Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án ngữ văn lớp 6 bài 6 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.52 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2016-2017

TUẦN 5
Tiết 17, 18
Tập làm văn

Ngày soạn:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.

A Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức: Giúp hs bước đầu viết được bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, có nội dung, sự việc,
nguyện nhân diễn biến, kết quả.
2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài, kĩ năng dùng từ, đặt câu logic phù hợp.
3 Thái độ: Rèn ý thức tự học, tư duy logic, vận dụng kiến thức đã học vào bài làm, làm bài độc
lập.
B Đề bài:
Kể lại một truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
Yêu cầu:
- Việc lựa chọn truyền thuyết phụ thuộc vào khả năng của hs.
- Bài làm phải tiến hành đủ theo 5 bước.
- Thời gian làm bài 90 phút.
- Phân bố thời gian hợp lí.
C Đáp án, biểu điểm.
Mở bài: (1, 5 điểm) Giới thiệu được truyền thuyết định kể, lí do chọn kể.
Thân bài (7 điểm) Kể diễn biến câu chuyện theo trình tự các nhân vật, sự việc.
Kết bài: (1, 5 điểm) Kết cục của truyện. (Ý nghĩa của câu chuyện).
Dựa vào khả năng trình bày của hs giáo viên chấm điểm cho phù hợp.
4. Củng cố:


Gv thu bài, đếm số bài, ghi danh sách những hs vắng để có kế hoạch kiểm tra bù.
5 Dặn dò và nhận xét.
Hs: Về làm lai bài vào vở bài tập. chuẩn bị bài “Lời văn, đoạn văn tự sự”.
Gv nhận xét thái độ làm bài của hs và xếp loại giờ học.

Tiết19
Tiếng Việt

Ngày soạn:

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG
CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.

A Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong
từ nhiều nghĩa.
2 Kĩ năng: Có kĩ năng nhận diện từ nhiều nghĩa, bước đàu có kĩ năng sử dụng từ nhiều nghĩa
trong hoạt động giao tiếp.
3 Thái độ: Giáo dục cho hs ý thức sử dụng từ đúng nghĩa, ý thức trau dồi vốn từ của mình.
4 Tích hợp: Giáo dục hs kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp.
B Chuẩn bị:
1 Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn …
Ptdh: Bảng phụ, các tài liệu liên quan…
2 Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung bài học.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp.
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: - Nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ.
- Làm thế nào để giải thích được nghĩa của từ?
3 Bài mới:

Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ có một nghĩa nhất định.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2016-2017

Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách
quan được con người khám phá. Vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi mới cho
chúng, người ta có thể:
- Tạo ra một từ mới để gọi sự vật.
- Thêm nghĩa mới cho những từ có sẵn.
Theo cách thứ hai, những từ trước đây chỉ có một nghĩa nay được mang thêm những nghĩa mới,
chính vì vậy đã nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
Hoạt động 2. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Gv chép bài thơ “Những cái chân” vào bảng phụ,
hs đọc.
Gv: Bài thơ trên có bao nhiêu từ chân, cho biết
nghĩa của các từ chân đó?
Hs: Động não, trình bày.
C1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc
động vật, dùng để đi, đứng: đau chân, mỏi chân

C2: Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp
giáp và bám chặt vào mặt nền như: chân tường,
chân mây, chân răng.

C3: Bộ phận dưới cùng của một số sự vật có tác
dụng đỡ cho một số sự vật khác như: chân bàn,
chân đèn, chân giường …
Gv: Hãy nhận xét về nghĩa của từ chân?
Tìm thêm một số từ có nhiều nghĩa như từ chân.
Hs: Mũi, mắt, chín, xuân …
VD: Mũi.
- 1 Bộ phận trên cơ thể người, vật.
- 2 Bộ phận phía trước của phương tiện giao
thông đường thủy.
- 3 Bộ phận nhọn, sắc của vũ khí.
- 4 Bộ phận của lãnh thổ.
Gv: Hãy tìm một số từ chỉ có một nghĩa.
Hs: toán, nước …
Trong các nghĩa của từ chân trên, nghĩa nào là
nghĩa xuất hiện đầu tiên?
Hs: Trình bày.
Gv: Nghĩa xuất hiện đầu tiên, người ta gọi là
nghĩa gốc, nghĩa được hình thành trên cơ sở
nghĩa gốc được gọi là nghĩa chuyển.
.hãy nêu đặc điểm của từ nhiều nghĩa?
Hs tổng hợp, trình bày.
Hs đọc ghi nhớ sgk.
Gv hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện tập.
Hs đọc yêu cầu bài tập 1, 2 sgk và thảo luận theo
nhóm, đại diện nhóm trình bày.
Nhóm 1, 3 làm bài tập 1.
Nhóm 2,4 làm bài tập 2.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv tổng hợp, ghi bảng.


GV TRẦN HUY THAO

Nội dung cần đạt
I Từ nhiều nghĩa.
1. Ví dụ: sgk.
*Nhận xét.

- Từ chân là từ có nhiều nghĩa.

- Từ compa, kiềng chỉ có một nghĩa.
=> Từ có từ hai nghĩa trở lên gọi là lừ nhiều
nghĩa.
2. Kết luận: ghi nhớ sgk.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Ví dụ: sgk.
*Nhận xét.
- Chân1: Nghĩa gốc.
- Chân2: Nghĩa chuyển.
-> - Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu,
làm cơ sở để hình thành nghĩa chuyển.
- Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở
nghĩa gốc tạo nên từ nhiều nghĩa.
2. Kết luận: ghi nhớ sgk.
III Luyện tập.
Bài 1: Hiện tượng chuyển nghĩa.
Đầu 1: Bộ phận của cơ thể chứa não bộ.
Đầu 2: Bộ phận trên cùng, đầu tiên, đầu
sông, đầu nhà.
Đầu 3: Bộ phận quan trọng nhất: đầu đảng,

đầu đàn, thủ lĩnh.
Bài 2: Bộ phận của cây cối được chuyển
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2016-2017

Hs dọc yêu cầu bài tập 3, hs trình bày trực tiếp,
gv nhân xét và ghi bảng.

nghĩa thành bộ phận trên cơ thể người.
Lá: lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ …
Quả: Quả tim, quả thận …
Búp: Búp ngón tay.
Hoa: Hoa cái.
Bài 3: - Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành
động:
Hộp sơn- sơn cửa, cái bào- bào gỗ, cân
muối- muối dưa …

4 Củng cố.
Gv củng cố bài bằng cách cho hs xác định nghĩa của hai từ lợi trong bài ca dao “bà già đi chợ cầu
đông …” và cho biết chúng có phải là hiện tượng chuyển nghĩa không?
Hs: Đây là từ đồng âm. Lợi 1: là phần thịt bao quanh chân răng, lợi 2: cái có ích mà con người
thu được nhiều hơn ro với cái họ bỏ ra.
Gv: Khi sử dụng từ cần cẩn thận tránh trường hợp để người khác hiểu sai nghĩa.
5. Dặn dò:
Hs học bài, làm bài tập, soạn bài “Chữa lỗi dùng từ”.

Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.

Tiết 20
Tập làm văn

Ngày soạn:

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
A Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong bài văn tự sự, biết cách phân tích, sử
dụng lời văn, đoạn văn để đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
2 Kĩ năng: Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự,
biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3 Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng câu phù hợp trong khi viết lời văn, đoạn văn tự sự.
4 Tích hợp: Giáo dục kĩ năng phân tích mẫu và thực hành có hướng dẫn.
B Chuẩn bị:
1. Gv: PP/ kĩ thuật dạy học tích cực: phân tích mẫu, động não, thực hành có hướng dẫn …
Ptdh: Giáo án, bảng phụ, các tài liệu liên quan khác ….
2. Hs: Học bài, soạn bài theo nội dung bài học.
C Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Nêu các bước làm bài văn tự sự?
3 Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: Trong bài tự sự, nhân vật và sự việc là nòng cót, nhưng làm
thế nào để viết được lời văn, đoạn văn giới thiệu nhân vật, giới thiệu sự việc đó là yêu cầu thiết
yếu và là nội dung cơ bản của bài học hôm nay.
Hoạt động 2. Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hs đọc hai đoạn văn giới thiệu nhân vật sgk.

Gv: Ở đoạn 1 tác giả giới thiệu các nhân vật
nào? Giới thiệu điều gì, nhằm mục đích gì?
Hs: Suy nghĩ, trình bày: Giới thiệu vua Hùng,
Mỵ Nương qua tên tuổi, tình cảm và nguyện
vọng -> Hàm ý đề cao, khẳng định.
Thứ tự các câu trong đoạn một như thế nào, có
GV TRẦN HUY THAO

Nội dung cần đạt
I Lời văn, đoạn văn tự sự.
1. Lời văn giới thiệu nhân vật.
- Giới thiệu nhân vật bằng cách gọi tên, lai
lịch, tình cảm, nguyện vọng.

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6

đảo trật tự được không?
Hs: Quan sát, suy nghĩ, trình bày: Đoạn 1 có
hai câu cân đối, không thể thay đổi.
Gv: Ở đoạn hai, tác giả giới thiệu những nhân
vật nào? Bằng cách gì?
Hs: Giới thiệu Sơn Tinh, Thủy Tinh về nguồn
gốc và tài năng.
Để giới thiệu nhân vật, tác giả trong hai đoạn
văn trên thường dùng những từ nào? Kể theo
ngôi thứ mấy?
Nêu đặc điểm của đoạn văn giới thiệu nhân

vật?
Hs đọc đoạn văn 3 sgk, đoạn văn trên dùng để
làm gì? Tác giả dùng những từ ngữ nào để miêu
tả hành động?
Hs: Đến sau, nổi giận, đem quân, đuổi theo, hô
mây, gọi gió, làm giông bão.
Hành động đó được kể theo thứ tự nào? Đem
lại kết quả gì?
Hs: Thứ tự từ trước đến sau từ nguyên nhân,
diễn biến đến kết quả.
Nêu đặc điểm của đoạn văn kể sự việc?
Hs đọc lại các đoạn văn trên, quan sát và cho
biết mỗi đoạn văn trên gồm có bao nhiêu câu?
Nhận xét số câu trong mỗi đoạn?
Hãy tìm ý chính trong mỗi đoạn, câu mang ý
chính là câu nào?
Hs: quan sát, tổng hợp và trình bày:
Đ 1: Vua Hùng kén rể – câu 2.
Đ 2: Hai thần đến cầu hôn – câu 1.
Đ 3: Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh – câu
1.
Nêu đặc điểm của đoạn văn.
Hs trình bày và đọc ghi nhớ sgk.
Hs đọc bài tập 1 sgk, thảo luận theo nhóm.
Gv chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thảo
luận một câu, đại diện nhóm trình bày.
Hs và giáo viên nhận xét, tổng hợp.
Hs đọc bài tập 2 sgk, hs trả lời trực tiếp.

NĂM HỌC 2016-2017


- Gới thiệu nhân vật bằng cách giới thiệu về
nguồn gốc và tài năng.
- Trong câu văn thường có từ là, có và được kể
theo ngôi thứ ba.
2. Lời văn kể sự việc:
- Lời văn kể việc là kể các hành động, việc làm,
kết quả và sự thay đổi do hành động đó đem lại.

3. Đoạn văn:
- Được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa
lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống
dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính.

4 Kết luận: ghi nhớ sgk.
II Luyện tập.
Bài 1: Ý chính.
a. Sọ Dừa làm thuê trong nhà phú ông.
- Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.
b. Hai cô chị ác hay hắt hủi Sọ Dừa.
c. Tính cô còn trẻ con lắm.
Bài 2: Câu đúng là câu b vì được kể theo đúng
thứ tự.
Bài 3: Viết đoạn giới thiệu nhân vật.

Hs viết đoạn văn giới thiệu một trong các nhân
vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân….
Hs viết, gv quan sát. Gv gọi một số hs trình
bày, gv và hs nhận xét bổ sung.
4. Củng cố.

Gv hệ thống lại bài bằng cách cho hs trả lời câu hỏi sau:
- Nêu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật? Nêu cách viết đoạn văn kể sự việc.
Hs: Tổng hợp trình bày.
5. Dặn dò và nhận xét.
Hs: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài “Luyện nói kể chuyện”.
Gv: Nhận xét và xếp loại giờ học.
GV TRẦN HUY THAO

TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY



×