Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

mau giao an moi nhat theo thong tu 5555(HOT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.31 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN THAM GIA TẬP HUẤN MÔN CÔNG NGHỆ 11
Ngày soạn: 24/8/2017
Tuần: …. - Tiết PPCT: ……

CHỦ ĐỀ
VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
(3 tiết)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG BÀI HỌC
Bài học được xây dựng trên cơ sở tích hợp 2 bài trong chương trình Công nghệ 11 là:
- Bài “15. Vật liệu cơ khí” giúp HS biết được tinh chất, công dụng của một số loại vật liệu
dung trong nghành cơ khí.
- Bài “16. Công nghệ chế tạo phôi” giúp HS biết được bản chất của công nghệ chế tạo
phôi bằng phương pháp đúc; hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong
khuôn cat; Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và
hàn.
Có thể thấy 2 bài này khi nhìn vào ta thấy có nội dung không liên quan mật thiết với nhau.
Nhưng trên thực tế khi HS biết được các tinh chất đặc trưng của vật liệu, từ đó HS biết và hiểu
được vì sao khi chế tạo phôi người ta phải dung các phương pháp khác nhau tùy theo từng loại
vạt liệu làm phôi.
Ở chủ đề này, HS sẽ tìm hiểu:
- Vật liệu cơ khí có những tính chất đặc trưng gì ?
- Vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu compôzit có những tính chất, thành phần cấu tạo
và ứng dụng trong thực tế.
- Nắm được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng 3 phương pháp (đúc, hàn và gia
công áp lực.
- Hiểu và nắm được các bước của công nghệ chế tạo phôi bằng khuôn cát.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
Phần vật liệu cơ khí có 2 nội dung chính:
- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí
- Một số loại vật liệu thong dụng trên thị trường


Phần công nghệ chế tạo phôi có 3 nội dung chính:
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
- Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA BÀI HỌC VÀ NHỮNG NĂNG
LỰC, PHẨM CHẤT CÓ THỂ HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và H ướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ lớp 11 do Bộ GD&ĐT ban hành, bài học
này sẽ được thực hiện trong 3 tiết với những mục tiêu sau:
* Kiến thức:
- Vật liệu cơ khí có những tính chất đặc trưng gì ?


- Vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ, vật liệu compôzit có những tính chất, thành phần cấu tạo
và ứng dụng trong thực tế.
- Nắm được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng 3 phương pháp (đúc, hàn và gia
công áp lực.
- Hiểu và nắm được các bước của công nghệ chế tạo phôi bằng khuôn cát.
* Kĩ năng:
- Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
- Lập được quy trình chế tao phôi bằng phương pháp đúc khuôn cát.
- Nhận biết được vật liệu nào rèn tự do được, vật liệu nào dập thể tích được.
- Nhận biết được lúc nào hàn hơi và lúc nào hàn hồ quang (hàn điện).
- Đọc được sơ đồ nguyên lí hệ thống truyền lực của một số phương tiện vận tải và máy.
* Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng khi chúng ta nắm được các tính chất của vật liệu để áp
dụng trong thực tế cuộc sống
- Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.
- Ý thức được tầm quan trọng chế tạo phôi trong thực tế sản xuất.

2. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh
Trên cơ sở nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của bài học, phân tích nội dung
của bài, có thể xác định được các năng lực cần hình thành cho HS qua dạy học bài như sau:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ dung trong lĩnh vực chế
tạo phôi và tên một số vật liệu thong dụng trên thị trường.
- Năng lực tự học: HS tự đọc, trao đổi trong nhóm, lớp, qua đó biết và nắm được các tính chất
đặc trưng của vật liệu, một số loại vật liệu, bản chất – ưu nhược điểm của các PP chế tạo phôi…
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế của các phương
pháp chế tạo cơ khí, so sánh tính chất của các loại vật liệu v.v...
- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho HS năng lực
hợp tác trong làm việc.
IV. CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG TRONG DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Từ mục tiêu của bài học, có thể mô tả các năng lực cần đạt theo 4 mức của cấp độ tư duy như
sau:
Nội
dung
Biết
1.Vật
- Biết được một số
liệu cơ tinh chất của vật
khí
liệu.
- Biết được một số
tính chất đặc trưng
về cơ học của vật
liệu cơ khí.

Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Hiểu

Vận dụng thấp
- Nắm được một số - So sánh được sự
tính chất, công dụng khác nhau cơ bản
của một số loại vật của các loại vật
liệu (VL vô cơ, VL liệu thong dụng
hữu
cơ,
VL (theo bảng 15.1)
compôzit)

Vận dụng cao
- Nhận định được
loại vật liệu (VL vô
cơ, VL hữu cơ, VL
compôzit)trong thực
tế khi gặp.


2. Công
nghệ
chế tạo
phôi

- Biết được bản
chất của công nghệ
chế tạo phôi bằng
phương hàn, đúc
và gia công áp lực

-Nắm được quy

trình đúc bằng
khuôn cát.
- Hiểu được vì sao
phải chế tạo phôi.

- Chon được
phương pháp chế tạo
phôi phù hợp với
từng loại vật liệu.

Câu hỏi tương ứng mức độ yêu cầu cần đạt được theo bảng mô ta
Mức độ yêu cầu cần đạt
Nội dung
Vật liệu cơ khí

Nhận
biết/Biết
Câu 1.1.
Câu 1.2.

Công nghệ chế tạo phôi

Câu 2.1
Câu 2.3

Câu 2.8
Câu 2.7
Câu 2.9
Câu 2.10


Thông
hiểu/Hiểu

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao

Câu 1.5
Câu 1.6

Câu 1.3

Câu 1.4

Câu 2.2.
Câu 2.5
Câu 2.4
Câu 2.6

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI HỌC
1. Thiết kế tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh

Câu 3.1
Câu 3.2
Câu 3.3




Giáo viên nêu một số câu hỏi:
- Những hình ảnh trên bao gồm những loại vật liệu gì ?
- Cách tạo ra các sản phẩm đó?
- Những sp trên có tính chất đặc trưng gì?
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Tổ chức cho HS hoạt động độc lập
-

Làm việc cá nhân: HS suy nghĩ và viết ra giấy các câu trả lời cho các câu hỏi trên theo ý kiến cá
nhân dựa trên sự quan sát và kiến thức đã học

Bước 3: Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV mời một số học sinh trả lời các câu hỏi
Bước 4 : Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề
Từ kết quả trả lời của HS, GV giúp cho học sinh hiểu được: Muốn biết các tính chất đặc trưng của
vật liệu cơ khí và vật liệu đó được chế tạo bằng phương pháp nào ? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội
dung của chủ đề.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Thông qua hoạt động này học sinh hình thành các kiến thức lý thuyết theo kế hoạch đã lập để đề
xuất, xác định giải pháp giải quyết vấn đề về nội dung vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên nêu các nhiệm vụ học sinh cần thực hiện
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu cơ khí
Nghiên cứu và thảo luận qua các câu hỏi
- Câu 1.1. Cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
- Câu 1.2. Tính chất cơ học có tính chất đặc trưng nào?

- Câu 1.3. Vì sao phải tìm hiểu tính chất đặc trương của vật liệu cơ khí?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số loại vật liệu cơ khí thông dụng
Nghiên cứu và thảo luận qua các câu hỏi
- Câu 1.4. Kể tên một số vật liệu dùng trong ngành cơ khí ?
- Câu 1.5. Nêu đặc tính của hợp kim mà em biết ?
- Câu 1.6. Có bao nhiêu loại vật liệu compozit?
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng PP đúc
- Câu 2.1. Em hãy kể tên một số sản phẩm chế tạo bằng PP đúc?


- Câu 2.2. Trong thực tế có những phương pháp đúc nào?
- Câu 2.3 . Phương pháp đúc có những ưu điểm, nhược điểm gì?
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng PP đúc bằng khuôn cát
- Câu 2.4. Muốn đúc một vật bằng phương pháp đúc trong khuôn cát ta phải làm gì?
- Câu 2.5. Hãy cho biết mẫu dùng để làm gì?
- Câu 2.6. Em hãy nêu các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát?

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng PP gia công áp lực

-

Câu 2.7. Trên hình ảnh người ta đang làm gì ?

-

Câu 2.8. Bản chất của phương pháp gia công ap lực là gì ?

Nhiệm vụ 6: Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng PP hàn
HS xem hình 16.1 SGK/81
-


Câu 2.9. Nêu một số phương pháp hàn ?

-

Câu 2.10. Nêu bản chất và ứng dụng của PP hàn ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- Học sinh làm việc ca nhân, nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu tham khảo suy suy nghĩ và
đưa ra câu trả lời.
- Làm việc nhóm: Nhóm thảo luận và đưa ra kết quả sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả, các
nhóm bổ sung ý kiến. Các thành viên trong nhóm ghi chép kết quả vào vở.
Bước 3: Trình bày báo cáo, thảo luận các kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thuực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi bổ
sung và thống nhất ý kiến.
Bước 4: Kết luận những nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét chung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
- Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện : Học sinh đối chiếu kết quả làm việc của cá nhân, nhóm
với kết quả thảo luận chung và kết luận để tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Sản phẩm dự kiến
- Ghi chép có bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ 1,2,3,4,5,6
- Ghi chép những kiến thức mới được hình thành: Một số tính chất đặc trưng của VLCK; Một số loại
VLCK; Công nghệ chế tạo phôi (bản chất, ưu nhược điểm…)
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động: Nhiệm vụ 1,2,3 báo cáo tại lớp; nhiệm vụ 4,5,6:
thực hiện các clip tự quay tại địa phương (Báo cáo vào thời gian tới)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện các nhiệm vụ

Nhóm 1:
Câu 3.1. Vì sao người ta nói: “Sắt thép cứng hơn đồng”
Em hãy giải thích câu nói trên
Nhóm 2:
Câu 3.2. Nêu lên sự khác nhau cơ bản nhất cuả các phương pháp chế tạo phôi?
Nhóm 3:
Câu 3.3. Làm cách nào để chọn lựa phương pháp hàn, khi nối 2 chi tiếct lại với nhau?
Phương thức thực hiện: Cá nhân làm các bài tập vận dụng sau đó hoạt động nhóm để trao đổi, chia
sẽ kết quả làm bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm: Học sinh cùng các thành viên trong nhóm chia sẽ, trao đổi và thống nhất kết quả
làm bài tập vận dụng.


Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện
- Giáo viên chỉ định một học sinh trong nhóm trình bày kết quả. Học sinh các nhóm còn lại lắng
nghe, chia sẽ ý kiến.
- Nhận xét: Giáo viên đưa ra ý kiến và chốt lại kiến thức.
Bước 4: Đánh giá và tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và đáp án của các bài tập học sinh tự đánh giá kết quả học tập.
Giáo viên nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của học sịnh.
* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành
- Phần trình bày kết quả các bài tập vận dụng được giao
- Tự đánh giá và đánh giá của nhóm, giáo viên về kết quả làm bài tập vận dụng
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao cho học sinh về nhà thực hiện các nhiệm vụ sau:
Làm việc cá nhân: Em hãy dùng sáp (nến) để đúc một số quan cờ trong cơ vua và trình bày các
bước tiến hành
Chia nhóm: Tìm hiểu một số sản phẩm nông nghiệp được chế tạo từ PP rèn tại địa phương (có

file trình chiếu)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hoạt động ở nhà. Giáo viên thường xuyên theo giỏi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết qua email,
trường học kết nối, facebook.
Bước 3: Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện một số em lên trình bày, phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ của minh, các học sinh
khác lắng nghe, đạt câu hỏi hoặc bình luận kết quả đạt được của học sinh vừa trình bày.
- Nộp sản phẩm đúc tại giáo viên.
Bước 4: Đánh gía kết quả thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động vận dụng dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ và phần trình
bày của các em học sinh.
* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động vận dụng được thể hiện qua sản phẩm và phần trình
bày báo cáo của nhóm tại lớp.
HOẠT ĐỘNG: TÌM TÒI MỞ RỘNG


Học sinh và nghiên cứu các thông tin trên mạng về các phương pháp chế tạo phôi từ đó có định
hướng về nghề chế tạo phôi trong tương lai.
* Sản phẩm học sinh cần hoàn thành
Hình thành được ý tưởng về cách chế tạo phôi than thiện với môi trường trong tương lai



×