Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Chuyên Đề Một Số Phương Pháp Cơ Bản Khi Dạy Toán Lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.19 KB, 26 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ PHONG
---------------*****---------------

CHUYÊN ĐỀ :

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN
KHI DẠY TOÁN LỚP 1

Năm học 2015 - 2016


CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN KHI DẠY
TOÁN LỚP 1
I.LÝ DO TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ:
-Phân môn toán lớp 1 góp phần hình thành và phát
triển cho học sinh kỹ năng hình thành cấu tạo số
trong phạm vi 100 ở môn toán lớp 1
- Con đường tối ưu nhất là thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
-Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng là yêu cầu
cơ bản tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt sau
mỗi giai đoạn học tập.- Tập cho học sinh có tính
chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu , có sự hứng
thú trong học tập môn toán.


II/Thực trạng:
Đối với lớp 1, các em bước đầu phải làm quen cả hai việc


vừa nhận diện mặt chữ vừa phải nhận diện dữ kiện của
toán học, Trong quá trình trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy
việc hướng dẫn học sinh đọc để hiểu tình huống, dữ kiện
hình thành một khái niệm về toán học quả là khó khăn, vất
vả. Nhưng các em phải nắm và thuộc hết các bảng cộng,
trừ trong các phạm vi 10, nắm được cấu tạo số có hai chữ
số trong phạm vi 100
Bởi vì vốn từ ngữ, vốn kiến thức liên quan đến đời sống
thực tế của học sinh lớp 1 còn nhiều hạn chế, tư duy của
các em còn mang nặng yếu tố hình ảnh, cụ thể . Bản thân
các em chưa có kĩ năng, lập luận, hình thành khái quát ban
đầu,chưa nhận định được, chưa có được thói quen đọc và
tìm hiểu kĩ về yêu cầu đề toán. Bởi vì các lẽ đó bản thân
luôn trăn trở với chất lượng học toán cửa học sinh lớp 1,
nên tôi chọn đề tài chuyên đề: Một số phương pháp cơ bản
khi dạy toán lớp 1


III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Mục tiêu dạy môn toán lớp 1:
Dạy toán lớp 1 nhằm giúp hs:
+ Về kiến thức:
-Bước đầu HS có một số kiến thức cơ bản, đơn giản để
hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hiện đếm, đọc,
viết, so sánh các số trong phạm vi 100. nắm được cấu
tạo số. Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
-Giải bài toán đơn giản trong phạm vi 100 về cộng trừ …
bước đầu biết xem tranh diễn đạt bằng lời văn, bằng ký
hiệu một số nội dung đơn giản của bài học rồi viết được
phép tính thích hợp, tập so sánh phân tích tổng hợp,

trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những
nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học
sinh.


+ Về kĩ năng:
- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hiện đọc,
viết, đếm,nắm được cấu tạo số, so sánh các số
trong phạm vi 100.
- Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100, đo và ước
lượng độ dài đoạn thẳng, nhận biết hình vuông hình
tam giác, hình tròn, điểm , đoạn thẳng.
-Giải một số dạng toán đơn giản về cộng trừ, bước
đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội
dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập trung
vào các kĩ năng cơ bản.
-+ Về thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tính chính xác, tính khoa
học, tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, tham hiểu biết
có sự hứng thú trong học tập môn toán


IV. Dạy cấu tạo số trong môn toán lớp 1:
1.Mục tiêu: Giúp HS
- bước đầu nhận biết về cấu tạo số .
-Đếm, đọc, viết thành thạo các số đến 100.
-Biết so sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định.
2. Nội dung dạy học:
- Sau tiết “Chuẩn bị để học số” HS sẽ học lần lượt
các số ( theo thứ tự phép đếm) từ 1 đền 9; rồi đến

số 0, số 10; sau đó là từ 11 đến 19; các số tròn
chục; các số có hai chữ số; số 100.
3. Phương pháp dạy học tiến hành cụ thể như
sau:
a. Hình thành khái niệm:


- Đối với các bài từ số 1 đến số 5: Thông qua việc đếm
trực tiếp số lượng của các tập hợp có số đồ vật tương
ứng.
Chẳng hạn, để hình thành số 5: yêu cầu HS lấy ra 4
hình tam giác; lấy thêm 1 hình tam giác; đếm tất cả số
hình tam giác và nói: “Có tất cả 5 hình tam giác”.Sau đó
để củng cố nhận thức, cho HS quan sát các tranh minh
họa trong sách ( 1 chấm tròn thêm 4 chấm tròn là 5
chấm tròn; 3 que tính thêm 2 que tính là 5 que tính).
Qua việc quan sát tranh HS thấy được các tập hợp cùng
có số lượng phần tử (là 5) và ghi lại số lượng của các
tập hợp đó bằng chữ số 5.
-Đối với các bài từ 6 đến 10: Đếm thêm 1 là hoạt động
chủ yếu để giới thiệu số mới, theo nghĩa “số liền sau”.


-Đối với bài số 0: Cần làm cho HS thấy được số 0 cũng là một
số chỉ số lượng của một tập hợp đặt biệt (không có phần tử
nào). Đồng thời số 0 là số bé nhất trong dãy số đang học.
- Đối với bài các số có hai chữ số và các số tròn chục:
+Các số có hai chữ số: Gộp các bó chục que tính và các que
rời. Chẳng hạn, để hình thành số 11: Gộp 1 bó chục que tính
và 1 que rời. Hỏi có tất cả là bao nhiêu que tính?( mười một

que tính) ghi lại số lượng đó bằng hai chữ số 1 viết liền
nhau ,cho HS đọc số vừa được hình thành “ mười một”rồi cho
HS biết số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị , số 11 là số có 2 chữ
số, HS viết được số 11 .Các số còn lại như 12, … 99 GV HD
tương tự
-Đối với bài số 100: Cho HS biết số 100 là số liền sau của số
99 nên số 100 bằng số 99 cộng 1.


*Chú ý: Hướng dẫn HS đọc các số như: “hai mươi
mốt” “năm mươi tư” và “bốn mươi lăm”
b. Đếm, đọc, viết các số đến 100.
-Tập cho HS đọc số và viết các chữ số đúng dạng,
đúng qui trình. Cần hướng dẫn tỉ mỉ, sửa chữa các
sai sót như viết ngược số, viết không đúng qui trình.
-Chú ý tập đếm thành thạo trong phạm vi 100.
Thông qua việc tập đếm, HS biết cách xác định đúng
số lượng của một tập hợp, từ đó hiểu được nghĩa
thực của phép đếm và nắm được thứ tự, vị trí của
từng số trong dãy số.
c. So sánh, sắp xếp các số theo thứ tự xác định
-Cho HS quan sát các tranh vẽ hoặc thao tác trên
các mẫu vật để nhận biết thứ tự của các số; số liền
trước, số liền sau; và cách so sánh các số.


d. Bước đầu nhận biết về cấu tạo thập phân; giá trị
vị trí của các chữ số.
-Thông qua các hoạt động trực quan để nhận biết về các số
chục và số đơn vị trong cấu tạo thập phân của các số có hai chữ

số.
Ví dụ: Bài Mười 11, Mười 12
HDHS lấy 1 chục que tính và 1 que tính rời. Vậy có tất cả
bao nhiêu que tính? HS trả lời 11 que tính.
Vậy 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ( 1 chục và 1 đơn
vị)
HDHS lấy 1 chục que tính và 2 que tính rời. Vậy có tất cả
bao nhiêu que tính? HS trả lời 12 que tính.
Vậy 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ( 1 chục và 2 đơn
vị)
-Sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của
các chữ số để so sánh các số có hai chữ số, để phân biệt sự
khác nhau của từng cặp số trong các trường hợp như sau:
62 và 68; 36 và 56; 89 và 90.


4. Các dạng bài tập thường sử dụng trong dạy học số:
a. Hình thành khái niệm số. Đếm, đọc, viết các số đến 100
-Dạng bài tập về đếm, đọc , viết và cấu tạo của các số
- Xác định số lượng của một nhóm đồ vật:
*Đếm số lượng đồ vật rồi điền số tương ứng vào ô trống (VD:
Bài tập 1 bài “ Mười một , Mười hai”, yêu cầu HS đếm số ngôi
sao từng hình rồi điền số thích hợp vào ô trống)
* Nối nhóm đồ vật với số chỉ số lượng thích hợp( VD: Bài tập 3
bài “ Mười ba, mười bốn, mười lăm”.
*Đếm số hình, số đoạn thẳng, số chấm tròn….rồi điền vào ô
trống hoặc nối theo mẫu.
-Cho một số nào đó, hãy tìm số lượng các đồ vật tương ứng.
Chẳng hạn khoanh tròn vào số đồ vật tương ứng hoặc vẽ thêm
số chấm tròn (VD: Bài tập 2 bài “Mười một , mười hai”

Yêu cầu HS vẽ thêm chấm tròn) hoặc tìm ví dụ về tập hợp các
đồ vật ở xung quanh có số lượng là số đang học.


b. Về thứ tự và so sánh các số:
-Đếm và đọc ngược lại một dãy số cho trước.
Đếm số lượng, viết số chỉ tương ứng, sau đó xác
định thứ tự của số vừa viết.
-Điền số vào các vạch trên tia số(VD: Bài tập 4 bài
“Mười một, mười hai” , yêu cầu HS điền số còn
thiếu vào tia số)
-Xác định số lớn nhất và số bé nhất trong một dãy
số (VD: Bài tập 4 bài :Mười một, mười hai”( cho HS
năng khiếu làm nhanh), , khi HS điền số còn thiếu
vào tia số xong GV yêu cầu HS xác định số bé nhất
trên tia số đó là số 0, số lớn nhất là số 12, số liền
trước số 12 là số 11 và số liền sau số 11 là số 12)
-Xếp các số theo thứ tự nhất định (Từ bé đến lớn
và ngược lại)


c. Về cấu tạo thập phân của số và giá trị vị trí của
các chữ số.
-Nhận biết số chục và số đơn vị trong một số có hai
chữ số. Phân tích số có hai chữ số thành số chục và số
đơn vị; gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số.
d. Cộng (trừ) số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
Đối với dạng toán này , để học sinh nắm vững kiến thức
mới GV cho HS thực hành trên que tính để hình thành
kiến thức. Tiếp theo GV hướng dẫn học sinh cách đặt

tính và cách tính.
Ví dụ : Để học sinh biết: 17 – 7 = ?
-GV HD HS thực hành trên que tính để rút ra kết luận
17 – 7 = 10
-Tiếp theo HD HS cách đặt tính và cách tính 17 – 7
theo cột dọc.


e. Giải toán có lời văn:
Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 được xếp
thành 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1, giai đoạn “ chuẩn bị giải toán có lời văn”
học sinh được làm quen với các “ tình huống’’ của bài
toán được diễn tả qua các tranh vẽ hoặc tóm tắt đề toán
. Đối với dạng hình vẽ , yêu cầu HS quan sát tranh ,
phân tích nội dung tranh , nêu đề toán phù hợp với hình
vẽ , viết phép tính thích hợp. Đối với tóm đề toán, HS chỉ
dựa vào tóm tắt viết phép tính thích hợp.
Ví dụ: Bài tập 3( Phép trừ dạng 17 -7) HS dựa vào tóm
tắt đề toán để viết phép tính thích hợp.
Giai đoạn 2, “ chính thức học giải toán có lời văn” học
sinh biết thế nào là bài toán có lời văn( cấu tạo bài toán
gồm 2 phần: bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì?. Từ
đó học sinh biết cách giải và trình bày bài giải.


V. Một số phương pháp dạy học chủ yếu toán lớp
1:
a. Phương pháp trực quan: Phương pháp này không
những dùng cho việc khai thác và hình thành khái niệm

bài mới, mà nó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc
vận dụng thực hành, củng cố kiến thức đã học qua bài
tập
-Khi dạy bài “Cấu tạo số” GV thường sử dụng phương
pháp trực quan (Vật mẫu hoặc que tính) để hình thành
khái niệm số cho HS.
Ví dụ: Bài số 11, 12 Giáo viên hình thành cho học
sinh nắm được số 11 qua 1 bó que tính gồm 1 chục
que tính ( 10 que tính) và 1 que tính rời . HS sẽ thực
hiện trực tiếp và nắm chắc răng 11 gồm 1 chục( 10) và


và 1 . Ở ngay bài tập 1,2,3/101-102 cũng thể hiện ngay
hình ảnh trực quan qua cách đếm ngôi sao, vẽ thêm
chấm tròn và tô màu hình tam giác và hình vuông.
Nhăm khắc sâu hơn về kiến thức mà các em đã học
-Đối với “Giải bài toán có lời văn” cho HS lớp 1 thường
sử dụng phương pháp trực quan giúp HS tìm hiểu đề
bài, tóm tắt đề toán thông qua việc sử dụng tranh ảnh,
vật mẫu , sơ đồ….giúp HS dễ hiểu đề bài hơn từ đó tìm
ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong
sách giáo khoa Toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp HS
“Giải toán có lời văn”đó là: Một loại gợi ra phép cộng,
một loại gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào
tranh vẽ HS đã định ra được cách giải bài toán. Trong
những trường hợp này bắt buộc GV phải sử dụng tranh
vẽ và phương pháp trực quan.


b.Phương pháp vấn đáp:

-Sử dụng khi HDHS tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm
đường lối giải, chữa bài làm của HS…
Ví dụ: Bài Hai mươi, Hai chục, bài tập 2 GV có thể hỏi
số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Cho học sinh trả
lời, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. … ,
Bài 4 GV có thể hỏi số liền sau của 15 là số nào ? Cho
học sinh trả lời, số liền sau của 15 là 16 , … ,
c. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề:
-Với mục đích giúp các em khắc sâu những kiến thức
về”Giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy GV
nên áp dụng phương pháp dạy học này.
-GV có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho
sẵn lời giải, HS tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính
HS đặt câu lời giải.


-Với những tình huống khó có thể phối hợp với các
phương pháp khác để giúp HS thuận lợi cho việc làm
bài: Phương pháp thảo luận nhóm, …
*Một số điểm lưu ý khi dạy toán lớp 1.
-Sách giáo khoa Toán 1 được biên soạn như các phiếu
bài tập.Với sự HD của GV trong quá trình dạy học , HS
sử dụng phiếu này để thực hiện các hoạt động học tập
như làm ngay vào sách giáo khoa, tô màu, vẽ thêm
chấm tròn, vẽ thêm hình vuông….,nếu có điều kiện thì
GV cho HS làm vào phiếu bài tập mà GV đã chuẩn bị
sẵn. Riêng các bài tập dạng “Đặt tính rồi tính” và “Giải
toán có lời văn” HS phải làm vào vở hoặc bảng con.
Ví dụ: Bài Mười 11, Mười 12: ở bài tập 1,2 ,3,4 yêu

cầu học sinh có thể làm ngay vào sách giáo khoa , hoặc
phiếu bài tập mà GV đã chuẩn bị


Ví dụ: Bài Mười 11, Mười 12: ở bài tập 1,2 ,3,4 yêu
cầu học sinh có thể làm ngay vào sách giáo khoa ,
hoặc phiếu bài tập mà GV đã chuẩn bị
-Trong môn Toán những bài tập cần làm GV giải
quyết hết trong tiết học, ngoài ra những bài tập còn lại
nếu không giảm tải, còn thời gian GV nên hoàn thành
hết trong tiết học. Những bài tập bỏ hẳn trong công
văn 5842 không thực hiện trong tiết học.
Ví dụ :Trong bài: Phép trừ dạng 17 – 7
Bài tập 1chỉ yêu cầu làm 3 cột nhưng em nào làm
xong có thể làm 2 cột còn lại. Bài tập 2 chỉ yêu cầu làm
cột 1 và 3, cột 2 giảm tải nhưng có thời gian nên GV
cho HS hoàn thành ngay trong tiết học.


VI. Quy trình dạy học:
* LOẠI BÀI MỚI
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài cũ:
- HS làm bài tập tiết trước
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Hình thành kiến thức mới:
-GV nêu kế hoạch tổ chức và hướng dẫn từng hoạt
động học tập của HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng



c. Thực hành:
-GVHD HS thực hiện lần lượt từng bài tập trong SGK
+ HS nêu yêu cầu bài tập và tiến hành làm bài tập.
Các bài tập GV tổ chức cho HS làm với nhiều hình
thức khác nhau ( Làm vào SGK hoặc vở; phiếu BT;
Đố bạn; Làm bảng nhóm; Làm bảng lớp…..)
-Lớp theo dõi nhận xét
-GV nhận xét ghi điểm
-Các bài giảm tải dành cho HSKG( HDHS giải ngay tại
lớp nếu còn thời gian) để phát hiện học sinh năng
khiếu.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV chốt lại nội dung kiến thức vừa học bằng nhiều
hình thức (Trò chơi hoặc hỏi đáp)


-Dặn dò HS về nhà hoàn thành các bài tập vừa học và
chuẩn bị bài sau
-Đối với HSKG về nhà làm tiếp bài tập giảm tải mà ở lớp
chưa hoàn thành
VII. Kết luận:
Để việc sử dụng Một số phương pháp cơ bản khi dạy
toán cho học sinh lớp Một có hiệu quả . Bản thân tôi
nhận thấy :
Trước hết mỗi bản thân GV phải nắm được sự tiếp
nhận và sự hiểu bài của học sinh để lựa chọn phương
pháp giảng và hình thức gaingr dạy cho từng đối tượng
học sinh trong lớp phù hợp Đồng thời tạo ra không khí

hào hứng, phấn khởi , sôi nổi khi học toán.


Khi dạy mỗi dạng toán, mỗi bài toán cần giúp cho
học sinh nhận biết sư liên quan, mối quan hệ giữa
các dữ kiện, GV cần giới thiệu đồ dùng trực quan
thật khoa học để góp phần hình thành kĩ năng cơ
bản cần thiết cho việc nắm chắc về cấu tạo số có hai
chữ số đối với học sinh lớp 1
Ở lớp 1, việc dạy toán phụ thuộc phần lớn vào
các môn “ Học vần” và “ Tập viết”đồng thời rất cần
cho HS hoạt động một cách cụ thể trên các vật thật
để các em có tiềm năng phát triển tư duy nhanh hơn.
Vì hai môn này hổ trợ cho việc đọc hiểu đề toán ,
nếu các em đọc chậm và đọc chưa đạt thì không
hiểu hết yêu cầu của đề toán mà thực hiện đúng


Qua việc sử dụng Một số phương pháp cơ bản khi
dạy toán cho học sinh lớp 1 như trên sẽ giúp HS hình
thành kĩ năng học toán ở học sinh lớp 1 là một việc
hết sức quan trọng ,có hiệu quả cao. Nó tạo nền móng
cho học sinh học toán ở các lớp trên . Đó là con
đường tốt nhất để trẻ chiếm lĩnh những thao tác trí tuệ
nhằm phát triển chính bản thân mình .
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi và
tập thể tổ 1 đã đúc kết qua nhiều năm giảng dạy lớp 1
và xây dựng nên nội dung chuyên đề này.
Rất mong đồng nghiệp
góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn.

Đại Sơn, ngày 26 tháng 12 năm 2015
Người báo cáo
Lê Thị Kim Cúc


×