Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án giáo dục công dân 6 tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.14 KB, 4 trang )

Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

hNgày soạn: 28/9/2016
Ngày dạy: 05/10/2016

Tuần 7 - Tiết: 7

Bài 7 : Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Hiểu được vì sao phải sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên.
- Biết các sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ
thiên nhiên.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên.
- Biết phản đối những hành vi bảo vệ thiên nhiên.
II. Giáo dục ky năng sống
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc bảo vệ thiên nhiên
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: đọc tài liệu, soạn giáo án
- Học sinh: đọc trước bài ở nhà.
IV. Phương pháp


Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
V. Tài liệu, phương tiện
Luật bảo vệ môi trường của nước ta, tranh ảnh, bài báo nói về vấn đề môi trường thiên nhiên...
VI: Nội dung lồng ghép, tích hợp:
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ tích hợp: toàn phần.
- Nội dung tích hợp:
+ Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên.
+ Các yếu tố của thiên nhiên
+ Vai trò quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
+ Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên.
+ Những việc làm bảo vệ thiên nhiên cần học tập và phát huy.
+ Những việc là phá hoại thiên nhiên cần phê phán,khắc phục
VII. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi (1phút)
6A1:
6A2:
6A3:
6A4:
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- Thế nào là biết ơn? Vì sao chúng ta cần phải biết ơn?
- Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?
Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017


Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu


3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài (1phút)
Treo tranh về thiên nhiên để dẫn vào bài
3.2. Các hoạt động dạy và học
Thời
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
gian
5’
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc: “một ngày chủ I. Tìm hiểu bài
nhật bổ ích”
GV: Gọi 1 đến 2 học sinh đọc truyện trong sgk
?Qua truyện trên, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả
như thế nào?
? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹp của
thiên nhiên?
HS: dựa vào truyện đọc để trả lời
18’
Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học
II. Nội dung bài học.
1. Thiên nhiên là gì?
GV đặt câu hỏi: Thiên nhiên là gì?
HS suy nghĩ trả lời
- Thiên nhiên là những gì tồn
GV chốt lại và cho HS ghi bài
tại xung quanh con người
mà không phải do con người
tạo ra.
Bao gồm: Không khí, bầu

trời, sông suối, rừng cây, đồi
núi, động thực vật, khoáng
sản,…
GV đặt câu hỏi: Em hãy kể một số danh lam thắng
cảnh mà em biết?
GV đặt câu hỏi: Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hòa - Yêu thiên nhiên, sống hòa
hợp với thiên nhiên?
hợp với thiên nhiên là sự gắn
bó, rung động trước cảnh
đẹp của thiên nhiên ;Yêu
quý, giữ gìn và bảo vệ thiên
nhiên.
GV cho HS thảo luận nhóm theo bàn câu hỏi sau:
Hãy kể những việc nên và không nên làm để bảo vệ
thiên nhiên
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó GV chốt
lại.
GV: Thiên nhiên có cần thiết cho cuộc sống của con 2. Vai trò của thiên nhiên:
người không? Vì sao?
HS suy nghĩ trả lời
Thiên nhiên rất cần thiết cho
GV nhận xét và cho HS ghi bài
cuộc sống của con người.
Vì:
- Thiên nhiên cung cấp và
đáp ứng các nhu cầu cần
Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017



Trường THCS Vĩnh My

Thời
gian

Hoạt động của giáo viên và học sinh

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

Nội dung cần đạt
thiết cho con người
- Nó là yếu tố quan trọng để
phát triển kinh tế.
Thiên nhiên là tài sản chung
vô giá của nhân loại.

GV: Con người sẽ như thế nào nếu không có thiên
nhiên?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Em hãy tìm những việc làm phá hoại thiên nhiên?
HS suy nghĩ trả lời.
GV: Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên đem lại là gì?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Ngày 24/05 được chọn là ngày gì? Với mục đích là
gì?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Em hãy kể những việc làm của em thể hiện sự yêu 3. Trách nhiệm của học
thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên?
sinh:

HS tự liên hệ bản thân
GV: HS cần có trách nhiệm gì đối với thiên nhiên?
HS suy nghĩ trả lời
GV: chốt lại và cho HS ghi bài
- Phải bảo vệ thiên nhiên
- Sống hòa hợp với thiên
nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê
phán những việc làm sai trái
phá hoại thiên nhiên.
GV: Ở trường ta có những hoạt động gì để bảo vệ môi
trường và thiên nhiên? Và em đã hưởng ứng những hoạt
động đó như thế nào?
HS tự liên hệ những hoạt động ở trường và liên hệ bản
thân để trả lời
GV: Khi thấy có người làm ô nhiễm môi trường, hoặc
phá hoại thiên nhiên thì em nên làm gì?
HS suy nghĩ trả lời
2’
Hoạt động 3: hướng dẫn hs làm bài tập
III. Bài tập
3.3. Củng cố kiến thức: (13 phút)
- GV tổ chức cho học sinh “Thi vẽ tranh về cảnh đẹp của thiên nhiên” theo nhóm (10 phút)
- HS vẽ tranh theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày về bức tranh của nhóm, các nhóm còn
lại nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm.
3.4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (1phút)
- Làm các bài tập còn lại trong sgk-17
- Làm tập san những tư liệu tranh ảnh đã sưu tầm theo tổ
- Xem lại nội dung các bài đã học để chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1tiết.

Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017


Trường THCS Vĩnh My

GV Đỗ Thị Cẩm Thu

* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

Giáo án GDCD 6

Năm học 2016-2017



×