Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đề cương ôn tập ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.87 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

I.Văn học :
Bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp học tập môn Ngữ Văn. Và hình thành các khái niệm
Văn học Việt Nam – Văn học Dân Gian – Văn học Viết trung đại.
1.Truyện dân gian:
– Thánh Gióng
– Sơn Tinh Thủy Tinh
– Thạch Sanh
– Em bé thông minh
– Ếch ngồi đáy giếng
– Treo biển
2. Truyện trung đại:
– Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
* Xác định được thể loại, nắm được điểm khác nhau giữa các loại truyện này, kể tên các truyện đã
được học trong chương trình.
* Tóm tắt được cốt truyện, nêu được chủ đề của truyện.
* Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện và của các yếu tố kì ảo, hoang đường, xác định nhân vật chính
và nêu phẩm chất , tính cách của các nhân vật đó.
* Nắm được thể loại, nội dung, ý nghĩa, tình huống đặc sắc của truyện..
II. Tiếng Việt:
– Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
– Từ mượn
– Nghĩa của từ
– Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
– Chữa lỗi dùng từ
– Danh từ, động từ, tính từ.
– Số từ, lượng từ, chỉ từ
* Ôn luyện cho học sinh nắm khái niệm, đặc điểm ngữ pháp, chức năng cú pháp của từng từ loại.


* Nhận biết các lớp từ , xác định nghĩa của từ, chỉ ra lỗi sai và biết chữa lỗi sai trong cách dùng từ,
đặt câu.
* Vận dụng những kiến thức về từ, nghĩa của từ và câu, để đặt câu, xây dựng đoạn văn và tạo lập
văn bản.
III. Tập làm văn:
– Rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự và các dạng văn tự sự như: kể chuyện đời thường, kể sáng tạo.
– Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho phù hợp.
Lưu ý: Trong quá trình ôn tập, GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản, vì đề
kiểm tra có thể sử dụng những ngữ liệu ngoài chương trình sgk .
…………………………….HẾT………………………………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6
I. Phần Văn
HS ôn trong giới hạn các bài sau:
1


A. Truyện dân gian
Truyện truyền
Truyện cổ tích
thuyết
- Thánh Gióng
- Thạch Sanh
- Sơn Tinh, Thủy Tinh - Em bé thông minh
B. Truyện trung đại
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
* Yêu cầu

Truyện ngụ ngôn
- Ếch ngồi đáy giếng


Truyện cười
- Treo biển

* Xác định được thể loại, nắm được điểm khác nhau giữa các loại truyện này, kể tên các
truyện đã được học trong chương trình.
1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn và truyện
cười.
• Giống nhau
+ đều là loại truyện dân gian
+ có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
+ có nhiều chi tiết giống nhau: sự
ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường (Thánh Gióng, Thạch Sanh…)
Khác nhau
Truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích
- kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch - kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen
sử thời quá khứ
thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối - thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến
với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
thắng cuối cùng của cái thiện đối với các ác, giữa
- Người đọc tin là có thật
sự công bằng đối với sự bất công .
- Người đọc không tin là có thật
+ đều là truyện dân gian

* Giống nhau
+ đều có chi tiết gây cười và tình huống bất ngờ
+ đều mang ý nghĩa phê phán


Khác nhau
Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

- mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người
để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
- nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó
trong cuộc sống.

- mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính
người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
- nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào
đó trong cuộc sống.

* Tóm tắt được cốt truyện.
+ Thánh Gióng:
Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn có tiếng
phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vết chân lạ, về thu thai, mười hai
tháng sau sinh ra 1 cậu bé khôi ngô. Điều kì lạ là lên 3 tuổi vẫn không biết nói cười đi đứng.
Giặc Ân xâm lược bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Gióng ăn nhiều và
lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng. Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp, cưỡi
ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua lập đền thờ, hằng năm mở hội tưởng nhớ. Các ao
hồ, những bụi tre đằng ngà,, làng Cháy đều là những dấu tích về trận đánh năm xưa của Gióng.
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Hùng Vương thứ 18 kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh(thần N úi) và Thủy
Tinh(thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện
sính lễ, ai mang đến trước thì được cưới MN, ST đến trước và được rước Mị Nương về núi. Thủy

Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,
Thủy Tinh kiệt sức đành rút quân về.
Từ đấy, hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh.
+ Thạch Sanh:
2


Thạch Sanh là Thái tử con Ngọc Hoàng được phái xuống trần gian làm con của 2 vợ chồng
nghèo, hiền lành, lương thiện. Cha mẹ lần lượt qua đời, Thạch Sanh sống 1 mình dưới gốc đa và làm
ngề đốn củi. Thạch Sanh kết nghĩa anh em với anh hang rượu Lí Thông. Năm ấy đến lượt LT phải đi
nộp mạng cho chằn tinh, hắn lừa TS đi chết thay. TS giết được chằn tinh, LT bày mưu cướp công của
TS. TS lại giúp LT cứu công chúa bị đại bàng bắt xuống hang sâu. LT lại lấp cửa hang. TS cứu được
con trai vua Thủy Tề và được ban tặng cây đàn thần.TS bị hồn chằn tinh và đại bang báo thù, chàng
bị giam vào ngục tối. Nhờ cây đàn TS cứu công chúa khỏi bệnh và thoát tội. TS gặp vua và kể hết
mọi chuyện. Nhà vua gả công chúa cho TS và giao mẹ con LT cho TS xử tội. Chàng tha cho họ
nhưng sau đó họ bị sét đánh chết hóa thành bọ hung. TS dung cây đàn thần đẩy lui quân 18 nước chư
hầu. Về sau chàng được lên làm vua.
+ Em bé thông minh:
Nhà vua sai viên quan đi tìm người tài cho đất nước. Một hôm, viên quan đi đến 1 làng nọ thấy
2 cha con nhà kia đang cày ruộng. Viên quan dừng lại đố. Cậu bé đã giải đáp được câu đố của viên
quan( Trâu 1 ngày cày được mấy đường?). Nhưng nhà vua muốn tự mình thử tài cậu bé nên đố them
2 lần nữa: Ba con trâu đực làm sao đẻ thành 9 con trong 1 năm; Thịt con chim sẻ thành 3 mâm cỗ.
Cậu bé đã giải được. Sau đó cậu còn giúp nhà vua giải câu đố của sứ thần nước ngoài. Cậu bé được
vua phong làm trạng nguyên và ban thưởng hậu hĩnh.
+ Ếch ngồi đáy giếng:
Ếch sống trong giếng đã lâu ngày cùng với những con vật nhỏ bé,nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc
vung nó cứ nghĩ mình là chúa tể/ Trời mưa to nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh
ngang, cuối cùng bị trâu giẫm bẹp.
+ Treo biển:
Một cửa hang bán cá đề biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Vài hôm lại có 1 người đi qua bình

phẩm 1 câu, nhà hang theo đó lại cất đi 1, 2 chữ:
- Ở đây có bán cá tươi.
- Ở đây có bán cá.
- Có bán cá.
- Cá.
Còn 1 chữ “cá” cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm
biển.
* Nêu nội dung, ý nghĩa của từng truyện
Tên văn bản
Nội dung, ý nghĩa truyện
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi
Thánh Gióng
dậy của truyền thống yêu nước , đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân
tộc ta
Sơn Tinh, Thủy - Sơn Tinh – Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng
Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế
Tinh
ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ
Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về sự chiến thắng của những con người
Thạch Sanh
chính nghĩa, lương thiện
Em bé thông minh - Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian .
- Tạo ra tiếng cười
Ếch ngồi đáy giếng - Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời
khuyên như chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo
- Truyện tạo tiếng cười hài hước , vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu
Treo biển
chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến
của người khác .
Thầy thuốc giỏi cốt - Truyện ca ngợi vị Thái ý lệnh họ Phạm không những giỏi về chuyên môn mà

còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh .
nhất ở tấm lòng
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai
sau

3


• Ý nghĩa của 1 số chi tiết tưởng tượng, kì ảo:
+ Đàn thần: giải oan cho TS, vạch tội LT, cơ duyên giúp TS gặp công chúa, Cảm hóa kẻ thù =>
đại diện cho công lí, lẽ phải, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta
+ Niêu cơm thần: thết đãi quân 18 nước chư hầu -> ước mơ cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, thể hiện
lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân.
+ Thánh Gióng lên 3 cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc: thể hiện tinh thần yêu nước của nhân
dân ta, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng 1 lòng yêu nước.
+ Gióng ăn nhiều lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: thể hiện tinh thần đoàn kết của
nhân dân và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
+ Sức mạnh của Sơn Tinh: tượng trưng cho sức mạnh, ước mơ của nhân dân trong việc chế ngự
thiên tai; sức mạnh của Thủy Tinh: tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của mưa bão, lũ lụt…
• Xác định nhân vật chính và nêu phẩm chất , tính cách của các nhân vật đó.
- Sơn Tinh: nhân hậu, dũng cảm, không nao núng trước Thủy Tinh, can đảm đánh trả và chiến
thắng Thủy Tinh, giúp dân thoát khỏi cảnh lũ lụt.
- Thủy Tinh: ghen tuông, hung dữ, luôn hận thù. Hằng năm đều kéo quân trả thù ST nhưng năm
nào cũng thua…
- Thạch Sanh: thật thà, chất phác, sống tình nghĩa, dũng cảm ,nhân hậu, vị tha, yêu chuộng hòa
bình. Chàng đã được đền đáp xứng đáng, chàng đại diện cho cái tốt, cái thiện trong xã hội.
- Lí Thông: là kẻ độc ác, tráo trở, vô lương tâm, gian xảo, vong ân bội nghĩa. Hắn đã bị trừng trị
đích đáng, hắn đại diện cho điều ác, điều xấu trong xã hội.
- Em bé thông minh: là con trai người nông dân, sớm gắn bó với cuộc sống lao động vất vả. Rất
thông minh tài trí, nhanh nhẹn, khôn ngoan mà cũng thật hồn nhiên, trong sáng.

- Chú ếch: huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan, tự phụ, hiểu biết cạn hẹp -> trả giá bằng chính
mạng sống của mình.
- Ông chủ cửa hàng cá: thiếu chủ kiến, không có lập trường vội vàng nghe theo những lời góp ý
1 cách mù quáng, cuối cùng làm cho việc quảng cáo không thành.
II/ TIẾNG VIỆT
1. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
- Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
- Từ gồm từ đơn và từ phức. Từ phức được chia ra làm 2 loại:
+ Từ ghép – VD: học hành.
+ Từ láy – VD: chăm chỉ.
*BT1: Vẽ sơ đồ từ xét theo cấu tạo.
* BT2: Cho các từ sau, hãy phân biệt từ ghép, từ láy, từ mượn:
cỏ cây, xe đạp, gớm ghiếc, sạch sẽ, sống chết, ăn uống, in-tơ-nét, lạnh lùng, lao xao, râu ria, tươi
tốt, xà phòng, đi đứng, mấp mô, núi non, quần áo, ti vi, hoa hồng, nhà cửa, thăm thẳm, tướng
tá, ô sin.
2. Từ xét theo nguồn gốc
*Từ mượn
- Ngoài từ thuần việt do nhân dân ta sáng tạo nên, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng
nước ngoài. Đó là từ mượn.
4


- Mượn của tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) là nhiều nhất. Bên cạnh đó chúng ta còn mượn từ của tiếng
Anh, Pháp, Nga v.v…
*BT: Vẽ sơ đồ từ xét theo nguồn gốc
3. Từ xét theo nghĩa
a. Nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Có 2 hai cách giải thích nghĩa của từ.

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
VD: Cá: Động vật sống ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang.
+ Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
VD: ngoan: nết na, dễ bảo, biết nghe lời.
* BT: Các từ sau đây được giải thích nghĩa bằng cách nào?
- Nhạc sĩ: người chuyên soạn hoặc biểu diễn âm nhạc
- Cần cù: chăm chỉ, chịu khó 1 cách thường xuyên
- Dũng cảm: can đảm, mạnh bạo
- Trung thực: không dối trá, điêu ngoa; không xảo trá, lừa lọc.
b.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là gì? – Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều
nghĩa.
- Đối với từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
VD: + chân tay: nghĩa gốc.
+ chân núi: nghĩa chuyển
*BT: Cho các từ sau: chân, mắt, lá, mũi, quả, xuân, ngọt, đánh, đầu.
Với mỗi từ hãy đặt 2 câu, trong đó 1 câu được dùng với nghĩa gốc, 1 câu được dùng với nghĩa
chuyển.
4.Chữa lỗi dùng từ
* Học sinh thường mắc phải những lỗi sai khi nói và viết:
Lỗi lặp từ.
VD: Bạn Hoa là một người rất vui tính nên em rất yêu quý và thích chơi với bạn Hoa.
Sửa:…………………………………………………………………………………………………………….
Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
VD: Đó là một khoảng khắc đẹp, khó quên đối với em.
Sửa:…………………………………………………………………………………………………………….
Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
VD: Chúng tôi đang khẩn thiết ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
Sửa:………………………………………………………………………………………………….

5. Từ Loại : ( Xét về Ý nghĩa khái quát – Đặc điểm ngữ pháp và Chức năng cú pháp).
Gồm các từ loại chính như sau:
5


*Danh từ
- Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, hiện tượng, khái niệm v.v…
- Đặc điểm: Danh từ có thể kết hợp với Số từ và Lượng từ ở phía trước, các từ này, ấy, đó ở phía sau
và các từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.
- Chức vụ cú pháp
+ Làm chủ ngữ.
+ Khi làm vị ngữ thì cần có từ là đứng trước danh từ.
- Phân loại:
+ Danh từ gồm danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị
•Danh từ chỉ sự vật

•Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chung
Danh từ riêng( không học)
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (con, cái, tấm, bức…)
Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác (kg, tạ, ki-lô-met…)
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng (thúng, bao, nắm…)

*Động từ
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Đặc điểm: Động từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, vừa, hãy, đừng, chớ,… để làm
thành cụm động từ.
- Chức vụ cú pháp:

+ Làm vị ngữ.
+ Khi làm chủ ngữ thì động từ không còn kết hợp với các từ đã, sẽ, hãy, đừng….
- Phân loại: có 2 loại
+ Động từ chỉ tình thái: cần động từ khác đi kèm (VD: cần, nên, có thể, định,…)
+ Động từ chỉ hành động: trạng thái(không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau), chia làm 2 loại nhỏ:

Động từ chỉ hành động: VD: ăn, chạy, bơi, hát,…


Động từ chỉ trạng thái: VD: nhớ, ghét, vỡ, ốm…

* Tính từ
- Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Đặc điểm: Tính từ thường kết hợp với những từ như: đã, sẽ, đang, cũng… để tạo thành cụm tính từ.
Khả năng kết hợp với những từ như: hãy, đừng, chớ… rất hạn chế.
- Chức vụ cú pháp:
+ làm chủ ngữ và làm vị ngữ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
- Phân loại:
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể đi với các từ chỉ mức độ: rất, quá, hơi): sáng, tím, nhẹ
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ) : sáng chói, tím ngắt, nhè
nhẹ…
6


* Chỉ từ
- Khái niệm: từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian hay
thời gian. (này, nọ, kia, ấy, đó…)
- Chức năng cú pháp:
+ làm phụ ngữ trong cụm danh từ (VD: Hai cây phượng ấy đã già)
+ làm chủ ngữ ( VD: Đó là một quyết định sáng suốt)

+ làm trạng ngữ (VD: Nay em đã khôn lớn)
* Số từ
- Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật.
- Đặc điểm: Khi biểu thị số lượng số từ đứng trước danh từ; khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau danh
từ.
* Lượng từ
- Khái niệm: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
- Phân loại:
+ mang ý nghĩa toàn thể (tất cả, cả…)
+ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối ( những, các, mỗi, từng…)
* BT :Xác định từ loại của các từ in đậm trong các đoạn văn sau:
a. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé
nhỏ.
b. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.
Vương mừng nói:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con
đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
c. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
d. Những đôi quang gánh dẻo dai gánh gồng yêu thương, những cây sào cứng cáp lái con thuyền
đến bến ấm no, những sợi lạt mềm dai buộc yêu thương nhân nghĩa...Tất cả đều nằm trong muôn
ngàn khóm tre làng đang nhú vạn mầm măng.
III. Phần Tập làm văn
- Rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự và các dạng văn tự sự như: kể chuyện đời thường, kể sáng
tạo.
- Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho phù hợp.
* Một số đề văn và dàn bài tham khảo:
Đề bài 1 : Em hãy kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của em.

Dàn bài: Bài Thánh Gióng
MB : Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng hoặc sự việc

TB: Kể diễn biến sự việc
-Thánh Gióng ra đời và lớn lên.
- Thánh Gióng xin đi đánh giặc.
- Thánh Gióng ra trận.
- Roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan quân giặc.
7


-Thánh Gióng cởi áo giáp sắt và bay về trời.
- Vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương.
KB: Rút ra ý nghĩa của truyện, nêu cảm nghĩ của em.
Đề bài 2 : Kể lại một việc tốt (hoặc một lần mắc lỗi) của em.
Dàn bài:

MB: Giới thiệu về việc tốt(hoặc mắc lỗi).

TB: Kể diễn biến các sự việc.
-Làm gì (giúp ai và giúp như thế nào) kết quả ra sao?
- Khung cảnh diễn ra sự việc như thế nào?
-Lòng vui vẻ, phấn chấn khi làm một việc tốt.
* KB: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em khi đã làm được việc tốt.
Đề bài 3: Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ mãi.
Đề bài 4: Kể về một người mà em yêu quý
MB: Giới thiệu chung về người định kể (tên, tuổi, nghề nghiệp…)
TB:

Đoạn 1: Tả ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói…

Đoạn 2: Kể về

Tính cách, sở thích, thói quen, cách ăn mặc
Công việc hằng ngày
Cử chỉ, hành động
Tình cảm, cách cư xử với những người xung quanh
Ước mơ gì?...
KB: Nêu cảm nghĩ về người được kể
Hứa hẹn, mong ước
Đề bài 5: Hãy đóng vai 1 nhân vật trong truyện dân gian hoặc trung đại mà em thích và kể lại câu
chuyện đó.
Đề bài 6: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường cũ, hãy tưởng tượng những
đổi thay có thể xảy ra.
Dàn bài
MB:
Em về thăm trường vào dịp nào? Lúc đó em bao nhiêu tuổi? còn đi học hay đã đi làm?
TB:
- Mái trường thân yêu mười năm sau theo em có những thay đổi gì? Có thêm gì? Bớt đi cái gì?
- Cây cối và vườn hoa có gì thay đổi, nhà trường có thêm phòng nào mới?
- Các thầy cô có gì thay đổi? Thầy cô có nhận ra em không? Em và thầy( cô) sẽ nói gì với nhau?
- Còn các bạn, chắc có người đã đi làm, gặp lại bạn cũ sẽ nhắc lại những kỉ niệm gì?
KB:
- Cảm nghĩ khi chia tay trường
- Hứa hẹn, mong ước
Đề bài 7: Hãy tưởng tượng mình bị biến thành một con vật trong vài ngày, hãy tưởng tưởng những rắc
rối mà em gặp phải trong những ngày đó.
Dàn bài
MB: Giới thiệu em bị biến thành con vật gì? Lí do?
TB:
Kể nguyên nhân, tình huống bị biến thành con vật
Kể những rắc rối gặp phải khi bị biến thành con vật
KB: Cảm nghĩ khi bị biến thành con vật; hứa hẹn, mong ước

--------------------------

8


ĐỀ 1
Câu 1 (3 điểm).
a) Truyện “Lợn cưới, áo mới ” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu khái niệm của thể loại
truyện dân gian ấy?
b) Kể tên các truyện đã học thuộc thể loại truyện dân gian em vừa xác định?
c) Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 4 câu) nêu nội dung và nghệ thuật chính của truyện “Lợn cưới,
áo mới ”.
Câu 2 (2 điểm).
a) Nêu khái niệm cụm danh từ?
b) Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé
nhỏ.
(SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 100)
c) Vẽ và điền vào mô hình cụm danh từ các cụm danh từ em vừa xác định được ở phần b.
Câu 3 (5 điểm).
Dựa vào truyện cổ tích Thạch Sanh, em hãy đóng vai Thạch Sanh kể lại chiến công thứ nhất của
chàng.

Đáp án và biểu điểm
Câu

Phầ
Nội dung kiến thức
n
* Truyện “ Lợn cưới, áo mới” thuộc thể loại truyện cười

a
b

* Khái niệm: `Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười
trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói
hư, tật xấu trong xã hội.
b. Các truyện cười đã học: Treo biển, Lợn cưới áo mới.
* Yêu cầu về kĩ năng : Viết đúng hình thức một đoạn văn; diễn đạt trôi chảy,
mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.

Câu 1
(3 đ)

c

a
b

Câu
2(2
đ)

c

0,5
0,5
0,5
0,25

* Yêu cầu về nội dung : HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau,

nhưng cần làm nổi bật các nội dung sau :- Về nghệ thuật :Truyện đã xây dựng
được nghệ thuật gây cười bằng cách đưa ra những tình huống truyện gây
0,5
cười bất ngờ từ thấp đến cao để kết thúc ở đỉnh điểm làm tiếng cười bật ra,
đầy ý nghĩa.
0,75
– Về nội dung : Truyện « Lợn cưới, áo mới » chế giễu, phê phán những người
có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
– Khái niệm cụm danh từ : Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ
0,5
thuộc nó tạo thành.
– Các cụm danh từ có trong đoạn văn:một con ếch; một giếng nọ; vài con
0,75
nhái, cua, ốc bé nhỏ(Xác định đúng mỗi cụm danh từ được 0,25 điểm)
– Vẽ và điền vào mô hình cụm danh từ:(điền đúng mỗi cụm danh từ vào
mô hình được 0,25 điểm)

Phần trước
t2
t1
một
một
vài

Câu
3(5
đ)

Điểm


Phần trung tâm
T1
T2
con
ếch
giếng
nhái,
con
cua,ốc

Phần sau
s1
s2

0,75

nọ
bé nhỏ

a) Yêu cầu về kĩ năng:
– Thể loại: văn tự sự (kể chuyện sáng tạo)- Đối tượng kể: Một sự việc chính
trong truyện “Thạch Sanh”- Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài- Diễn
1
đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
– Ngôi kể: thứ nhất, xưng “tôi” (nhập vai Thạch Sanh)
b. Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể kể theo nhiều cách song cần đảm
bảo được các sự việc chính sau:

* Mở bài: 0,5 điểm- Thạch Sanh tự giới thiệu về mình.- Giới thiệu hoàn cảnh gặp
9



gỡ mẹ con Lí Thông.
– Giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh sự việc định kể.

* Thân bài : (3,0 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc chính sau:
– Thạch Sanh được Lí Thông nhờ đi canh miếu
– Thạch Sanh vui vẻ nhận lời.
– Con chằn tinh xuất hiện.
– Thạch Sanh dùng búa và các phép thần thông để đánh lại.
– Khi đã giết chết chằn tinh, Thạch Sanh nhặt bộ cung tên vàng, chặt đầu chằn tinh
xách về.
– Mẹ con Lí Thông bảo đó là con trăn vua nuôi nên xui Thạch Sanh bỏ trốn để cướp
công…
* Kết bài: 0,5 điểm
– Kết thúc sự việc: Thạch Sanh tin lời nên vội vàng trốn đi trong lòng không khỏi lo
lắng, day dứt…
---------------------ĐỀ 2
I. CÂU HỎI :(4đ)
Câu 1. Động từ là gì ? Cho ví dụ..(1đ)
Câu 2 . Qua truyện ngụ ngôn « Thầy bói xem voi », em rút ra bài học gì cho bản thân mình ?(1đ)
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn ( từ 4-6 câu) chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất hai cụm động
từ. Gạch dưới hai cụm động từ ấy . (2đ)
II. LÀM VĂN: (6đ)
Kể về một thầy (cô) giáo mà em thích nhất.
———- Hết ———ĐÁP ÁN
Câu 1. (1đ)
-Nêu đúng khái niệm động từ .(0,5đ)
-Cho ví dụ đúng..(0,5đ)
Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi…
Câu 2.(1đ)
-Bài học rút ra: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân
gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong
truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu
đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì
phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu
thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại
người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn
trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Câu 3. Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu. (2đ)
PHẦN TỰ LUẬN : (6đ)
Kể về một thầy (cô) giáo mà em thích nhất.

10


DÀN BÀI
Mở bài: (1đ)

Giới thiệu thầy (cô) giáo mà em yêu mến.

Thân bài: (4đ)
-Kể về hình dáng: tuổi, vóc dáng, khuôn mặt, cách ăn mặc,….
-Tính tình của thầy (cô).
-Cách cử xử với làng xóm, đồng nghiệp, với phụ huynh, học sinh,…
-Điều em quí mến.
Kết bài: (1đ)


Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).
Bài làm mẫu
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất
yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính
là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn,
đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao
trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt
cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm
xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói
của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến
cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô
luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã
vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm
đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn
clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng
cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo
án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía
lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi
mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có
bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì
không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần.
Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ
tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ
nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua
sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
******* HẾT *******
ĐỀ 3

11


Câu 1: (2 điểm)
a. Nêu khái niệm truyện cười? Qua truyện cười Treo biển em rút ra được bài học gì?
b. Giải thích ý nghĩa của câu văn sau:
“Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà
con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước”. (Trích – Thánh
Gióng)
Câu 2: (3 điểm)
a. Từ “Phi cơ” được giải thích bằng cách nào?
– Phi cơ: máy bay
b. Câu văn sau mắc lỗi dùng từ nào? Em hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng?
– Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
c. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ nào? Hãy chỉ rõ.
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái,cua, ốc bé
nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến cáccon vật kia rất hoảng
sợ…
Một năm nọ trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài”. (Trích văn bản
– Ếch ngồi đáy giếng)
Câu 3: (5 điểm)
Em hãy kể lại một bữa cơm thân mật trong gia đình nhân dịp có người thân đến thăm.
_______________ HẾT_______________
Đáp Án

Câu 1. ( 2 điểm)
a. Nêu được khái niệm truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán. (0,5 điểm)
– Bài học rút ra từ truyện cười Treo biển: Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về cái tên
biển, truyện phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét khi nghe những ý
kiến khác. (1 điểm)
b. Ý nghĩa của câu văn: Chứng tỏ toàn dân cũng góp công, góp của để mong Gióng đánh giặc cứu
nước. (0,5 điểm)
Câu 2. ( 3 điểm)
a. Từ “Phi cơ” được giải thích bằng cách: Đưa ra từ đồng nghĩa. (0,25 điểm)
b. Câu văn mắc lỗi:
– Dùng từ lẫn lộn giữa các từ gần âm. (0,25 điểm)
– Cụ thể: Từ “bàng quang”.

(0,25 điểm)

– Sửa lại cho đúng: thay từ “bàng quang” bằng từ “bàng quan”. (0,25 điểm)
c. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ:
* Các từ loại trong đoạn văn:
– Danh từ: nhái, cua, ốc. (0,25 điểm)
– Động từ: kêu, ra.

(0,25 điểm)

– Tính từ: hoảng, sợ, to. (0,25 điểm)
– Lượng từ: các.

(0,25 điểm)

12



– Chỉ từ: kia.

(0,25 điểm)

– Số từ: một.

(0,25 điểm)

* Cụm từ:
– Cụm danh từ: một con ếch.

(0,5 điểm)

Câu 3. ( 5 điểm)
– Yêu cầu về hình thức: bài viết có bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ.
– Yêu cầu về nội dung: bài viết đảm bảo các ý sau.
A. Mở bài:
– Giới thiệu về việc người thân (bà nội hoặc ông nội, cô, dì, chú, …) lên chơi – mẹ làm cơm chiêu đãi.
(1 điểm)
B. Thân bài:
* Kể về sự chuẩn bị của bố mẹ và các anh chị em trong nhà để làm cơm đón bà:
– Mẹ đi chợ …

(0,5 điểm)

– Lau nhà cửa …
– Nấu ăn …
– Bố chuẩn bị xe đón bà …


(0,5 điểm)

* Kể trong bữa ăn:
– Các món ăn (tả một vài món cụ thể, chi tiết, màu sắc, hương vị …).
– Cả nhà chăm sóc, gắp thức ăn cho bà.

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

– Bà hỏi chuyện cả nhà: Công việc của bố mẹ, học hành của các cháu.

(0,5 điểm)

– Bố mẹ hỏi thăm tình hình quê nhà.
– Mọi người nhắc lại các kỷ niệm hỏi thăm bà con ở quê nhà. (0,5 điểm)
C. Kết bài:
– Kể về niềm vui của tất cả mọi người trong gia đình. (0,5 điểm)
– Tâm trạng của em. (0,5 điểm)
Bài làm mẫu
Năm nào cũng vậy, khoảng 29 Tết sau khi sắp xếp dọn dẹp nhà cửa xong, cả gia đình em lên xe
về quê nội ở Đức Hòa ăn Tết. Thời gian trôi nhanh quá! Mới hôm nào em về quê ở ăn Tết cùng ông
bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay những ngày cuối cùng của năm lại đến rồi.
Chiều ba mươi tháng chạp, không khí Tết đã ngập tràn khắp nẻo. Làng quê rộn rã những âm thanh
trong trẻo, tươi vui đón mừng một mùa xuân mới. Những nếp nhà đông vui, náo nức lạ thường bởi
tiếng reo vui của những đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, tiếng cụ già kể những chuyện năm cũ,
tiếng trẻ em nô đùa… Và những cái bếp nghi ngút khói bay lên, mùi bánh tét, mùi thức ăn xào nấu
thơm lừng khắp ngõ. Mọi nhà đang háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên sum họp.
Nhà nội em, phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang.

Mùi nhang thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh tét, mứt, hoa quả . . . được ông em sắp xếp thật
trang trọng. Cây mai khá lớn xen kẽ với những chùm hoa vạn thọ đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ
trường kỹ bằng gỗ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.
Và bà nội luôn là người vui mừng nhất. Nội tất tả quét tước lại nhà cửa. Nội vào bếp nấu những
món ăn quen thuộc cho ngày sum họp. Nội đã chờ mong ngày này lâu lắm rồi. Bữa cơm tất niên
chiều ba mươi Tết luôn là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã đi chợ mua sắm

13


những thứ cần thiết để nấu. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và cô Út
cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ
học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các
món ăn thêm hấp dẫn. Ba và chú năm di ra vuon gan nha hái một số cây trái tươi để cúng ông bà.
Bé Hà thì quanh quẩn bên ông nội bắt sâu tỉa lá cho hàng cây kiểng.
Những giai điệu quen thuộc “Tết, tết, tết đến rồi….”lại vang lên đâu đây. Ngồi cạnh bếp than
hồng đỏ rực em thấy lòng rộn rã, rạo rực làm sao! Tiếng trống múa lân tùng tùng. Nồi bánh chưng
đã dậy mùi, chỉ còn chờ ba về là vớt ra thôi. Thức ăn đã nấu xong, bà nội sắp mâm cỗ cúng. Đỡ
mâm cỗ từ tay bà, ba em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng
con cháu trong ba ngày Tết. Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc
của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh tét xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm trộn với rau
răm và bắp cải, canh ổ qua dồn thịt xanh thẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây,
nấm hương, mộc nhĩ, thịt kho hột vịt . . . Rồi bánh tráng thịt ram . . . món nào cũng ngon và vô cùng
hấp dẫn.
Ba em rót rượu kính mời ông bà. Mẹ, cô út, em và bé Hà uống nước ngọt. Mọi người nâng cốc
chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện
về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:
Cháu Trúc này! Dù sống ở Sài Gòn nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê
hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi ba cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này
trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Ba em kín đáo lau giọt nước
mắt ứa trên mi. Ông nội với ánh mắt hiền từ tràn ắp tình yêu thương con cháu. Sau bữa cơm, cả nhà
tiếp tục, ngồi uống trà ăn mứt trong phòng khách. Em khoe với ông bà là em đạt danh hiệu học sinh
giỏi học kỳ 1. Bà khen em: Cháu Trúc của bà giỏi quá giống Ba hồi nhỏ. Bé Hà thấy em được Bà
khen, bé vội chạy đến, phụng phịu : Con giỏi hơn chị. Bà cười xòa: Cả 2 cháu của Bà đều ngoan cả.
Rồi Bà thong thả uống trà vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Trên tivi chiếu chương
trình đón tết. Mẹ em ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành xem tivi trên môi nở một nụ cười mãn
nguyện khuôn mặt rạng ngời một niềm vui khôn tả.
Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn
những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng
cười, cùng bàn luận với không khí rất ấm cúng và thân mật. Bữa ăn làm gia đình đầm ấm, đó chính
là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình
cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Trong bữa cơm mọi người không
chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý
giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia
đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi
người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến
người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm ấm cúng để tận
hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Cứ năm nào cũng thế, gia đình em luôn có được những giờ phút sum họp, trò chuyện thân mật
thật vui vẻ, đầm ấm sau một thời gian dài xa cách. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia

14


đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà, ba mẹ. Em yêu những buổi sum họp ngày tết như thế
này biết bao nhiêu! Luôn có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.
————– HẾT ————–
ĐỀ 4
Câu 1: ( 4điểm)


Chép chính xác bài ca dao sau vào tờ giấy thi và cho biết những từ in đậm thuộc

từ loại nào mà em đã học ?
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Câu 2: ( 2điểm)

Câu văn sau có bao nhiêu tiếng?

– Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
Câu 3: ( 4 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bản thân mình.
———- HẾT ———Đáp án

Câu 1 (4 điểm)

– Học sinh chép chính xác bài ca dao ( 2 điểm).
Viết sai một từ trừ 0,1đ.
Câu 2( 2 điểm)

– Xác định đúng 9 tiếng ( 2 điểm)

Câu 3( 4 điểm)
– Kể được những nét tiêu biểu về bản thân mình:
+ Tên, tuổi, học lớp mấy, ở đâu…( 1 điểm).
+ Kể được một số việc làm hàng ngày ( 1 điểm)
+Kể được sở thích, ước mơ nguyện vọng của bản thân (2 điểm)

– Viết sai 5 chữ , 5 lỗi chính tả trừ ( 1 điểm)
Bài viết làm mẫu:
Chào các bạn, mình là Hà Thị Chung, học sinh lớp 6A của một trường vùng trung du- Bắc Bộ.
Trường THCS Chương Xá- Huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu về bản thân
cho các bạn nghe nhé!
Như các bạn học sinh lớp 6, năm nay mình 11 tuổi. Sinh nhật của mình vào một ngày mùa thu
ngày 23- 8, mẹ nói mình sinh vào một ngày mát mẻ nên mình thấy thích mùa thu lắm! Hẳn là các
bạn cũng muốn biết về gia đình mình đúng không? Mình là em út trong gia đình, mình có chị gái
đang học lớp 8 và em trai là học sinh lớp 4. Bố mình là Hà Huy Hoàng, bố làm kỹ sư xây dựng, ngôi
nhà của mình do bố thiết kế, bố còn dành riêng cho mấy chị em mình một khu vui chơi nữa. Đó là
nơi mình hay ngồi đọc sách mỗi khi mệt mỏi đấy! Mẹ mình là Nguyễn Thị Hoa, mẹ có tâm sự: Mẹ
yêu mọi người xung quanh và yêu cả nghề nghiệp của mẹ nữa, nên mình thấy nghề giáo viên mà
mẹ chọn rất phù hợp.
Mình thích rất nhiều thứ các bạn ạ! Màu mà mình yêu thích là màu đỏ và màu trắng. Màu đỏ là
màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng, màu của may mắn, màu của dòng máu đang chảy trong mỗi
người… Mình thích mặc đồng phục màu trắng, đó cũng là màu rất hợp cho học sinh chúng mình
đúng không các bạn? Môn học mà mình yêu thích là môn Văn, trong Văn có những câu chuyện hay,

15


những bài học lý thú, những con người, số phận mình chưa được gặp và muốn sẻ chia. Mình cũng
thích những môn khoa học nữa, đó là thế giới để mình thấy sự phát triển, sinh sôi. Nên sau này lớn
mình rất mong sẽ được làm một nhà khoa học để thỏa thích niềm đam mê tìm hiểu về thế giới và
ghi lại những điều mình từng gặp.
Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn có những người bạn tốt, mình cũng vậy! Mình thích
kết bạn với những người hòa đồng, chân thành, biết nỗ lực trước những khó khăn và tôn trọng người
khác.
Ngoài thời gian học bài mình thích giúp bố mẹ trông em, dạy em học bài, giúp mẹ nấu ăn…
mình rất muốn nấu ăn ngon như mẹ nữa.

Mình không thích những người gây mất đoàn kết với bạn bè, không thích đi đến trường mà không
có bạn đi cùng vì con đường trở nên xa hơn, mình cũng không thích ở nhà một mình, không thích
trêu chọc người khác cũng không thích bị điểm kém…
Trên đây là những lời giới thiệu về bản thân để các bạn hiểu mình hơn. Cảm ơn các bạn đã lắng
nghe.

_____________________
ĐỀ 5

Câu 1(1 điểm).
Trình bày điểm giống và khác nhau giữa truyện Truyền thuyết và truyện Cổ tích ?
Câu 2(1 điểm).
Nêu nội dung ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
Câu 3(2 điểm )
Danh từ là gì? Trong câu danh từ thường đảm nhiệm các chức vụ cú pháp nào ? Cho ví dụ ?
Câu 4( 5 điểm)
Kể về một thầy giáo (hoặc một cô giáo) mà em quý mến
———————–Hết———————–
ĐÁP ÁN
Câu 1. (2 điểm)

a) (1điểm) Giống nhau:

– Đều là truyện dân gian …
– Đều có yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo,..
b) (1điểm) Khác nhau:
Truyền thuyết

Cổ tích


– Kể về nhân vật, sự kiện thời quá khứ…

– Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc…

– Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân

-Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công

dân về các sự kiện, nhân vật lịch sử

bằng xã hội: Cái thiện chiến thắng cái ác,…

Câu 2. (1,5 điểm). Mỗi ý gạch đầu dòng 0,5 điểm
Nộị dung ý nghĩa của văn bản “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
– Giải thích hiện tượng mưa gió, lũ lụt ở đồng bằng Bắc bộ
– Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ
– Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Câu 3. (1,5điểm)
a. (0,5 điểm)
– Danh từ là những từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

16


b. (1 điểm)
– Chức vụ cú pháp của danh từ:
+ Làm chủ ngữ trong câu: Lan học bài.
+ Có khi làm vị ngữ: Bố em là công nhân.
Câu 4. (5 điểm)
* Yêu cầu: Nêu được tình cảm với thầy (cô) giáo mà người viết yêu kính nhất

* Nội dung:
A. Mở bài: (0,5đ)
– Giới thiệu khái quát về người thầy ( hay cô giáo) mà em sắp kể
B.Thân bài: (4đ)
– Miêu tả một vài nét về người thầy ( hoặc người cô) mà em yêu quý (Chú ý nhấn mạnh những nét
riêng, những nét ấn tượng)
– Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình yêu thương đối với học
trò,…)
– Đối với riêng bản thân em tình cảm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo ) đó là gì?
– Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao ?
C. Kết bài: (0,5đ)
Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy cô bằng sự kính trọng và
yêu mến sâu sắc ra sao?
* Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất. Giọng kể thể hiện cảm xúc trân trọng, gần gũi, thân thương đối
với thầy ( cô) giáo.

---------------------------------

Bài làm mẫu Kể về một thầy giáo (hoặc một cô giáo) mà em quý mến:
Với mỗi học sinh, các bạn sẽ có một tấm gương thầy cô giáo mẫu mực, đáng yêu đáng kính của
riêng mình. Với riêng tôi, tôi sẽ không thể nào quên cô Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 6H của tôi bây
giờ.
Cô Minh là giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Tiếng Anh của lớp tôi. Cô có dáng người cao
và gầy. Đôi mắt cô rất sáng và đẹp. Dáng cô đi lúc nào cũng nhanh nhẹn và có phần vội vã. Cũng
đúng thôi vì cô là một giáo viên dạy giỏi cùa trường nên cô thường xuyên bận rộn với rất nhiều việc.
Còn tôi lại là một đứa học sinh nhút nhát và nắm bắt bài rất chậm. Nhất là với môn Tiếng Anh thì tôi
càng chậm hiểu hơn nữa. Tuy thế, tôi cũng chẳng dám hỏi ai bao giờ. Ai mà thèm quan tâm đến một
đứa học dốt như tôi chứ! Cô Minh cũng vậy thôi. Cô cũng sẽ chỉ thích những hạn học giỏi, thông
minh.
Cứ thế, tôi tự cô lập mình trong cái thế giới vỏ ốc của mình. Điểm kiểm tra thấp dần, đến nửa đầu

học kì một thì tôi là một trong những học sinh yếu nhất lớp. Tôi chán nản vô cùng và trở nên ít nói, lì
chơi với bạn bè cùng lớp. Chắc rằng cũng chẳng có ai muốn chơi với tôi.
Một hôm, khi tôi đang gật gù buồn ngủ thì có tiếng hỏi:
– Lát nữa chắc cô kiểm tra đấy, cậu học với tớ không?
Tôi ngao ngán ngẩng lên thì thấy Bình – cậu lớp trưởng học giỏi nhất lớp đang chờ mình trả lời. Phần
vì nể, phần vì lo kiểm tra thật tôi đành gật đầu. Thật không ngờ, Bình lại giảng hay đến thế. Cậu ấy
nói đến đâu tôi hiểu đến đấy. Sau buổi ấy, tôi thường xuyên được bạn ấy giúp đỡ rất tận tình…

17


Cứ như vậy, tôi học khá dần lên, tôi luôn cảm ơn Bình đã giúp đỡ tôi nhiều đến thế. Cho đến một
ngày…
Hôm ấy, khi tôi đang sung sướng cầm hài kiểm tra Tiếng Anh được điểm 8 thì có tiếng gọi tôi lên
phòng giáo viên gặp cô chủ nhiệm. Tôi lo lắng không biết có chuyện gì. Tôi đâu có mắc lỗi gì mà cô
cần gặp tôi? Nhưng thật lạ là nhìn thấy tôi cô lại tươi cười. Bảo tôi ngồi xuống bên cạnh, cô nhìn tôi
với ánh mắt đùa vui:
– Bạn Bình có hay bắt nạt em không?
Thấy tôi vẫn ngơ ngác. Cô lại hỏi:
– Em và Bình cùng học với nhau vậy có gì không muốn hỏi các thầy cô em cứ hỏi bạn ấy nhé!
Rồi giọng cô trầm xuống:
– Cô rất tiếc là không có nhiều thời gian để theo sát và giúp đỡ các em. Cô chỉ nắm được tình hình
lớp qua các bạn cán bộ lớp. Bình đã hứa là sẽ giúp đỡ em vậy em yên tâm và cố gắng nhé!
Bây giờ thì tôi đã hiểu ra tất cả! Thì ra, cô đã họp cán bộ lớp, hỏi han về tình hình học tập của từng
người rồi phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Tôi đã từng nghĩ cô là người lạnh lùng, chỉ thích
những học sinh giỏi và ghét bỏ những đứa học kém như tôi. Thật không ngờ!… Trở về lớp học, tôi
thấy xúc động quá! Vậy là chưa bao giờ tôi đơn độc, còn có biết bao người chăm lo, giúp đỡ tôi học
hành. Và tôi thầm biết ơn tất cả những điều tốt đẹp cô giáo chủ nhiệm đã mang đến cho tôi.
—————————- HẾT —————————ĐỀ 6
Câu 1: (2điểm)

a. Cụm danh từ là gì ?
b. Đọc kỹ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
” Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ
đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất”
(Em bé thông minh)
– Chỉ ra các cụm danh từ có trong đoạn văn .
– Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ và chép cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình đó.
Câu 2: (3điểm)
a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
b. Qua câu chuyện ngụ ngôn ” Thầy bói xem voi” tác giả dân gian muốn gửi đến bạn đọc điều gì ?
Câu 3: ( 5 điểm)
Tâm sự của một bài kiểm tra được điểm kém bị chủ nhân vứt bỏ trong ngăn bàn.
________ HẾT _________
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1: (2đ)
a- Cụm danh từ là gì ?
Cụm danh từ là là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . (0.5đ)
b – Xác định được cụm danh từ
+ Một hôm (0.25đ)
+ một cánh đồng làng kia (0.25đ)
+

hai cha con nhà nọ (0.25đ)

18


Vẽ mô hình và điền cụm danh từ (0.75đ)
Phần trước


Phần trung tâm

một

hôm

một

cánh đồng

làng kia

hai

cha con

nhà nọ

Phần sau

Câu 2: (3đ)
a) Truyện truyền thuyết – Truyện cổ tích
– Giống nhau : (0.5đ)
+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian
+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi
thường
– Khác nhau:
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với
những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện

có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo) (0.75đ)
+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước
của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là
những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)

(0.75đ)

b) Qua câu chuyện ngụ ngôn ” Thầy bói xem voi” tác giả dân gian muốn gửi đến bạn đọc
điều gì ?
– Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới nhìn một khía
cạnh mà cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. (0.5đ)
– Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài,
nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
(0.5đ)
Câu 3: ( 5điểm) Tâm sự của một bài kiểm tra được điểm kém bị chủ nhân vứt bỏ trong ngăn bàn.
Mở bài (0.5 điểm)
HS có thể chọn những cách sau để mở bài :
– Trực tiếp : bài kiểm tra tự giới thiệu về mình …..
– Gián tiếp : Tạo ra tình huống để bài kiểm tra tự kể về mình ….
Thân bài (4 điểm )
* Bài kiểm tra tự giới thiệu về mình và việc bị vứt bỏ trong ngăn bàn:
– Lúc đầu cũng giống như các bạn, được mua về từ hiệu sách, được cất ngay ngắn trong túi giấy
kiểm tra, ngày ngày theo chủ nhân tới trường, mong đợi đến lúc được phục vụ chủ nhân trong giờ
kiểm tra
– Đến giờ kiểm tra môn …, hào hứng khi được chủ nhân lấy ra sử dụng , ghi tên lớp , làm bài , nộp
bài ….
– Sau một tuần mong gặp lại chủ nhân, khi cô giáo trả bài chủ nhân của nó cầm lên xem xét qua
loa sau đó ném nó vào ngăn bàn chứ không cất vào túi đựng giấy kiểm tra – nơi các bạn bè của nó
đang ở …


19


– Hậu quả: bài kiểm tra bị sách vở đè lên, bị dồn vào góc ngăn bàn, nhàu nát…
– Cảm giác: đau đớn, ngẹt thở vì bị chèn ép,ngứa ngáy,khó chịu vì bụi bặm …
– Nguyên nhân : do chủ nhân lười biếng, ham chơi, không ôn bài, làm bài không tốt, bị điểm kém, sợ
bố mẹ biết sẽ mắng nên không cất bài kiểm tra vào túi
* Tâm trạng, thái độ của bài kiểm tra :
– Buồn bã vì bị ném vào ngăn bàn , thất vọng vì ý thức của chủ nhân
– Lo lắng một ngày nào đó sẽ bị quẳng vào sọt rác , bị vứt đi, bị xé…
– Mong muốn : các cô cậu học trò chăm học hơn, thuộc bài, làm bài tốt, được điểm cao… để không
có bài kiểm tra nào phải chịu số phận như mình
Kết bài (0.5điểm )

Cảm xúc, suy nghĩ, lời nhắn nhủ…..
——————————————————ĐỀ 7

Câu 1(1,5điểm). Qua văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2(1 điểm). Từ là gì? Câu sau đây có bao nhiêu từ:
“Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”.
Câu 3(1,5điểm). Viết đoạn văn ngắn (3 – 4 câu) có sử dụng số từ và lượng từ? Gạch chân số từ và
lượng từ trong đoạn văn đó?
Câu 4(6 điểm). Kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.

———————-Hết———————
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (1,5 điểm). Qua văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” học sinh rút ra được bài học:


Cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình. (0,5 điểm)




Biết được hạn chế của bản thân để biết nhìn xa trông rộng. (0,5 điểm)



Không nên chủ quan,kiêu ngạo. (0,5 điểm)

Câu 2. Từ là:
– Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. (0,5 điểm)
– Trong câu: có: 9 từ. (0,5 điểm)
“Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt,/ chăn nuôi / và / cách / ăn ở”.
Câu 3.
Câu 4. (6 đ)

– Viết đúng đoạn văn. (1 điểm) – Xác định đúng số từ và lượng từ. (0,5 điểm)
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. (1 điểm)
Thân bài: Kể trình tự câu chuyện theo lời văn của học sinh. (4 điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện. (1 điểm)

--------------------ĐỀ 8

Câu I (2 điểm):

Căn cứ vào sách Ngữ văn 6 tập 1, hãy cho biết:

a) Cụm danh từ là gì ? Lấy ví dụ 2 cụm danh từ.
b) Tìm các cụm danh từ trong câu văn sau:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

Câu II (3 điểm):
a) Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm phê phán và khuyên nhủ điều gì ? Tìm những câu
thành ngữ có nội dung gần gũi với câu chuyện ?
b) Qua truyện Ếch ngồi đáy giếng, em hiểu gì về nghệ thuật truyện ngụ ngôn ?

20


Câu III (5 điểm):
Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập mà em biết.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM:
Đáp án

Điểm

Câu I (2 điểm):
1. Trả lời đúng khái niệm theo SGK, lấy được VD
2. Xác định đúng, đủ 3 cụm danh từ: Ngày xưa, hai vợ chồng ông lão đánh cá, một túp
lều nát trên bờ biển.

0,5 điểm
1,5điểm

(Mỗi cụm được 0,5 điểm).
Câu II (3 điểm):
1.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

– Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo.


0,5điểm

– Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ
quan, kiêu ngạo.

0,5điểm

– Thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng; Coi trời bằng vung

0,5điểm

2. – Nghệ thuật: Ngắn gọn, mượn chuyện vật để nói điều khuyên răn bổ ích đối với con 0,5điểm
người.
Câu III (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm)
– Biết làm bài văn tự sự.
– Bố cục đầy đủ, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc,…
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
* Lưu ý: Bài viết mắc 1 trong các lỗi trên thì trừ 0,25 điểm.
2. Yêu cầu về kiến thức: (4,5 điểm)
a) Mở bài: Giới thiệu nhân vật (bạn anh, chị, em ….)
b) Thân bài:
– Sơ lược về nhân vật: tên tuổi, lai lịch, hình dáng, tính cách …
– Kể biểu hiện cụ thể về việc học tốt của nhân vật:
+ Cần cù chăn chỉ

0,5điểm
1,5điểm
2điểm


+ Tận dụng thời gian học tập
+ Phương pháp học tập
+ Cách khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt
c) Kết bài: cảm nghĩ về nhân vật.

0,5điểm

Kể về một tấm gương tốt trong học tập
“Người có ý chí vượt qua tất cả sự nặng nhọc có thể đạt được bất cứ mục tiêu nào” (Menander) –
Vâng, với một cậu học sinh lớp 6 quen được sống trong sự đùm bọc của ba mẹ, sống đúng nghĩa
“biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” như tôi, thì câu nói đó quả thật nghe như là một triết lí
suông. Nhưng từ khi được biết đến tâm gương hiếu học Nguyễn Thế Hoàn, tôi hoàn toàn tin vào điều
đó. Nguyễn Thế Hoàn – thần tượng của tôi!
Vốn là một học sinh rất đam mê học Toán, ngoài việc đam mê giải các bài Toán, tôi còn có sở thích
tìm hiểu những thông tin về các cuộc thi Toán học. Một lần tình cờ, tôi đọc được trên mạng thông tin

21


về thành tích của đoàn Việt Nam trong kì thi Olympic Toán. Tôi đã thật sự xúc động trước câu
chuyện của anh Nguyễn Thế Hoàn.
Anh Hoàn hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Tự nhiên (ĐH KHTN-ĐHQGHN) đã xuất sắc
giành huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế 2014. Điều đó đã khiến biết bao người nể phục,
nhưng đằng sau vinh quang đó của anh còn là một câu chuyện lấy đi nước mắt của không ít người.
Câu chuyện của ý chí, của sự kiên trì, của một tấm gương dám ước mơ và thực hiện ước mơ, và trên
hết đó là câu chuyện của tình cảm gia đình rất đỗi thiêng liêng.
Tìm hiểu thông tin về anh, tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.Trước tiên đó là câu chuyện về
chàng trai tên Hoàn bắt đầu với chiếc mũ thêu tên mình. Đó là món quà anh được bố mẹ tặng. Một
món quà thật giản đơn, tưởng như quá đỗi bình thường với tôi – một cậu nhóc thành phố vốn quen

với những món quà đắt tiền, hiện đại. Lúc đó, anh Hoàn mới 3 tuổi nhưng đã tỏ ra là một cậu bé vô
cùng thông minh. Khi được mẹ anh cho biết ý nghĩa của nét thêu trên mũ, ngày nào anh cũng hý
hoáy lấy viên gạch vẽ tên mình lên khắp sân. Tưởng như chỉ là sự bắt chước giản đơn, nhưng không
phải vây! Khi anh đọc vanh vách những chữ trên mặt báo mà người hàng xóm sang chơi thì mọi
người trong gia đình anh mới ngã ngửa ra khi biết rằng anh đã tự học thuộc được các mặt chữ. Tôi
vốn không tin lắm vào việc có thần đồng, nhưng câu chuyện từ thưở lên ba của anh làm tôi suy nghĩ
lại!
Anh Hoàn sống trong một gia đình thuần nông. Ba sào ruộng cấy lúa quanh năm làm sao nuôi đủ
bốn người, huống hồ gì là anh Hoàn và em trai đang trong tuổi ăn, tuổi học. Hoàn cảnh gia đình khó
khăn, thế nhưng anh đã vượt qua mọi khó khăn để hiện thực hóa ước mơ. Học cấp ba, dù nhà xa
nhưng trưa nào anh cũng đạp xe về nhà ăn cơm. Đơn giản bởi với anh thì tiền một suất ăn trưa bằng
tiền mua thức ăn cho cả hai anh em. Tôi chợt nghĩ về những lần làm nũng mẹ, những món quà ăn
vặt mà không có nó tôi còn không muốn tới lớp. Tôi thấy mình thật trẻ con, thật vô tâm. Tôi tự thấy
xấu hổ với mình.
Anh luôn là học sinh giỏi toàn diện, đạt thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi. Với một loạt
thành tích cao nhưngchưa một lần nào anh đi học thêm mà đều tự rèn luyện ở nhà. Điều đó khiến
tôi phải tự suy ngẫm lại phương pháp học của mình và rồi thêm khâm phục chàng trai giàu nghị lực
và kiên trì ấy.
Hết lớp 9, anh Hoàn cùng lúc thi đỗ vào lớp 10 chuyên toán của 3 ngôi trường mà nhiều người mơ
ước. Anh đã chọn vào học trường THPT Chuyên thuộc trường ĐH KHTN vì ở đó có nhiều tấm gương
như Lê Hùng Việt Bảo, Ngô Đăng Tuấn… làm động lực học tập. Nhà nghèo, để anh được học ở Hà
Nội, bố mẹ anh cũng khăn gói lên thủ đô kiếm tiền. Bố mẹ anh người làm thợ xây, người làm phụ hồ
nuôi con ăn học. Bố mẹ anh không thuê nhà trọ mà sống tạm trong chiếc lều bạt, dựng bên cạnh
công trường xây dựng. Tôi chợt thấy thương bố mẹ tôi vô cùng. Đã bao đêm tôi nghe tiếng bố thở
dài bên bàn làm việc, đã bao lần mẹ thức tới sáng bên giường tôi khi tôi ốm. Tôi tự hỏi phải chăng
người bố, người mẹ nào cũng có thể trở nên vĩ đại như vậy vì con mình?
Thế rồi “Khổ tận cam lai”, chắc hẳn bố mẹ anh đến giờ vẫn chưa hết mừng vì cậu con trai bé nhỏ trở
thành niềm tự hào không chỉ của gia đình mà còn của cả đất nước Việt Nam. Tấm Huy chương Vàng
Olympic mà anh giành được là món quà vô giá anh dành tặng bố mẹ mình.
Không ngủ quên trên chiến thắng, anh làm tôi thêm phần nể phục khi anh dự định, trong năm tới sẽ

học thêm tiếng Anh để đi du học. Đồng thời, anh cũng cố gắng kiếm càng nhiều học bổng càng tốt

22


vì điều kiện gia đình rất khó khăn.Tôi tin rằng anh sẽ không đơn độc trên con đường học tập vì giờ
đây, anh sẽ là tấm gương, là động lực cho những bạn trẻ khác vượt lên chính mình để tìm đến thành
công, trong đó có tôi.
“Khi nhiều trông đợi được đặt lên vai một cá nhân, anh ta có thể bắt nhịp vào thời thế và biến
giấc mơ thành hiện thực” (Elbert Hubbard) – vâng, không phải chân lí nào cũng mang tính tuyệt đối
và hẳn nhiên không phải trong trường hợp nào câu nói trên đây vẫn đúng. Nhưng thiết nghĩ với tâm
gương hiếu học Nguyễn Thế Hoàn thì điều đó hoàn toàn đúng. Ở anh, tôi học được một tấm gương
của lòng hiếu học, của ý chí và trên hết là sự nỗ lực vươn lên không ngừng để dám ước mơ, dám
thực hiện ước mơ. Một bài học bằng xương, bằng thịt chứ không phải là một lý thuyết hay một công
thức làm người sáo rỗng. Tôi tự hứa sẽ nỗ lực hết mình từng giây, từng phút, vì ngoài kia còn có bao
nhiêu người ở điểm xuất phát thấp nhưng đang vượt xa tôi. Phải rồi, vạch xuất phát đâu có gì quan
trọng, quan trọng là cách thức để đến đích thôi mà. Tôi sẽ đến đích!
--------------

23



×