Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.66 KB, 72 trang )

gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

Chuyên đề 1 : Văn tự sự
A. Những nội dung kiến thức cần nắm khi làm văn tự sự
1.Thế nào là tự sự ?
-Tự sự còn gọi là kể chuyện là phương thức trình bày chuỗi các sự việc nối tiếp nhau
một cách mạch lạc,theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thúc,thể hiện một ý
nghĩa.
- Mục đích của tự sự là trình bày diễn biến sự việc,nhằm giải thích sự việc,tìm hiểu
con người,nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê của người kể.
2.Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
-Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng:
+ Trong thời gian cụ thể
+ở địa điểm cụ thể
+ Do nhân vật cụ thể thực hiện
+ Có nguyên nhân diễn biến và kết quả
Sự việc trong văn tự sự bao giờ cũng được sắp xếp theo một trật tự , một diễn biến
hợp lí nhằm bộc lộ rõ ràng nhất tư tưởng mà người kể muốn thể hiện.
- Nhân vật
Nhân vật trong văn tự sự lag người tạo ra các sự việc và được thể hiện trong văn
bản.Nhân vật được bộc lộ qua các mặt: tên gọi ,lai lịch ,tính nết, hình dáng,việc
làm…
- Có hai loại nhân vật:
+ nhân vật chính : Đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản.
+ Nhân vật phụ: góp phần thể hiện những đặc điểm khác nhau của nhân vật chính
( giúp nhân vật chính hoạt động).
VD. “ Thoắt cái Diều Giấy đã rơi gần sát ngọn tre .Cuống quýt nó kêu lên:
- Bạn Gió ơi,thổi lại đi nào ,tooi chết mất thôi.
Quả bạn nói đúng,không có bạn tôi không thể nào bay được.Cứu tôi với ,nhanh
lên ,cứu tôi…
Gió cũng đã nhận được điều nguy hiểm đã gần kề Diều Giấy. Thương hại gió dùng


hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi ! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã
bị quấn chặt vào ngọn tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên,nhưng hai cái đuôi đã giữ
nó lại.Diều Giấy cố vùng vẫy.
-> Ý nghĩa: không nên kiêu căng tự phụ ,nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng
,bạn bè sẽ thất bại đau đớn.
3.Chủ đề và bố cục của bài văn tự sự.
- Chủ đề.
Trong văn tự sự ,chủ đề là vấn đề chủ yếu,là ý tưởng mà người viết muốn thể hiện
qua việc kể ấy.
Chủ đề không phải là hiện thực được kể trong văn bản mà là những điều người kể
gửi gắm ; có thể là sự ngợi ca ,khẳng định hay phê phán,lên án hoặc kết tội…
VD.Truyện “ Sự tích Hồ Gươm”
Chủ đề : phản ánh ,giải thích những sự kiện ,những dấu tích lịch sử liên quan đến
cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đầu thế kỉ XV.
- Dàn bài:
Văn tự sự chủ yếu là kể ,vì vậy bố cục bài văn tự sự thường bao gồm ba phần.
1


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

+ Mở bài: giới thiệu chung nhân vật sự việc định kể
+ Thân bài : kể diễn biến của sự việc .Đây là phần chi tiết hóa và cụ thể hóa cho
phần giới thiệu chung ở trên. Phần này có thể kể theo không gian, thời gian, hoặc
theo trình tự của sự việc.
+ Kết bài: Khép lại sự việc,tạo sự hoàn chỉnh cho truyện.
Đưa ra bài học cho bản thân.
* Các cách mở bài của văn kể chuyện.
- Chỉ ra một thời gian xa xôi: Ngày xửa ngày xưa…
- Giới thiệu hành động của nhân vật : Tôi đang chơi ở….thấy một…

- Tả cảnh: Trăng sáng quá ,cô giáo An đang ngồi ở ngoài sân…
- Một suy nghĩ: Từ nay mình sẽ sống ra sao …
- Một cảm giác của nhân vật : Tôi cảm thấy gió như đang thì thầm…
- Một tiếng kêu của nhân vật: Trời ơi!...
- Những âm thanh: Tùng.. tùng… tùng…
4. Lời văn,đoạn văn tự sự.
a. Lời văn:
Văn tự sự chủ yếu là kể người,kể việc
+ Khi kể người : lời văn tự sự chủ yếu giới thiệu nhân vật .Người kể sẽ làm sáng
rõ cho nhân vật về họ tên,tuổi tác, quê quán, tính tình, hành động, thói quen, sở
thích…
+ Khi kể việc : lời văn tập trung vào kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi
thay do các hành động ,việc đó đem lại.
VD. Nhân vật Sơn Tinh,Thủy Tinh,Mị Nương.
- Tên : Sơn Tinh
- Quê quán: ở vùng núi cao Tản Viên
- Tài năng : Vẫy tay về phía Đông…
- Hình dáng: người đẹp như hoa
- Tình tình: tính nết hiền dịu
b.Đoạn văn:
Đoạn văn không nhất thiết lúc nào cũng có câu chủ đề .Tuy vậy trong đoạn văn tự
sự mỗi đoạn văn thường có một câu chủ đề. Điều này giúp cho việc thể hiện ý
chính ,ý trọng tâm của cả đoạn văn được nổi bật .Các câu khác thường giữ nhiệm
vụ diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích bổ sung làm rõ ý nghĩa cho
ý chính.
5.Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
a. Ngôi kể.
Khi kể chuyện người kể phải xác định ngôi kể cho mình .Ngôi kể là vị trí giao tiếp
,trò chuyện,tâm sự mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Có hai ngôi kể thường
gặp:

+ Kể theo ngôi thứ ba: Đấy là khi người kể dấu mình ,ẩn mình đi và kể lại câu
chuyện như một ai đó ,người nào đó đang kể.
+ Kể theo ngôi thứ nhất : Đó là khi người kể xưng tôi để trực tiếp kể những điều
mình nghe,mình thấy, mình trải qua và trực tiếp nói rõ ra suy nghĩ ,cảm tưởng của
mình.
b.Lời kể.
2


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

- Khi kể theo ngôi thứ ba, người kể đóng vai một người nào đó đang kể,nên lời kể
thường mang một giọng điệu khách quan,thể hiện cái nhìn ,cái cảm “ lạnh lùng”
của người ngoài cuộc.
-Khi kể theo ngôi thứ nhất,trong vai trò tôi người kể tự nói về mình nên lời kể
mang tính tự thuật .Lúc này lời kể là những lời tâm sự ,thủ thỉ ,bộc bạch tình cảm,
thổ lộ cuộc sống nội tâm của người kể chuyện.
c. Lời thoại:
Bên cạnh lời kể thì lời thoại cũng đóng vai trò khá quan trọng ,lời thoại sẽ góp
phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn tự sự.
Lưu ý. Không nên đưa vào quá nhiều khiến câu chuyện sẽ loãng
Lời thoại quá ít, đưa vào có lệ ,giá trị bài văn sẽ giảm.
Khi viết lời thoại, trước hết phải nắm bắt được đặc điểm,tính cách ,tuổi tác ,nghề
nghiệp, giới tính các nhân vật tham gia hội thoại.
Khi viết lời thoại nên sử dụng câu tỉnh lược,các dấu chấm lửng,dấu chấm hỏi ,dấu
chấm than…
VD.- Đùa trò gì?
- Đùa chơi một tí !
- Hừ …hừ…cái gì thế ?
- Ừ

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì?
Sử dụng những từ có tác dụng chèn ,xen trong lời thoại
+ Dùng để tỏ thái độ dè bửu ,mỉa mai: Ôi dào,vẽ chuyện ,than ôi…
+ Dùng để tỏ thái độ khó chịu,tức giận : Hức ,hứ…
+ Dùng để tỏ thái độ ngạc nhiên ,bất ngờ : chao ôi ,trời ơi,chà chà ,a,á,quái lạ ,chết
thật,ra thế,ô hay,chết nỗi,ủa, hả...
+ Dùng để tỏ thái độ sợ hãi : eo ôi ,khiếp,ối…
+ Dùng để tỏ thái độ lưu ý: này ,ê,nè…
+ Dùng để tỏ thái độ nghi ngờ ,phỏng đoán: lẽ nào,phải chăng,đâu có,đâu
phải,sao…
+ Dùng để tỏ thái độ lạnh nhạt,qua chuyện: ờ ờ …
+ Dùng để tỏ thái độ bất cần: mặc ,mặc kệ,cần gì…
+ Dùng để tỏ thái độ rủ rê,thúc giục,ngăn ngừa : nào,thôi,thôi đi…
6.Trình tự kể trong văn tự sự
Để giúp người đọc,người nghe dễ theo dõi diễn biến của chuyện ,khi kể chuyện
có thể kể :
- Theo trình tự diễn biến tự nhiên,việc gì xảy ra trước kể trước,việc gì xảy ra sau
kể sau, cứ như vậy cho tới khi kết thúc.
- Để gây hứng thú bất ngờ hoặc để thể hiện tình cảm của nhân vật ,có thể đảo
ngược trật tự thời gian: đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể trước ,sau mới
dùng cách kể bổ sung để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đẫ xảy ra trước
đó.
* Cách triển khai bố cục văn bản
Mở bài không nhất thiết phải là một đoạn văn giới thiệu nhân vật ,sự việc mà có
thể bằng những câu chuyện thời gian,không gian,miêu tả cảnh vật,nêu tâm trạng ý
nghĩ của nhân vật
+ Mở đầu chuyện bằng một tiếng gọi hoặc một vài câu đối thoại ngắn
3



gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

+ Kết bài bằng một vài câu giới thiệu không gian,thời gian,miêu tả cảnh vật ,hình
ảnh,nhân vật,cảm nghĩ nhân vật.
+ Kết thúc theo lối mở là không khép lại vấn đề mà mở ra thêm một hướng suy
nghĩ ,một hướng cảm xúc ,một chặng đường khác đang chờ nhân vật.
VD.Kể mẩu chuyện có nội dung nói về việc giúp đỡ một em bé ăn xin nghèo.
MB.( Miêu tả)
Trời về trưa ,cái nắng càng trở nên gay gắt .Những đợt gió mạnh ào qua làm
cho hơi nóng từ đường nhựa bốc lên hầm hập cuốn bụi bay mù mịt. Tôi gò lưng
trên chiếc xe đạp mong cho mau chóng về đến nhà. Sau một buổi học căng thẳng
giờ thì bụng đang đói meo lại thêm cả khát nữa.Con đường như dài ra .Mắt tôi
chợt sáng lên khi nhìn thấy hàng kem trước mặt.Phải rồi ,lúc này mà thưởng thức
cảm giác mát lạnh của que kem thì thú vị phải biết. Năm nghìn mẹ cho ăn sáng
vẫn còn nguyên. Tôi vội vã ghé xe vào vệ đường. Đột nhiên tôi giật bắn mình vì
một tiếng thét the thé :
- Thằng kia ,cứ đứng ám mãi trước hàng nhà người ta thế hả? Có xéo ngay
không thì bảo!
Thì ra là bà chủ quán đang quát một đứa bé ăn xin gầy gò ,rách rưới.
KB.
Cầm tờ bạc trong tay thằng bé ngước đôi mắt ngây thơ nhìn tôi với vẻ cám ơn ,rồi
lặng lẽ bước đi . Cái bóng gầy gò như xiêu vẹo trước những đợt gió Lào dữ
dội.Tôi vội vã lên xe đạp về nhà .Trong tâm trí tôi còn đọng mãi hình ảnh một đôi
mắt ngây thơ và một dáng người gầy gò với nước da đen đúa .Nắng vẫn đổ lửa
xuống mặt đường hầm hập…hầm hập.
* Cách xây dựng nhân vật:
- Lựa chọn số lượng nhân vật cho phù hợp với cốt truyện,xác định rõ nhân vật nào
chính,nhân vật nào phụ ( số lượng nhân vật không nên quá nhiều hoặc quá ít)
- Dù nhân vật chính hay nhân vật phụ cũng được miêu tả với một chân dung cụ
thể có tên tuổi ,vóc dáng ,trang phục ,diện mạo ,tính tình .( việc miêu tả ngoại hình

cũng nên cân nhắc kĩ .Không phải nhân vật nào cũng miêu tả từ đầu đến chân. Tùy
theo đặc điểm tính cách tuổi tác hay tình huống truyện mà chọn những nét ngoại
hình phù hợp.)
- Nhân vật được xây dựng trong tác phẩm tự sự phải xuất phát từ nguyên mẫu
ngoài đời ,không nên bịa nhân vật mà dẫn tới chân dung phi lí.
B.Cách vận dụng miêu tả trong văn tự sự.
Trong phương thức tự sự ,văn miêu tả đóng vai trò rất quan trọng. Tự sự trước hết
là kể việc ,kể người .việc trong văn tự sự thường có diễn biến xảy ra trong một
thời gian ,không gian và giữa một khung cảnh nhất định. Con người trong văn tự
sự cũng phải mang những nét điển hình ,hình dáng riêng ,cụ thể .Tức là đều cần
đến văn miêu tả .
- Đó là những bức tranh tả cảnh thiên nhiên làm nền cho câu chuyện ( Một đêm
trăng sáng, một buổi chiều hè, một sân trường,một ngõ phố ,một bãi cỏ sau
làng…)
- Đó là những bức tranh tả cảnh sinh hoạt cụ thể ,sinh động ( Cảnh một buổi lao
động,cảnh một trò chơi, cảnh gia đình xum họp..)

4


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

- Đó là chân dung nhân vật với những đặc điểm cố định,và những nét đặc điểm
gắn với tình huống ,những tâm trạng cụ thể ( nhân vật đang buồn,hoặc đang
vui,nhân vật đang làm việc ,đang chơi một trò chơi…)
Thực tế cho thấy nếu trong văn tự sự chỉ chú trọng kể mà không quan tâm tới miêu tả
thí câu chuyện sẽ thiếu sinh động,tẻ nhạt. ( chi tiết miêu tả chỉ có tính chất đan xen
,bổ trợ để cốt truyện hay hơn,nhân vật trong truyện hiện lên sinh động và ấn tượng
hơn).
VD. Kể một câu chuyện về cuộc tham quan di tích lịch sử ngoài việc nêu những sự

việc chính liên quan tới cốt truyện : cuộc tham quan di tích lịch sử diễn ra vào lúc
nào? Địa điểm ở đâu? Có những ai tham gia? Cuộc tham quan ấy diễn ra như thế
nào ? Có điều gì bất ngờ lí thú? Người viết có thể xen vào những đoạn,những câu
miêu tả đôi nét về cảnh vật ,thời tiết mà mình cảm nhận được trên đường đi,tả toàn
cảnh khu di tích ,tả đoàn tham quan,lời giới thiệu của cô thuyết minh, tâm trạng ngạc
nhiên về những gì mà cha ông đẫ làm ra…
…………………………………………………………………………………………
Chuyên đề hai: Kể chuyện tưởng tượng
* Đây là loại truyện khó nhất trong văn tự sự
- kể chuyện tưởng tượng không phải là kể lại truyện sẵn có trong sgk, sách truyện.
- kể chuyện tưởng tượng cũng không phải là đưa những chuyện đời thường có
thật ra để kể
- kể chuyện tưởng tượng là kể chuyện sáng tạo trên cơ sở dựa vào những điều có
thật để tưởng tượng ra.
+ Mượn lời đồ vật,con vật nhân hóa để nó kể chuyện- đóng vai
+ Tưởng tượng một đoạn kết mới cho câu chuyện cổ tích
+ Thay ngôi kể để kể lại truyện đã học…
* Đề minh họa
1. Mượn lời đồ vật ,con vật
Đề 1.Lời tâm sự của chú Cún con
MB. Cún con tự giới thiệu về mình.
TB. -Những việc làm ,tình cảm của con người dành cho Cún con trong những
ngày đầu tiên Cún vào gia đình.
- Tình cảm của Cún con và em
- Tình cảm của Cún con dành cho em khi em bị ốm
- Tình cảm ngày càng thắm thiết
KB .Khép lại câu chuyện
2 Thay ngôi kể để kể chuyện đã học hoặc đọc.
Đề 1.Vào vai nhân vật Lí Thông để kể chuyện “ Thạch Sanh”
MB.Nhân vật Lí Thông tự giới thiệu về mình

TB.- Lí Thông lừa Thạch Sanh canh miếu thờ để nộp mạng thay mình.
- Lí Thông cướp công giết Chằn Tinh của Thạch Sanh
- Lí Thông tiếp tục cướp công và hãm hại Thạch Sanh
- Sự thật được bày tỏ
KB.Kết thúc truyện

5


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

Bài viết là lời kể của Lí Thông nên không thể để Lí Thông chết biến thành bọ
hung như trong truyện mà để Lí Thông cùng mẹ về quê sống nốt phần đời còn lại
trong nỗi cô đơn ,xấu hổ.
3.Tưởng tượng kết thúc mới cho các câu chuyện cổ tích.
Đề 1.Viết đoạn kết mới cho câu chuyện “ Cây bút thần”
MB.Tiếp nối câu chuyện
TB.-Sự việc mở đầu.Mã Lương sử dụng cây bút thần đi khắp nơi giúp mọi người.
- Sự việc hai. Mã Lương đến quán tranh rồi trở thành học trò cưng của ông chủ
quán tranh
- Diễn biến. + Người thầy hết lòng dạy bảo Mã Lương
+ Mã Lương ngủ say lúc dậy không thấy ông già quán tranh đâu
+ Một đêm nằm mơ thấy ông già quán tranh hiện về ông nói : “ Ta chính là người
năm xưa đã cho cháu cây bút thần . Bây giờ cháu đã khôn lớn đủ tài trí ,ta cho
cháu quán tranh của ta…
KB.Mã Lương ở lại quán tiếp tục vẽ tranh giúp đỡ mọi người và kết duyên với
một cô gái trong làng …
Chuyên đề 3: Biểu cảm về đoạn văn, thơ
Muốn biểu cảm về đoạn văn đoạn thơ trước tiên phải đọc kĩ ,xác định những tín
hiệu nghệ thuật: biện pháp tu từ ,từ loại,kiểu câu …

- Tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật đối với đoạn văn ,đoạn thơ.
- Nội dung của đoạn văn,đoạn thơ
- Trình bày cảm xúc ,suy nghĩ của mình
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể,phải chỉ ra được
yêu thích ,thú vị ở chỗ nào ,tại sao lại yêu thích ,thú vị? Nghĩa là phân tích ,trích
dẫn.
VD.Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa ...
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
- Dẫn dắt và trích dẫn đoạn thơ
Nêu cảm nhận ban đầu về đoạn thơ
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được
những ý cơ bản như sau:
- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc
mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu
thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn bộc
lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
6


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để

lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ
biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát
của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà
mẹ dành cho con.
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và
nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có
thể nêu một số câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm nhận của
mình ... khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc.
- Khẳng định lại tình mẫu tử thiêng liêng luôn là hành trang của con người trong
cuộc sống
-Liên hệ bản thân.
VD. “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào
xe tăng, đại bác . Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi
sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
("Cây tre Việt Nam”- Thép Mới)
Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đảm bảo
các nội dung sau:
- Trong kháng chiến:
+ Tre cùng con người chống lại kẻ thù. Tre là đồng chí , đồng đội của con người.
+ Tre sẵn sàng bảo vệ xóm làng, bảo vệ con người.
+ Tre là anh hùng chiến đấu.
- Cảm xúc của bản thân về hình ảnh cây tre Việt Nam.
( nghệ thuật : nhân hóa , động từ , kiểu câu ,dấu câu…)
VD.
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất
nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang…
Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa
trẩu trắng”.

(Vũ Tú Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên
để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân
7


giáo án bdhs giỏi- ngữ văn 6

- Xỏc nh c cỏc t lỏy v bin phỏp tu t cú trong on vn:
+ T lỏy: bõng khuõng, php phng, bi hi, xn xang, nh nhung, lm tm.
+ Bin phỏp tu t:
Nhõn húa: ma xuõn bõng khuõng gieo ht; mt t php phng, bi hi, xn xang;
hoa xoan nh nhung.
So sỏnh: mt t nh mun th di.
- Phõn tớch:
+ Ma c cm nhn nh l s bõng khuõng gieo ht, nhng ht ma xuõn t bu
tri xung mt t mt cỏch nh nhng, em n cho t tri mt s nng m.
+ Mt t ún ma c cm nhn trong cỏi php phng, ch i. Cú l s ch ún
ú rt lõu ri nờn mt t th di, xn xang, bi hi.
+ Hoa xoan rng c cm nhn nh cõy ang rc nh nhung.
ị Mt lot t lỏy núi v tõm trng, cm xỳc con ngi kt hp bin phỏp tu t so
sỏnh, nhõn húa din t cnh vt, thiờn nhiờn t tri lỳc ma xuõn: ln ma xuõn
nh, mng, ỏng yờu, em n hi th, s sng cho thiờn nhiờn t tri ca mựa
xuõn. Ma xuõn c cm nhn ht sc tinh t qua tõm hn nhy cm v tỡnh yờu
thiờn nhiờn ca nh vn V Tỳ Nam.
Chuyờn bn: í ngha ,bi hc cỏc cõu chuyn dõn gian.
* GII THIU THI HC SINH GII
PHềNG GD&T VIT YấN

THI HC SINH GII CP HUYN

NM HC 2011-2012
Mụn : NG VN 6
Thi gian lm bi : 120 phỳt

Câu 1 (4 điểm)
Trong truyn Bui hc cui cựng, thy Ha-men cú núi: ... khi mt dõn tc
ri vo vũng nụ l, chng no h vn gi vng ting núi ca mỡnh thỡ chng khỏc gỡ
nm c chỡa khúa chn lao tự.... Em hiu nh th no v cú suy ngh gỡ v li núi
y?
Câu 2 (4 điểm)
Trong đoạn thơ sau từ đờng có những nghĩa nào? Hãy giải
thích nghĩa của các từ đờng có trong đoạn thơ.
Nghìn năm nửa lạ nửa quen
Đờng xuôi về biển đờng lên núi rừng
Bàn chân đặt lại bàn chân
Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may
8


giáo án bdhs giỏi- ngữ văn 6

Lới đờng chằng chịt trên tay
Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao
Từ nơi vầng trán thanh cao
Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đờng
( Lê Quốc Hán- Lời khấn nguyện)
Câu 3 (12 im)
Th l mựa ụng rột mt ó ra i. Mựa xuõn xinh p li v, cõy ci õm chi
ny lc, trm hoa ua n, vn vt trn y sc sng mi.
Em hóy vit bi vn t cnh ni em vo mựa xuõn ti p ú.

HNG DN CHM HC SINH GII CP HUYN
NM HC 2011-2012
Mụn : NG VN 6
Cõu 1 (4 im)
- Cõu núi ca thy Ha-men ó nờu bt giỏ tr thiờng liờng v sc mnh to ln
ca ting núi dõn tc trong cuc u tranh ginh c lp, t do. Ting núi ca mi
dõn tc c hỡnh thnh v vun p bng s sỏng to ca bit bao th h qua hng
ngn nm, ú l th ti sn vụ cựng quý bỏu ca mi dõn tc. Vỡ vy, khi b k xõm
lc ng húa v ngụn ng, ting núi ca dõn tc b mai mt thỡ dõn tc y khú m
cú th ginh li c c lp, thm chớ ri vo nguy c dit vong.
Vớ d:
+ Trong lch s u tranh ca dõn tc ta, hn 1000 nm Bc thuc, bn phong
kin phng Bc khụng th ng húa c nhõn dõn ta, tuy chỳng ta cú tip thu ting
Hỏn, nhng ting Vit vn khụng mt i.
+ Di thi Phỏp thuc, cỏc nh trng ch trng dy bng ting Phỏp...
Ting Vit ca chỳng ta khụng nhng khụng mt i m ngy nay, ting Vit ca
chỳng ta vn c gi gỡn v phỏt trin.
- Mi chỳng ta phi bit yờu quý, gi gỡn v hc tp nm vng ting núi ca
dõn tc mỡnh, nht l khi t nc ri vo vũng nụ l, bi ting núi khụng ch l ti
sn quý bỏu ca dõn tc m cũn l phng tin quan trng u tranh ginh li c
lp, t do.
Cõu 2 (4 im)
- từ đờng1,2 trong đoạn thơ mang nghĩa gốc: chỉ lối đi lại , nối
liền từ nơi này đến nơi khác.
- từ đờng3 trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển: chỉ những nếp
chỉ tay trong lòng bàn tay của mỗi ngời.
- từ đờng4 trong đoạn thơ mang nghĩa chuyển: chỉ những nếp
nhăn trên trán của con ngời.
Cõu 3 (12 im)
Bi vit ỳng th loi vn miờu t, kiu bi t cnh. Ni dung th hin c yờu cu

ca bi: t cnh ni em vo mựa xuõn ti p. Ni dung bi vit cn lm rừ cỏc ý:
1. MB: Gii thiu c cnh sc thiờn nhiờn mựa xuõn
- V p quang cnh ni em trn y sc sng ang xuõn v ( bu tri
trong xanh, cõy ci hai bờn ng õm chi ny lc, chim chúc hút lớu lo, tit tri m
ỏp, ong bm rp rn; õm thanh, mu sc....).
9


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

- Những đổi mới nơi em ở:)
+ Làng quê xanh mướt một màu: cánh đồng lúa xanh rì đang thì con gái, cây
cối trong vườn xanh tốt...
+ Đường thôn, ngõ xóm xanh - sạch, nhà vừa được xây dựng, tu sửa, thay áo
mới, đời sống nhân dân no ấm.
+ Các ngành nghề truyền thống (...) hoạt động
+ Chợ quê bày bán các loại hàng hoá, tấp nập người mua bán....
3. KB Cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp.
Bài viết thể hiện rõ 3 phần. Diễn đạt ý trôi chảy, dùng từ đúng, có một số câu
văn hay, biết sử dụng một số biện pháp tu từ vào bài viết. Viết câu không sai ngữ
pháp, không sai chính tả đạt ở mức điểm xuất sắc
Tuỳ theo mức độ sai sót về ngữ pháp, lỗi về diễn đạt và chữ viết có thể trừ
điểm cho phù hợp
KÌ THI THI OLYMPIC
Năm học: 2012- 2013
MÔN : NGỮ VĂN 6
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian chép đề)
Câu 1 (4 điểm)
Ở đoạn đầu và đoạn cuối văn bản Vượt thác ( SGK Ngữ văn 6, tập 2) có hai
hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ bên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho

biết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ở mỗi hình ảnh. Giá trị biểu đạt của từng
trường hợp đó là gì?
Câu 2: ( 4 điểm)
Đọc truyện cổ, ta thường bắt gặp các nhân vật ông bụt, cô tiên hoặc
các vị thần... Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về các nhân vật thần tiên
trong truyện cổ.
Câu 3: (12 điểm).
Trong giấc ngủ em thấy mình đang đứng trên đảo Cô Tô và được gặp
gỡ với chị Châu Hòa Mãn. Hãy kể và tả lại cuộc gặp gỡ đó.
................................. HẾT...................................
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6
I/ Hướng dẫn chung :
1. Giám khảo cần nắm những nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một
cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
10


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

2. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài
làm sáng tạo. Coi trọng kĩ năng và năng lực tư duy.
3. Tổng điểm toàn bài 20 điểm, chiết điểm đến 0,5 điểm
II/ Hướng dẫn cụ thể :
CÂU

1

2


3

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG VÀ KIẾN THỨC
ĐIỂM
- HS xác định đúng hai hình ảnh và phép tu từ:

+ Nhân hóa : Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn
xuống nước
+ So sánh: Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già
vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước:
- Giá trị biểu đạt của từng biện pháp:

+ Phép nhân hóa vừa thể hiện được dáng vẻ cổ kính, trang nghiêm của
hàng cây , vừa như dự báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như
mách bảo, như lo lắng cho con người trước thử thách...
+ Phép so sánh được sử dụng khi con thuyền đã vượt qua thác dữ vừa
thể hiện sinh động, thích hợp thế giới tự nhiên vừa biểu hiện được
tâm trạng háo hức, phấn chấn khi con người vượt qua thác ghềnh...
->Những hình ảnh đẹp thể hiện tài quan sát, tưởng tượng và tâm hồn
tinh tế của tác giả...
* Về kĩ năng :
Viết đúng đoạn văn cảm nhận, diễn đạt trong sáng, mạch
lạc. Không cho quá ½ số điểm đối với những bài vi phạm kỹ năng dựng đoạn
* Về kiến thức:
Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
- Là những nhân vật có nhiều phép màu...đại diện cho công bằng xã hội,
cho lẽ phải, họ đem lại hạnh phúc cho người nghèo khổ, bất hạnh và trừng
trị những kẻ độc ác, xấu xa...
- Họ còn là nhân vật thể hiện mơ ước, khát khao hạnh phúc và niềm tin
của nhân dân...

- Thường xuất hiện với dáng vẻ khoan thai nhưng cũng có khi biến thành
những hình dạng xấu xí để thử thách con người...
->Nhân vật siêu nhiên làm nên sức hấp dẫn và giá trị nhân văn cho truyện
cổ...
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài kể chuyện tưởng tượng kết hợp với miêu tả sáng tạo.
- Bố cục hoàn chỉnh. Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, có sử dụng lời
thoại tự nhiên, sinh động gây được hứng thú...
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp
ứng được những ý cơ bản sau:
Mở bài:
Tưởng tượng tình huống gặp gỡ nhân vật một cách hợp lý, tự nhiên...
11



0,5đ
0,5đ







gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

Thân bài :
+ Miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng đảo Cô Tô 1đ

( do em quan sát hoặc qua lời giới thiệu của chị Châu Hòa Mãn) .
+ Miêu tả được chân dung của nhân vật chị Châu Hòa Mãn ...

+ Câu chuyện giữa em và nhân vật( tưởng tượng tự do song phải lấy cơ sở
từ chủ đề văn bản và thể hiện được tính cách hoặc thái độ tình cảm của nhân
vật đối với quê hương... )
+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật, về một vùng biển đảo xinh đẹp
của đất nước.
Kết bài: Ấn tượng sâu sắc nhất và những mong muốn sau cuộc gặp ấy...
Lưu ý: Biểu điểm chỉ mang tính chất gợi ý, giám khảo cần căn cứ vào bài
làm của học sinh để chiết điểm phù hợp
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012 -2013
MÔN: NGỮ VĂN 6
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: (5 điểm)
“ Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước
dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược,
thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi
sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi
cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao
ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ
quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong
bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định các từ láy trong đoạn văn.
2. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng
trắng mênh mông.”

3. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác
dụng của phép tu từ ấy?
Câu 2: (6,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:
" Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt
trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả
trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một
mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển
12


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự
trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."
(Nguyễn Tuân, Cô Tô)
Câu 3: (9 điểm)
Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết
đến, xuân về.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 6
YÊU CẦU

ĐIỂ
M

1. Xác định từ láy (xác định đúng mỗi từ cho 0,25 đ).
1,5
Các từ láy là: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm.

2. Xác định thành phần câu (xác định đúng mỗi thành phần cho 0,25 1,5
đ):
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt,
TN
CN VN
TN
nước dâng trắng mênh mông.
CN
VN
Lưu ý: - Riêng thành phần trạng ngữ, học sinh có thể xác định là Thành
Câu 1 phần phụ;
- Nếu học sinh chỉ xác định đúng được Thành phần chính
(không xác định được CN, VN) và Thành phần phụ thì cho 1/2 số
điểm = 0.75 điểm.
3. Phép tu từ nhân hóa được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng?
- Phép tu từ được tạo ra bằng cách:
+ Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hành
động, tính chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò,sếu, vạc, cốc…) cãi cọ
om sòm. Tôi (Dế Mèn) suy nghĩ việc đời…
+ Dùng từ vốn để gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc…); anh
(Cò); tôi (Dế Mèn).

2,0
1,0
0,5
0,5

- Tác dụng:
1,0
Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình

cảm suy nghĩ của con người, như con người.
Học sinh cảm nhận được: Đoạn văn là bức tranh sinh động về cảnh mặt 6,0
trời mọc trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ, dạt dào sức
sống.
- Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô được đặt trong một thời gian (sau
trận bão) mở ra một không gian rộng lớn bao la và trong trẻo " Sau
trận bão... hết mây, hết bụi."
2,0
Câu 2 - Với tài năng quan sát, liên tưởng nhạy cảm, tinh tế và tài năng sử
13


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

dụng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả... , Nguyễn Tuân đã tạo ra một
loạt hình ảnh so sánh, hoán dụ, nhân hoá... táo bạo, độc đáo, bất
ngờ...làm hiện ra trước mắt người đọc từng nét biến động, biến thái với
màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển
đảo Cô Tô.
Tóm lại: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên đẹp của một tâm hồn
yêu mến cái đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên
nhiên, đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu chuyện
- truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến,
xuân về).
Ví dụ:
Tôi là Mùa Xuân. Mọi người đều gọi tôi với cáí tên trìu mến “Mùa
Xuân, Mùa Xuân ơi!”.
Hôm nay, Mùa Xuân sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình về

thiên nhiên, về con người nhé!
b. Thân bài:
Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân.
Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: mùa
xuân, kể theo ngôi thứ nhất: xưng “tôi” hoặc cũng có thể xưng là
“Mùa Xuân”).
Khi kể cần nêu được một số đặc trưng cơ bản, nổi bật của nhân vật
“tôi” - (Mùa Xuân).
Sau đây là một số gợi ý:
Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất
trời:
- Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên, đất trời giang tay chào đón như
một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn,
bầu trời trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có
cả cái “lành lạnh” như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.
Câu 3 - Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt
mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc; nhìn thấy sắc màu
rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận
được cái ngào ngạt của hương xuân...
Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con
người:
- Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến
biết bao nhiêu niềm vui, niểm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn
tụ, sum họp sau một năm tất bật, bận rộn với công việc làm ăn, với
cuộc sống.
- Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong
lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con
người trong sáng hơn, ấm áp hơn.
- Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự
no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất

14

3,0

1,0
1,0

0,5
0,5
7,0

3,0

1,5

1,5
4,0
1,0
1,0
1,0
1,0


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

- Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về
một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp.
Lưu ý: Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau , những
cách kể chuyện khác nhau ...nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.


c. Kết bài:
1,0
- Kể sự việc kết thúc:
Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn
của trời đất...
0,5
- Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người:
Mọi người đều yêu mến Mùa Xuân đến nên Mùa Xuân càng bâng
khuâng, lưu luyến mỗi khi tạm biệt các bạn. Mùa Xuân sẽ trở lại cùng 0,5
các bạn, ở mãi trong lòng các bạn...
• Lưu ý chung:
1. Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25
2. Điểm trừ (Áp dụng riêng đối với mỗi câu (câu 2 và 3):
Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ 0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm.
GIỎI
MÔN THI: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1(3điểm):
Phân tích cái hay của khổ thơ sau :
“ Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương”.
( Dừa ơi –Lê Anh Xuân)
Câu 2(7điểm)
Để ủng hộ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lụt lịch sử trong năm vừa qua,
trường em đã tổ chức một buổi quyên góp, ủng hộ với chủ đề “Thương lắm
miềnTrung ơi!”. Là người được chứng kiến và tham gia, em hãy kể lại buổi quyên
góp, ủng hộ đó.Hết


15


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THICHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 6

Câu 1
-Nội dung: khổ thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa độc đáo
+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” -> phẩm chất anh dũng ,
hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ
trong chiến tranh, bom đạn. (0.75điểm)
+ Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” -> ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất
quê hương. (0.75điểm)
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ” –“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy
chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.(0.75điểm)
Yêu cầu: Viết dưới dạng đoạn văn, có mở -kết đoạn, ngôn từ chọn lọc, mạcvăn lưu
loát,trôi chảy, không sai lỗichínhtả. Chữviết rõr, trìnhbàysạchsẽ, khoa học.(0.75điểm)
Câu 2:
-Giới thiệu sơ qua về nguyên nhân buổi quyên góp.
-Tiến trình buổi quyên góp:
+ Cô hiệu trưởng đọc diễn văn .Học sinh cần phải kể được một số chi tiết quan trọng
của bài diễn văn,liên quan đến mụcđích,ý nghĩa của việc tổ chức buổi quyên góp.
+ Thầy tổng phụ trách đội chiếu cảnh lũ lụt miền Trung ( hs chọn các hình ảnh để kể,
hình ảnh nào khiến em xúc động nhất? Nêu được cảm xúc của em trước hình ảnh đó)

+ Phần ủng hộ quyên góp của thầy cô giáo, của các bạn học sinh ( Diễn đạt hình ảnh
các thầy cô và các bạn khi ủng hộ quyên góp – nét mặt, cử chỉ, tâm trạng thể hiện
được tình cảm xúc động chia sẻ với những khó khăn , bất hạnh của các em nhỏ miền
Trung khi bị thiên tai.)
+ Kết quả thu được của buổi quyên góp ( hs làm nổi bật được những bạn hs quyên
góp dù là những vật rất nhỏ về vật chất : com pa, bút, cục tẩy...nhưng qua đó để thấy
được tình cảm của hs, sự tương thân tương ái đã làm cho kết quả của buổi quyên góp
có ý nghĩa) Cảm xúc của em khi tham gia buổi ủng hộ

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 6
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm ) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ta thấy có một
sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp
của sự kết hợp này.
Câu 2: (2 điểm ) Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn văn sau:
16


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như
người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ
dành, khi đùa, khi khóc.” (Biển, Khánh Chi )
Câu 3: ( 6điểm ) Sân trường em trong một buổi sáng mùa xuân khi chưa vào lớp. –
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MÔN : NGỮ VĂN 6 --------------------Câu1: Đáp án Điểm - Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, lời văn trong sáng,
không 0.25 mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa
hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng ( 0,5 điểm ) - “Người cha mái tóc bạc 1 Đốt lửa
cho anh nằm” 0.5
- “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” –
- “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng”
- - Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng: Ánh lửa trong
lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa 1,25
- trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa,vừa gần gũi, vừa
vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu
của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.
Câu 2. a. Xác định được các phép so sánh, nhân hóa
+ Nhân hóa: Biển vui, hát, buồn, suy nghĩ, mộng mơ, dịu hiền 0,25
+ So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con 2
b. Nêu được tác dụng
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác 0,5 nhau 0,5
+ Biển như những con người cụ thể: khi thì to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi
thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như 0,5 con trẻ
+Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn thơ đã gợi tả thật sinh động về các trạng
thái của biển trong những thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển
Câu3 -MB: Giới thiệu được đối tượng, hoàn cảnh miêu tả: Sân trường trong một
buổi sáng mùa xuân0,5
* Bao quát không gian: 1,5
- Trời xanh, áng mây trắng hồng
- Nắng xuân ấm áp chan hòa dịu dàng
- Gió xuân nhẹ nhàng tha thiết lướt trên lá cây ngọn cỏ
- Hương xuân thoang thoảng như mùi phấn thơm 3,25
17



gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

* Tả cụ thể sân trường mang những nét riêng trong mùa xuân
- Cây cối được hồi sinh đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc
+ Trên những cành bàng, những mầm non xanh tươi mập mạp đua nhau bung ra
+ Cây phượng: khao khát uống từng dòng xuân của đất trời để khoe sắc rực rỡ trong
mùa hè sắp tới
+ Cây đào: nụ hoa e ấp như muốn bung nở thắp lên sắc hồng đầu năm 0,25
+ Những khóm hoa…… khoe sắc trong nắng xuân. - Sân trường như trẻ lại: rộn rã
tiếng cười nói, gương mặt rạng ngời, ánh mắt lấp lánh, nụ cười hồn nhiên….. Sức
xuân phơi phới trong mỗi cô cậu học trò - Hương vị ngày Tết xôn xao trong những
câu chuyện kể - Cảm xúc: thấy lòng vui phơi phới……
KB: Có thể nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả
- Hoặc kết theo thời gian: Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp, tiếng 0,5 trống mùa xuân
rộn ràng náo nức hơn mọi khi.
( Trên đây chỉ là những gợi ý tham khảo, giám thị chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của
học sinh đề cho điểm tối đa từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi
cảm, diễn đạt tốt )
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3đ) Viết một đoạn văn nói lên ý nghĩa của cây đàn trong truyện Thạch Sanh.
Câu 2: (7đ) Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng
chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn
trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật:
Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu
ấy của thiên nhiên. ------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN NGỮ VĂN 6

Câu 1 - Nội dung Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số dòng, trình bày sạch sẽ,
không có lỗi trình bày, chính tả, dùng từ… Đảm bảo bốn nội dung sau:
- Là một chi tiết độc đáo, nổi bật, tăng tính hấp dẫn của truyện. 0,75
- Là một phần thưởng xứng đáng cho sự dũng cảm và làng trong sáng, vô tư của Thạch
Sanh. Giúp Thạch Sanh lập được nhiều chiến công. 0,75
- Tiếng đàn cứu được công chúa, giải oan cho Thạch Sanh, đây là tiếng đàn công lí. 0,75
18


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

- Tiếng đàn làm cho quân mười tám nước chư hầu bủn rủn chân tay, phải đầu hàng, đây
là tiến đàn mong ước hòa bình. 0,75
2 1. Yêu cầu chung: - Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi
kì diệu của thế giới thiên nhiên. - Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn
người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý
nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức
sống của cỏ cây, hoa lá, ...)
- Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình)
hoặc kể ở ngôi thứ ba … 2) Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: 0,5 - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
0,5 - Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện.
b) Thân bài: Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất 1 Mẹ,
Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân).
+ Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa
đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp 2 thêm sức sống mới… 0,5
+ Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh
: - Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.
- Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và
dồn chất cho cây0,5. –

-

Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh,... 0,5

- - Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng .... 0,5
+ Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…) , làm rõ sự tương phản giữa
một bên là sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự 2 sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa
Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông)…
c) Kết bài: - Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên … 0,5
- Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mua xuân, về thiên 0,5 nhiên… (
Lưu ý: HS có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ…
- Ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý, trong bài làm, học sinh
có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và
có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày
khác của hs, không vận dụng thang điểm một cách máy móc)
3) Vận dụng cho điểm:
Điểm 9 -10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và
phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng,
có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có
cảm xúc và sáng tạo.
Điểm 7 - 8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể
chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày
và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa
19


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

sáng tạo … Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp. Điểm 5 - 6: Tỏ ra
hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể

chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ,
nhiều chỗ còn lan man. Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại
một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng

Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể
lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng …
1.
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. 4 điểm Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ
những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 ?
Câu 2. 6 điểm “Tre xanh Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu 3. 10 điểm Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học
đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách
Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học
đường đời đầu tiên ấy.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn 6

I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng
20


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính
đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 4 điểm a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: 2 điểm
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. 1điểm
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. 1điểm
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2 Học sinh
có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ
“lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời
người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc
sống; 1 điểm
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp…
(nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...) 1
điểm
Câu 2. 6 điểm Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách
của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương
Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao
trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ. Học sinh có thể trình bày

cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất,
phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến
đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để
khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: “Tre xanh Xanh tự bao
giờ Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh” 1 điểm
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần
gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng
liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức
sống mãnh liệt: “Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi 1 điểm
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc
màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững
bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về
phẩm chất của con người Việt Nam: “Ở đâu tre cũng xanh tươi Dù cho đất sỏi đất vôi
bạc màu” 1 điểm
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên
những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt
21


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất,
vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể
hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng
cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam… 2 điểm
Câu 3. 10 điểm Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1. Về kĩ năng: - Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả. - Vận dụng

đúng phương pháp làm văn tự sự (cụ thể: kể chuyện tưởng tượng). - Bài văn có cảm xúc,
có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.
2. Về kiến thức: - Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Dế Mèn) để kể lại
câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của Dế Mèn. Tâm trạng đó được biểu hiện
qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, những ăn năn của Dế Mèn…
3. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
B.Thân bài: 6 điểm - Kể lại diễn biến câu chuyện, tâm trạng qua suy nghĩ, cử chỉ, thái
độ, những ăn năn của Dế Mèn… trong đó có kết hợp tự miêu tả và miêu tả các nhân vật
khác trong câu chuyện, miêu tả cảnh…
C.Kết bài: 2 điểm - Kết thúc câu chuyện. Khắc sâu bài học đường đời đầu tiên…
4) Vận dụng cho điểm:
- Điểm 9 -10: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương
pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp
với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và
sáng tạo.
- Điểm 7 - 8: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể
chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và
diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng
tạo… Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 5 – 6: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp.
Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh
nhưng chưa rõ, nhiều chỗ còn lan man.
- Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại
một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng,
hoặc sao chép lại văn bản…Còn mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp.
- Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại
một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng … Điểm 0: Bài để
giấy trắng.


22


gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 6
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1( 5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ trong đoạn thơ sau:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa…
(Rừng mơ Trần Lê Văn )
Câu 2( 3 điểm): Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của
em về đoạn kết truyện “ Bức tranh của em gái tôi ” của nhà văn Tạ Duy Anh: “Tôi không
trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không
phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy ”. ( SGK Ngữ Văn 6 tập
II )
Câu 3 ( 12 điểm): Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp
phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động
tài hoa. Bằng bài văn miêu tả, em hãy dựng lại bức tranh đó.
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 6
I/ YÊU CẦU CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em.

Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo chấm cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng
riêng và giàu chất văn. Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25.
II/YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1( 5 điểm):
1/ Yêu cầu về kỹ năng: HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi
chảy, giàu cảm xúc. Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả.
2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có những cảm nhận khác nhau song cần đảm bảo
những yêu cầu cơ bản sau: * Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ đẹp, thơ
mộng, và đầy hấp dẫn trong một buổi chiều: Với nghệ thuật nhân hóa “rừng mơ ôm lấy
23


giáo án bdhs giỏi- ngữ văn 6

nỳi ó gi t hỡnh nh mt rng m bt ngn, m bao trựm ụm p lờn tt c ngn nỳi
tng nh l cỏnh rng mờnh mụng bt tn.
Cõu th th 2 cú l l cõu th hay nht trong on. Bng ngh thut liờn tng nh
th v ra mt hỡnh nh tht th mng: mu trng ca hoa hũa vo mu trng ca mõy
tri tng nh l nhng ỏm mõy trng trờn tri u xung, kt ng thnh muụn
nghỡn bụng hoa m trng tinh khụi T lỏy gn gn gi cn giú nh nhng lt
qua lm c rng m trng bt ngn ong a theo chiu giú, giú mang hng thm
lan ta khp nỳi rng bay gn bay xa khin khụng gian nh trn ngp mựi hng. 2
* T v p ca thiờn nhiờn rng m, ta thy c tõm hn nhy cm tinh t ca nh
th trớc vẻ đẹp của đất trời từ đó gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết,sự gắn bó
với quê hơng đất nớc. oạn thơ bi p cho ta tỡnh yêu và nim t hào trớc vẻ đẹp
của đất nớc mình. Lu ý: HS t do trỡnh by suy ngh ca mỡnh, tớch hp vn hiu
bit t vn hc, t cuc sng, t cỏc kờnh thụng tin khỏc... min sao phự hp, giỏo
viờn cn khuyn khớch s sỏng to ca hc sinh. CCH CHO IM im 4 5:
ni dung, din t mch lc, giu cm xỳc, bit ch ra c cỏc nột c sc ca bi

th, cú s sỏng to trong cỏch th hin. im 2 3: ni dung cha tht y , cỏch
vit ụi ch cũn lỳng tỳng, thiu s sỏng to, cm xỳc cha rừ. im 1: Bi quỏ s
si, cha cú cm xỳc.
Cõu 2( 3 im): 1. Yờu cu v k nng: HS bit vit mt on vn ỏp ng yờu cu
ca : di t 57 cõu, cú m on, kt on hon chnh. Vn vit trong sỏng, din
t trụi chy. 2. Yờu cu v ni dung: HS cú th din t bng nhiu cỏch song phi
m bo c cỏc ý c bn sau: on kt ca truyn th hin tõm trng xỳc ng
khụng núi nờn thnh li ca ngi anh khi nhn ra v p tõm hn ca cụ em gỏi
Kiu Phng. Li c thoi ca ngi anh nh mt li thỳ ti au n khi nhn ra
phn hn ch chớnh mỡnh ( t ti, t ỏi, k), ng thi ngi anh cng thc tnh
trc tỡnh cm trong sỏng, chõn thnh, ti nng hi ha v tm lũng bao dung nhõn
hu ca ngi em gỏi. on kt cõu chuyn m ra cho ngi c s suy ngm riờng:
lũng nhõn hu, s lng bao dung tht cao quý v cú sc chinh phc rt ln, nú ó
cm húa c phn nh bộ, xu xa trong tõm hn con ngi. Cách cho điểm:
Từ 23 điểm với bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, bài viết mạch
lạc, có cảm xúc 1 điểm cho bài có nội dung quỏ sơ sài, còn mắc
lỗi chính tả, din t.
Cõu 3( 12 im):
1. Yờu cu v k nng: HS bit cỏch lm bi vn miờu t ( t cnh thiờn nhiờn + t
ngi).
Vn vit trụi chy, giu cm xỳc, bit vn dng tt cỏc thao tỏc quan sỏt, liờn tng, so
sỏnh... trong quỏ trỡnh miờu t.
2. Yờu cu v kin thc: HS bỏm sỏt vn bn Vt thỏc dng li mt bc tranh v
v p phong phỳ, hựng v ca thiờn nhiờn trờn sụng Thu Bn v v p ca ngi lao
ng ti hoa vi nhng ý c bn sau:
A, M bi: Gii thiu cnh dũng sụng Thu Bn v nhõn vt dng Hng Th
trong cuc vt thỏc.
24



gi¸o ¸n bdhs giái- ng÷ v¨n 6

B, Thân bài:
* Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo
hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú:
- Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè
tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn...
- Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt,
đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ......
- Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng
chảy đứt đuôi rắn.
- Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh
mông, bằng phẳng....
* Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó,
con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về:
+ Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt
nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa – vẻ đẹp
của con người lao động vùng sông nước khỏe mạnh, cường tráng.
+ Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác
rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên.
+ Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc: là người chỉ huy
thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi.
Lưu ý: HS biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.... trong quá trình miêu tả, sử
dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo; vận dụng tốt các thao tác làm bài văn tả cảnh
kết hợp tả người.
C, Kết bài: HS trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con người qua
bức tranh đó.
CÁCH CHO ĐIỂM
- Điểm 10 12: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Vận dụng tốt phương pháp làm bài văn miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ,
chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. - Điểm 7 9: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng
được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn miêu tả, bài có cảm xúc song đôi chỗ
miêu tả chưa sáng tạo. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 4 6: Đáp ứng được yêu cầu của đề ở mức độ thấp, vận dụng kĩ năng làm văn
miêu tả chưa tốt, miêu tả cảnh và nhân vật y nguyên như văn bản. Còn mắc nhiều lỗi
về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1 – 3: Chưa hiểu yêu cầu của đề, không biết vận dụng văn miêu tả sáng tạo,
có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng.
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn 6
25


×