Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

BỆNH BỤI PHỔI SILÍC NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.68 KB, 30 trang )

BỆNH BỤI PHỔI SILÍC
NGHỀ NGHIỆP
TS. Viên Chinh Chiến
Viện Pasteur Nha Trang


Khái niệm bệnh bụi phổi silíc


Hội nghị Johannesburg năm 1930 đã định nghĩa: “Bệnh bụi
phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hít dioxyt silic.
Đặc điểm của bệnh về mặt giải phẫu là xơ hóa và phát triển các
hạt ở hai phổi, về mặt lâm sàng là khó thở và về mặt điện
quang là phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt”.



Ngày nay, người ta thống nhất đặc điểm của bệnh bụi phổi silic
là phổi xơ hóa lan tỏa, bệnh phát triển và không hồi phục ở
công nhân hàng ngày thở hít bụi chứa silic tự do (SiO2) như
thạch anh, cát, granit (60% silic), đá …


Thuyết miễn dịch cơ chế bệnh sinh




Từ năm 1954, thuyết miễn dịch của Pernis và Vigliani được nhiều
người công nhận. Điểm xuất phát của quá trình miễn dịch là sau
khi ăn (thực bào) các hạt bụi thạch anh, các đại thực bào bị tiêu


hủy.
Sự tiêu hủy đại thực bào do thạch anh gây nên một loạt các phản
ứng sinh học, dẫn tới sự hình thành tổn thương hạt silico đặc
trưng của bệnh bụi phổi silic. Các đại thực bào bị phá hủy giải
phóng “yếu tố sinh xơ” tăng sinh nguyên xơ bào, tiếp theo ngay
là việc tạo thành các sợi tạo keo. Đồng thời các đại thực bào khác
phát sinh từ bạch cầu đơn nhân ở máu tuần hoàn hoặc từ các mô
bào, đến chiếm chỗ các vị trí silic. Do đó, ở những vùng tích lũy
silic hình thành các u hạt đại thực bào, trong đó là các đại thực
bào bị tiêu hủy và các đại thực bào khác đến thay thế thường
xuyên. Vì thế, nơi tích lũy bụi silic cũng là nơi tích lũy và hoại tử
các đại thực bào.


Thuyết miễn dịch cơ chế bệnh sinh
Sự phá hủy đại thực bào có 2 tác dụng chính:
 Giải phóng yêu tố sinh xơ, kích thích hoạt động nguyên xơ bào,
hình thành các sợi dạng keo.
 Giải phóng các kháng nguyên, có lẽ cả các tự kháng nguyên.






Tóm lại, theo Vigliani, sau khi đại thực bào bị tiêu hủy, hàng
loạt phản ứng diễn ra dẫn tới sự hình thành các hạt silico.
Sự xuất hiện xơ bào, các sợi tạo keo.
Sự xuất hiện tương bào xung quanh các đám đại thực bào và các
bạch hạch phụ thuộc.

Sự ngưng kết gama globulin giữa các lớp tạo keo của các hạt
silico, phát hiện bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang.
Tăng gama globulin trong máu, tăng ngưng kết miễn dịch tố
trong huyết thanh.


Yếu tố cá nhân




Không phải bệnh bụi phổi silic gặp ở tòan bộ công nhân tiếp xúc
với bụi silic đều như nhau. Ở những người trong cùng điều kiện
lao động, người mắc bệnh, người không, tình trạng bệnh khác
nhau, các biểu hiện của bệnh và nhất là sự tiến triển của bệnh rất
khác nhau.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp (phế quản và phổi cấp tính), đặc biệt
là mạn tính, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh bụi phổi silic.

Về mối liên hệ giữa bệnh bụi phổi và lao.
 Bệnh bụi phổi silic làm cho dễ mắc lao phối hợp và làm cho vi
khuẩn lao (BK) dễ phát triển.
 Bệnh bụi phổi silic làm cho bệnh lao nặng thêm lên vì có ổ bệnh
lao là nơi hấp dẫn các tế bào bụi. Bụi silic kích thích phát triển
trên các tổn thương lao. Bệnh lao thuận lợi cho sự phát triển của
bệnh bụi phổi silic vì làm tăng tổ chức hạt – xơ. Theo Fletcher, có
lẽ BK có tác dụng trong việc phát triển các thể bệnh bụi phổi
silic: thể hạt tập trung thành thể giả u.



Triệu chứng lâm sàng


Ở giai đoạn bệnh bụi phổi silic sơ phát với các tổn thương hạt nhỏ
thường không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện qua chụp X
quang trong đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc vì một lý do gì khác.



Khó thở gắng sức là triệu chứng cơ bản và hầu như triệu chứng
duy nhất đặc hiệu của bệnh, có thể do xơ phổi hoặc khí thủng.
Đầu tiên, khó thở gắng sức ảnh hưởng đến khả năng lao động,
bệnh nhân dễ mệt mỏi. Khó thở tăng dần ảnh hưởng đến công việc
hàng ngày. Lâu ngày khó thở trở thành thường xuyên, cả khi nghỉ
và khó thở có kèm theo co kéo trên xương ức trên xương đòn, dẫn
tới suy hô hấp, tím tái tim đập nhanh.


Triệu chứng lâm sàng
Thông thường không có triệu chứng chủ quan nào khác.
 Khó thở gắng sức xuất hiện muộn, sau các hình ảnh X quang.
 Ho và khạc đờm: ho và khạc đờm là triệu chứng viêm phế
quản.Viêm phế quản mạn tính thường phối hợp với bệnh bụi phổi
silic và là một trong những biến chứng của bệnh. Ở giai đoạn sớm
bệnh bụi phổi silic ít gây viêm phế quản.
 Thể trạng bệnh nhân giảm sút thường do các nguyên nhân khác,
hoặc là ở giai đoạn quá muộn.
 Ho ra máu: rất hiếm gặp trong bệnh bụi phổi silic. Nếu có ho ra
máu, phải tìm cách xác định bệnh lao.
 Khạc đờm đen: đờm đen, lỏng, gặp ở công nhân mỏ than, nhưng

cũng không thường xuyên.
 Đau ngực: dấu hiệu này cũng hay gặp.


Triệu chứng lâm sàng


Khi bệnh bụi phổi silic phát triển và có biến chứng sẽ thấy xuất
hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác. Mỗi biến chứng lại có
những triệu chứng riêng.



Đối với bệnh bụi phổi silic cấp tính: khó thở bắt đầu đột
ngột, tiến triển nhanh là triệu chứng chủ yếu. Có thể có sốt, tử
vong có thể nhanh hơn trong vài tháng trong bệnh cảnh lâm
sàng: mệt, sút cân, ho, khạc đờm, đau ngực và suy hô hấp


Các thể bệnh bụi phổi Silic



Bệnh bụi phổi silic cấp tính



Bệnh bụi phổi silic mạn tính




Bệnh bụi phổi silic tiến triển



Xơ hóa khối tiến triển



Thể phối hợp với các viêm nhiễm khác


Bệnh bụi phổi silic cấp tính






Bệnh bụi phổi silic cấp tính là một rối loạn phổi hiếm gặp, tiến
triển nhanh chóng dẫn đến tử vong (có thể trong vòng 10
tháng) do tiếp xúc ở cường độ mạnh với bụi mịn hạt silic tự do
cao, thông thường sau khi đào hầm xuyên qua đá cứng, phun
cát hoặc tiếp xúc với bụi silic mịn hạt. Bệnh bụi phổi silic cấp
tính xuất hiện với triệu chứng khó thở tiến triển nhanh chóng.
Trong bệnh bụi phổi silic cấp tính, các túi phế nang chứa đầy
phospho lipid, protein và các mảnh vỡ tế bào (không phải hạt
silico điển hình). Hình ảnh X quang đặc trưng bởi quá trình
phế nang chứa đầy Silic xung quanh rốn phổi, CNHH bất
thường, trao đổi khí suy giảm đáng kể. Tiến triển đến suy hô

hấp chắc chắn xảy ra và có thể chỉ trong vòng vài tháng bệnh.
Bội nhiễm lao phổi thường thấy kết hợp với bệnh bụi phổi
silic cấp tính.


Bệnh bụi phổi silic tiến triển


Bệnh bụi phổi silic tiến triển đặc trưng với sự phát triển các hạt
silico, trong vòng từ 2 – 5 năm phơi nhiễm với bụi silic. Khó thở
xuất hiện nhanh chóng, cơ thể suy sụp nặng và tử vong trong
vòng vài năm đầu xuất hiện bệnh. Hình ảnh X quang phổi gồm
những hạt mờ nhỏ không đều, lan tỏa, không có ở thùy trên điển
hình như trong bệnh bụi phổi silic mạn tính. Chức năng hô hấp
bất thường và thường có hội chứng hỗn hợp và hội chứng hạn
chế đơn thuần.


Xơ hóa khối tiến triển


Trong số ít trường hợp, các hạt silico dính lại và hợp nhất thành
khối tròn, hình dáng không đều, có thể làm méo mó cấu trúc
phổi. Những khối này được xếp loại theo kích thước và mức độ
tổn thương theo bảng phân loại ILO (loại A đến C). Các khối đó
thường phân bố ở thùy trên của phổi, ảnh hưởng nặng nề tới
chức năng phổi, gây nên hội chứng hạn chế nghiêm trọng và
giảm oxy huyết. Sự tiến triển có thể xảy ra khi không còn tiếp
xúc với silic.



Bệnh bụi phổi silic mạn tính




Nét đặc trưng bệnh học của bệnh bụi phổi silic mạn tính là hạt
silico. Hạt silico gặp ở phổi và các hạch lymphô ở bệnh nhân bị
bệnh phổi silic. Nó bao gồm vòng sợi keo có các thực bào bao
quanh, các tế bào lympho và nguyên bào sợi. Bụi chứa silic có
thể tìm thấy ở những hạt đó. Loại bệnh bụi phổi silic mạn tính
đơn thuần phát triển chậm, sau 5 năm hoặc hơn.
Bệnh bụi phổi silic mạn tính thoạt đầu thường được chẩn đóan
bằng X quang hơn là bằng các triệu chứng lâm sàng hoặc biến
đổi sinh lý. Trường hợp điển hình bệnh bụi phổi silic mạn tính
đơn giản có đặc điểm là các hạt mờ lan tỏa tròn đều theo phân
loại của ILO từ 1/1 đến ½ loại hình thể p, q, r với tính đối xứng
chiếm đa số ở thùy trên. Nhiều trường hợp kích thước hạt to ra,
dính lại với nhau và phát triển to. Hình ảnh “vỏ trứng” cũng có
thể xuất hiện do can xi hóa các hạch lympho rốn phổi.


Bệnh bụi phổi silic mạn tính


Có nhiều công nhân được chẩn đoán bệnh bụi phổi silic mạn tính
bằng X quang nhưng không có triệu chứng gì về hô hấp. Khi các
triệu chứng phát triển, sự khó thở do gắng sức tiến triển từ từ là
triệu chứng đặc thù nhất của bệnh. Ho, khạc đờm cũng thường
gặp. Tiếng ran và thở khò khè cũng có thể phát hiện lúc khám

khám phổi. Khám lâng sàng đa phần thấy bình thường, dù ở thể
bệnh tiến triển qua hình ảnh X quang. Ngón tay dùi trống hiếm
có. Biến đổi chức năng hô hấp trong bệnh bụi phổi silic mạn tính
đơn giản thường không phổ biến, nhưng hội chứng tắc nghẽn,
hội chứng hạn chế và hỗn hợp đã thấy ở những công nhân bị
bệnh tiến triển.


Thể phối hợp với các viêm nhiễm khác


Trước hết, phải kể đến hội chứng caplan – colined. Hội chứng
này là sự phối hợp đồng thời giữa bệnh bụi phổi silic và viêm
nhiều khớp mạn tính tiến triển. Đặc điểm của bệnh là trên một
nền hạt silico nhỏ, có các đám mờ tròn lớn đường kính 2- 3 cm,
nhiều, xếp thành những chùm bóng thả, nhưng khu trú ngoài rìa
phế trường. Nếu là ung thư di căn phổi, các đám mờ hình chùm
bóng thả khu trú ở vùng bên rốn phổi. Các đám mờ này có thể
phát triển, kết lại thành các khối giả u.



Người ta còn gặp bệnh bụi phổi silic phối hợp bệnh sarcoidosis



Tiến triển








Bệnh bụi phổi silic là bệnh không hồi phục. Hiện nay, chưa có
thuốc điều trị bệnh.
Bệnh bụi phổi silic rõ ràng làm giảm tuổi thọ người bệnh. Tử
vong hay xảy ra trong tuổi 40 – 50, sau các biến chứng như phế
quản phế viêm, suy tim phải, lao phối hợp. Đôi khi bệnh nhân
chết trong vài giờ mà không thấy có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng
nào.
Nói chung, bệnh tiến triển chậm, xơ hóa ngày càng lan tỏa. Nếu
phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và cho ngừng tiếp xúc với bụi,
các tổn thương ổn định trong phần lớn trường hợp.
Thời gian tiếp xúc với bụi cũng rất khác nhau. Bệnh có thể xuất
hiện từ 2- 10 năm, tùy theo nồng độ bụi và hàm lượng sili trong
bụi. Công nhân mỏ sắt, mỏ than, đá …bệnh tiến triển rất chậm
trong 15 – 25 năm lao động tiếp xúc. Ở nhiều trường hợp, các
triệu chứng lâm sàng và X quang chỉ xuất hiện 10 – 20 năm sau
khi ngừng tiếp xúc với bụi.


Tiến triển


Nhưng khi tiếp xúc với bụi có nồng độ và có hàm lượng silic tự
do cao, thời gian tiếp xúc liên tục kéo dài, bệnh tiến triển nhanh
từ vài tháng đến vài năm, nhất là ở người trẻ, làm nhề phun cát,
xay khoáng sản (thạch anh).




Tại miền Trung Việt Nam giai đoạn 1994-1996 đã có 6 trường
hợp công nhân tại Bình Định làm nghề sản xuất đá mạt (1-2mm)
bị mắc thể xơ hóa khối tiến triển và tử vong khi mới làm việc từ
3 -6 năm. Mới đây (2008-2009) tại Thăng Bình –Quảng Nam đã
ghi nhận 8 ca tử vong vì bụi phổi cấp tính do khoan hầm khai
thác vàng và rất nhiều ca bệnh điển hình khác.


Biến chứng




Lao phổi
– Ngay cả ngày nay lao phổi vẫn còn là nguyên nhân tử vong
trong 1/3 số trường hợp và là biến chứng hay gặp nhất. Gần
đây, người ta đã chứng minh là vi khuẩn lao (BK) phát triển
và tăng sinh mạnh hơn ở đại thực bào đã nuốt các hạt bụi
silic, so với đại thực bào chưa ăn bụi. Như vậy, có lẽ vì các
đại thực bào trên đã mất sức sống không còn khả năng tiêu
diệt BK nữa.
Suy hô hấp
– Suy hô hấp là phần lớn do biến đổi xơ hóa và khí thũng rộng
thường kèm theo tâm phế mạn (chronic cor pulmonate) do
huyết áp cao ở tiểu tuần hoàn, hậu quả của sự phá hủy phần
lớn lưới mao mạch và của sự co thắt mao quản phổi vì giảm
oxy huyết



Đặc điểm dịch tễ học
Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
– Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: sự tiếp xúc càng kéo dài, khả năng
mắc bệnh càng lớn.
– Nồng độ bụi trong không khí nơi lao động: nồng độ bụi càng cao,
nguy hiểm càng nhiều đặc biệt là khi có nhiều hạt “bụi hô hấp” có
kích thước nhỏ dưới 5µm.
– Tỉ lệ silic tự do trong bụi: Tỉ lệ này càng cao nguy cơ mắc bệnh
càng đáng sợ.
Ngòai ra còn phải kể đến yếu tố cá nhân, vì ở những người cùng tiếp
xúc với bụi như nhau lại có tình trạng nhiễm bệnh khác nhau.
Trong nông nghiệp, bệnh bụi phổi silic hầu như chưa được quan
tâm và cho đến nay có lẽ cũng chưa hề có bất cứ một nghiên cứu nào
về tỷ lệ bệnh này, tuy nhiên các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã
từng cảnh báo về nguy cơ bị bệnh bụi phổi silic khi sử dụng tàn tro vì
trong tàn tro (đặc biệt là tro từ trấu) hàm lượng silic rất cao (trên 70%).


Các xét nghiệm cận lâm sàng




Chụp X quang phổi:
– Đây là xét nghiệm quan trọng nhất và mang tính bắt buộc trong
việc chẩn đoán bệnh bụi phổi silic. Bên cạnh chụp X quang thông
thường chúng ta còn có thể chụp Citi để xác định bệnh rõ ràng
hơn (tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có bộ phim mẫu về chụp
Citi).

Thăm dò chức năng hô hấp
– Đối với bệnh bụi phổi silic, việc thăm dò chức năng hô hấp
(CNHH) rất quan trọng vì đây là một bệnh có đặc điểm về mặt
lâm sàng là suy hô hấp tiến triển. Đặc biệt, sự biến đổi CNHH là
một căn cứ để đánh giá tình trạng mất khả năng lao động và quy
định chế độ đền bù. Đối với đo chức năng hô hấp, chúng ta có thể
đo bằng phế dung ký cơ học hoặc điện tử.
– Chụp XQ và đo chức năng hô hấp là 02 xét nghiệm cận lâm sàng
cơ bản và quan trọng nhất hiện nay trong chẩn đóan và giám định
bệnh bụi phổi silíc tại Việt Nam.


Điều trị bệnh bụi phổi Silic


Đây là bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị thực sự hiệu
quả.



Phòng bệnh là cần thiết thông qua việc phòng chống bụi và giáo
dục.



Điều trị bằng steroid có thể cải thiện trong một giai đoạn điều trị
ngắn ở một số bệnh nhân.




Rửa phổi và ghép phổi chưa có bằng chứng rõ ràng.


Dự phòng bệnh bụi phổi Silíc


Biện pháp kỹ thuật
– Trong phạm vi cho phép thay thế những chất tạo bụi silic

bằng những chất ít hoặc không sinh bụi silic.
– Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong

chu trình khép kín hoặc có hệ thống thông hút gió tại chỗ
hoặc sản xuất ở độ ẩm ướt cao. Những khu vực phát sinh
nhiều bụi cần phải cách ly, che đậy các máy móc phát sinh
bụi, tránh ô nhiễm tòan phân xưởng hay tòan nhà máy.
– Cơ giới hóa sản xuất làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với bụi

Silic.


Dự phòng bệnh bụi phổi Silíc
Biện pháp cá nhân:





Tại nơi bị ô nhiễm bụi, tránh lao động gắng sức cao,
hô hấp tăng làm cho bụi tăng cường xâm nhập phổi.




Đeo các khẩu trang ngăn bụi, có thể dùng mặt nạ lọc
bụi, nhưng phải nhẹ, thở hít dễ dàng, tránh cọ sát, vật
liệu làm mặt nạ không kích ứng da, không gây dị ứng.



Các loại hạt bụi dưới 1micromet khó ngăn lại ở các
màng lọc.



Nói chung, khi lao động nặng nhọc về mùa hè ở xứ
nóng, việc đeo mặt nạ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng tới
lao động.


Dự phòng bệnh bụi phổi Silíc


Biện pháp y tế :
– Phải thường kỳ kiểm tra môi trường lao động: đo nồng độ

bụi, kích thước và số lượng hạt bụi, hàm lượng silic tự
do… Chú ý phải lấy mẫu bụi ở ngang tầm thở và vào các
thời điểm khác nhau trong ca lao động, vì tình hình ô
nhiễm bụi ở mỗi thời điểm cũng rất khác nhau.
– Phải tổ chức khám tuyển công nhân vào lao động ở các


hầm mỏ và các ngành công nghiệp nhiều bụi.
– Phải tổ chức khám định kỳ hàng năm. Nơi nào có hàm

lượng silic tự do cao hay những công nhân phun cát đánh
bóng, làm sạch, xay khoáng sản (thạch anh) phải khám
định kỳ 6 tháng 1 lần.


Dự phòng bệnh bụi phổi Silíc


Biện pháp y tế :
– Trong đợt khám định kỳ nên phối hợp khám bệnh nghề
nghiệp và tiến hành chụp phim chuẩn 30 x 40 cm cho các
đối tượng có thâm niên phơi nhiễm bụi trên 5 năm hoặc
dưới năm nhưng có biểu hiện bệnh lý nghi ngờ.
– Có thể kết hợp chụp phim phổi cùng với đo chức năng hô
hấp để đánh giá nguy cơ bệnh lý của người công nhân
phơi nhiễm với bụi.
– Khi kết quả chụp phim có vấn đề (nghi ngờ bệnh lý tức
thể 0/1) cần thông báo sớm cho người lao động và cơ
quan chủ quản để chủ động phòng tránh. Với những
trường hợp bệnh lý rõ ràng (thể 1/0 trở lên), cần phải chủ
động thông báo kết quả với hội đồng giám định y khoa
Tỉnh để làm các thủ tục giám định.


×