Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BỆNH BỤI PHỔI, SILIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.99 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BỆNH BỤI PHỔI SILIC

NHÓM SVTH : MAI THỊ HIỀN
NGUYỄN ĐỨC LONG
HOÀNG KIM TÙNG
MAI THÁI SƠN
LỚP : KTMT- K52
HÀ NỘI THÁNG 3/2011
MỞ ĐẦU
Đề cương
Mở đầu
Chương 1. Giới thiệu về bệnh bụi phổi silic
Vài dòng giới thiệu về bụi trong sản xuất và tác hại/ các bệnh do bụi gây ra=>
trong số đó bụi phổi silic là nguy hiểm nhất
1. 1. Những ngành nghề có thể mắc bệnh bụi phổi silic
1. 2. Cơ chế sinh bệnh bụi phổi silic
1. 3. Triệu chứng bệnh lý và các biến chứng của bệnh bụi phổi silic
1. 4. Điều trị bệnh bụi phổi silic
Chương 2. Thực trạng bệnh bụi phổi silic ở Việt Nam
• Tiêu chuẩn về bụi trong sản xuất
• Số công nhân mắc bệnh bụi phổi silic
• Chế độ bảo hiểm y tế
• Mục tiêu quốc gia về phòng chống bệnh bụi phổi silic
• Những khó khăn trong công tác phòng chống bệnh bụi phổi silic
• …
Chương 3. Các giải pháp phòng chống bệnh bụi phổi silic
Kết luận
Danh mục Tài liệu tham khảo


Chương 2. Thực trạng bệnh bụi phổi silic ở Việt Nam
[1] Mohammed Azman Bin Aziz Mohammed (Medical & Rehabililation
Division Social Security Organization Malaysia). Occupational diseases in
Asian Countries. World Social Security Forum, 29
th
ISSA General Assembly.
Moscow, 10 – 15 September 2007.
Download:
/>ATMP.pdf
Các thông tin mở đầu về bệnh nghề nghiệp:
Về bệnh bụi phổi silic:
Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi silic được chính thức công nhận là một bệnh
nghề nghiệp được bồi thường từ năm 1976. Từ đó đến nay tỷ lệ bệnh bụi phổi
silic được bồi thường luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục 21 bệnh nghề
nghiệp được bồi thường do Bộ Y tế ban hành. Tỷ lệ này được theo dõi qua các
thời kỳ khác nhau, cao nhất là 95,5% ở thời kỳ 1976 – 1980, thấp nhất là 62,2%
ở thời kỳ 2001 – 2003 (hình 2. 1) [2].
Hình 2. 1. Số ca bệnh bụi phổi silic theo các thời kỳ khác nhau
Số ca bệnh bụi phổi silic được phát hiện trong giai đoạn 1991 – 2003
được diễn tả trong hình 2. 2 [2]. Riêng trong năm 2009 có 26.709 trường hợp
bệnh nghề nghiệp được phát hiện thì bệnh bụi phổi silic chiếm tới 75% hơn hẳn
so với vị trí thứ hai là bệnh điếc nghề nghiệp chiếm 15,3% [i].
Hình 2. 2. Số ca bệnh bụi phổi silic được phát hiện giai đoạn 1991 - 2003
Nghiên cứu rủi ro mắc bệnh bụi phổi silic ở Việt Nam giai đoạn 1999 –
2003 theo một số ngành cho thấy số công nhân phơi nhiễm bụi silic cao nhất
38,7% ở ngành khai thác mỏ và khai thác đá , 30,3% ở ngành sản xuất vật liệu
xây dựng và thấp nhất 3,7% ở ngành sản xuất gốm sứ (bảng 2. 1) [2].
Bảng 2. 1. Tỷ lệ công nhân (%) phơi nhiễm bụi silic ở một số ngành
Khai thác mỏ và Khai thác đá 38,7
Xản xuất vật liệu xây dựng 30,3

Đúc, Luyện kim và Cơ khí 15,8
Giao thông và Đóng tàu 9,6
Sản xuất gốm sứ 3,7
Các ngành khác 4,3
Tỷ lệ ca bệnh bụi phổi silic theo một số ngành cũng trong giai đoạn 1999
– 2003 được cho trong bảng 2. 3 [2].
Bảng 2. 2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo một số ngành
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic
Ngành đóng tàu 16,8%
Đúc và Cơ khí 13,7%
Khai thác than 8,9%
Sản xuất vật liệu xây dựng 7,0%
Theo một số cuộc khảo sát về bệnh bụi phổi silic ở các tỉnh thành đều chỉ ra ở
Quảng Ninh công nhân có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic cao nhất. Ước tính
khoảng 50.200 – 70.960 công nhân ở Quảng Ninh có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi
silic trong giai đoạn 1999 – 2003 [3]. Thực tế Quảng Ninh có rất nhiều mỏ than
mà phần lớn có thể khai thác lộ thiên và công nghiệp khai thác than ở đây diễn
ra rất sôi động. Danh sách các tỉnh thành có nguy cơ cao về bệnh bụi phổi silic
ngoài Quảng Ninh còn có Thái Nguyên, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế,
Đà Nẵng, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu [5]
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ bụi
hô hấp, hàm lượng silic tự do chứa trong bụi hô hấp và tình trạng sử dụng
phương tiện bảo hộ lao động và thời gian phơi nhiễm(bảng 2. 2) [i,2]
Bảng 2. 2. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic
Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic
Nồng độ bụi hô hấp:
- 2 – 4 mg/m
3
34,2%
- >4 mg/m

3
46,6%
Hàm lượng silic tự do trong bụi hô hấp:
- >20% 54,3%
- <5% 1,5%
Nơi không có phương tiện bảo hộ lao động tập thể nguy cơ cao gấp 1,98 lần nơi có
phương tiện bảo hộ lao động tập thể
Người lao động không thường xuyên sử dụng khẩu trang có nguy cơ mắc bệnh bụi
phổi silic cao 2,47 lần người lao động thường xuyên sử dụng khẩu trang
Thời gian phơi nhiễm
- <10 năm 16,4%
- 11 – 15 năm 15,1%
- 16 – 20 năm 16,2%
- 21 – 25 năm 25,5%
- >25 năm 13,9%

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×