Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GA Hóa 10 phản ứng oxi hóa khử ( tiết 29, 30 10CB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.63 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 4.
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Tiết 29, 30: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

Ngày soạn: 8/11/2015
Tuần giảng 14

Điểm danh: 10A4:.................................................
I – Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Hiểu được:- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của
nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường
electron, sự khử là sự nhận electron.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử,
- ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
2. Kỹ năng: - Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá khử cụ thể.
- Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo
phương pháp thăng bằng electron).
II. Phương pháp
Nêu vấn đề, Diễn giảng, Đàm thoại.
III. Chuẩn bị:
Phiếu học tập
IV – Các hoạt động tổ chức dạy học.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Khái niệm số oxi hóa và quy tắc xác định số oxi hóa.
- Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong: HNO3, H2SO4, Mg, MgO, NH4NO3 .
3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung


Tiết 1
I – Định nghĩa
Hoạt động 1
VD1:
0
+2 −2
0
GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa sự oxi
+ O 2 → Mg O
Mg
0
+2
hóa ở lớp 8
Mg → Mg +2e
GV lấy ví dụ
HS xác định số oxi hóa của magie và oxi
Là quá trình oxi hóa Mg (sự oxi hóa Mg)
trước và sau phản ứng.
HS nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của
Mg, chỉ ra bản chất (nhường electron)
GV đưa ra định nghĩa mới về sự oxi hóa.
Hoạt động 2
VD2:
+1 −2
+2 −2
0
0
GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa sự khử ở Cu O + H 2 → Cu + H 2 O
+2
0

lớp 8
Cu + 2e → Cu +2
+2
GV lấy ví dụ
Là quá trình khử Cu (sự khử Cu ).
HS xác định số oxi hóa của đồng trước và
sau phản ứng.
HS nhận xét về sự thay đổi số oxi hóa của
đồng, chỉ ra bản chất (nhận electron)
GV đưa ra định nghĩa mới về sự khử.


GV hướng dẫn HS phát biểu các khái niệm
dựa vào các ví dụ: Chất khử, chất oxi hóa,
quá trình khử, quá trình oxi hóa.

Hoạt động 3
GV cho ví dụ phản ứng không có oxi tham
gia.
HS xác định số oxi hóa của các nguyên tố
trước và sau phản ứng.
HS nhắc lại sự hình thành liên kết trong
phân tử NaCl, HCl.
HS nhận xét sự chuyển electron vàsự thay
đổi số oxi hóa
HS so sánh các phản ứng (3), (4), (5) với
các phản ứng (1), (2) về bản chất sự chuyển
electron (và có sự thay đổi số oxi hóa) để rút
ra định nghĩa mới về phản ứng oxi hóa –
khử.

GV lưu ý: sự oxi hóa và sự khử là hai quá
trình trái ngược nhau, nhưng diễn ra đồng
thời trong một phản ứng.

Tóm lại:
- Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường
electron ( có số oxi hóa tăng)
- Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận
electron ( có số oxi hóa giảm)
- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình
nhường electron.
- Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận
electron.
VD 3:

1e
0
0
+1 −1
2 Na + Cl 2 → 2 NaCl
VD 4:
+1 −1
0
0
H 2 + Cl 2 → 2 H Cl
VD 5:
−3
+5
+1
t0

N H 4 N O3 → N 2 O + 2 H 2O
Như vậy: Phản ứng oxi hóa – khử là phản
ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron
giữa các chất phản ứng
Hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa
học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của
một số nguyên tố.

4. Củng cố, dặn dò.
- Củng cố: ? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa.
? Thế nào là quá trình khử, quá trình oxi hóa.
? Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử.
- Dặn dò HS học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới.
5 Hướng dẫ HS tự học.
Bài 1 Cho các phản ứng sau
t0
A.2HgO 
→ 2Mg + O2
0

t
B.CaCO3 
→ CaO + CO2
0

t
C. Al(OH)3 
→ Al2O3 + H2O
0


t
D. NaHCO3 
→ Na2CO3 + CO2 + H2O
Phản ứng nào là phản ứng oxihoa khử ?
Bài 2 Cho các phản ứng sau
t0
→ 4NO + 6H2O
A.4NH3 + 5O2 
xt
B.2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
t0
C.2NH3 + 3CuO 
→ Cu + N2 + 3H2O
D.2NH3 +H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử ?
Tiết 2
Điểm danh: 10A4:.......................................
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số


2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, quá
trình khử, quá trình oxi hóa. Cho ví dụ minh
họa?
3. Nội dung bài
Hoạt động 1
GV cân bằng mẫu một phản ứng đồng thời
nêu cách cân bằng phản ứng theo phương
pháp thăng bằng electron.


HS xác định số oxi hóa của các nguyên tố
trong phương trình phản ứng.
HS xác định chất oxi hóa, chất khử.

HS viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.
GV hướng dẫn HS cân bằng các quá trình
oxi hóa, quá trình khử.
GV hướng dẫn HS tìm hệ số thích hợp cho
chất oxi hóa, chất khử

GV hướng dẫn HS Đặt các hệ số của chất
oxi hóa, chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó
tính ra hệ số của các chất khác có trong
phương trình hóa học, kiểm tra cân bằng số
nguyên tử của các nguyên tố.
Hoạt động 2
Gv: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố
có số oxi hoá thay đổi
- HS xác định số oxi hóa.
Gv: viết các quá trình cho biết quá trình nào
là qt oxi hoá và quá trình khử?
- HS viết các quá trình oxi hóa và quá trình
khử.
Gv: tìm bội số chung nhỏ nhất, cho biết hệ
số của chất oxi hoá và chất khử?
- HS tìm bội số chung nhỉ nhất cho các quá
trình oxi hóa khử.

II – Lập phương trình hóa học của phản ứng
oxi hóa – khử.

1 – Nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử
nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa
nhận.
2 – Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa
– khử theo phương pháp thăng bằng electron.
Ví dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản
ứng:
P + O2 → P2O5
a) Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên
tố trong phản ứng để tìm chất oxi hóa, chất khử.
+5 −2
0
0
+
→ P 2 O5
O2
P
Chất khử Chất oxi hóa
b) Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử,
cân bằng mỗi quá trình.
0
+5
(qúa trình oxi hóa)
P0 → P + 5e
−2
O2 + 4e → 2O (qúa trình khử)
c) Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa,
chất khử sao cho tổng số electron do chất khử
nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa
nhận.

0
+5
× 4
→ P + 5e
P0
−2
× 5
O2 + 4e → 2O
d) Bước 4: Đặt các hệ số của chất oxi hóa, chất
khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của
các chất khác có trong phương trình hóa học.
Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên
tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn tất việc
lập phương trình hóa học của phản ứng.
4P + 5O2 → 2P2O5
Vd 2: MnO2 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O
- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố có số
oxi hoá thay đổi
Mn +4O + HCl −1 → Mn +2Cl2 + Cl20 + H 2O
- Viết 2 quá trình oxi và khử, cân bằng mỗi quá
trình.
Cl-1 -> Cl0+ e
Mn+4 + 2e -> Mn+2
- Tìm hệ số (thăng bằng electron trao đổi đã
bằng nhau thì thôi. Nếu số electron trao đổi chưa
bằng nhau thì thăng bằng theo cách tìm bội số chung
nhỏ nhất và nhân thên hệ số.
BSCNN = 2
2.(Cl-1 -> Cl0+ e)
Mn+4 + 2e -> Mn+2

- Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ


Gv: đặt hệ số vào sơ đồ phản ứng cho biết
phương trình đã cân bằng chưa? Lí do tại
sao?
- HS đặt hệ số vào phương trình.

đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hoá học.
MnO2 + 2HCl -> MnCl2 + Cl2 + H2O
Nhận thấy có 2 phân tử HCl có số oxi hoá
không đổi, chúng đóng vai trò là chất tạo môi
trường. Phương trình được viết như sau:
MnO2 + 4HCl -> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Trong phản ứng này một số HCl là chất khử và
một số chất là chất tạo mội trường.

4. Củng cố
Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
5. Hướng dẫn HS tự học.
Bài 5 Lập PTHH của các phản ứng oxihoa khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron
a)Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thu được MnCl2 , Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2 , NO2 và H2O.
c).Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được MnSO4 , S và H2O.



×