Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Làm thế nào để tạo động lực (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.26 KB, 3 trang )

Các cách tạo động lực
1. Tạo động lực thông qua khuyến khích vật chất
- Tạo động lực thông qua tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền công là giá
cả của sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Vì
vậy, ngay từ ban đầu, tổ chức cần xây dựng chế độ lương hợp lý, tránh gây
bất mãn cho người lao động.
- Tạo động lực thông qua tiền thưởng: Tiền thưởng là khoản bổ sung thêm
ngoài tiền lương và tiền công nhằm khuyến khích người lao động mà tiền
lương và tiền công không làm được. Nó là một dạng khuyến khích tài chính
được thưởng vào cuối mỗi quý hoặc mỗi năm, có thể được chi trả đột xuất
ghi nhận những thành tích suất sắc: hoành thành dự án sớm, tiết kiệm
nguyên vật liệu, đóng góp ý kiến có giá trị…Để nâng cao vai trò kích thích
của tiền thưởng, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền thưởng nhận được
với mức cống hiến của ngày lao động hay tập thể lao động trong sự nghiệp
phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức.
- Tạo động lực thông qua phụ cấp, phúc lợi, dịch vụ:Phụ cấp là khoản tiền
mà doanh nghiệp trả cho người lao động khi học làm việc ở khu vực khó
khăn, môi trường làm việc nguy hiểm độc hại,…. Với các khoản này, người
lao động cảm thấy họ được quan tâm nên tâm tí tốt hơn, làm việc hiệu quả
hơn, Mỗi kì nghỉ lễ tổ chức các chuyến du lịch, các trò chơi tập thể giúp
người lao động đoàn kết, gần gũi với nhau hơn,..
2.Tạo động lực thông qua phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc
chính xác:
- Phân tích công việc có ý nghĩa rất lớn trong tạo động lực cho người lao
động. Nhờ có phân tích công việc mà người quản lí có thể xác định được kì
vọng của mình đối với công việc, nhờ có phân tích công việc rõ ràng mà
người lao động có thể hiểu thêm các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình trong công việc, không có sự mông lung, khó hiểu khi làm việc.
-Bên cạnh đó đánh giá thực hiện công việc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến
động lực làm việc của người lao đông. Cần đánh giá một cách chính xác,
công bằng, khách quan nhất, tránh gây hiểu lầm, mẫu thuẫn trong giữa nhân


viên với nhân viên hay nhân viên với quản lí.
3. Tạo động lực thông qua bố trí, sử dụng hợp lí lao động, và cải thiện điều
kiện làm việc:
Mỗi người lao động được bố trí, sử dụng hợp lí sẽ đem lại hiệu quả lao động
cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có biện pháp bố trí và sử


dụng lao động hiệu quả, việc làm trái với khả năng sở trường của người lao
động sẽ có thể dẫn đến sự chán nản cho người lao động. Vì vậy, cần sử dụng
lao động hợp lí đúng với ngành nghề sẽ tạo động lực làm việc cho họ.
4. Tạo động lực thông qua đào tạo và thăng tiến
Việc lựa chon người lao động nào đi đào tạo nhằm tăng cơ hội thăng tiến,
không những có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động đó mà
còn ảnh hưởng đến động lực của tất cả những người lao động khác. Vì vậy
doanh nghiệp cần chọn đúng người có khả năng, có thành tích xứng đáng cử
đi đào tạo, để tăng khả năng thăng tiến cho họ, không những mang lại lợi ích
cho công ty mà còn tạo động lực cho người lao động đó cũng như những
người lao động khác noi gương cố gắng trong công việc.
5. Tạo động lực thông qua không khí làm việc
Khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên chắc chắn hiệu quả làm
việc sẽ không cao, không khí làm việc có ảnh hưởng lớn đến tâm lí của họ.
Tạo động lực cho người lao động thông qua không khí làm việc là một biện
pháp quan trọng trong hệ thống biện pháp tạo động lực cho người lao động
thông qua kích thích tinh thần. Trong doanh nghiệp luôn duy trì được bầu
không khí làm việc thân thiện, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ cấp trên
cấp dưới không quá căng thẳng, phong cách làm việc chuyên nghiệp… chắc
chán sẽ tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên, mỗi nhân viên luôn có nỗ lực,
phấn đấu không ngừng và duy trì được không khí vi vẻ thân thiện trong suốt
quá trình làm việc, tạo hiệu quả làm việc cao.





×