Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6 bài 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.79 KB, 4 trang )

I/ Giới thiệu bài
Như chúng ta đã biết tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc sống con
người. Tiếng cười được thể hiện trong truyện cười đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam. Đó
là loại truyện kể về những hiện tượng, những loại người đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo
ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Nhiều khi, qua truyện
cười và tiếng cười người bình dân muốn gửi gắm những bài học nào đó về cuộc sống. Và
những câu truyện chúng ta được tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay có nội dung như vậy
II/ Bài mới: TIẾT 48: Văn bản Treo biển. HDĐT: Lợn cưới áo mới
A/ văn bản Treo biển
Văn bản Treo biển
I/ Đọc- tìm hiểu chung
1. Đọc-kể
A.

Gv: Hd Hs cách đọc: Chú ý đọc với giọng hài
hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “bỏ ngay”
được lặp lại 4 lần
GV: gọi HS đọc văn bản
GV: nhận xét cách đọc của Hs. Nhắc nhở HS
về nhà chịu khó tập đọc, luyện cách đọc cho
chính xác, phù hợp giọng đọc của văn bản.
GV hướng dẫn HS tóm tắt: Nhà hàng treo
biển quảng cáo sau đó nhận được những lời
góp ý của người qua đường và khách. Cuối
cùng cất luôn cái biển đi.
? Tìm hiểu phần chú thích * trong SGK, các
em hãy nêu khái niệm Truyện cười?
GV giảng thêm: hiện tượng đáng cười là
những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố
bịch, trái tự nhiên thể hiện ở hành vi, cử chỉ,
lời nói của người nào đó. Và để có tiếng cười


đòi hỏi ta phải phát hiện ra tiếng cười. Và đặc
điểm của truyện cười thường rất ngắn
. Các yếu tố nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện
đều có mục đích là gây nên tiếng cười. Sau
tiếng cười ấy hướng những người đọc người
nghe chúng ta tới những điều tốt đẹp mà nó
đối lập với tiếng cười. Có 2 loại truyện cười
Hài hước ( có ý nghĩa mua vui), truyện châm
biếm (có ý nghĩa phê phán)
GV: Trong bài, có 2 từ khó, các em chú ý

2.
-

Chú thích
Khái niệm Truyện cười: là truyện kể về
những hiện tượng đáng cười trong cuộc
sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui
hoặc phê phán những thói hư, tật xấu
trong xã hội


? Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc nào?
( treo biển)
? Nhà hàng treo biển để làm gì?
( giới thiệu, quảng cáo sản phẩm nhằm mục
đích bán được nhiều hàng.)
? Tấm biển có bao nhiêu tiếng?
( 6 tiếng)
? Nội dung tấm biển có mấy yếu tố?( mấy

thông tin?) và vai trò của mỗi yếu tố là gì?
Có 4 yếu tố:
+ Ở đây: thông báo địa điểm cửa hàng
+ Có bán: thông báo hoạt động của cửa hàng
+ cá: thông báo loại mặt hàng
+tươi: thông báo chất lượng hàng bán
GV: Yếu tố chỉ địa điểm “ở đây” là trạng ngữ,
Yếu tố “có bán” chỉ hành động, công việc;
Yếu tố thứ 3 “cá” là danh từ chỉ sản phẩm
được bán của nhà hàng. Yếu tố cuối cùng là
tính từ chỉ chất lượng.
? Theo em bốn nội dung thông tin trên có
phù hợp với một tấm biển quảng cáo hay
không?
Nội dung tấm biển đầy đủ, chính xác, cần
thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ.
? Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa
hàng bán cá?(4)
Và họ góp ý ra sao?
Người 1: bỏ chữ “tươi”
Người 2: bỏ chữ “ở đây”
Người 3: bỏ chữ “có bán”
Người 4: bỏ chữ “cá”
GV: Như vậy có 4 lời góp ý khác nhau về
nội dung góp ý
? Em có nhận xét gì về sự giống nhau của
bốn lời góp ý của khách hàng ?
Bốn lời góp ý đều mang tính cá nhân, chủ
quan, bắt bẻ chữ nghĩa.
\

GV: Thoạt nghe từng lời góp ý đều có lí, bởi
cách lập luận rất tự tin khi góp ý của họ.
Nhưng không phải, vì chính họ đều đánh giá 1
cách chủ quan. Họ chưa nhận ra giá trị thông

II/ Đọc-tìm hiểu chi tiết
1. Tấm biển treo ở cửa hàng

- Nội dung tấm biển thông báo đầy đủ các
thông tin:
+ Địa điểm
+ Hoạt động
+ Mặt hàng
+ Chất lượng

=> Phù hợp với tấm biển quảng cáo bằng
ngôn ngữ.

2. Ý kiến góp ý và sự tiếp thu của nhà hàng

- Có bốn lời góp ý:
+ Khác nhau: về nội dung góp ý.
+ Giống nhau: về cách nhìn chủ quan, phiến
diện.


báo gián tiếp vốn là chức năng, đặc điểm của
ngôn ngữ.
? Trước những lời góp ý đó, nhà hàng tiếp
thu như thế nào?

Người 1: bỏ chữ “tươi”->bỏ ngay chữ “tươi”
Người 2: bỏ chữ “ở đây”->bỏ ngay chữ “ở
đây”
Người 3: bỏ chữ “có bán”-> bỏ ngay chữ “có
bán”
- Nhà hàng:
Người 4: bỏ chữ “cá ”-> Cất nốt cái biển
+ Thay đổi tấm biển theo từng ý kiến góp ý.
GV: Có thể thấy từng ý kiến thể hiện là mang + Cất luôn cái biển.
tính cá nhân chủ quan
Bỏ chữ “tươi” làm mất sự khẳng định chất
lượng cao của sản phẩm nhà hàng.Tuy nhiên
còn có thể được. Nhưng đến ý kiến đòi bỏ từ
địa điểm “ở đây” mà nhà hàng làm theo
khiến cho nội dung tấm biển có phần tối
->Không có chủ kiến, lập trường.
nghĩa. Khi bỏ đi vị ngữ” có bán” để lại có 1
từ cá là vô lý. Nó làm cho cái biển cụt lủn tối
nghĩa. Đến ý kiên cuối cùng nhà hàng nhắm
mắt nghe theo không dùng cái biển nữa.
? Đọc truyện em thấy ông chủ nhà hàng là
người như thế nào?
Không có chủ kiến làm theo như một cái máy,
thiếu suy xét.
?“Treo biển” thuộc thể loại truyện cười. Vậy
câu chuyện này khiến em cười ở những chi
tiết nào ?
 Mỗi lần có người góp ý, nhà hàng
không cần suy nghĩ: “nghe nói, bỏ
ngay”.

 Nhà hàng cất nốt cái biển.
GV: Đọc truyện này ta cười vì nhà hàng
không hiểu những điều viết trên biển
quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biển quảng
cáo để làm gì?
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì
cho bản thân?
 Được người khác góp ý, không nên
vội vàng hành động theo ngay khi




chưa suy xét kĩ.
Làm việc gì cũng phải có ý thức, có
chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý
kiến của người khác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống độc đáo.
- Sử dụng yếu tố gây cười.
- Kết thúc truyện bất ngờ.

Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em
làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu hoặc phản
bác những góp ý của bốn người như thế
nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao?
 Giữ nguyên tấm biển “Ở ĐÂY CÓ
BÁN CÁ TƯƠI”
 Cảm ơn những lời góp ý của người

ngoài cuộc.
 Vẽ thêm trên tấm biển hình những
con cá .
Qua truyện này, em có thể rút ra bài học gì
về cách dùng từ?
Bài học về cách dùng từ: từ dùng phải có
nghĩa, có lượng thông tin cần thiết.Từ trong
biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp
ứng được mục đích, nội dung quảng cáo.

2. Ý nghĩa văn bản
- Truyện tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ.
- Phê phán những người hành động thiếu chủ
kiến.
- Nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp
thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
* Ghi nhớ : SGK/125
IV. LUYỆN TẬP

B.
I.
1.
2.

Hướng dẫn đọc thêm văn bản: “LỢN
CƯỚI, ÁO MỚI”
Đọc hiểu văn bản.
Đọc
Ý nghĩa




×