Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY FONEXIM HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.57 KB, 20 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC SỬ DỤNG HỢP
ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ
CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY FONEXIM HCM
I- DỰ BÁO NHU CẦU CÀ PHÊ CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ
KHẢ NĂNG CUNG CẤP CỦA VIỆT NAM
1. Nhu cầu cà phê của thị trường thế giới:
Trong năm 2009, nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu khoảng 130 triệu bao (tăng
không đáng kể - chỉ chiếm 0,6% so với năm 2008). Mỹ, Braxin và các nước Châu
Âu là các quốc gia tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới, chiếm gần 62% lượng tiêu
dùng cà phê toàn cầu, nhưng tăng trưởng tại các nước này lại giảm mạnh (Mĩ:
-0,9%, Bra-xin: 3,8% và các nước Châu Âu: -1,2%). Những động thái cung cầu
như đã phân tích ở trên cho thấy trong năm 2009 sản lượng cà phê toàn cầu sẽ bị
thặng dư 7,6 triệu bao (tăng hơn 5 triệu bao so với dự đoán trong năm 2008). Như
vậy, hàng tồn kho sẽ tăng 42 triệu túi và kéo theo tăng tỷ lệ hàng dự trữ cho tiêu
dùng từ 26,7 triệu cao năm 2008 lên 32,4 triệu bao năm 2009.
Ngoài những thị trường như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Ý, Pháp, Canada, Anh... là
những thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới, năm 2009, những thị
trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê toàn cầu được thống kê trong bảng dưới
đây :
SVTH: Trần Thị Thiết Trang 1
Lớp 05DQN
1
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
Bảng 3.1: Các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê thế giới năm 2009
Country
Kim ngạch nhập khẩu
cà phê 11 tháng năm
2008
(triệu USD)
Tăng trưởng nhập


khẩu cà phê 11
tháng năm 2008
(%)
Tăng trưởng kinh
tế năm 2008 (%)
Tăng trưởng kinh
tế năm 2009 (%)
Bỉ 1.099 99,07% 1,4% 0,2%
Áo 420 18,42% 2,0% 0,8%
Thuỵ Sĩ 389 29,60% 1,7% 0,7%
Hàn Quốc 263 41,17% 5,0% 4,1%
Nguồn: AGROINFO tổng hợp – Ghi chú: (*) dự báo của IMF
Bỉ là thị trường tiềm năng đứng đầu với kim ngạch nhập khẩu cà phê 11 tháng
năm 2008 gần 1,1 tỉ USD, đống thời cũng là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu
cà phê lớn nhất (đạt 99,07% so với năm 2007). Năm 2009, tăng trưởng kinh tế
của Bỉ sẽ đạt khoảng 0,2%, nhu cầu nhập khẩu cà phê sẽ tăng nhẹ cùng với sự
tăng trưởng kinh tế.
Rumani là thị trường nhập tiềm năng khẩu cà phê có tăng trưởng kinh tế lớn
nhất trong năm 2008 với tốc độ 8,6%. Năm 2009, dựa vào tốc độ tăng trưởng
kinh tế (theo dự báo sẽ đạt 4,8%), thị trường Rumani được kỳ vọng sẽ là một
trong những thị trường có tiềm năng rất lớn nhập khẩu cà phê của thế giới.
Slovakia là một trong số ít các thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cà phê lớn
hơn 50% trong 11 tháng đầu năm 2008. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn
định (năm 2008 đạt 7,4%, năm 2009 dự báo đạt 5,6%), Slovakia sẽ tiếp tục là thị
trường có tăng trưởng nhập khẩu cà phê lớn của thế giới năm 2009.
Các thị trường tiềm năng khác (Áo, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Bồ Đào
Nha...) được dự báo sẽ đạt tăng trưởng kinh tế dương năm 2009 và sẽ tiếp tục
tăng kim ngạch nhập khẩu cà phê. Đây sẽ là những thị trường xuất khẩu rất tốt
cho ngành cà phê thế giới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo nhu
cầu tiêu dùng cà phê ở các thị trường chính đang có xu hướng giảm đi.

SVTH: Trần Thị Thiết Trang 2
Lớp 05DQN
2
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
(Trích từ ”Báo cáo thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam 2008 và triển vọng 2009“ của
Trung tâm Thông tin PTNNNT)
2. Khả năng cung cấp cà phê của Việt Nam
Dự báo khả năng cung cấp cà phê năm 2009
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê
năm 2009 của Việt Nam ước đạt khoảng 16 triệu bao (tương đương với
960.000 tấn). Như vậy theo VICOFA, sản lượng năm 2009 sẽ giảm nhẹ
khoảng 0.65% so với năm 2008 tương đương khoảng 6.300 tấn. Còn theo dự
báo của Hiệp hội cà phê thế giới, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ không
giảm nhiều trong vụ 2009 do cây cà phê vẫn còn “trẻ”, trong 3 năm tới, cà phê
Việt Nam sẽ cho sản lượng khoảng 18-21 triệu bao (tương đương với 1,08 –
1,26 triệu tấn).
Thực trạng ngành hàng cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Chưa bao giờ kinh doanh cà phê lại khó khăn như hiện nay. Từ đầu tháng
7/2009 trở lại đây giá cà phê giao dịch trên thị trường thế giới biến động khá
thất thường. Giá giao dịch vào đầu tháng 7 giảm 19 USD/tấn so với ngày cuối
tháng 6 nhưng vài hôm sau lại tăng trở lại 30 USD/tấn. Đà tăng tiếp tục duy trì
vài ngày sau đó nhưng rồi lại đột ngột giảm trở lại 12 USD/tấn.
Giá cà phê hiện tại chỉ còn 1.323 USD/tấn, giảm tới 1.433 USD/tấn (giá
tháng 7/2009) so với thời điểm đầu tháng 3 năm 2008 khi giá cà phê lên tới
mức đỉnh là 2.757 USD/tấn. Trong khi đó, ở thị trường nông thôn, một số đại
lý nhỏ đã không ngừng ngại thu gom cà phê với mức giá cao hơn từ 500 – 700
đồng/kg, khoảng 24.000 – 24.200 đồng/kg.
Trước diễn biến thất thường của thị trường cà phê trên thế giới trong
những ngày qua đã làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê càng thêm
lúng túng. Theo mức giá giao dịch của ngày 2/7 là 1.323 USD/tấn thì giá

tương ứng mà các doanh nghiệp thu mua trong nước phải là dưới 21.500
SVTH: Trần Thị Thiết Trang 3
Lớp 05DQN
3
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
đồng/kg mới có lãi. Đằng này, do khan hàng nên nhiều doanh nghiệp đã phải
chịu lỗ tới 2.000 đồng/kg để thu gom cà phê với mức giá ngoài ý muốn là
23.500 đồng/kg.
Có thể khẳng định giá cà phê trong thời gian qua không còn tuân theo quy
luật cung cầu nữa mà đang bị giới đầu cơ lũng đoạn. Bởi sản lượng cà phê
thực tế không còn nhiều. Sản lượng cà phê niên vụ 2008- 2009 của VN đạt
960.000 tấn, qua 6 tháng đầu năm đã bán đươc trên 2/3 số đó.
Như vậy, lượng cà phê còn lại của Việt Nam chỉ từ 220.000 đến gần
300.000 tấn thì chưa đủ để xuất theo các hợp đồng đã ký đến thời điểm này.
Trong khi đó, hầu hết sản lượng cà phê của Việt Nam được bán qua khâu trung
gian cho các nhà đầu cơ nước ngoài (hiện có tổng cộng 12 doanh nghiệp nước
ngoài đang thu mua cà phê ở Việt Nam) chứ mới chỉ có lèo tèo vài doanh
nghiệp tham gia giao dịch trực tiếp trên thị trường LIFFE (London) với số
lượng vài ba lô hàng.
Do bán qua khâu trung gian và xử lý thông tin kém, cộng thêm thiếu tính
liên kết nên hồi đầu tháng 6 vừa qua, các nhà đầu cơ đã tung tin rằng giá cà
phê sẽ tăng đột biến vào cuối tháng do khan hiếm hàng khiến cho nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đua nhau đầu cơ tích trữ, mạnh ai nấy làm. Chỉ sau một thời
gian ngắn, khi các Quỹ đầu cơ ngừng mua vào thì họ lại tung tin giá cà phê sẽ
giảm mạnh trong thời gian tới đã làm nhiều doanh nghiệp Việt Nam chới với,
sợ lỗ nên bán túng, bán tháo để trả nợ.
Đến nay, số lượng cà phê còn lại của niên vụ vừa qua chưa đáp ứng đủ số
lượng hợp đồng đã ký với khách hàng, nhưng ngặt nỗi hầu hết số hàng này
đang bị kẹt ở trong dân. Doanh nghiệp cũng chỉ là người mua đi, bán lại còn
người quyết định đầu cung vẫn là người nông dân. Đây cũng là một cái khó

nữa khiến các doanh nghiệp Việt Nam vì thiếu khả năng tài chính và cung
cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Giá thấp
SVTH: Trần Thị Thiết Trang 4
Lớp 05DQN
4
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
thì người dân và các đại lý nhỏ găm hàng không bán, giá cao thì doanh nghiệp
thua lỗ. Đó cũng là một nghịch lý.
II- THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÓI CHUNG VÀ THỊ
TRƯỜNG TƯƠNG LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM
1. Thị trường tương lai tại Việt Nam
 Thị trường giao sau ở Việt Nam chưa phát triển, chỉ có một số hàng
hoá như ngoại tệ, vàng được các Ngân hàng thực hiện. Các giao dịch về
café, gạo cũng được 1 số nhà kinh doanh thực hiện trên thị trường quốc tế.
 Luật chứng khoán Việt Nam cũng đã có quy định về các hình thức giao
dịch giao sau, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được
hướng dẫn thực hiện cụ thể. Những phương thức này chỉ có thể áp dụng
khi thị trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ
thuật, pháp lý và phát triển đến một trình độ cao hơn nhiều so với hiện nay.
 Một số ngân hàng như HSBC, Standard Charter,ABN, Citi …đã có những
giao dịch hoán đổi lãi suất lớn, ngoại tệ trên thị trường Việt Nam tuy nhiên
về các giao dịch giao sau thì vẫn chưa thực hiện được.
Ví dụ: HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc
gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó,
HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC
sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã
đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay
vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá
USD/VND
2. Thị trường tương lai cà phê

Trong những năm gần đây, giao dịch hợp đồng tương lai cũng được Nhà Nước
nghiên cứu và cho áp dụng thí điểm. Năm 2004, Ngân hàng Nhà Nước lần đầu
tiên đã cấp cho ngân hàng Việt Nam là Ngân Hàng Techcombank được quyền
SVTH: Trần Thị Thiết Trang 5
Lớp 05DQN
5
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Contract) trên thị trường trực tiếp với các
sàn giao dịch nước ngoài.
Luật Thương Mại ra ngày 14/6/2005, có hiệu lực vào đầu năm 2006, đã cho
phép “mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn
và hợp đồng quyền chọn. Theo luật: “thương nhân VN được quyền hoạt động
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của
Chính phủ”. Nghị định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở
giao dịch hàng hóa sẽ được ban hành. Đây là hành lang pháp lý cho các doanh
nghiệp Việt Nam mạnh dạn tham gia giao dịch trên LIFFE.
Lần đầu tiên ở nước ta, loại giao dịch hợp đồng tương lai đối với mua bán cà
phê được thực hiện vào ngày 6/11/2004 giữa Công ty Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu
Đắk Lắk (Inexim Dak Lak) với sàn giao dịch LIFFE (London Internationnal
Financial Futures & Options Exchange) thông qua nhà môi giới Techcombank.
Từ đó đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện phương thức mua bán này đạt
hiệu quả khá cao. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở
Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM và Hà Nội. Doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê. Tổng số
lượng giao dịch tính đến nay trên 70.000 lot (5 tấn/lot), tức 350.000 tấn cà phê
nhân, từ tháng 3 năm 2009, 1 lot = 10 tấn.
Với mục tiêu sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) làm công cụ phòng
chống rủi ro (Hedging) để tránh thua thiệt về giá cho thị trường hàng thật, khoảng
một nửa sản lượng cà phê nhân Robusta xuất khẩu trong nước đang được xuất
khẩu thông qua thị trường giao dịch LIFFE. Có thể nói, đây là thành công bước

đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trên đường hội nhập.
Sau thời gian tham gia giao dịch tương lai kết quả đạt được là làm cho thị
trường trong nước gần hơn với thị trường quốc tế về giá xuất khẩu, tạo khả năng
linh hoạt trong đặt giá, phòng ngừa rủi ro cho hàng tồn kho hay hàng đã chốt giá
và tận dụng đòn bẩy tài chính, để kiếm lời.
SVTH: Trần Thị Thiết Trang 6
Lớp 05DQN
6
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Hà Thị Ngọc Oanh
Tuy nhiên, sau thời gian tham gia thị trường Luân Đôn, sử dụng công cụ tài
chính phòng ngừa rủi ro qua các hợp đồng tương lai đã xảy ra một số biến tướng
như:
 Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào nước ta nên còn rất
mới mẻ, khả năng phân tích và tập hợp thông tin về thị trường thế giới
có hạn vì thế không ít doanh nghiệp dự đoán sai giá cả tương lai nên đã
chịu thua lỗ nặng. Một số doanh nghiệp đã tự đứng ra làm trung gian
giao dịch để thu phí bất hợp pháp từ các đối tượng không đủ điều kiện
giao dịch với Techcombank, trong khi các đối tượng chưa được khuyến
cáo đầy đủ, chưa hiểu biết sâu về phương thức này và thực sự không có
cà phê, năng lực tài chính lại quá nhỏ bé so với các đại gia nước ngoài
vì thế việc thua lỗ là tất yếu.
 Các doanh nghiệp không xem nó như một công cụ phòng, chống rủi ro
khi thị trường biến động, mà tham gia giao dịch mang tính đầu cơ, “đỏ,
đen”, đặt lệnh mua bán khống, không có cà phê Robusta vẫn tham gia
giao dịch với thị trường LIFFE (London), không có cà phê Arabica vẫn
giao dịch với thị trường NYBOT (New York). Lúc đầu, giao dịch qua
LIFFE chỉ có các nhà xuất khẩu cà phê, đại lý với hy vọng tránh rủi ro
do biến động giá trên thị trường thế giới.
Ví dụ như ở Buôn Mê Thuộc, đến mùa thu hoạch, người dân: giáo
viên, viên chức, dân buôn bán tạp hoá thường bỏ tiền ra mua vài tấn cà

phê để gửi vào kho các công ty xuất khẩu chờ giá lên thì bán, xem như
một hình thức tiết kiệm rất chính đáng. Nhưng bây giờ nhiều người đã
chuyển sang mua “hàng giấy” như kiểu bà nội trợ, ông cán bộ hưu trí ở
TP.HCM tham gia chơi chứng khoán khi thấy thị trường nóng lên cách
nay hơn hai tháng. Thậm chí còn xuất hiện đội ngũ cò mời gọi chơi
“hàng giấy”.
SVTH: Trần Thị Thiết Trang 7
Lớp 05DQN
7

×