Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tet Nguyen Dan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.58 KB, 20 trang )

Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
1.Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương.Đời Tam
Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.Nhà
Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.Qua nhà Chu
(1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng
Tết.Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ
Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu
Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công
nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.Cho đến khi nhà Hán trị
vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời
nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết
nữa.Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai
có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh
Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.Vì thế ngày Tết được kể từ
mồng 1 cho đến hết mồng 7 âm lịch. Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói
những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày
Tết.
2.Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán:
Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết". Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do
nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng
với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một
chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo Nghĩa Hán Việt thì Nguyên là bắt đầu còn Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán chính là
Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm
mới đến, những sự may mắn mới cũng đến và bao nhiêu điều đen đủi không may của năm cũ đều
theo năm cũ mà hết.
Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn
đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật
1
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…


cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể
hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm
"ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để
mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý
(ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...
Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá
Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ… tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật
Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 (1873) họ đã chuyển sang dùng dương
lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.
3.Ba giai đoạn mừng đón Tết:
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình.
Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người
cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người
xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân
nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Tuy là Tết cổ
truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về
tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán (địa phương) khác nhau.
Nói chung Tết ở ba miền đều có thể phân làm 3 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với
những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó là Tất
Niên, Giao Thừa và Tân Niên.
4. Tất Niên
Đối với Tết cổ truyền, dịp tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ
dùng thiết yếu. Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ trong và sau Tết, chừng một vài
ngày đến một tuần, do mọi người đều nghỉ ăn Tết. Nhu cầu mua sắm vào dịp này cũng một phần là vì
các nhà thường chuẩn bị tài chính cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật
nuôi hay hoa màu từ trong năm cũ cho dịp Tết.
Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị
Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh
trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội
rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

2
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
 Những tập tục trước Tết:
• Cúng ông Táo :
Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm
trong năm và báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia
đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến,
hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà
và con cá chép, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn
để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Không khí Tết nhộn
nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào
ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)
Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai
ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc
kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên
thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia
chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia
đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân
quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình
được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất
trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một
mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu
sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai
cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo,
hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp
cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc
nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với
Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như

con gà cồ vậy! Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta
còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến
thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi
cúng). Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền
Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài
các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm,
măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết
khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai
người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau.
Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua
Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
3
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
• Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy"
Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy
phần củ trắng nỏn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho vào các
ve củ kiệu này giấm sôi nấu với đường, xong đậy kín lại. Vào vài buổi chợ giáp tết họ mua thịt heo
mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để
làm dưa giá nữa là xong. Không ai là người Việt mà không cảm khái thứ hương vị dân tộc và khó
quên ấy: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra trên một tay, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một
miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày
tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, ngoài các thứ đều không thể thiếu được "thịt kho, dưa giá, củ kiệu,
bánh tráng". Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức
được hương xuân trọn vẹn. Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách
làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn"
• Chợ Tết
Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và
chuyên buôn bán các loại "đặc sản" cho người dân hưởng xuân.
Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong

những ngày Tết nên nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức
cầu rất cao. Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu
mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa kiểng, những loại
trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại
may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài v.v. Những loại chợ
Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa. Vào
những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.
• Tục trồng cây nêu
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ
phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy
(để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho
treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm
nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây
nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây
là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu
để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để
mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ. Cây nêu thường được dựng vào
ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt
Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến
hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.
• Tống cự nghênh tân:
4
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn
dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và
mọi thứ thức ăn vật dụng. Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải
thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày
cuối năm. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và
đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó. Con cháu trong nhà từ
phút giao thừa trở đi được nhắc nhở không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi

bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui
vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.
• Câu đối tết
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới
những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày
Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên
những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối
đỏ.
Có là bao ba vạn sáu ngàn ngày được trăm bận Tết
Ước gì nhỉ một năm mười hai tháng cả bốn mùa Xuân
• Hoa tết
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo
quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và
mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ
thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Miền Trung
và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng
hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao
sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến).
Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ
hành, theo quan điểm người Việt, Thổ
nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng
được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống Màu vàng của mai cũng sặc sỡ
không kém gì hoa đào cùng với màu đỏ của bánh chưng xanh dưa hấu đỏ làm
ngày Tết phương Nam thêm nhiều sắc xuân. Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho
Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và
hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa
để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa lan, hoa thược
dược, hoa violet...
Cây quất :
5

Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
Thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả
chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết
quả.
Sêu Tết :
Miền Nam gọi là "đi tết", là nghĩa vụ phải làm trước Tết của chàng trai sau lễ hỏi và trước lễ cưới.
Sau lễ hỏi chàng trai chính thức là rể chưa cưới và có bổn phận đối với nhà gái. Bổn phận này bao
gồm phải có "sêu tết" và đôi khi có việc đi làm rể. "Sêu" có nghĩa là mùa nào thức ấy, chàng trai phải
mang lễ vật sang biếu bố mẹ vợ chưa cưới.

• Cúng Tất Niên
Sắp dọn bàn thờ : Trong gia đình người Việt thường có một
bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà,
cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi
tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn
tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát
hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc
giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm
"cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được
quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở
giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia
đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có
sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một
bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với
con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
Mâm ngũ quả: Người Việt Nam luôn luôn trọng nghĩa. Bất kỳ lễ lạc
nào đều có sắc thái đề cao tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục
lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà. Ngũ là năm (5) vì vũ trụ
được tạo bởi năm nguyên tố căn bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm
ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong một điều gì

đó. Trong mâm quả thường hay có Mãng Cầu, tức là cầu chúc cho mọi
điều đều như ý; có Dừa, vì âm "dừa" tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu; có Sung, vì
gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc; rồi Đu Đủ, vì đó có nghĩa là mang một năm
mới được đầy đủ thịnh vượng. Ngoài ra còn có Xoài, vì tên "Xoài" na ná như là "xài", để cầu mong
cho tiêu xài không thiếu thốn. Ngày nay, các mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác
để cho thêm phần đẹp mắt, chẳng hạn như Dưa Hấu, Táo, Đào Tiên, Quýt ... Tục Mâm Quả ngày
Tết là một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, nó biểu tượng cho lòng biết ơn ông bà tổ tiên của mỗi
người Việt, cũng như lòng ước mong một năm mới an khang, nhiều may mắn, tốt đẹp.
Cúng Tất niên : lúc đầu được hiểu như là hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã
phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà,
mọi người đều cúng. Lễ cúng này thường vào các ngày từ sau 23 đến 29 hoặc 30 Tết.
6
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
5.Giao thừa:
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào
lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Đào
Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp
giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
Đêm quan trọng nhất của năm cũ và năm mới là đêm 30 tháng Chạp (hay củ mật), tức đêm 30
Tết. Sở dĩ gọi là "củ mật" vì vào độ gần Tết, thường hay có trộm cướp cho nên nhà nào cũng phải
phòng bị hết sức cẩn thận. Đặc biệt ở miền Bắc đêm 30 Tết, trời đất một màu đen, có khi hai người
đi cạnh mà không nhìn thấy nhau, cho nên tục ngữ có câu "Tối như đêm 30 Tết" là vậỵ Xưa,
đêm 30 Tết cũng còn là thảm cảnh của những người phải trốn nợ cuối năm vì không có tiền trẻ cho
chủ nợ Thường thì chủ nợ cố đòi cho được vào cuối năm vì đầu năm mới "kiêng" đòi nợ, sợ
"giông" cả năm. Bởi vậy người thiếu nợ phải trốn nợ cho tới khi nào gần giao thừa mới dám trở về
nhà... Chính tục đòi nợ cuối năm mà người ta thường nói "giàu có ba mươi Tết mới hay".Ngoài ra,
đêm 30 Tết, theo tục xưa, là đêm quan trọng không kém ngày đầu năm. Ngay từ chiều ba mươi,
người ta đã làm "cơm cúng" gia tiên và tối ba mươi là "đêm không ngủ" để chuẩn bị đón mừng Tổ
Tiên về ăn Tết và đón giao thừa (tiễn năm cũ và mừng năm mới). Tục này đã có từ lâu đời và gọi là
Lễ Thủ Tuế.

• Sửa lễ giao thừa
Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát
dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài
cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình
năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản
công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng
kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn
nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và
vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch
thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của
năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ".
Đến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo,
thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa
chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao
thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước
cửa nhà.
• Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời?
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình
lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan
7
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam…=^.^=…
toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như:
được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi,
tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng
mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy,
các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn
đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai
quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không
thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm

chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..
• Hái lộc:
Đầu năm mới, người Việt còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm
để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ
và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần...
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc
huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn
để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem
chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:
-Gió Nam: chỉ đại hạn
-Gió Tây:chỉ cướp bóc loạn lạc
-Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả
-Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải
-Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn....
Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để
mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề,
cành si, cây xương rồng... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi
đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường
đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên.
• Hương lộc : Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu
bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình
hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin
Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
• Xôngnhà:
(Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt
quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×