CHƯƠNG VI
CÁCH MẠNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA
***
BÀI 10 (tiết 14)
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
*********
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
Hiểu và trình bày được nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu chủ yếu và
tác động của cách mạng khoa học - công nghệ thời kì sau chiến tranh thế giới thứ
hai. Như một hệ quả tất yếu của cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu
hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỷ XX.
2/ Về kỹ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, so sánh và liên hệ
thực tế.
3/ Về thái độ:
- Thấy rõ ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của
trí tuệ con người đã làm nên biết bao thành tựu kì diệu, những tiến bộ phi thường.
Tất cả nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đỏi hỏi chất lượng cao của con người.
- Từ đó, nhận thức: Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập và rèn
luyện, có ý chí và hoài bão vươn lên để trở thành những con người được đào tạo có
chất lượng, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC:
Một số tranh, ảnh, phim tư liệu ... liên quan tới cách mạng khoa học - công
nghệ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
A. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 ph)
Câu hỏi
1/Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kỳ CTL?
2/Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi CTL chấm dứt?
B. Dẫn dắt vào bài mới: Giáo viên có thể nêu một thành tựu khoa học - công
nghệ gần đây nhất để mở đầu bài giảng, hoặc nói về các cuộc thi "Trí tuệ Việt
Nam" nhất là những cuộc thi Robocon Việt Nam...
C. Hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân
-GV nêu câu hỏi : em hày dùng dẫn chứng để
chứng minh rằng khoa học –kỹ thuật ngày nay
phát triển là xuất phát từ yêu cầu của cuộc
sống con người?
-HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời.
I/ CUỘC CÁCH MẠNG
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ (20
ph)
1/ Nguồn gốc và đặc điểm
-Nguồn gốc: do những đòi hỏi
của cuộc sống, của sản xuất nhằm
1
-GV bổ sung chốt ý.
-GV nêu tiếp : vậy cuộc CM KH-KT ngày nay
có gì khác so với cuộc CM KH-KT thế kỷ
XVIII ?
-HS dựa vào kiến thức cũ so sánh , trả lời.
-GV giải thích cho HS về nội dung khái niệm
công nghệ.
-GV chuyển ý: CM KH-KT ngày nay đã trãi
qua hai giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu từ
những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế
kỷ XX.Giai đoạn thứ hai từ sau năm 1973 đến
nay.Trong giai đoạn sau , cuộc CM chủ yếu
diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ
máy tính điện tử mới ( thế hệ thứ ba) , về vật
liệu mới , về những dạng năng lượng mới và
công nghệ sinh học , phát triển tin học. Cuộc
Cm công nghệ đã trở thành cốt lõi của CM
KH-KT nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là
CM KH-CN.
Hoạt động 2 : cả lớp và cá nhân
-GV sử dụng trình chiếu Powerpoint vừa giới
thiệu những thành tựu khoa học công nghệ vừa
minh họa bằng hình ảnh
Những thành tựu nầy đã mở ra một kỷ nguyên
mới của y học và sinh học , với những triển
vọng to lớn , đẩy lùi bệnh tật và tuổi già.Tuy
nhiên những thành tựu nầy lại gây nên những
lo ngại về mặt pháp lý và đạo đức như công
nghệ sao chép con người hoặc thưong mại hóa
công nghệ gen.
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần ngày càng cao của con
người.
-Đặc điểm :khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp.
2. Những thành tựu tiêu biểu.
-Đã đạt được những tiến bộ phi
thường và những thành tựu kỳ
diệu.
* Khoa học cơ bản:
- Đạt được những thành tựu hết
sức to lớn, những bước nhảy vọt
chưa từng thấy trong lịch sử các
ngành Toán, Lý, Hóa, Sinh... Dựa
vào những thành tựu đó, con
người đã ứng dụng, cải tiến kỹ
thuật, phục vụ sản xuất và cuộc
sống của mình.
- 1997, các nhà khoa học đã tạo
ra được con cừu Đôli bằng
phương pháp sinh sản vô
- 2000, các nhà khoa học A, P,
M, Đ, Nhật, TQ đã công bố Bản
đồ gen người và sau đó( 2003) đã
đựơc giải mã hoàn chỉnh.
Mở ra một kỷ nguyên mới của
y học và sinh học.
*Trong lĩnh vực công nghệ : đã
xuất hiện những phát minh quan
trọng, đạt đựơc những thành tựu
to lớn :
- Những công cụ sản xuất mới
( máy tính điện tử , máy tự động ,
hệ thống máy tự dộng ,rôbốt..)
- Nguồn năng lượng mới ( mặt
trời , gió , nguyên tử)
- Những vật liệu mới( chất
pôlime , các loại vật liệu siêu
sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu
dẫn..)
- Công nghệ sinh học :(công
nghệ di truyền , công nghệ tế
bào , công nghệ vi sinh và công
2
-GV nêu câu hỏi: những thành tựu của KH-KT
đã có những tác động tích cực đến cuộc sống
của con người như thế nào?
-HS dựa vào SGK và thực tế cuộc sống trả lời.
-GV nhận xét bổ sung và chốt ý.
-GV nêu tiếp: bên cạnh những tác động tích
cực , KH-KT có tác động xấu nào đến cuộc
sống con người ? dùng dẫn chứng thực tế địa
phương , trong nước hoặc ở các nước để minh
họa .
GV nhân xét và chốt ý.
*Hoạt động 1:cả lớp và cá nhân
-GV chuyển ý: một hệ quả quan trọng của
CMKHCN là từ đầu những năm 80 của thế kỷ
XX , nhất là
- GV nêu câu hỏi : xu thế toàn cầu hóa có
nghĩa là gì? Nó xuất hiện khi nào ?
-HS dựa vào SGK suy nghỉ trả lời.
- GV nhận xét chốt ý.
+Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của sự
phát triển.
+Bản chất của quá trình toàn cầu hóa và dây
là toàn cầu háo về kinh tế.
-GV nêu tiếp : Xu thế toàn cầu hóa được biểu
hiện như thế nào ?
-HS dựa vào SGK trả lời.GV chốt ý .
…Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền
kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ
chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau , tính quốc tế
háo của nền kinh tế thế giới tăng.
- Về mặt tích cực: thúc đẩy rất mạnh , rất
nhanh sự phát triển và xã hội hóa của LLSX ,
nghệ enzim...)
- Cách mạng xanh trong nông
nghiệp: (giống lúa mới ...)
- Thông tin liên lạc và giao
thông vận tải: (cáp sợi thủy tinh
quang dẫn , máy bay siêu âm
khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao...)
- Chinh phục vũ trụ vệ tinh
nhân tạo, du hành vũ trụ...)
- Công nghệ thông tin: (mạng
thông tin máy tính toàn cầu...)
* Tác động.
- Tích cực: tăng năng suất lao
động; nâng cao mức sống và chất
lượng cuộc sống; thay đổi về cơ
cấu dân cư, chất lượng nguồn
nhân lực; đổi mới về giáo dục-
đào tạo; sự hình thành một thị
trường thế giới và xu thế toàn cầu
hóa.
- Tiêu cực: ô nhiễm môi trường,
tai nạn lao động và giao thông,
dịch bệnh mới, vũ khí hũy diệt...
II / XU THẾ TOÀN CẤU HÓA
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
(15ph)
-Xuất hiện từ những năm 80 của
thế kỷ XX.
-Là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, những tác
động ảnh hưởng lẫn nhau của tất
cả các khu vực, các quốc gia, các
dân tộc trên thế giới.
* Những biểu hiện chủ yếu :
- Sự phát triển nhanh chóng của
quan hệ quốc tế
- Sự phát triển và tác động to lớn
của các công ty xuyên quốc gia
- Sự sáp nhập và hợp nhất các
công ty thành những tập đoàn lớn
- Sự ra đời của các tổ chức liên
3
đưa lại sự tăng trưởng cao , ( nửa đầu thế kỷ
XX ,GDP thế giới tăng 2,7 lần , nửa cuối thế
kỷ tăng 5,2 lần) , góp phần chuyển biến cơ cấu
kinh tế , đòi hỏi phải tiến hành cỉa cách sâu
rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả
của nền kinh tế.
Về mặt tiêu cực , toàn cầu hóa làm trầm trọng
thêm sự bất công xã hội , đào hố sâu ngăn cách
giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước
.Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và
đời sống con người kém an toàn (từ kém an
toàn về kinh tế , tài chính đến kém an toàn về
chính trị) hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc
dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của
các quốc gia…
kết kinh tế , thương mại , tài
chính quốc tế và khu vực ( IMF,
EU, WTO, APEC...).
* Mặt tích cực và hạn chế.( học
SGK- trang 70)
=> Như thế, toàn cầu hóa là thời
cơ đồng thời cũng là những thách
thức to lớn đối với các nước.“
Nắm lấy thời cơ, vượt qua thách
thức, phát triển mạnh mẽ trong
thời kỳ mới, đó là vấn đề có ý
nghĩa sống còn đối với Đảng và
nhân dân ta’’.
D. Sơ kết bài học (5ph)
*Củng cố:
GV: hướng dẫn và gợi ý trả lời câu hỏi:
- Nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc CM KH-CN trong
nửa sau thế kỷ XX.
- Những tác động của CMKH công nghệ và xu hướng “Toàn cầu hóa”
Học sinh:
- Chọn kiến thức trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của Thầy
- Vận dụng những hiểu biết về mặt xã hội, phát triển tư duy phân tích
* Dặn dò và bài tập về nhà: học bài, trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài
trong SGK. Đọc trước SGK bài 11.
4