Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

HOC24H: TÀI LIỆU TẶNG HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.9 KB, 12 trang )

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11
TÀI LIỆU TẶNG HỌC SINH KHỐI 11
Xem hướng dẫn giải chi tiết tại website: />(Fb: />VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website />[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11]

NHỮNG NỘI DUNG GIẢM TẢI MÔN HÓA HỌC LỚP 11 CƠ BẢN

(Thực hiện từ năm học 2013-2014 và theo hướng dẫn điều chỉnh
nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
HỌC KÌ I
Tiết 1, 2
Tiết 3
Tiết 4
Tiết 5,6
Tiết 7
Tiết 8
Tiết 9
Tiết 10
Tiết 11
Tiết 12, 13

Ôn tập đầu năm
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI (8 tiết)
Sự điện li
Axit - Bazơ - Muối
Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Luyện tập: Axit-Bazơ-Muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Bài thực hành 1: Tính axit - bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện
li
Kiểm tra 1 tiết


Chương 2: NHÓM NITƠ (12 tiết)
Nitơ (Không dạy mục VI.2 : HS tự đọc thêm)
Amoniac và muối amoni (Không dạy hình 2.2; Mục III.2.a bổ sung pthh: 4NH3 +
0

Tiết 14, 15
Tiết 16
Tiết 17
Tiết 18
Tiết 19
Tiết 20
Tiết 21
Tiết 22

900 C , Pt
5O2 850

 4NO + 6H2O; Không dạy mục III.2.b)
Axit nitric và muối nitrat (Không dạy mục B.I.3; Không dạy Mục C, GV hướng dẫn
HS tự đọc thêm )
Luyện tập: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ
Photpho (Mục II không dạy cấu trúc của 2 loại P và các hình 2.10 + 2.11)
Axit photphoric và muối photphat (Không dạy mục IV.1, GV hướng dẫn HS tự
đọc thêm)
Phân bón hóa học
Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng (Không dạy phản
ứng nhận biết muối nitrat, BT3: Bỏ PTHH (1) và (2))
Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho (Không dạy và không
tiến hành thí nghiệm 3.b)
Kiểm tra 1 tiết


Email:

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Tiết 23
Tiết 24, 25
Tiết 26
Tiết 27

Chương 3: NHÓM CACBON (5 tiết)
Cacbon (mục II.3 và mục VI: Không dạy GV hướng dẫn HS đọc thêm)
Hợp chất của cacbon
Silic và hợp chất của silic
Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

Tiết 28
Tiết 29
Tiết 30, 31
Tiết 32, 33

Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ (9 tiết)
Mở đầu về hóa học hữu cơ
Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
Luyện tập: Hợp chất hữu cơ, công thức phân tử và công thức cấu tạo

Tiết 34, 35
Tiết 36


Ôn tập học kì I
Kiểm tra học kì I

(Bỏ BT7 + BT8)

HỌC KÌ II
Chương 5: HIĐROCACBON NO ( 5 tiết)
Ankan
Luyện tập: Ankan
Bài thực hành 3: Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính chất của metan
(Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm 2)
Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO (8 tiết)
Anken
Tiết 42, 43
Ankađien
Tiết 44
Luyện tập: Anken và ankađien
Tiết 45
Ankin
Tiết 46
Luyện tập: Ankin
Tiết 47
Thực hành: Tính chất của etilen, axetilen
Tiết 48
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 49
Chương 7: HIĐROCACBON THƠM - NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN (6 tiết)
Tiết 50, 51, 52
Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác (Không dạy B.II)

Luyện tập: Hiđrocacbon thơm
Tiết 53
Hệ thống hóa về hiđrocacbon
Tiết 54, 55
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL- PHENOL (6 tiết)
Tiết 56, 57
Ancol (mục V.1.b Không dạy, GV hướng dẫn HS tự đọc thêm)
Tiết 58
Phenol (mục I.2 Không dạy, GV hướng dẫn HS tự đọc thêm; mục II.4 không
dạy)
Luyện tập: Ancol, phenol
Tiết 59
Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
Tiết 60
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 61
CHƯƠNG 9: ANĐEHIT-XETON-AXIT CACBOXYLIC (9 tiết)
Anđehit và xeton (Mục A.II.2 : Không dạy phản ứng oxi hóa anđehit bởi O2; Bỏ
Tiết 62, 63
mục B; Bỏ BT 6.e; BT9)
Axit cacboxylic
Tiết 64, 65
Luyện tập: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic (Mục I.1: Không dạy định nghĩa
Tiết 66, 67
Xeton; Không dạy mục I.2.b; Bỏ phần BT1.g)
Thực hành số 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic
Tiết 68
Ôn tập học kì II
Tiết 69
Kiểm tra học kì II

Tiết 70
Tiết 37, 38
Tiết 39, 40
Tiết 41

Email:

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11
Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
Xem hướng dẫn giải chi tiết tại website: />(Fb: />VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website />[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11]

TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. Sự điện li
1. Sự điện li: Là quá trình phân li của các chất trong nước (hoặc chất ở trạng thái nóng chảy) ra ion.
2. Chất điện li : Là chất tan trong nước phân li ra ion.
3. Phân loại chất điện li :
a) Chất điện li mạnh: Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Trong phương trình điện li, dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.

 Na+ + Cl¯
Thí dụ: NaCl 
b) Chất điện li yếu: Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion (phần còn lại
vẫn tồn tại dưới dạng phân tử).
- Trong phương trình điện li, dùng hai mũi tên ngược chiều nhau.

 H+ + CH3COO¯
Thí dụ: CH3COOH 



- Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Cân bằng điện li tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân
bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.
c) Độ điện li : Độ điện li  (anpha) của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số
phân tử hòa tan (no):  =

n
no

- Độ điện li  có giá trị trong khoảng: 0 <   1.
- Độ điện li  thay đổi tỉ lệ nghịch với nồng độ dung dịch.

II. Axit, bazơ
1. Theo thuyết A-rê-ni-ut
a) Axit : Là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Thí dụ: HCl , H2SO4 , HCOOH,…
b) Bazơ : Là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH¯. Thí dụ: NaOH , Ba(OH)2…
Email:

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
c) Hiđroxit lưỡng tính : Là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như
bazơ.
Thí dụ: Zn(OH) 
 Zn2+ + 2OH¯
2 


 ZnO 22 + 2H+

Zn(OH)2 


: Phân li kiểu bazơ
: Phân li kiểu axit

d) Phản ứng trung hòa: Là phản ứng giữa axit và bazơ tạo ra muối và nước.
2. Theo Bron-stêt
a) Axit : Là chất (phân tử, ion) cho proton (H+). Thí dụ: HCl; NH +4 ; HSO 4 …
b) Bazơ : Là chất (phân tử, ion) nhận proton. Thí dụ: NaOH, CO32- ; CH3COO¯…
c) Chất lưỡng tính : Là chất (phân tử, ion) vừa có thể nhường proton vừa có thể nhận proton. Thí dụ :
Zn(OH)2; H2O; HCO3 …
d) Chất trung tính : Là chất không thể nhường hoặc nhận proton.
e) Phản ứng axit, bazơ : Là phản ứng trong đó có sự nhường và nhận proton.

III. Muối và phản ứng thuỷ phân của muối
1. Khái niệm
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH +4 ) và anion gốc axit.
2. Phân loại
a) Muối trung hòa : Là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (thông
thường là muối mà gốc axit không còn nguyên tử hiđro. Thí dụ: Na2SO4 ; K3PO4…)
b) Muối axit : Là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (thông thường là
muối mà gốc axit còn nguyên tử hiđro. Thí dụ: NaHSO4 ; KH2PO4…).
3. Phản ứng thủy phân và pH của dung dịch muối
- Phản ứng thuỷ phân của muối là phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước.
- Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh không bị thuỷ phân. Dung dịch thu
được có môi trường trung tính (pH = 7).
Thí dụ : NaCl, KNO3…
- Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu bị thuỷ phân (gốc axit yếu bị
thuỷ phân). Dung dịch thu được có môi trường bazơ (pH > 7).

Thí dụ : Na2CO3, CH3COOK…
- Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh bị thuỷ phân (cation của bazơ yếu bị
thuỷ phân). Dung dịch thu được có môi trường axit (pH < 7).
Thí dụ : NH4Cl, AlCl3, Fe(NO3)3…
Email:

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
- Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc yếu bị thuỷ phân (cả cation và anion đều bị
thuỷ phân). Tuỳ thuộc vào độ thuỷ phân của hai ion mà dung dịch thu được có pH = 7 hoặc pH > 7 hoặc
pH < 7.
Thí dụ : (NH4)2CO3, CH3COONH4…
IV. Tích số ion của nước


 H+ + OH¯
Nước là chất điện li rất yếu: H2O 

Ở 250C: K H2O = [H+].[OH¯] = 1,0.1014
Có thể coi gần đúng giá trị tích số này là hằng số không những trong nước mà cả trong dung dịch loãng
của các chất khác nhau, ở các nhiệt độ khác nhau.
V. pH và môi trường của dung dịch
Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch, người ta dùng pH với quy ước:

[H +] =

1,0.10pH M  pH = lg[H +].
- Môi trường axit:


pH < 7.

- Môi trường trung tính:

pH = 7.

- Môi trường bazơ:

pH > 7.

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.
VI. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi thỏa mãn một trong các điều
kiện sau:
1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa
Thí dụ: BaCl2 + Na2SO4 
 BaSO4 + 2NaCl
2. Phản ứng tạo thành chất khí
Thí dụ: 2HCl + Na2CO3 
 H2O + CO2 + 2NaCl
3. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu
Thí dụ: HCl + CH3COONa 
 CH3COOH + NaCl
VII. Một số chú ý
1. Trong dung dịch, điện tích luôn được bảo toàn
 số mol  điện tích ion dương + số mol  điện tích ion âm = 0
2. Khối lượng muối (trong dung dịch) = khối lượng các ion tạo muối
Email:

Fb: />


– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11
Chuyên đề 1. SỰ ĐIỆN LI
Bài 1.2. Axit – Bazơ – Muối
Xem hướng dẫn giải chi tiết tại website: />(Fb: />VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website />[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11]

BẢNG TÍNH TAN CỦA MỘT SỐ CHẤT TRONG NƯỚC
Cation
Anio
N C
C
B Z H
S P
C
F F
L N K
A M
Sr 2
Al 2
M
2
2
2
2
2 Bi
3
H4 u
a 2+ a n g
n b 3+ r

e3 e2
n
+
+
+
+
2+
3+
2+
i a
g g
n
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Cl-

T

T

T


T

T

K

T

T

T

T

T

T

T

T

I

-

T

T


T

T

Br-

T

T

T

T

T

K

T

T

T

T

T

I


T

T

I

-

T

T

T

T

I-

T

T

T

T

-

K


T

T

T

T

T

K

T

T

K

-

T

K

-

T

NO3- T

CH3C
T
OOT
S2-

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

-


T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T

T


T

T

T

-

T

-

-

T

-

T

T

T

T

K

K


-

T

T

T

K

K

-

K

K

K

-

K

K

K

SO32-


T

T

T

T

K

K

K

K

K

K

K

K

-

-

K


K

-

K

-

K

SO42-

T

T

T

T

T

I

T

K

K


K

T

-

T

T

K

-

T

T

T

T

CO32-

I

T

T


T

-

K

K

K

K

K

K

-

-

-

K

K

-

K


-

K

SiO32- T

T

T

-

-

-

K

K

K

K

K

-

K


-

K

-

-

K

K

K

CrO4
2-

T

T

T

T

K

K


T

I

I

K

K

K

-

-

K

K

T

K

-

-

PO43-


K

T

T

T

K

K

K

K

K

K

K

K

K

K

K


K

K

K

K

K

OH-

T

T

T

T

K

-

K

I

I


T

K

-

K

K

K

K

K

K

K

K

T: chất dễ tan
I : chất ít tan (độ tan nhỏ hơn 1 g/100g nước)
K: chất thực tế không tan (độ tan nhỏ hơn 0,01 g/100g nước)
- : chất không tồn tại hoặc bị nước thủy phân

Email:

Fb: />


– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11
Chương 2: NITƠ – PHOT PHO
Xem hướng dẫn giải chi tiết tại website: />(Fb: />VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website />[Truy cập tab: Khóa Học – Khoá: KHOÁ CHINH PHỤC KIẾN THỨC HOÁ HỌC 11]

TÓM TẮT KIẾN THỨC
Nhóm nitơ gồm các nguyên tố N, P, As, Sb, Bi.
2
3
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng : ns np .
 Từ N đến Bi, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần.
 Các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử.


I. Nitơ
2 2
3
 Cấu hình electron nguyên tử : 1s 2s 2p .
 Nitơ chiếm khoảng 78% thể tích không khí, không độc, nhưng không duy trì sự sống. N có vai trò rất quan
trọng trong cuộc sống, là thành phần hóa học không thể thiếu được của các chất protit.


Cấu tạo phân tử : Hai nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng liên kết ba (N  N) bền vững, nên N2

khá trơ ở điều kiện thường.
 Nitơ thể hiện tính khử và tính oxi hóa (tùy thuộc vào chất phản ứng)
1. Tác dụng với hiđro
Fe, 200  300atm


 2NH3(k)
N 2(k) + 3H 2(k) 

450  500oC

2. Tác dụng với oxi
0

C
N2 + O2 3000

 2NO

3. Điều chế
0

t
- Trong phòng thí nghiệm: NH4NO2 
 N2 + 2H2O

- Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
II. Amoniac
1. Khí amoniac
a) Tính bazơ yếu :
NH3 + HCl 
 NH4Cl

 (NH4)2SO4
2NH3 + H2SO4 
Email:


Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
b) Tính khử mạnh :
- Tác dụng với oxi :

0

t
4 NH3 + 3 O2 
 2 N2 + 6 H2O
0

850 C
4 NH3 + 5 O2 
 4 NO + 6 H2O
Pt

- Tác dụng với clo :

 N2 + 6HCl
2NH3 + 3Cl2 
0

t
- Khử một số oxit kim loại : 3CuO + 2NH3 
 3Cu + N2 + 3H2O
2. Dung dịch amoniac
a) Tác dụng của NH3 với H2O :



 NH +4 + OH¯
NH3 + H2O 

b) Tính chất của dung dịch NH3 :
- Tính bazơ: tác dụng với axit tạo ra muối amoni

 NH +4
NH3 + H+ 
- Làm đổi màu chỉ thị: quỳ tím  xanh ; phenolphtalein  hồng.
- Tác dụng với dung dịch muối mà hiđroxit của ion kim loại trong muối không tan trong nước: AlCl3, FeCl3, …

 Al(OH)3  + 3NH4Cl
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O 
- Khả năng tạo phức: Amoniac có khả năng tạo phức với nhiều cation kim loại, đặc biệt cation của các nguyên
tố nhóm B như đồng, kẽm, bạc.
Cu(OH)2 + 4NH3 (dd) 
 [Cu(NH3)4]2+ (dd) + 2OH¯ (dd)
Xanh đặc trưng
Hoặc:

 [Ag(NH3)2]+ (dd) + Cl¯ (dd)
AgCl + 2NH3 (dd) 

3. Điều chế amoniac
a) Trong phòng thí nghiệm :
o

t

2NH4Cl + CaO 
 CaCl2 + 2NH3 + H2O
b) Trong công nghiệp :

Fe, 200  300atm

 2NH3(k)
N 2(k) + 3H 2(k) 

450  500oC

III. Muối amoni
1. Phản ứng trao đổi ion
NH4Cl + NaOH 
 NaCl + NH3 + H2O (nhận biết muối amoni)
Hay:

NH +4 + OH¯ 
 NH3 + H2O

2. Phản ứng phân hủy (thể hiện tính kém bền nhiệt)
- Muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa khi đun nóng bị phân hủy thành amoniac và axit :
o

t
NH4Cl(r) 
 NH3(k) + HCl(k)
- Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa khi đun nóng bị phân hủy thành N2 (hoặc N2O) và nước :
o


t
NH4NO3 
 N2O + 2H2O
o

t
NH4NO2 
 N2 + 2H2O

Email:

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
IV. Axit nitric
O


CTCT :

O

N
O

(Trong phân tử HNO3, nitơ có hóa trị 4 và số oxi hóa +5).
TÝnh axit m¹nh
HNO3

T¸c dông víi kim lo¹i

TÝnh oxi hãa m¹nh

T¸c dông víi phi kim
T¸c dông víi hîp chÊt cã tÝnh khö

1. Tính axit mạnh
Mg(OH)2 + 2HNO3 
 Mg(NO3)2 + 2H2O

 2Fe(NO3)3 + 3 H2O
Fe2O3 + 6HNO3 
CaCO3 + 2HNO3 
 Ca(NO3)2 + H2O + CO2
2. Tính oxi hóa mạnh
HNO3 là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của
chất khử và nhiệt độ phản ứng mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ :
+4

+2

+1

0

-3

N O 2 ; N O ; N 2 O ; N 2 ; N H 4 NO3
a) Tác dụng với hầu hết kim loại, trừ Ag, Pt:
10Al + 36HNO3 loãng 
 10Al(NO3)3 + 3N2  + 18H2O

0

t
Fe + 6HNO3 đặc 
 Fe(NO3)3 + 3NO2  + 3H2O

 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3Cu + 8HNO3 loãng 
Lưu ý:
+ Các kim loại Al, Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội
+ Dung dịch chứa muối nitrat (VD: KNO3) trong môi trường axit cũng có tính chất tương tự như dung dịch HNO3,
vì trong dung dịch tồn tại H+ và NO3 .
b) Tác dụng với phi kim:
o

t
C + 4HNO3 
 CO2 + 4NO2 + 2H2O
o

t
S + 6HNO3 
 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

c) Tác dụng với hợp chất có tính khử:
3FeO + 10HNO3 loãng 
 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
FeCO3 + 4HNO3 
 Fe(NO3)3 + NO2 + CO2 + 2H2O


 Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O
FeS2 + 18HNO3 
Email:

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
3. Điều chế
a) Trong phòng thí nghiệm:
o

t
NaNO3 tinh thể + H2SO4 đặc 
 NaHSO4 + HNO3

b) Trong công nghiệp:
Sản xuất từ amoniac. Quá trình sản xuất gồm 3 giai đoạn:
(1)
(2)
(3)
NH3 
 NO 
 NO2 
 HNO3

- Giai đoạn 1: Oxi hóa NH3 thành NO bằng oxi không khí
o

850 900 C
 4NO + 6H2O

4NH3 + 5O2 
Pt

- Giai đoạn 2: Oxi hóa NO thành NO2

 2NO2
2NO + O2 
- Giai đoạn 3: Chuyển hóa NO2 thành HNO3

 4HNO3
4NO2 + 2H2O + O2 
V. Muối nitrat
1. Tính tan : Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước.
2. Phản ứng nhiệt phân (thể hiện tính kém bền nhiệt)
- Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (thường đứng trước Mg trong dãy điện hóa) bị phân hủy bởi nhiệt
tạo ra muối nitrit và oxi:
o

t
Tổng quát : 2M(NO3)n 
 2M(NO2)n + nO2
o

t
Thí dụ: 2KNO3 
 2KNO2 + O2

- Muối nitrat của các kim loại hoạt động trung bình (từ Mg - Cu) bị phân hủy bởi nhiệt tạo ra oxit, nitơ đioxit và
oxi:
o


t
Tổng quát : 2M(NO3)n 
 M2On + 2nNO2 +

n
O2
2

o

t
Thí dụ: 2Cu(NO3)2 
 2CuO + 4NO2 + O2

- Muối nitrat của kim loại đứng sau Cu nhiệt phân tạo ra kim loại, nitơ đioxit và oxi.
o

t
Tổng quát : M(NO3)n 
 M + nNO2 +

n
O2
2

o

t
Thí dụ: 2AgNO3 

 2Ag + 2NO2 +O2

3. Phản ứng trong dung dịch : Phụ thuộc vào môi trường
m«i tr­êng axit

NO3

Kh¶ n¨ng oxi hãa nh­ HNO3

m«i tr­êng trung tÝnh

m«i tr­êng kiÒm d­

Email:

Kh«ng cã kh¶ n¨ng oxi hãa
BÞ Al vµ Zn khö ®Õn NH3

Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
4. Nhận biết dung dịch muối nitrat : Dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng

 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
3Cu + 8H+ + 2NO3- 



2NO + O2
(không màu)


2NO2
(màu nâu)

VI. Photpho - Muối photphat
1. Photpho
Photpho có hai dạng thù hình quan trọng là phopho trắng và photpho đỏ. Photpho đỏ hoạt động hóa học
kém hơn photpho trắng. Dạng thường sử dụng trong phòng thí nghiệm là photpho đỏ.
Photpho thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.
a) Tính oxi hóa: thể hiện khi tác dụng với các chất khử mạnh, như tác dụng với một số kim loại mạnh tạo ra
photphua kim loại.
-3

0

t
 Na 3 P
Thí dụ: 3Na + P 0 

b) Tính khử: thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh.
- Với đơn chất:
+5

0

t
4P 0 + 5O 2 
 2 P2 O5

Thí dụ:


+3

0

t
2P 0 + 3Cl2 
 2 P Cl3



0

+5

t
2P 0 + 5Cl2 
 2 P Cl5

- Với hợp chất:
0

+5

t
 3P2 O5 + 5KCl
Thí dụ: 6P 0 + 5KClO3 

c) Trong công nghiệp photpho được sản xuất trong lò điện theo phương trình:
o


1200 C

 3CaSiO3 + 2P + 5CO
Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 
2. Axit photphoric và muối photphat
a) Axit photphoric:

- Là một axit ba lần axit, có độ mạnh trung bình ở nấc thứ nhất (Ka1 = 7,6.10-3). Sự phân li ở nấc 2 là yếu ( K a 2 =
6,2.10-8) và ở nấc 3 là rất yếu ( K a 3 = 4,4.10-13).
- H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3.
- Khi tác dụng với bazơ, tùy thuộc tỷ lệ giữa các chất mà có thể tạo ra các muối khác nhau:
Thí dụ:

 KH2PO4 + H2O
H3PO4 + KOH 
H3PO4 + 2KOH 
 K2HPO4 + 2H2O

H3PO4 + 3KOH 
 K3PO4 + 3H2O
- Điều chế :
+ Trong phòng thí nghiệm :

 H3PO4 + 5NO2 + H2O
P + 5HNO3(đặc) 
+ Trong công nghiệp :
 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đặc) 
Email:


Fb: />

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
b) Muối photphat: Axit photphoric tạo ba dãy muối: đihiđrophotphat, hiđrophotphat và photphat.
Nhận biết ion PO3-4 bằng ion Ag+ :
PO3-4 + 3Ag + 
 Ag3 PO 4  (vàng)

VII. Phân bón hóa học
1. Phân đạm
- Cung cấp cho cây trồng nguyên tố nitơ. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N
trong phân.
- Các loại phân đạm: phân đạm amoni (NH4Cl; NH4NO3; (NH4)2SO4…), phân đạm nitrat (NaNO3;
Ca(NO3)2…), phân đạm urê (NH2)2CO.
2. Phân lân
- Cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %
P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.
- Phân lân thường được sử dụng là phân lân nung chảy và supephotphat:
- Supephotphat đơn: Là hỗn hợp muối Ca(H2PO4)2 và 2CaSO4
Được điều chế theo phương trình hóa học sau:

 Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc 
- Supephotphat kép: Chỉ gồm Ca(H2PO4)2
Được điều chế theo theo các phương trình hóa học sau:
 2H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 
 3Ca(H2PO4)2

3. Phân kali
- Cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng
hàm lượng % K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó.
- Phân kali thường được sử dụng là KCl và K2SO4.
4. Một số loại phân bón khác
a) Phân hỗn hợp và phân phức hợp
b) Phân vi lượng

Để nhận được bản full tài liệu này, các em vui lòng liên hệ với các chị CVTV của nhé:
Chị Nguyễn Huyền: />Chị Khánh Huyền: />Đăng ký học online tại để học những bài giảng mới nhất – tốt nhất của Thầy :D
Theo dõi face cá nhân của Thầy Lê Phạm Thành tại đây: />Chúc các em học tốt và có nhiều niềm vui với môn Hóa Học ^_^

Email:

Fb: />


×