Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6 bài 28 (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.43 KB, 3 trang )

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 - NGỮ VĂN 6
(Miêu tả sáng tạo)
Thời gian làm bài : 90 phút
--------oOo-------I. MỤC TIÊU
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng văn miêu tả
(tả sáng tạo) của lớp 6 đến thời điểm kiểm tra, từ đó có định hướng dạy học phù hợp
với học sinh.
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm đã học trong
chương trình Ngữ văn phân môn Tập làm văn : văn miêu tả sáng tạo (tả người và tả
cảnh) và khả năng tạo lập văn bản viết của học sinh.
II. HÌNH THỨC
1. Hình thức : Kiểm tra tự luận.
2. Cách tổ chức kiểm tra : Học sinh làm bài tại lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
1. Liệt kê các đơn vị bài học
- Tìm hiêu chung văn miêu tả (1 tiết)
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (2 tiết)
- Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (2tiết)
- Phương pháp tả cảnh (1 tiết)
- Phương pháp tả người (1 tiết)
- Luyện nói về văn miêu tả (1 tiết)
- Ôn tập văn miêu tả (1 tiết)
2. Các đề tài
- Tả khu vườn/khoảng sân ngôi nhà em mơ ước.
- Tả nhân vật truyện cổ tích yêu thích.
- Tả quang cảnh ngôi trường em mơ ước.
- Tả người yêu thích nhất.

3. Xây dựng khung ma trận
Mức độ
Chủ đề/Nội dung


Em đã từng gặp ông Tiên trong
những truyện cổ dân gian, hãy
miêu tả lại hình ảnh ông Tiên
theo trí tưởng tượng của mình.
Số câu
Số điểm

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng Vận dụng
thấp
cao

……

……

……

……

…1…

……

……


……

…1…
10 điểm

Cộng

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Đề: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại
hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.


V. HƯỚNG DẪN CHẤM
1.Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả theo yêu cầu
- Bài viết trình bày theo bố cục đầy đủ, rõ ràng (gồm các phần Mở bài – Thân bài –
Kết bài).
- Trình bày ý mạch lạc, diễn đạt rõ ý, viết ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song
cần tập trung làm nổi bật các ý sau:
a. Mở bài : (1,5 điểm)
- Giới thiệu nhân vật ông tiên trong các truyện cổ dân gian mà em biết.
- Hoàn cảnh nào ? Ở đâu ?
b. Thân bài: (7,0 điểm)
- Tả những nét nổi bật tiêu biểu, hình dáng, trang phục theo trí tưởng tượng: mái
tóc, ánh mắt, khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói, dáng đi, chòm râu….
-Tả tính tình, lời nói, sở thích, những việc làm có ý nghĩa ...( đối với người hiền,
người ác,…)..
- Tình cảm của mọi người dành cho nhân vật ông Tiên.
c. Kết bài: (1.5 điểm)

Cảm nghĩ của em đối với nhân vật ông Tiên.
3. Chuẩn cho điểm:
Điểm 9.0 - 10: Trình bày sạch đẹp, bài viết có cảm xúc, hành văn mạch lạc... trình
bày được những đặc điểm nổi bật hình dáng và tính tình của đối tượng gây được cảm
xúc với người đọc. Đạt được những yêu cầu đã nêu. Có thể còn một vài thiếu sót không
đáng kể.
7.0 - 8.0 :
- Cơ bản đáp ứng được 2/3 ý đã nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ.
- Về HT-PP: có bố cục rõ ràng, văn khá trôi chảy, mắc ít lỗi diễn đạt
Điểm 5.0 - 6.0 :
- Trình bày cơ bản về những ý về ngoại hình và tính nết nhân vật,..Bài viết đạt mức
độ trung bình.
- Về HT-PP có bố cục đầy đủ các phần. Bài viết có thể còn có chỗ sơ
lược lúng túng nhưng nhìn chung rõ và đúng. Mắc không quá nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 3.0 - 4.0: - Trình bày cơ bản về ngoại hình và tính nết nhân vật; hoặc nêu
khoảng một nửa ý nêu trên.


- Về HT-PP có bố cục đầy đủ các phần. Bài viết có thể còn có chỗ sơ
lược lúng túng nhưng nhìn chung rõ và đúng. Chưa đạt yêu cầu cả về nội dung và
hình thức.
Điểm 1.0 – 2.0: - Bài còn chung chung, sơ sài.
- Về HT-PP: chưa rõ bố cục, văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý; sai nhiều
lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 0.0: - Không nắm được yêu cầu đề; bài viết không dính dấp nội dung yêu cầu
nêu.
- Bài viết không thành văn, thành chữ hoặc bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: thang điểm ở trên là khung để làm căn cứ cho điểm, khi chấm bài giáo viên
xem hình thức bày, nội dung (cách diễn đạt, bài làm ít sai lỗi chính tả…)




×