Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Hợp đồng tương lai futures

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.65 KB, 38 trang )

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
(FUTURE CONTRACTS)


I- CƠ SỞ LÝ LUẬN

2

1- Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts):
1.1- Khái niệm:
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được ký kết giữa người mua và
người bán tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện hợp
đồng lại diễn ra ở một thời điểm trong tương lai.
Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số
thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng
hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao
nhận.


1.2- Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn:

3

- Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một
tổ chức với một nhà đầu tư.
- Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng
chống lại các nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về
giá cả trong tương lai.
- Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua và bên
bán của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp
đồng. Trong trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp


đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc giao
dịch để bán lại hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều
khó khăn do các điều kiện của hợp đồng do người mua và
người bán tự thỏa thuận với nhau.
- Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng
hóa thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán.


1.3- Lợi nhuận và rủi ro từ hợp đồng kỳ hạn:

4

a- Lợi nhuận: (minh họa bằng ví dụ sau)
- Xem xét vị thế của một doanh nghiệp trong giao dịch hợp đồng kỳ
hạn 3 tháng liên quan đến cổ phiếu X.
Giá kỳ hạn mà doanh nghiệp cam kết mua là 45.000 đồng/ cổ phiếu.
Doanh nghiệp ký hợp đồng mua 100.000 cổ phiếu.
- Giả sử sau 3 tháng, cổ phiếu X tăng giá lên mức 60.000 đồng/ cổ
phiếu.
Khi đó doanh nghiệp sẽ lời là 60.000 – 45.000 = 15.000 đồng/ cổ
phiếu.
- Nếu giá cổ phiếu X sau 3 tháng giảm xuống mức 35.000 đồng/ cổ
phiếu.
Khi đó doanh nghiệp sẽ có khoảng lỗ so với giá thị trường là:
45.000 – 35.000 = 10.000 đồng/ cổ phiếu khi ký kết h.đồng kỳ hạn.


a- Lợi nhuận (tiếp theo)

5


Lợi nhuận

Lợi nhuận

0

K
Vị thế mua

S

0

K

S

Vị thế bán

- Do có sự thay đổi giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay mà phát sinh
các khoản lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn, cụ thể: nếu gọi K là giá
kỳ hạn, S là giá giao ngay, ta có lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn của
vị thế mua là (S-K) và lợi nhuận của vị thế bán là (K-S). Các giá trị
này có thể dương hay âm tùy vào từng thời điểm của hợp đồng.


b- Rủi ro:

6


- Rủi ro tín dụng:
Do không có chi phí nào phát sinh trong hợp đồng kỳ hạn và
không một tổ chức nào đứng ra đảm bảo rằng các bên sẽ
thực hiện đúng cam kết của mình vào thời điểm thực hiện
hợp đồng, nên rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Chẳng hạn như, bên mua sẽ không thực hiện hợp đồng nếu
giá chứng khoán trên thị trường giảm thấp hơn so với giá
cam kết vào trước ngày giao hàng và họ có thể mua được
chứng khoán cùng loại trên thị trường ở mức giá thấp hơn.
Và ngược lại, bên bán có thể từ chối bán chứng khoán
nhưng đã cam kết khi giá chứng khoán trên thị trường tăng
lên.


b- Rủi ro (tiếp theo)

7

- Rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản của hợp đồng:
Vì các điều khoản của hợp đồng do người mua và người bán
tự thỏa thuận với nhau nên sẽ gặp khó khăn nếu chuyển
nhượng lại hợp đồng cho bên thứ ba trong trường hợp một
bên của hợp đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Để hạn chế rủi ro, trong một số trường hợp khi kết hợp
đồng kỳ hạn, các bên tham gia ký quỹ một số tiền nhất định
tại bên trung gian thứ ba. Điều này đảm bảo các bên tham
gia phải thực hiện đúng như cam kết và nếu vi phạm, bên
còn lại có thể nhận số tiền này như là khoản bồi thường cho
các bất lợi có thể xảy ra.



2- Hợp đồng tương lai (Future contracts):

8

2.1- Khái niệm:
Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc
chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày
nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm
hiện tại.
Giá cả: được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá tương lai.
Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100.000 thùng dầu giao
tháng 5/2007 theo một hợp đồng tương lai với giá $65/thùng.
Đến tháng 5/2007, giá dầu lên $85/thùng thì hoặc là A sẽ phải
giao cho B 100.000 thùng dầu với giá $65/thùng hoặc A sẽ
không phải giao dầu mà thanh toán cho B 20 x 100.000 =
2.000.000 USD.


2.2- Đặc điểm:

9

- Hợp đồng được giao dịch tại Sở giao dịch thông qua trung
gian là các nhà môi giới.
- Hàng hóa giao dịch trên hợp đồng tương lai phải là các
hàng hóa được lựa chọn và là các hàng hóa có tính thanh
khoản cao.
- Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp

đồng.
- Thời gian và địa điểm giao hàng: được Sở Giao dịch xác
định cụ thể (thường thì các hợp đồng được thực hiện chuyển
giao vào một thời điểm xác định trong các tháng).
- Giá cả thực hiện: giá thực hiện tại một thời điểm phản ánh
các kỳ vọng về giá của người mua và người bán.


2.3- Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai:

10

- Hợp đồng tương lai là một hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa. Tất cả các
điều khoản của hợp đồng đã được xác định trước, ngoại trừ giá giao dịch
sẽ được xác định thông qua hoạt động của Sở Giao dịch.
- Các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện ký quỹ một số tiền nhất
định. Số tiền ký quỹ được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp
đồng và không được trả lãi. Có 02 loại: ký quỹ ban đầu (initial margin)
và ký quỹ duy trì (maintenance margin).
- Một vị thế mở của hợp đồng có thể được đóng lại bằng cách ký một
hợp đồng ở vị thế ngược lại. Trong trường hợp này, số tiền ký quỹ còn lại
không còn cần để đảm bảo, do vậy khách hàng có thể rút số tiền này ra
khỏi tài khoản.
- Tất cả các hợp đồng tương lai có thể giải quyết bằng cách mua hay bán
một hợp đồng có vị thế ngược lại hoặc giao hàng vào thời điểm kết thúc
hợp đồng. Đóng trạng thái hợp đồng vào thời điểm trước khi đáo hạn
hợp đồng là phương pháp thường được sử dụng hơn.


Ví dụ về trường hợp ký quỹ:


11

Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu
bạn cần một số tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) là
$1000, mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) là $750.
Giả sử bạn ở thế bên mua của hợp đồng, sau đó ngày mai
giá dầu tương lai thay đổi bất lợi cho bạn,tức giảm
$2,7/thùng và bạn lỗ $2,7*100 = $270.
Lúc này tiền trong tài khoản của bạn còn $730, dưới mức
$750, để được tiếp tục tham gia giao dịch, bạn cần phải gửi
vào tài khoản ký quỹ $270 để trở về mức ký quỹ ban đầu là
$1000.
Khoản tiền $270 để đáp ứng giấy gọi ký quỹ (margin call)
được gọi là khoản bù đắp ký quỹ (variation margin).


Ví dụ:

12

Ngày 03/12/2007, hợp đồng ký kết mua 1.000 cổ phiếu với giá
100USD. Thời gian giao hàng tháng 7/2008, mức ký quỹ ban đầu
5.000 USD, mức ký quỹ duy trì 3.500 USD.
Lợi nhuận và thua lỗ
của nhà đầu tư

Ngày

Giá giao sau

tháng
7/2008
Lợi nhuận

Thua lỗ

Số tiền ký
quỹ

Lệnh gọi

03/12/2007

100

 

 

5.000

 

04/12/2007

99,1

 

900


4.100

 

05/12/2007

98,3

 

800

3.300

1.700

06/12/2007

99

700

 

5.700

 

07/12/2007


98,4

 

600

5.100

 

10/12/2007

98,1

 

300

4.800

 

11/12/2007

98,5

400

 


5.200

 

12/12/2007

98,6

100

 

5.300

 


2.4- Những ưu điểm và hạn chế của hợp đồng tương lai:

13

- Ưu điểm:
+ Là một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến
động bất thường của giá cả.
+ Giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, trực tiếp xem diễn biến
thị trường để phòng ngừa rủi ro cho việc kinh doanh trong tương
lai.
+ Là một trong những công cụ phái sinh giúp nhà đầu tư có thể
linh hoạt và năng động hơn trong việc lựa chọn các công cụ để

tham gia thị trường.


14

- Hạn chế:
+ Đây là một sân chơi có rủi ro, khi tham gia trên các sàn quốc
tế các nhà đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính, khả năng phân tích,
tập hợp thông tin về thị trường có giới hạn sẽ dễ bị thua lỗ nặng.
+ Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào Việt Nam
nên số doanh nghiệp thực hiện còn ít. Vì mới mẻ nên nhiều
trường hợp doanh nghiệp đoán sai giá cả tương lai đành phải
chịu thua lỗ nhiều.


3- So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai:

15

3.1- Giống nhau:
- Đều là các công cụ chứng khoán phái sinh; hợp đồng
tương lai cũng như hợp đồng kỳ hạn đều có sự bắt buộc phải
thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước;
đều phải ký quỹ một số tiền nhất định để đảm bảo cho việc
thực hiện hợp đồng.
- Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số
lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm
giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản
lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia.
Tuy vậy, giữa chúng cũng có những điểm khác nhau.



3.2- Khác nhau:
Hợp đồng kỳ hạn

16

Hợp đồng tương lai

- Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa,
chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi
- Mọi điều khoản của hợp hợp đồng đều được quy định một số
đồng kỳ hạn đều có thể được lượng hàng hóa nhất định (gọi là
thỏa thuận, đàm phán giữa contract size), ngày giao hàng và nơi
hai bên.
giao hàng được ấn định cụ thể trên
thị trường, không có sự đàm phán
giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
- Được giao dịch ở thị
trường phi tập trung (OTC)
hay chỉ đơn giản là một hợp
đồng ký giữa hai bên, các
bên xác định rõ đối tác của
mình.

- Được giao dịch trong các sàn giao
dịch thông qua trung gian các nhà
môi giới, cả hai bên bán và mua đều
không biết về đối tác giao dịch của
mình.



3.2- Khác nhau (tiếp theo)
Hợp đồng kỳ hạn

17

Hợp đồng tương lai

- Các bên tham gia buộc phải thực
hiện hợp đồng. Hạn chế được những - Ít rủi ro hơn, các bên tham gia
rủi ro về sự biến động giá nhưng có có thể kết thúc hoặc chấm dứt vị
thể gặp rủi ro thanh toán và rủi ra thế của mình một cách dễ dàng.
thanh khoản của hợp đồng.
- Khả năng bị phá vỡ hợp đồng cao.

- Khả năng bị phá vỡ hợp đồng
thấp, thậm chí nó là con số 0.

- Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai
- Hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều trên thị trường thực sự được giao
diễn ra việc giao hàng thực sự giữa dich (diễn ra việc giao hàng giữa
các bên), còn lại hầu như chỉ diễn
các bên.
ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các
bên.


3.2- Khác nhau (tiếp theo)


18

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

- Chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ
vào ngày giao hàng trong tương
lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện
một khoản lỗ lớn vào ngày giao
hàng là rất cao.

- Được tái thanh toán hằng ngày,
và được ấn định, ghi nhận trên thị
trường, nên các khoản lời lỗ được
nhận biết hằng ngày.

- Hàng hóa: có tính thanh khoản
cao, gồm có các hợp đồng tương
- Hàng hóa: các hàng hóa thông lai cơ bản: Hợp đồng tương lai
thường, vàng, ngoại tệ hay chứng chỉ số chứng khoán, hợp đồng
khoán.
tương lai lãi suất, hợp đồng
tương lai ngoại hối, hợp đồng
tương lai nông sản, hợp đồng
tương lai kim loại và khoáng sản.


II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG
TƯƠNG LAI CHO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

19
TẠI VIỆT NAM
1- Sơ lược về thị trường cà phê Việt Nam:
a- Thuận lợi:
+ Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của nước ta từ trước tới nay; hiện Việt Nam có
khoảng 500.000 ha cà phê, xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và
vùng lãnh thổ ước khoảng 850.000 tấn/năm (riêng năm 2007,
lượng cà phê xuất khẩu đạt hơn 1 triệu tấn).
+ Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới.


b- Khó khăn:
20

- Cà phê là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất
trong 1 thập kỷ trở lại đây. Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà
phê các năm cũng rất không ổn định. Đó chính là sự nhạy cảm
và khó đoán biết của thị trường cà phê. Không chỉ với người
nông dân mà ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của
nước ta, sụt giá bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại.
Bảng 1: Biến động giá cà phê xuất khẩu (Nguồn tài liệu: VICOFA)
Thị
trường
London

New York

Kỳ hạn


Giá ngày 13/6

Giá ngày 16/6

Biến động giá

Jul-09

1.525 USD/Tấn

1.446 USD/Tấn

-79

Sep-09

1.530 USD/Tấn

1.472 USD/Tấn

-58

Jul-09

129,80 UScent/lb 121,35 UScent/lb

-8.45

Sep-09


131,90 UScent/lb 123,40 UScent/lb

-8.5


* Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm:

21

Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam
(Nguồn Vicofa – Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)
Năm

Khối lượng xuất
khẩu (Tấn)

Kim ngạch xuất khẩu
(USD)

2004

976.000

576.087.000

2005

912.000


634.230.000

2006

980.000

976.919.000

2007

1.229.000

1.800.457.000

2008

954.000

1.950.000.000

2009 (dự báo)

960.000

1.764.000.000


22

 Trước tình hình đó, từ năm 2004 Chính phủ chỉ định Ngân

hàng Cổ phần Kỹ thương Techcombank hợp tác với chuyên gia
Singapore và Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vicofa, để thực
hiện chương trình sử dụng công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro.
Các bên đã huấn luyện cho doanh nghiệp, và tổ chức thí điểm
đưa cà phê Việt Nam tham gia sàn giao dịch hàng hoá Luân
Đôn. Cuối năm 2004, INEXIM Đăk Lăk là doanh nghiệp đầu
tiên tham gia thị trường hợp đồng tương lai thông qua ngân
hàng Techcombank.


2- Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC)

23

2.1- Quá trình hình thành:
+ Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề án thành lập sàn giao
dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ
Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này.
Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương),
UBND tỉnh Đắk Lắk.
+ Đến ngày 11/12/2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - sàn
giao dịch nông sản đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào hoạt động.
+ Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần
việc chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về
hàng hóa, kho bãi); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)…
+ Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến tháng 04/2009, Trung tâm mới thu
hút được 15 thành viên là nông dân, thực hiện thành công 1 phiên giao dịch
với khối lượng 30 tấn.



2.2- Điều kiện giao dịch:

24

+ Tham gia giao dịch tại BCEC thì phải là thành viên của trung
tâm. Điều kiện để trở thành thành viên của BCEC: Phải có ít
nhất 5 tấn cà phê nhân hay phải có diện tích từ 3 hecta cà phê
trở lên.
+ Những thành viên giao dịch trên sàn theo quy định đều phải
đóng tiền ký quỹ, với mức ký quỹ giao dịch là 10% giá trị khối
lượng hàng hóa.


2.3- Cách thức giao dịch:

25

+ Ngân hàng Techcombank được Trung tâm Giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột (BCEC) chọn là ngân hàng ủy thác thanh
toán.
+ Các doanh nghiệp tham gia chỉ cần mở tài khoản tại
Techcombank. Theo đó nhân viên ngân hàng sẽ xử lý lệnh mua
bán của khách hàng qua giao dịch điện tử kết nối trực tiếp với
các sàn giao dịch điện tử thế giới như LIFFE, NYBOT...
+ Đơn vị tính cho mỗi hợp đồng (lot) là 5 tấn cà phê nhân. Giá
cà phê được chốt ngay khi đặt lệnh, hàng giao sau với thời điểm
do hai bên thỏa thuận. Tại thời điểm giao hàng, giá lên hay
xuống thì vẫn giao theo giá hợp đồng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×