SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT N.T.MINH KHAI
Đề thi có 4 trang
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn thi: GDCD
Thời gian làm bài: 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh:............................................................. Số báo danh: ............
Mã đề 003
Câu 1: Ở nước ta, bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc
ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện
A. bình đẳng giữa miền ngược và miền xuôi.
B. bình đẳng giữa các vùng miền.
C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
D. bình đẳng giữa các thành phần trong xã hội.
Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật?
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Người vi phạm pháp luật có lỗi.
C. Hành vi trái pháp luật.
D. Hành vi không hợp lí.
Câu 3: Theo luật thì người Kinh và người Nùng
A. được kết hôn khi người Nùng chuyển đổi thành phần dân tộc.
B. được kết hôn khi người Kinh phải sinh sống với người Nùng từ năm năm trở lên.
C. không được kết hôn.
D. đều được kết hôn theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Quyền nào sau đây không phải là Quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bình đẳng trong lao động.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Câu 5: Vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước, là vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. hình sự.
D. kỉ luật.
Câu 6: Anh M khiếu nại quyết định hành chính của thủ trưởng cơ quan, trong thời gian chờ giải
quyết, anh M phải xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?
A. Không chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
B. Được hoãn chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
C. Phải chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
D. Được nghỉ ngơi để chờ quyết định giải quyết của thủ trưởng.
Câu 7: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?
A. Luật dân sự.
B. Hiến pháp.
C. Luật hành chính. D. Hương ước.
Câu 8: Anh A vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt. Tình huống này thể hiện đặc trưng
nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 9: “Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác,
không được để mất thư, điện tín của nhân dân.” Là một biểu hiện thuộc
A. nội dung của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín.
B. khái niệm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. đặc điểm của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Trang 1/4 - Mã đề thi 003
Câu 10: Bà Xơn xông vào nhà K để lấy lại số tiền mà nó đã trộm của bà. Thấy vậy bố K ngăn bà
Xơn lại và đuổi ra. Trong tình huống này người vi phạm pháp luật là
A. thanh niên K.
B. thanh niên K và bà Xơn.
C. thanh niên K và bố anh ấy.
D. thanh niên K, bố anh ấy và bà Xơn.
Câu 11: Bảo vệ trường A nghi ngờ một học sinh lớp 10 lấy trộm xe đạp của mình nên đã bắt nhốt
vào phòng cả ngày để tra khảo. Là người biết sự việc, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền công dân?
A. Né tránh, coi như không có việc gì xảy ra.
B. Khiếu nại về hành vi của bảo vệ.
C. Tố cáo hành vi của bảo vệ.
D. Đưa thông tin lên mạng xã hội.
Câu 12: Tại khoản 4. Điều 6. Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến
400.000 đồng, không bao gồm hành vi vi phạm nào sau đây?
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở
lên;
B. Vượt bên phải trong các trường hợp không cho phép.
C. Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
D. Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
Câu 13: Nghĩ mình là con cả trong gia đình nên khi bán ngôi nhà do bố mẹ để lại, anh Hải đã
không hỏi ý kiến của các em. Việc làm của anh Hải đã vi phạm pháp luật
A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. tố tụng hình sự.
Câu 14: Sau kết hôn anh H bắt vợ phải theo tôn giáo với mình. Việc làm của anh H là
A. vi phạm quyền tài sản giữa vợ và chồng .
B. vi phạm pháp luật hì nh sự .
C. phù hợp với truyền thống văn hóa hiện tại của người Việt Nam .
D. vi phạm quyền nhân thân giữa vợ và chồng.
Câu 15: Không để ý tín hiệu đèn nên anh D đã vượt đèn đỏ, gây tai nạn cho một người tham gia
giao thông, tỉ lệ thương tật tới 73%. Trong tình huống này anh D
A. vi phạm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
B. vi phạm hành chính vì xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước về giao thông.
C. phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự.
D. không vi phạm pháp luật vì hành vi không cố ý.
Câu 16: Mọi doanh nghiệp có quyền chủ động mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh là biểu hiện bình đẳng trong
A. kinh doanh.
B. quan hệ liên ngành.
C. lao động.
D. quản lí thị trường.
Câu 17: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những con đường nào?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Tự ứng cử và bình đẳng.
C. Trực tiếp và gián tiếp.
D. Công bằng và bình đẳng.
Câu 18: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi trái pháp luật, nhưng không
phải là vi phạm pháp luật
A. nếu không gây hậu quả nghiêm trọng.
B. nếu đó là hành vi không có lỗi.
C. nếu đó là hành vi không hành động.
D. nếu hành vi đó không sử dụng vũ khí.
Câu 19: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, điều này muốn nói đến quyền
A. tự do ngôn luận.
B. sáng tạo.
C. dân chủ của nhân dân.
D. phát triển.
Câu 20: Câu nói nào sau đây không đúng với nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
Trang 2/4 - Mã đề thi 003
A. Mọi công dân được tự do lựa chọn việc làm trong các cơ sở kinh doanh.
B. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh
doanh.
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Câu 21: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật
A. ưu ái.
B. tôn trọng.
C. tôn vinh.
D. ưu đãi.
Câu 22: Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “trong
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự”, là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. giáo dục.
B. văn hóa.
C. chính trị.
D. đạo đức.
Câu 23: Một trong những mục đích của trách nhiệm pháp lí là
A. người vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi.
B. giúp cho người vi phạm không bao giờ lặp lại sai lầm.
C. giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
D. người vi phạm pháp luật thấy được hành vi sai trái của mình.
Câu 24: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn
bản do cơ quan cấp trên ban hành, nội dung này thể hiện đặc trưng
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. tính quy phạm phổ biến.
D. tính nguyên tắc, tập trung dân chủ.
Câu 25: Phương thức thực hiện của pháp luật được bảo đảm bằng
A. quyền lực của Quốc hội.
B. sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
C. quyền làm chủ của nhân dân.
D. sức mạnh của giai cấp.
Câu 26: Pháp luật là hệ thống
A. quy tắc, chuẩn mực xã hội.
B. nguyên tắc bắt buộc của Nhà nước.
C. quy tắc xử sự chung của Nhà nước.
D. kế hoạch chung của Nhà nước.
Câu 27: Khiếu nại nhằm mục đích
A. làm rõ nguyên nhân của quyết định hành chính sai trái.
B. phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật
C. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
D. Xem xét hành vi trái pháp luật của người vi phạm.
Câu 28: Pháp luật mang bản chất
A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp và xã hội.
C. tầng lớp trí thức.
D. giai cấp cầm quyền.
Câu 29: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của
Viện Kiểm sát, trừ trường hợp nào sau đây?
A. Đang điều tra tội phạm.
B. Đang phạm tội nhưng không có lỗi.
C. Phạm tội quả tang.
D. Đang thực hiện nhiệm vụ.
Câu 30: Công dân M tham gia góp ý vào dự thảo khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, ta gọi
công dân M đã thực hiện Quyền dân chủ nào?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội.
B. Quyền thảo luận góp ý.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền kiểm tra giám sát.
Câu 31: “Công dân có quyền tự do kinh doanh” là quy định thể hiện bản chất nào sau đây của
pháp luật?
A. Kinh tế.
B. Giai cấp.
C. Xã hội.
D. Chính trị.
Trang 3/4 - Mã đề thi 003
Câu 32: “Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử...”, là nội dung của
nguyên tắc bầu cử nào?
A. Thống nhất.
B. Phổ thông.
C. Gián tiếp.
D. Phổ cập.
Câu 33: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức
A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
B. làm những gì mà xã hội không cấm .
C. thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo pháp luật.
D. không làm những điều mà pháp luật cấm.
Câu 34: Anh A phát hiện lãnh đạo cơ quan đã tham nhũng. Anh băn khoăn không biết nên làm gì
cho đúng, có nhiều người góp ý cho anh. Em hãy chọn giúp?
A. Sử dụng quyền khiếu nại.
B. Nói cho mọi người trong cơ quan đều biết.
C. Né tránh sự việc vì không liên quan đến mình.
D. Sử dụng quyền tố cáo.
Câu 35: A là người quen nhưng cán bộ H vẫn cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cùng lúc như
những người khác. Hành vi của cán bộ H là
A. phù hợp với quy định của cơ quan.
B. tôn trọng quyền bình đẳng.
C. cứng nhắc trong công việc.
D. thiếu tôn trọng người quen.
Câu 36: Nhờ có bác Sơn và tủ sách pháp luật của xã, chị Hoa đã được anh Đại xây lại bức tường
bị nứt toác do hoạt động xây nhà của anh Đại. Trong trường hợp này pháp luật đã trở thành
phương tiện để
A. nhà nước quản lí quan hệ dân sự của công dân.
B. công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. nhà nước điều chỉnh quan hệ kinh tế của công dân.
D. công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 37: Văn bản pháp luật nào có giá trị pháp lí cao nhất?
A. Luật hình sự.
B. Luật hành chính.
C. Chế định pháp luật.
D. Hiến pháp.
Câu 38: “Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp
với khả năng của mình, không bị phân biệt về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc
gia đình, thành phần kinh tế”, là nội dung của khái niệm bình đẳng
A. trong lao động.
B. trong kinh doanh.
C. trong giao kết hợp đồng lao động.
D. trong thực hiện quyền lao động.
Câu 39: Chủ thầu xây dựng A luôn chuẩn bị hệ thống dàn giáo đảm bảo an toàn. Theo em, việc
làm của chủ thầu A thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 40: Cho một số quan điểm về vấn đề công dân bình đẳng trước pháp luật:
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
3. Người nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, cũng bị xử lí kỉ luật.
4. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
5. Công dân thuộc dân tộc thiểu số được tạo nhiều cơ hội hơn trong giáo dục.
Số quan điểm đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 003