Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

BÀI GIẢNG Đại cương về Chữ Hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.44 KB, 13 trang )

Phần 1
Đại cương về Chữ Hán




Văn tự là công cụ ghi chép ngôn ngữ. Bản chất văn tự là hệ thống ký hiệu dùng để
ghi chép lại ngôn ngữ nói; nó khắc phục được sự hạn chế về không gian (không thể
truyền xa) và hạn chế về thời gian (không thể truyền lâu) của ngôn ngữ nói.



Văn tự Hán có nghĩa là chữ viết của người Hán, là loại hình văn tự thiên về biểu ý .
Văn tự là một thuật ngữ trong Cổ tự học chuyên dùng để chỉ 2 loại chữ - Chữ có kết
cấu thuần nhất (văn) và chữ có kết cấu phức hợp (tự).


Đặc điểm








Hình thể: sau khi vượt qua giai đoạn hình vẽ, chữ Hán được tạo thành bởi 7 đơn vị
cơ sở, gọi là 7 nét cơ bản, có nhiều biến thể, sắp xếp phối hợp với nhau theo những
quy tắc nhất định.
Kết cấu: có thể chia chữ Hán hiện có ra làm 2 loại lớn
- Chữ có kết cấu đơn giản (văn)


- Chữ có kết cấu phức tạp (tự)
Giữa mối quan hệ giữa ngôn ngữ Hán và văn tự Hán thì mỗi chữ (mỗi đơn vị văn
tự, xét theo hình thể kết cấu) tương ứng với 1 âm tiết. Do đó mỗi chữ có thể là một
từ hoặc có thể mỗi chữ chỉ là một bộ phận của từ.
Đặc điểm lớn nhất của chữ Hán là sự kết hợp gắn bó chặt chẽ giữa 3 mặt : hình thể
- âm đọc – ý nghĩa. Trong đó vai trò biểu đạt ý nghĩa qua hình thể kết cấu, qua
thành tố biểu ý nhiều khi khá nổi bật. Tính chất biểu ý của hệ thống chữ viết này đã
bộc lộ rõ nhất ở đặc điểm này.


Giáp cốt văn
Giáp cốt văn 甲甲甲 nghĩa đen là chữ viết được khắc trên mai rùa (giáp) và xương
thú (cốt). Giáp cốt văn (hay chữ giáp cốt) là thể chữ Hán cổ xưa nhất được tìm thấy
cho đến ngày nay. Thời đại của những mảnh xương thú, mai rùa có khắc chữ giáp
cốt là thời kì Ân Thương.


Nội dung của những đoạn văn tự giáp cốt chủ yếu là nói về việc bói toán. Người
đời Thương thường dùng mai rùa, xương thú để xem bói. Người ta đốt xương hoặc
mai rùa rồi căn cứ vào những vết rạn trên đó để đoán cát hung (những vết rạn đó
được gọi là “triệu” 甲 ). Ngoài ra giáp cốt văn còn ghi chép về khí tượng, địa lí,
thiên văn, tôn giáo… phục vụ cho tầng lớp vua chúa.
Giáp cốt văn hoàn chỉnh nhất là vào thời  Vũ Đinh nhà Thương, và lượng văn tự
được tìm thấy ngày nay cũng chủ yếu ở vào thời kì này.
Khoảng đời Quang Tự nhà Thanh, một số nông dân đi hái lạc đã vô tình tìm được
những mảnh mai rùa, xương thú có khắc chữ. Họ cho rằng đó là “long cốt” và bán
cho các hàng thuốc bắc. Sau đó được  nhà kim thạch học Vương Ý Vinh tình cờ
phát hiện, ông cho rằng đó là một loại văn tự cổ được khắc trên mai rùa, xương thú
chứ không phải “long cốt”. Nghiên cứu sau này đã chứng minh nhận định của ông.
Địa điểm tìm được những mảnh xương trên chính là kinh đô cũ của nhà Thương,

gọi là Ân Khư 甲甲 .


Chữ giáp cốt là loại văn tự sơ khai, có người cho rằng đó là tiền thân của chữ Hán,
cũng có người liệt nó vào một thể loại chữ Hán hoàn chỉnh. Chữ giáp cốt sử dụng
các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để tạo chữ. Về mặt dụng tự, ta bắt gặp
phương pháp giả tá. Như vậy, về mặt cấu tạo chữ thì chữ giáp cốt mang đầy đủ đặc
điểm của chữ Hán thời kì đầu, theo hướng tượng hình. Những chữ dị thể trong giáp
cốt văn có rất nhiều, văn tự chưa có sự quy ước thật chặt chẽ.


Kim văn
Kim văn 甲甲 hay Minh văn 甲甲 , Chung Đỉnh văn 甲甲甲 tức là chữ được khắc trên
đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh).


Kim văn là bước kế thừa của Giáp cốt văn, ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào
đời  Tây Chu (tk XI trc.CN – 771 trc.CN). Đời  Tây Chu thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều
bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng, đặc biệt là trên những chiếc chuông và vạc. Vì
thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi
như vậy.
Kim văn được chia làm 4 loại, dựa theo 4 thời kì phát triển:
Ân kim văn (khoảng năm 1300-1046 trc.CN): Ân kim văn có khá ít, thực chất cũng chỉ từ sau
khi Bàn Canh rời đô mà thôi. Nội dung kim văn khá ngắn, chủ yếu là tên của người đúc hoặc
tổ tiên người thợ đúc, bài dài nhất khoảng hơn 40 chữ.
Tây Chu kim văn (khoảng năm 1046-771 trc.CN): thời  Tây Chu, Kim văn bắt đầu hưng thịnh,
ghi chép những việc đi tuần, săn bắn của vua chúa.
Đông Chu kim văn (năm 770-222 trc.CN): thời kì Đông Chu, đồ sắt xuất hiện, đồ đồng cũng
nhiều lên, vì thế kim văn phong phú hơn trước rất nhiều, ghi chép những việc của vương công
đại thần, việc chiến sự, âm nhạc…

Tần Hán kim văn (năm 221-219 trc.CN): Tần Thủy  Hoàng thống nhất thiên hạ, tiến hành thống
nhất văn tự. Kim văn chỉ còn xuất hiện trong các đồ đồng ở dân gian, đến đời Hán thì dần biến
mất.


Đại triện
Khái niệm “đại triện” 甲甲 cũng không thống nhất. Có người cho rằng đại triện bao
gồm Kim Văn và Lựu Văn, lại có người cho rằng đại triện là Lựu Văn. Cũng có
người cho rằng thời Chiến Quốc vì các nước chư hầu hùng cứ nhiều phương nên
hình thể chữ Hán xuất hiện với nhiều sự khác biệt, về sau văn tự của các nước Tề,
Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy gọi chung là “Lục quốc cổ văn “ hay “Đại Triện”


Tiểu triện
Tiểu triện 甲甲 hay Tần triện 甲甲 là văn tự được nhà Tần thống nhất sử dụng sau
khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc (221 TCN), ông đưa ra các chính sách
“thư đồng văn, xa đồng quỹ” 甲甲甲甲甲甲甲 (sách viết cùng loại chữ, xe có cùng cỡ
trục), tức là thống nhất văn tự, thống nhất đơn vị đo lường. Thừa tướng  Lý Tư phụ
trách việc thống nhất văn tự, đưa chữ tiểu triện vào sử dụng trong các văn bản chính
thức. Chữ tiểu triện là bước phát triển từ chữ đại triện được xây dựng dựa trên cơ sở
chữ triện của nước Tần, tiến hành giản hóa, loại bỏ những chữ dị thể của sáu nước,
được dùng đến khoảng đời Tây Hán.





Chữ “Tiểu Triện” tuy đã dễ viết hơn rất nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp. Do
đó trong giới dân phu, binh lính, quan lại cấp thấp lưu hành rộng rãi một kiểu chữ
khá đơn giản, gọi là “Lệ Thư”. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, “Lệ Thư” lại phát

triển thêm một bước, dần dần trở nên thành thục. Đến thời Tây Hán cuối cùng đã
chiếm vị trí của thể chữ “Tiểu Triện”, thành thể chữ chính thức lưu hành trong xã
hội. Đặc điểm của “Lệ Thư” là vuông góc, gãy gọn, được tạo thành bởi một số đơn
vị hình tuyến cơ bản, gọi là nét. Với “Lệ Thư” chữ Hán thực sự đã thoát li hình vẽ
để trở thành loại chữ với kiểu dáng như chúng ta thường thấy.



Vào đời Hán, sự ra đời của “Văn phòng tứ bảo” đã tạo ra cơ sở vật chất cho việc tu
chỉnh cải tiến chữ Hán về mặt kiểu dáng dẫn đến việc nhiều kiểu chữ mới xuất hiện
- Kiểu chữ Bát phân (còn gọi là Lệ thư đời Hán)
- Thời Nam Bắc Triều Ngụy – Tấn (220-316) trên cơ sở Lệ Thư lại có một thể chữ
mới phát triển, đó là “Khải thư”. Với lối chữ “Khải thư”, người ta có thể viết nhanh
hơn, gọn hơn với những nét “ngang bằng sổ thẳng” rất dễ viết. “ Khải thư” được
thông dụng cho tới nay với hai kiểu dáng phổ biến là “Chân thư” và “Hành thư”.


Khải thư

Hành thư



×