai cuộc
2.1.1. Khái niệm
Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh chóng phát
triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong
mỗi dạng thức khai cuộc.
Khai cuộc là giai đoạn mở đầu của mỗi ván cờ, nên cách bố trí lực lượng trong
khai cuộc là nền tảng cho những thành công trong giai đoạn trung cuộc và tàn cuộc.
Kết quả của ván cờ thường phụ thuộc rất nhiều vào những nước đi ở giai đoạn khai
cuộc. Chính vì thế mà hàng nghìn, hàng vạn cuốn sách khai cuộc ra đời để chỉ dẫn cho
người chơi ở giai đoạn này.
Tuy nhiên, không cần thiết phải tìm hiểu quá sâu vào tất cả các phương án khai
cuộc chi tiết, mà chỉ cần làm quen và nắm vững những nguyên lý và ý đồ cơ bản nhất,
và một số hệ thống khai cuộc cần thiết.
Theo quan điểm chung nhất, khai cuộc là sự tập trung huy động các quân của
hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này, cần phải tiến Tốt lên chiếm giữ trung tâm và
tạo không gian để phát triển Tượng và Mã. Sau khi các quân nhẹ như Tượng và Mã
phát triển, thì có thể nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn), đưa Xe ra các cột mở.

Đến đây, về cơ bản thì lực lượng hai bên đã phát triển xong.
Những người chơi Cờ Vua thường tự đặt ra câu hỏi, vậy thì khai cuộc kéo dài
trong bao nhiêu nước đi? Khi nào thì ván cờ chuyển sang giai đoạn trung cuộc? Giai
đoạn khai cuộc thường kéo dài khoảng từ 10 - 15 nước đi. Cả hai bên vừa phải triển
khai thật nhanh lực lượng của mình, vừa tìm cách cản trở đối phương thực hiện chính
ý đồ đó. Khi một bên đã phát triển xong lực lượng của mình trước đối phương thì
nhiệm vụ của giai đoạn này coi như đã hoàn thành. Đây chính là ý đồ cơ bản nhất mà
người mới chơi cờ cần phải nắm vững ở giai đoạn này. Tất cả các điều vừa trình bày ở
trên, đã được tổng kết thành một số nguyên tắc mà người mới học chơi cờ phải tuân
thủ để tránh xảy ra những sơ xuất ngay từ những nước đi đầu tiên. Nếu tuân thủ triệt
để những nguyên tắc này thì sẽ nhận được những thế cờ tốt, ngay cả trong những
phương án không quen biết.

2.1.2. Các nguyên tắc khai cuộc
Các nguyên tắc này là những lý luận đã được đúc rút ra từ thực tiễn thi đấu. Nếu
không tuân thủ chúng thì sẽ dễ dàng bị thất bại.
Dù ý đồ chiến lược có khác nhau như thế nào trong mỗi dạng thức, nhưng trong
giai đoạn khai cuộc những người chơi cờ đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Nhanh chóng khống chế khu trung tâm.
Trong khai cuộc, việc tranh giành quyền kiểm soát trung tâm đóng vai trò quan
trọng. Bởi vì, ở trung tâm các quân có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình. Từ
trung tâm, lực lượng có thể huy động tới tất cả các hướng nhanh nhất và khống chế
được các ô cờ ở mức tối đa. Quân Hậu đứng ở trung tâm sẽ khống chế được 27 ô cờ,
còn ở góc chỉ khống chế được 23 ô. Mã ở trung tâm khống chế được 8 ô cờ, còn ở góc
chỉ khống chế được 2 ô cờ. Vì vậy, trung tâm chính là điểm xuất phát để tấn công hay
phòng thủ. Trong cuộc chiến giành khu trung tâm, các Tốt đóng vai trò đặc biệt. Tiến
15


Tốt vào trung tâm sẽ dồn các quân đối phương vào các vị trí bất lợi, tạo điều kiện cho

các quân của mình chiếm giữ những vị trí tích cực. Từ đó, cho phép chúng tự do cơ
động ở bất cứ khu vực nào của bàn cờ dù ở chính trung tâm hay các cánh. Đó chính là
lý do tại sao các ván cờ thường bắt đầu bằng các nước tiến Tốt vào trung tâm: 1. e4; 1.
d4 hoặc 1. c4.
Ví dụ: 1. e4 e5 2. Mf3 f6? Nuớc đi yếu! Tốt Đen đã chiếm một vị trí kiểm soát
trung tâm rất mạnh của Mã g8, thêm vào đó là làm yếu mặt Vua và cản trở các quân
phát triển. Sau nước đi này, Trắng có ưu thế lớn.
3. Me5 Trắng thí Mã 3...ef 4. Hh5+. Bây giờ nếu 4...g6 thì 5.He5+ và 6.Hh8
4...Ve7 5.He5+ Vf7 6.Tc4+ Vg6 7.Hf5+ Vh6 8.d4+ g5 9.h4 Te7 10.hg+ Vg7
11.Hf7 .
- Nguyên tắc 2: Triển khai nhanh chóng và hài hoà toàn bộ lực lượng.
Để đảm bảo nguyên tắc này, người chơi cần tiến hành phát triển lực lượng của
mình theo trình tự sau:
+ Tiến Tốt (cột c, d, e) lên chiếm giữ và khống chế trung tâm. Mở đường cho
Hậu và Tượng triển khai.
+ Phát triển các quân nhẹ về hướng trung tâm (Tượng và Mã).
+ Nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn).
+ Đưa các quân nặng (Hậu và Xe) ra những vị trí thuận lợi để tham chiến.
Người mới học chơi cờ, hay coi thường việc phát triển lực lượng theo nguyên
tắc. Thực hiện nhiều nước đi bằng một quân, hoặc tham ăn Tốt đối phương... Như vậy,
rất dễ thất bại. Ví dụ sau sẽ chứng minh rõ điều đó:
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 Mf6 4.0-0 ...
Trắng thí Tốt nhằm phát triển lực lượng thật nhanh (nuớc thí là tình nguyện bỏ
Tốt hoặc quân cho đối phương nhằm phát triển nhanh lực lượng để tổ chức tấn công
hoặc làm mạnh hơn thế cờ của mình). Lối chơi này, ở giai đoạn đầu của ván cờ được
gọi là: "Gambít".
4...Me4? Đáng lẽ Đen phải nhanh chóng phát triển quân bằng cách lên Tượng
để chuẩn bị nhập thành.
5. d4... Trắng vừa kết hợp phát triển vừa khống chế đối phương triển khai lực
lượng của mình. Bằng nước đi này, Trắng buộc Đen phải tiếp tục đi một quân, nói

cách khác là dậm chân tại chỗ.
5...Md6 6. Tb6 bc 7. de Mb7. Sau 7 nước đi, bên Đen đã đi Mã tới 4 lần, lực
lượng còn lại triển khai quá chậm.
8. Md4 Te7 9. Mf5 Tf8? Nuớc đi quá yếu! Sau 9 nước đi, Đen chỉ đưa được Mã đến
ô b7. Trong khi bên Trắng đã có đủ lực lượng để tấn công.
10. Xe1 g6? 11. Md6! Td6 12. ed+ Vf8 13. Th6+ Vg8 14. Hd4 f6 15. Hc4 .
Càng có nhiều quân tham gia vào cuộc chiến, vị trí đứng của các quân tích cực,
hài hòa, thì khả năng tổ chức tấn công vào đối phương càng có hiệu quả. Ngược lại,
khi chưa phát triển đủ lực lượng đã ham tấn công sớm sẽ gặp thất bại.
Một trong những sai lầm thường gặp khi phát triển quân là đưa Hậu lên tham
gia tấn công quá sớm. Hậu là quân rất mạnh, vì thế việc đưa Hậu tham gia tấn công
thiếu suy nghĩ, rất dễ bị các quân yếu hơn của đối phương tấn công. Hậu sẽ mất thời
gian (temp) chạy, tạo điều kiện cho đối phương triển khai lực lượng của mình.
16


- Nguyên tắc 3: Xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc.
Tuy là quân cờ yếu nhất và kém cơ động nhất,
nhưng Tốt có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của thế cờ.
Tốt là yếu tố tích cực khi cơ động quân, chưa nói đến
khả năng phong cấp của chúng. Khi di chuyển, Tốt hạn
chế sự cơ động của các quân đối phương, nhất là ở trung
tâm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu của ván cờ, điều quan
trọng là phải bố trí cấu trúc Tốt hợp lý, vừa chiếm được
không gian, vừa mở đường cho các quân khác triển khai.
Nếu đi Tốt thiếu suy nghĩ sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn.

Hình 2.1

Ví dụ: 1. d4 c5 2. dc Đen tạm thời hy sinh Tốt để phá vỡ áp lực của Tốt Trắng ở

trung tâm. 2... e6, một trong những cách bắt lại Tốt. 3. b4? Nước đi yếu, trái với nguyên
tắc xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc. Bởi vì, Tốt dâng quá cao sẽ là mục tiêu cho đối
phương tấn công và làm suy yếu thế trận của mình. Mạnh nhất là nên chơi 3.Mf3 hoặc
3.Mc3 hay 3.e4. Ván cờ tiếp diễn như sau: 3...a5 4.c3 Trắng tìm mọi cách giữ Tốt. 4...
ab 5. cb Hf6! Hậu xuất trận sớm trong trường hợp này là chính xác vì có mục tiêu rõ
ràng Xe yếu trên đường chéo a1 - h8, Trắng mất Tượng hoặc Mã và xin thua.
Trong thế cờ ban đầu, điểm yếu nhất của cả 2 bên là Tốt f2 và Tốt f7, bởi lẽ
chúng chỉ được bảo vệ bằng Vua, nên khi chưa kịp nhập thành sẽ rất dễ bị tấn công.
Trong ván đấu với Lixuxin năm 1944, nhà vô địch thế giới M. Bốtvinnhích cầm
quân Đen đã bố trí các Tốt của mình rất hoàn hảo (Hình 2.1).
Các Tốt Đen khống chế các ô trung tâm, các quân ở sau được bố trí rất thuận
lợi. Còn các quân của bên Trắng thì rất gò bó và Bốtvinnhích đã giành được thắng lợi
không mấy khó khăn.

2.1.3. Phân loại khai cuộc
Thuật ngữ "Khai cuộc" dùng để chỉ giai đoạn ra quân, có hàng loạt các kiểu ra
quân với tên gọi khác nhau như phòng thủ ấn Độ, phòng thủ Xixilia, phòng thủ
Alêkhin... Và mỗi loại khai cuộc trên đều có nguồn gốc, xuất xứ tên gọi của nó.
Người ta chia khai cuộc ra thành 3 hệ thống: Hệ thống khai cuộc thoáng, hệ
thống khai cuộc nửa thoáng và hệ thống khai cuộc kín.
+ Hệ thống khai cuộc thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bằng nước đi
1.e4 e5.
+ Hệ thống khai cuộc nửa thoáng là những khai cuộc được bắt đầu bởi Trắng
đi 1. e4 nhưng Đen đáp lại khác e5 (1. e4 # e5).
+ Hệ thống khai cuộc kín là những khai cuộc được bên Trắng bắt đầu bằng
nước đi không phải là 1.e4 (1.# e4 ...).
Sau đây là ví dụ một số nước đi đầu tiên của một số khai cuộc cụ thể:
- Hệ thống khai cuộc thoáng:
1. Gambít Vua : 1.e4 e5 2.f4
2. Khai cuộc trung tâm: 1.e4 e5 2.d4

3. Khai cuộc Tượng: 1.e4 e5 2.Tc4
4. Phòng thủ Philiđô: 1.e4 e5 2.Mf3 d6
5. Gambít Latvia: 1.e4 e5 2.Mf3 f5
17


6. Ván cờ Nga: 1.e4 e5 2.Mf3 Mf6
7. Khai cuộc ba Mã: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Mc3
8. Khai cuộc bốn Mã: 1.e4 e5 2. Mf3 Mc6 3.Mc3 Mf6
9. Khai cuộc Pacian: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.c3 Mf6 4.d4
10. Gambít Scốtlen: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.d4 ed 4.c3
11. Ván cờ Hunggari: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Te7 4.d4
12. Ván cờ Italia: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5
13. Gam bít Êvan: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3. Tc4 Tc5 4.b4
14. Phòng thủ hai Mã: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Mf6
15. Ván cờ Tây Ban Nha: 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5
- Hệ thống khai cuộc nửa thoáng:
1. Phòng thủ Xcăngđinavơ: 1.e4 d5
2. Phòng thủ Alêkhin: 1.e4 Mf6 2.e5 Md5
3. Phòng thủ Carô - Can: 1.e4 c6
4. Phòng thủ Uphimsép: 1.e4 d6 2.Mc3 g6
5. Phòng thủ Pháp: 1.e4 d6
6. Phòng thủ Xixilia: 1.e4 c5
- Hệ thống khai cuộc kín:
1. Gambít Hậu : 1.d4 d5 2. c4
2. Phòng thủ Trigôrin: 1.d4 d5 2.c4 Mc6
3. Ván cờ Katanông: 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mf3
4. Phòng thủ ấn Độ mới: 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mf3
5. Phòng thủ Ragôrin: 1.d4 d5 2.c4 e6 3.Mc3 Mc6 4.Mf3 Tb4
6. Phòng thủ Nhimsôvích: 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Me3 Tb4

7. Gambít Buđapét: 1.d4 Mf6 2.c4 e5
8. Phòng thủ Grunphenđ: 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.e3 Tg7 4.d5
9. Phòng thủ ấn Độ cổ: 1.d4 Mf6 2.c4 g3 3.Mc3 Tg7 4.e4
10. Phòng thủ Bênôni: 1.d4 c5 2.d5
11. Khai cuộc Tốt cánh Hậu : 1.d4 d5 2.Mf3 Mf6
12. Phòng thủ Hà Lan: 1d4 f5
13. Khai cuộc Anh: 1.c4 e5 2.Mc3 Mf6
14. Khai cuộc Rêti: 1.Mf3 d5
15. Khai cuộc Berda: 1.f4
16. Khai cuộc Xkônxki: 1.b4

2.1.4. Một số loại khai cuộc cơ bản
2.1.4.1. Gambit Vua.
1. e4 e5. 2. f4
Hy sinh Tốt, Trắng cố gắng sử dụng cột "f". Kiểu khai cuộc này được gọi là
gambit Vua (vì Trắng đã thí Tốt ở cánh Vua ngay từ đầu). Các phương án tiếp theo
18


thường quyết liệt và phức tạp xuất hiện sau nước đi 2... ef đã được các Đại kiện tướng
thế giới phân tích và vận dụng trong thực tiễn thi đấu.
Song, các dạng khai cuộc gambit nói chung và
gambit Vua nói riêng, vẫn là các bài học không thể thiếu
được của các VĐV Cờ Vua các đẳng cấp khác nhau.
Sau nước đi thứ 2 của Trắng, Đen có 2 phương án
trả lời chính như sau:
2... ef - Tiếp nhận sự hy sinh của Trắng.
2... d5 - Đây là phương án phản gambit Vua
A. 2... ef Trắng có 2 thế biến chính đáp lại là:
I. Thế biến gambit Mã 3. Mf3.


Hình 2.2

3.... g5. (Hình 2.2)
Nước đi tạo tình huống căng thẳng ngay từ đầu ván cờ. Trắng có nhiều cách
tấn công với nhiều tên gọi khác nhau, mà chủ yếu là lấy tên của các nhà nghiên cứu
xây dựng và sử dụng trong thi đấu đặt cho thế biến đó.
a. Phương án gambit Muriô.
4. Tc4 g4. 5. 0 – 0 gf. 6. H:f3
Sau khi hy sinh Mã, Trắng giành được ưu thế phát triển quân, gây áp lực mạnh
vào ô f7 của Đen.
6... Hf6 7. e5!
Nước thí Tốt đặc trưng cho cách đánh gambit - Trắng mở cột "e" để tấn công.
7.... H:e5 8. d3.
Người ta còn áp dụng cả nước 8. T:f7 +?! V:f7 9.
d4 H:d4 10. Te3 Hf6 11. T:f4 - Mặc dù đến đây, Đen có ưu
thế lớn về lực lượng nhưng vẫn khó giữ được thế cân bằng
của ván cờ. Một phương án tiếp theo là: 11....Tg7 12. Mc3
Me7 13. Md5 M:d5 14. H:d5 He6 15. Td2+Vg8 16. Xae1!
H:d5 17. Xe8+ Tf8 18.Th6!+ 
8. ... Th6.
9. Mc3
Me7.
10. Td2 Mbc6.
11. Xae1
Hf5.
12. Md5
Vd8. (Hình 2.3)

Hình 2.3


Ở đây, nước đi mạnh nhất là 13.He2 He6 14. Hf3 và sau 14...Hf5 15. He2 He6,
Trắng nên lặp lại nước đi và bằng lòng với kết cục hoà cờ.
b. Phương án gambit Angaiơ.
4. h4
g4
5. Mg5
h6.
Đen tiếp nhận sự thách thức. Sau 5... Mf6 6.e5 He7 7. He2 Mh5 8. Mc3 Mg3 9.
Hc4 Mh1 10. Md5 Trắng có cơ hội tấn công rất nguy hiểm.
6. M:f7
V:f7
7. Tc4+ d5
8. T:d5+
Vg7
9. d4
f3
10. gf Mf6
11. Mc3 Tb4
12. Tb3
Mc6 (Hình 2.4)
ơ

19


Đen phòng thủ được đòn tấn công của Trắng.
Dưới đây là một ví dụ của cách phòng thủ hiện đại
nhằm chống lại phương án gambít Mã:
1.e4 e5 2. f4 ef 3.Mf3 d5 4. ed (Nếu 4. e5? thì Đen

đáp lại bằng 4...g5! vì lúc này Tượng Trắng không có cơ
hội đến c4) 4....Mf6 5. c4 (có thể 5. Tb5+ c6 6. dc M:c6 7.
d4 Td6...) 5....c6 6. d4 cd Và Đen có thế cờ tốt hơn.
II. Thế biến Gambit Tượng: 3. Tc4.
3... Mf6
Nếu: 3...Hh4+ thì 4. Vf1 Mf6 5. Mf3 Hh5 6. He1 d6 7.
e5! de 8. Me5 và nếu 8...Te6 thì 9. Mf7 Trắng có ưu thế lớn.
4. Mc3 c6! 5. Tb3

d5

6. ed

cd

7. d4

B. Phương án phản gambit Phancơbêơ:
2...d5.
Phương án này do Kiện tướng Phancơbêơ - người áo
đề xuất. Vì vậy nó có tên gọi là phương án phản gambit
Phancơbêơ.
3. ed
e4
Nước đi này cho thấy bản chất ý đồ của Đen: Tốt e4
làm hạn chế sự phát triển quân của bên Trắng, hơn nữa vị
trí Tốt f4 lúc này trở lên không có tác dụng. Bên Trắng
phải lựa chọn giữa hai vấn đề:
Nên giữ lại ưu thế về lực lượng bằng cách giữ Tốt
d5 hay trả lại Tốt để có khả năng tích cực các quân của

mình? Chúng ta hãy xét từng phương án một.
a. 4. Mc3 (Hình 2.6)
Hoặc 4. Tb5+ c6 5. dc Mc6 6. Mc3 Mf6 7. Mge2
Hb6 8. d4 Tb4 9. 0 - 0 0 - 0 và Đen có ưu thế.
4....
Mf6
5. Tc4
Tc5
6. d4 ed
7. H:d3
0-0
8. Mge2
Mg4
9. Hf3
Xe8 Đen có ưu thế tấn công.

Hình 2.4

Td6 = (Hình 2.5)

Hình 2.5

Hình 2.6

b. 4. d3 (Hình 2.7)
Sau nước đi này, Đen lấy lại được Tốt, nhưng Trắng
vẫn có cơ hội phát triển lực lượng của mình.
Đến đây, Đen có 3 phương án trả lời chính:
b1. 4....
ed

5. H:d3
Mf6 6. Mc3
Tc5
7. Td2
b2. 4....
5. He2
8. T:c3
11. Tc4

0 - 0 8. 0 - 0 - 0
H:d5
f5
6. Mc3 Tb4
Mf6 9. de
H:e4
(Hình 2.8)

7. Td2 T:c3
10. H:e4 fe

Hình 2.7

20


Đây là thế biến do Đại kiện tướng Keres trình bày,
Đen phải giải quyết những nhiệm vụ khó khăn.
b3.
4....
Mf6

5. Mbd2
Thế biến do Đại kiện tướng Keres xây dựng, nước
yếu hơn là 5. Mc3 vì 5....Tb4.
5....
ed
6. T:d3
H:d5
7. Mgf3
Tg4
8. h3
T:f3
9. H:f3
Mc6
10. Me4
(Hình 2.9)
Trắng có thế trận tích cực hơn. Thay vào nước đi
6...Hd5, Đen nên chơi 6...Md5 và nếu 7. He2+ thì trả lời đơn
giản: 7...He7 và sau 8. Me4 là 8...Mb4.
2.1.4.2. Ván cờ Italia
1. e4 e5
2. Mf3 Mc6
3. Tc4 Tc5.
Ván cờ Italia xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVI
và đầu thế kỷ thứ XVII. Danh thủ kiệt xuất Gekinô Grêcô là
người đề xướng, ông đã để lại nhiều bài phân tích mang tên
ván cờ ý. Ý đồ chiến lược chung của bên Trắng là tấn công
trung tâm bằng các Tốt và đe dọa các điểm yếu f7 và h7.

Hình 2.8


Hình 2.9

Các Kiện tướng và Đại kiện tướng ít khi sử dụng khai cuộc này trong thi đấu.
Tuy nhiên, theo truyền thống, thông thường việc học khai cuộc thường bắt đầu với
khai cuộc ván cờ ý. Các tư tưởng chiến lược, các kế hoạch chơi điển hình, các đòn
chiến thuật đặc trưng cho ván cờ ý tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và đã được
nghiên cứu kỹ lưỡng. Sau nước đi thứ 3, bên Trắng có 2 phương án chơi chính:
Phương án thứ 1 gắn liền với sự phát triển đối xứng, yên tĩnh. Phương án thứ 2 đặt cơ
sở trên những cố gắng của Trắng nhằm đạt được ưu thế trong khai cuộc bằng cách
chiếm trung tâm, cuộc chiến do đó thành ra gay gắt, sôi động.
I. Phương án 1.
Ý đồ chiến lược của phương án này là bên Trắng khép
kín trung tâm, chuyển quân sang cánh Vua để tấn công bên
Đen. Tuy nhiên, nó tạo ra một thế cờ đối xứng yên tĩnh, và
cơ hội của hai bên là ngang nhau.
4. d3
M f6
5. Mc3
d6
Đến đây Trắng có hai khả năng chơi tiếp là:
a. 6. Te3
b6

Hình 2.10

Nếu bây giờ 6... T:e3 7. f:e3, Trắng có trung tâm Tốt mạnh và cột nửa mở "f".
Ngược lại , nếu 7.T:b6 a:b6 và mở đường ra trận cho Xe Đen - Đen có ưu thế.
7. Hd2
Te6
8. Tb3

Hd7
9. 0 - 0
0-0
10. Xad1
Xd8
Nếu 10. T:e6 f:e6 - Đen có ưu thế nhờ có trung tâm Tốt mạnh và cột nửa mở "f".
11. Xf1
Xe8 (Hình 2.10). Thế cờ đối xứng, cơ hội hai bên ngang nhau.
b. Thế biến Canal.
21


×