Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Ghi Chép Và Cập Nhật Thông Tin Về Lao Động Của Doanh Nghiệp Hợp Tác Xã Phi Nông Nghiệp Năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.28 KB, 57 trang )

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH BÌNH DƯƠNG

TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ GHI CHÉP VÀ CẬP NHẬT THÔNG
TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/
HỢP TÁC XÃ PHI NÔNG NGHIỆP NĂM 2017

Bình Dương, tháng 5 năm 2017


HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ GHI CHÉP VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ
LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HỢP TÁC XÃ PHI NÔNG NGHIỆP
NĂM 2017

NỘI DUNG
PHẦN 1 - HƯỚNG DẪN GHI CHÉP THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP/HỢP TÁC XÃ PHI NÔNG NGHIỆP

PHẦN 2 - HƯỚNG DẪN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP/ HỢP TÁC XÃ PHI NÔNG NGHIỆP


PHẦN I
HƯỚNG DẪN GHI CHÉP THÔNG TIN VỀ LAO
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HỢP TÁC XÃ
PHI NÔNG NGHIỆP

BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA



I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng ghi chép:
Là các doanh nghiệp và các Hợp tác xã phi nông
nghiệp (HTX) có hạch toán kinh tế độc lập, được
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc
hoạt động theo Luật Hợp tác xã, đang hoạt động kinh
doanh tại thời điểm ghi chép.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (theo
quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp ban hành ngày
26 tháng 11 năm 2014)
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và
hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ
sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và
dân chủ trong quản lý hợp tác xã. (theo quy
định tại Điều 3, Luật Hợp tác xã ban hành
ngày 20 tháng 11 năm 2012)
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

2. Cách ghi chép:
Ghi chữ và ghi số tương ứng với từng loại
thông tin
- Ghi chữ vào dòng chấm “................................”
- Ghi số vào các ô mã bên phải dòng ghi chữ
(nếu có), chú ý: những câu có từ 2 ô trở lên
thì ghi từ trái qua phải, nếu số chữ số ít hơn
số ô thì ghi số 0 vào ô liền trước (chú ý: lấp
đầy các ô).
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
3. Kiểm tra phiếu đã hoàn thành
Sau khi kết thúc phỏng vấn, cán bộ ghi chép
phải kiểm tra những thông tin đã ghi trên phiếu
theo từng câu hỏi. Đặc biệt kiểm tra cẩn thận tính
logic của các thông tin doanh nghiệp trả lời. Ví dụ:
Nếu tổng số lao động của doanh nghiệp là 30
người, thì tổng số lao động chia theo trình độ
chuyên môn kĩ thuật hoặc tổng số lao động chia
theo nhóm nghề của doanh nghiệp cũng phải bằng
30.
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA



I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

4. Một số quy định chung về ghi phiếu
- Chữ viết và chữ số phải sạch sẽ, rõ
ràng, dễ đọc. Không được viết tắt, viết
ngoáy.
- Chỉ sử dụng bút mực xanh/tím/đen để
ghi các thông tin vào phiếu, không
được ghi bằng bút mực đỏ.
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX
Thời điểm ghi chép: là thời điểm cán bộ ghi chép ghi
đầy đủ thông tin của doanh nghiệp/HTX vào phiếu thu
thập thông tin (tức là ngày 01/7/2017)
Mã số DN/HTX:
Ghi mã doanh nghiệp/HTX theo thứ tự: Mã tỉnh (1),
Mã quận/huyện/ thị xã/ TP thuộc tỉnh (2) (Theo phụ lục kèm
theo trích từ Danh mục hành chính do Tổng cục Thống kê
ban hành)
Mã Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
hoặc khu kinh tế (Mã KCN, KCX, KCN cao hoặc khu kinh
tế) (3): do Ban quản lý KCN, KCX, KCN cao, khu kinh tế
cung cấp tên và được mã hóa trong phần mềm nhập tin
(bảng mã kèm theo tài liệu). Có hai trường hợp:
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA



II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU THÔNG
TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

Nếu doanh nghiệp nằm trong KCN, KCX, KCN
cao, khu kinh tế: thì đánh mã số thứ tự khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu
kinh tế theo tỉnh, không kể doanh nghiệp đó đóng
trên địa bàn huyện, quận nào.
Trường hợp là HTX hoặc là doanh nghiệp không
nằm trong KCN, KCX, KCN cao, khu kinh tế thì
đánh mã:
00
Tiếp đến đánh số thứ tự doanh nghiệp/HTX, có hai
trường hợp xảy ra:
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU THÔNG
TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

Nếu là HTX hoặc doanh nghiệp nằm ngoài KCN,
KCX, KCN cao, khu kinh tế thì đánh từ 00001 đến hết
doanh nghiệp/ HTX cuối cùng đóng trên địa bàn
huyện/quận/thị xã (không bao gồm những doanh nghiệp
nằm trong KCN, KCX, KCN cao, khu kinh tế).
Nếu doanh nghiệp nằm trong KCN, KCX, KCN cao,
khu kinh tế thì đánh từ 00001 đến hết doanh nghiệp cuối
cùng nằm trong địa bàn KCN, KCX, KCN cao, khu kinh
tế đó.

Chú ý: Mỗi doanh nghiệp chỉ được ghi 1 mã số duy
nhất để cập nhật trong các lần thu thập thông tin tiếp theo.


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU THÔNG
TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

Mã số doanh nghiệp: Ghi mã số của các doanh nghiệp
theo danh sách Cục Việc làm đã gửi cho các địa phương.
(1) Tên doanh nghiệp/ HTX
Ghi theo tên trong quyết định thành lập hoặc theo giấy
phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/HTX.
Mã số đăng ký kinh doanh (Mã số ĐKKD): Doanh nghiệp
ghi mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mình do
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (trong giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 8 Nghị
định số 78/2015/NĐ-CP) vào ô Mã số ĐKKD.

BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

2. Điện thoại:
- Ghi số cố định hoặc số di động (nếu có), số
Fax (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp có
hơn 1 số Fax thì ghi số chính doanh nghiệp
thường sử dụng.
- Ghi địa chỉ Email chính của doanh nghiệp

dùng trong giao dịch (nếu có).
- Ghi
địa chỉ Website chính của doanh nghiệp
dùng trong giao dịch (nếu có).
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU THÔNG
TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

3. Tình trạng hoạt động:
Chọn và điền 1 mã trả lời phù hợp với tình trạng
tương ứng của doanh nghiệp:
- Đang hoạt động: bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt
động bình thường và doanh nghiệp mới thành lập
(doanh nghiệp mới thành lập là doanh nghiệp được
thành lập từ thời điểm từ 1/7 của năm trước liền kề).
- Không hoạt động: bao gồm các doanh nghiệp tạm
dừng hoạt động, phá sản, giải thể...
- Không tìm thấy: bao gồm các doanh nghiệp có trong
danh sách doanh nghiệp trên địa bàn nhưng không tìm
thấy.
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

4. Địa chỉ doanh nghiệp/ HTX
Ghi địa chỉ của văn phòng làm việc chính của Ban

giám đốc hoặc chủ nhiệm HTX (nếu là HTX) trong
trường hợp doanh nghiệp/ HTX có nhiều nơi làm
việc, ghi vào ô mã bên phải là 1 nếu đó là phường/thị
trấn; là 2 nếu đó là xã.
5. Tên khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế (nếu có):
Đối với doanh nghiệp/HTX, nếu nằm trong Khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
thì ghi rõ tên Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế đó.(Ví dụ: Nếu Doanh
nghiệp nằm trong khu công nghiệp VSIP 1 thì ghi tên
KCN là “KCN VSIP 1”).

BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU THÔNG
TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

6. Loại hình Doanh nghiệp/ HTX
- Chọn và điền 1 mã loại hình tương ứng
của doanh nghiệp (Theo đúng tên
doanh nghiệp tại Giấy chứng nhận kinh
doanh).
- Là HTX chọn mã 12
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX


Lưu ý:
- Các doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp trong năm thì xếp doanh nghiệp theo
đúng loại hình mới tại thời điểm ghi chép.
- Các doanh nghiệp được sáp nhập trong năm
thì chỉ làm một phiếu ghi chép cho doanh
nghiệp mới được sáp nhập.
- Các doanh nghiệp được chia tách thì mỗi một
doanh nghiệp mới làm một phiếu ghi chép.


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

7. Ngành nghề sản xuất - kinh doanh hoặc sản
phẩm chính của doanh nghiệp/HTX
Chọn mã trả lời và điền vào ô mã một chữ số phù
hợp với ngành sản xuất kinh doanh chính là
ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất
kinh doanh trong năm điều tra. Nếu không xác
định được giá trị sản xuất kinh doanh thì căn cứ
vào ngành có doanh thu lớn nhất hoặc ngành sử
dụng nhiều lao động nhất.


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

8. Tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp/HTX

Cán bộ ghi chép ghi tổng số lao động đang làm việc
trong doanh nghiệp (không tính thành viên chỉ góp vốn
mà không làm việc tại HTX) tại thời điểm ghi chép và
thu thập thông tin về lao động theo các tiêu chí sau:
- Số lao động ngoại tỉnh: là tổng số lao động không có hộ
khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi làm việc.
- Số lao động trực tiếp: là tổng số lao động đang trực
tiếp tham gia sản xuất kinh doanh.
- Số lao động nữ: là số lao động nữ hiện đang làm việc
trong doanh nghiệp/ HTX.


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

- Số lao động và số lao động nữ đã ký hợp đồng lao
động (HĐLĐ) theo các loại:
HĐLĐ không xác định thời hạn (là hợp đồng mà
trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời
điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng); HĐLĐ xác
định thời hạn (là hợp đồng mà trong đó hai bên
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực
của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12
tháng đến 36 tháng); HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX


- Số lao động là người nước ngoài và lao động

nữ là người nước ngoài: lao động nước ngoài
là công dân nước ngoài, trong trường hợp
công dân có hai quốc tịch Việt Nam và nước
ngoài được tính là người nước ngoài.
- Số lao động đã tốt nghiệp Trung học phổ
thông: Là những người đã học xong và có
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (tương
đương tốt nghiệp cấp III hệ 10 năm).
BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

9. Số lao động làm việc trong doanh
nghiệp/HTX chia theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật (CMKT)
Cán bộ ghi chép thu thập thông tin lao động về
CMKT theo các tiêu chí cụ thể sau:
(9.1). Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Là những người chưa tham gia bất kỳ một
khoá học/lớp đào tạo nào và hiện không có một
giấy chứng nhận/văn bằng hoặc thực tế cũng
không đảm nhận công việc nào đòi hỏi trình độ
chuyên môn kỹ thuật dưới 36 tháng.


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU

THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

(9.2). Công nhân kỹ thuật không có bằng/ chứng chỉ:
Là những người chưa qua một trường lớp đào tạo
nào nhưng do tự học, do được truyền nghề hoặc vừa
làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề
tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có
bằng cùng nghề và thực tế đã làm công việc này từ 3
năm trở lên.
(9.3). Đào tạo thường xuyên: Là các chương trình
đào tạo có thời gian đào tạo dưới 3 tháng và được cơ
sở đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo (Điều 40 Luật giáo
dục nghề nghiệp 2014).


II- GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI PHIẾU
THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP/HTX

(9.4) Sơ cấp nghề: bao gồm sơ cấp nghề/chứng
chỉ học nghề ngắn hạn, là những lao động đã
qua đào tạo nghề từ 3 đến dưới 12 tháng và có
chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyền.
(9.5) Trung cấp: bao gồm Bằng nghề dài
hạn/Trung cấp nghề/ trung học chuyên nghiệp.
Là những lao động đã được cấp bằng nghề dài
hạn (từ 12-24 tháng) hoặc tốt nghiệp trung cấp
nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp.



×