Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ 04 _ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 MÔN GDCD THPT ĐỨC THỌHÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.97 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT N.T.MINH KHAI
Đề thi có 4 trang

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn thi: GDCD
Thời gian làm bài: 50 phút
(40 câu trắc nghiệm)

Họ và tên thí sinh:............................................................ Số báo danh: ............

Mã đề 004

Câu 1: Việc quy định quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
A. Là mục tiêu để các dân tộc phát triển.
B. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
C. Là cơ sở để đoàn kết toàn dân.
D. Là động lực để các dân tộc tham gia phát triển kinh tế.
Câu 2: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào cần phê phán?
A. Đi chùa lễ Phật vào ngày rằm, mồng một hàng tháng.
B. Đến nhà thơ đọc kinh.
C. Cấu kết với bọn phản động lợi dụng tôn giáo để biểu tình.
D. Thắp hương thờ cúng tổ tiên.
Câu 3: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do hoạt động tôn giáo.
B. người đã theo tôn giáo này thì không được theo tôn giáo khác.
C. tôn giáo nào lớn, nhiều tín đồ theo được ưu tiên phát triển.
D. các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động
tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Câu 4: Anh A và chị B dự định kết hôn nhưng còn do dự vì chị B không theo đạo Thiên chúa


như anh A. Bố mẹ anh A nhận được nhiều ý kiến góp ý và chưa biết chọn cách nào cho đúng
pháp luật, nhờ em chọn giúp?
A. Sau khi kết hôn chị B phải theo đạo cùng chồng.
B. Trước khi kết hôn chị B phải xin theo đạo.
C. Đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau dù không cùng đạo.
D. Chị B phải học giáo lí cho hiểu biết, có thể không theo đạo.
Câu 5: Người vi phạm pháp luật có nghĩa là đã xâm hại đến các quan hệ xã hội
A. được pháp luật bảo vệ.
B. được Nhà nước công nhận.
C. được Quốc hội công nhận.
D. được mọi người công nhận.
Câu 6: Quyền bầu cử và ứng cử là
A. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
B. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.
C. quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân.
D. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
Câu 7: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?
A. Luật dân sự.
B. Hiến pháp.
C. Luật hành chính.
D. Hương ước.
Câu 8: Ăn xong quả chuối, bạn Hà vẫn cầm vỏ trên tay vì không có chỗ vứt phù hợp. Theo em
hành động của bạn Hà thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây không thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện C là người dân tộc Thái.
B. Xã X được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân
tộc đặc biệt khó khăn.
C. Anh M là người dân tộc thiểu số nên được cộng điểm ưu tiên trong kì thi THPT Quốc gia.
D. Anh A và chị B yêu nhau nhưng gia đình ngăn cản vì chị B là người dân tộc Tày.

Trang 1/4 - Mã đề thi 004


Câu 10: “Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật”, là khẳng
định thuộc nội dung công dân bình đẳng về
A. nghĩa vụ pháp lí.
B. vi phạm pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. thực hiện pháp luật.
Câu 11: Bảo vệ trường A nghi ngờ một học sinh lớp 10 lấy trộm xe đạp của mình nên đã bắt nhốt
vào phòng cả ngày để tra khảo. Là người biết sự việc, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền công dân?
A. Né tránh, coi như không có việc gì xảy ra.
B. Khiếu nại về hành vi của bảo vệ.
C. Tố cáo hành vi của bảo vệ.
D. Đưa thông tin lên mạng xã hội.
Câu 12: Anh H mua nhà ở không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm của anh H là vi phạm quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tình cảm gia đình.
B. văn hóa gia đình.
C. nhân thân và tài sản.
D. tài sản gia đình.
Câu 13: Nguyễn Văn Bí uống rượu rồi điều khiển xe máy gây tai nạn. Cảnh sát giao thông lập
biên bản xử lí. Việc làm của cảnh sát giao thông là
A. bắt người phạm tội quả tang.
B. sai vì anh Bí đang say rượu.
C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. xử lí người vi phạm pháp luật.
Câu 14: A là người quen nhưng cán bộ H vẫn cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cùng lúc như
những người khác. Hành vi của cán bộ H là
A. tôn trọng quyền bình đẳng.

B. cứng nhắc trong công việc.
C. thiếu tôn trọng người quen.
D. phù hợp với quy định của cơ quan.
Câu 15: Không để ý tín hiệu đèn nên anh D đã vượt đèn đỏ, gây tai nạn cho một người tham gia
giao thông, tỉ lệ thương tật tới 73%. Trong tình huống này anh D
A. không vi phạm pháp luật vì hành vi không cố ý.
B. vi phạm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
C. phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự.
D. vi phạm hành chính vì xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước về giao thông.
Câu 16: “ Quyền tự do ngôn luận có vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền của công dân, là
cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã
hội” là một biểu hiện thuộc
A. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.
B. nội dung quyền tự do ngôn luận.
C. khái niệm quyền tự do ngôn luận.
D. đặc điểm về quyền tự do ngôn luận.
Câu 17: Nguyên tắc không áp dụng trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐ nhân dân các cấp là
A. trực tiếp.
B. phổ thông.
C. công khai.
D. bình đẳng.
Câu 18: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi trái pháp luật, nhưng không
phải là vi phạm pháp luật
A. nếu không gây hậu quả nghiêm trọng.
B. nếu đó là hành vi không có lỗi.
C. nếu đó là hành vi không hành động.
D. nếu hành vi đó không sử dụng vũ khí.
Câu 19: Tự tiện bắt người, giam người trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn cho mọi công dân.
D. Quyền tự do cá nhân.
Câu 20: Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lí do kết
hôn, có thai, nghỉ thai sản và
A. nuôi con trên 12 tháng tuổi.
B. nuôi con dưới 18 tháng tuổi.
C. nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
D. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trang 2/4 - Mã đề thi 004


Câu 21: Công ti Bình Minh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều lí do, trong đó lí
do phù hợp với pháp luật là
A. chị A, B đang nghỉ sinh nên không đủ thời gian lao động.
B. anh C, D do tai nạn không còn đủ sức khỏe để lao động.
C. anh M có người nhà là lãnh đạo ở công ti.
D. chị Y là người theo đạo Tin lành.
Câu 22: Khi giao kết hợp đồng lao động cần phải căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để bảo
đảm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Tích cự, chủ động, tự tin.
B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
Câu 23: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật
A. gánh chịu hậu quả bất lợi.
B. không bao giờ lặp lại sai lầm.
C. thấy được hành vi sai trái của mình.
D. chấm dứt hành vi trái pháp luật.
Câu 24: Pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, nội dung

này thể hiện đặc trưng
A. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính quy phạm phổ biến.
D. tính nguyên tắc, tập trung dân chủ.
Câu 25: Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con
người luôn hướng tới, đó là
A. nhu cầu, lợi ích của công dân.
B. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
C. quyền lợi chính đáng của nhân dân.
D. nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Câu 26: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực nhà nước.
B. tính tự giác của người dân.
C. quyền lực của Quốc hội.
D. sức mạnh của giai cấp.
Câu 27: Lan là bạn thân của Mai, thấy điện thoại Mai có tin nhắn, Lan tự tiện mở ra đọc khi chưa
hỏi ý kiến của Mai. Hành vi của Lan đã vi phạm quyền
A. được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. tự do ngôn luận.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 28: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất
A. giai cấp nông dân.
B. xã hội.
C. Nhân dân.
D. giai cấp công nhân.
Câu 29: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức
A. vừa trái với chính trị.
B. vừa không phù hợp với thực tiễn.

C. vừa vi phạm pháp luật.
D. vừa vi phạm chính sách.
Câu 30: Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được
A. trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ dân phố/ xóm trong cuộc họp.
B. tự do tuyệt đối trong việc phát biểu ý kiến ở bất cứ đâu.
C. tự do phát biểu ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào mình muốn.
D. tụ tập nơi đông người nói tất cả những gì mình thích.
Câu 31: Cho các quan điểm về bản chất xã hội của pháp luật:
1. Pháp luật do các cá nhân trong xã hội công nhận.
2. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
3. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, vì sự phát triển của xã hội
4. Pháp luật phản ánh toàn bộ những phong tục tập quán của xã hội.
5. pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là người đại diện.
Số quan điểm sai là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.

Trang 3/4 - Mã đề thi 004


Câu 32: Vì ghét Hà không cho xem bài, Hùng học sinh lớp 12 nhiều lần đe dọa Hà, làm cho Hà
sợ hãi, hoảng loạn. Hành vi của Hùng đã vi phạm quyền
A. được bảo đảm an toàn về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
Câu 33: A thường xuyên đi làm muộn, trưởng phòng B nhắc nhở, A tự ái, to tiếng với B, rồi A
nhảy vào đánh B gây thương tích (tỉ lệ thương tật 11%). Theo em trong tình huống trên A đã vi

phạm pháp luật nào sau đây ?
A. Kỉ luật và hình sự.
B. Dân sự và hình sự.
C. Kỉ luật và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.
Câu 34: . Trong quá trình thực hiện pháp luật, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý
kiến phản ánh kịp thời với Nhà nước những vướng mắc, bất cập....là một biểu hiện thuộc
A. khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội.
B. quyền bình đẳng trong thực hiện tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội.
D. nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội.
Câu 35: Ông Sơn mở thêm một cơ sở sản xuất mới, vậy là ông đã thực hiện quyền
A. tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
B. tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
D. tự do cạnh tranh lành mạnh .
Câu 36: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác ” là quy định thể hiện bản chất
nào sau đây của pháp luật?
A. Xã hội.
B. Văn hóa.
C. Giai cấp.
D. Chính trị.
Câu 37: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền dân chủ gián tiếp của công dân?
A. Cá nhân đi bầu tổ trưởng dân phố.
B. Thông qua đại biểu tại Hội đồng nhân dân xã gửi kiến nghị lên UBND huyện.
C. Viết bài gửi đăng báo.
D. Phát biểu tại cơ quan.
Câu 38: Chị Hà biết Điều 33 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh
doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, nên khi thành lập doanh nghiệp tư
nhân và triển khai hoạt động chị đã không đăng kí kinh doanh. Theo em trong trường hợp này,

việc làm của chị Hà là
A. phù hợp với quyền tự do kinh doanh.
B. không thực hiện nghĩa vụ kinh doanh .
C. không sử dụng pháp luật.
D. không thực hiện trách nhiệm pháp lí.
Câu 39: Việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức đã làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành những
A. hành vi hợp pháp.
B. hành vi mẫu mực.
C. hành vi đạo đức.
D. chuẩn mực xã hội.
Câu 40: Chỉ có một suất học bổng du học, nhưng trong quá trình xét tuyển sinh viên
Hằng và Tuấn đều đủ tiêu chuẩn như nhau. Để bảo đảm sự công bằng nhà trường đã
A. chọn Tuấn vì sinh viên nam thường thành đạt hơn sinh viên nữ.
B. chọn Hằng vì em này có khả năng sẽ quay về trường công tác sau du học.
C. cho hai sinh viên làm thêm một số bài tập như nhau, rồi chọn người làm tốt hơn.
D. không chọn hai em này nữa và ra các tiêu chí mới để chọn những sinh viên khác.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 004



×